Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 30

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 30

Tiết 3 Toán:

ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH

I/ Mục tiêu:

- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng)

- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

- Cần làm bài 1, 2 cột 1, 3 cột 1.

- Giáo dục HS có ý thức học tập để vận dụng toán học vào thực tế.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30:
 Ngày soạn: 2 - 4 - 2011 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
Tiết 2	Thể dục:
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
Đ/c Khê soạn giảng
**********************************
Tiết 3	Toán:
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I/ Mục tiêu: 
- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng)
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Cần làm bài 1, 2 cột 1, 3 cột 1.
- Giáo dục HS có ý thức học tập để vận dụng toán học vào thực tế.
II/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: 
- HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu
2.Luyện tập:
*Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV h.dẫn HS làm bài.
- HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Mời 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở - thu chấm.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 3 HS nêu 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo h.dẫn của GV.
* Kết quả:
a) 1m2 = 100dm2 = 10 000cm2
 = 1 000 000mm2
 1ha = 10 000m2
 1km2 = 100ha = 1 000 000m2
b) 1m2 = 0,01dam2 ; 1m2 = 0,000001km2
 1m2 = 0,0001hm2 ; 1ha = 0,01km2
 = 0,0001ha ; 4ha = 0,04km2
* Kết quả:
 a) 65 000m2 = 6,5 ha
 846 000m2 = 84,6ha
 5000m2 = 0,5ha
 b) 6km2 = 600ha
 9,2km2 = 920ha
 0,3km2 = 30ha
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
***********************************
Tiết 4	Tập đọc:
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài , biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS học tập những đức tính đó.
- GDKNS:
+ Tự nhận thức.
+ Thể hiện sự tự tin (trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân).
+ Giao tiếp.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: HS đọc bài Con gái và trả lời các câu hỏi
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu
2.H.dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó: Ha-li-ma, gắt gỏng, khiếp đảm, ...
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài: Cho HS đọc đoạn 1:
+ Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
+) Rút ý 1:
- Cho HS đọc đoạn 2, 3:
+ Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
+ Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
+ Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì làm thân với sư tử?
+) Rút ý 2:
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+ Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt  lặng bỏ đi”?
+ Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
+) Rút ý 3:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
c) H.dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ: Nhưng mong muốn hạnh phúcsau gáy nhóm 2
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Đoạn 1: Từ đầu đến giúp đỡ.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến vừa đi vừa khóc.
- Đoạn 3: Tiếp cho đến chải bộ lông bờm sau gáy.
- Đoạn 4: Tiếp cho đến lẳng lặng bỏ đi.
- Đoạn 5: Phần còn lại
+ Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên 
=> Ha-li-ma gặp vị giáo sĩ để xin lời khuyên 
+ Nếu Ha-li-ma lấy được 3 sợi lông bờm.
+ Vì điều kiện của vị giáo sĩ không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi
+ Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào 
=> Ha-li-ma nghĩ ra cách làm thân với sư tử
+ Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn
+ Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức.
+ Điều làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng.
=> Ha-li-ma đã lấy được 3 sợi lông bờm của sư tử và nhận được lời khuyên
- HS nêu.
- 1HS đọc lại.
- HS nối tiếp đọc bài.
- HS tìm giọng đọc d.cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
************************************
Tiết 5	Đạo đức:
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
I/ Mục tiêu: 	
- Kể được vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và địa phương. 
- Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Giáo dục HS giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- GDKNS:
+ Kĩ nămg tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
+ Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nuyên thiên nhiên).
+ Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ bài 13.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.H.dẫn HS tìm hiểu các HĐ:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (tr.44, SGK). - HS đọc các thông tin trong bài.
- HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận và HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- HS thảo luận theo h.dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: SGV - Tr.60
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( BT3, SGK) - GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
 + Thẻ đỏ: Tán thành.
	+ Thẻ xanh: Không tán thành.
	+ Thẻ vàng: Phân vân.
- GV mời HS giải thích lí do.
- GV kết luận: + Các ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
+ Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần tiết kiệm.
1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- HS liên hệ thực tế
	3. Hoạt động nối tiếp: 
	- Yêu cầu HS tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương để giờ sau tiếp tục nội dung bài học.
**********************************
 Ngày soạn: 3 - 4 - 2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
Tiết 1	Toán:
ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I/ Mục tiêu: 
- Biết quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét-khối.
- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
- Cần làm bài 1, 2cột 1, 3 cột 1.
- Giáo dục HS biết vận dụng toán học vào thực tế.
II/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: 
- HS nêu bảng đơn vị đo thể tích.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu
2.Luyện tập:
*Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV h.dẫn HS làm bài.
- HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm - trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS nêu 
a) HS làm bài theo h.dẫn của GV.
b) - Đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 - Đơn vị bé bằng một phần một nghìn đơn vị lớn hơn tiếp liền.
* Kết quả:
 1m3 = 1000dm3
 7,268m3 = 7268dm3
 0,5m3 = 500dm3
 3m3 2dm3 = 3002dm3
 1dm3 = 1000cm3
 4,351dm3 = 4351cm3
 0,2dm3 = 200cm3
 1dm3 9cm3 = 1009cm3
* Kết quả:
 a) Có đơn vị là mét khối
 6m3 272dm3 = 6,272m3
 2105dm3 = 2,105m3
 3m3 82dm3 = 3,082m3
 b) Có đơn vị là đề-xi-mét khối
 8dm3 439cm3 = 8,439dm3
 3670cm3 = 3,670 dm3 = 3,67dm3
 5dm3 77cm3 = 5,077dm3 
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
***********************************
Tiết 2	Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I/ Mục tiêu:
- Biết 1 số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. 
- Biết và hiểu được nghĩa 1 số câu thành ngữ, tục ngữ.
- Giáo dục HS về quan niệm bình đẳng nam nữ; không coi thường phụ nữ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: HS làm BT 3 tiết LTVC trước
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu
2. H.dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
- HS làm việc cá nhân.
- GV tổ chức cho cả lớp phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
*Bài 2:
- Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, 
- Cả lớp đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu.
- GV cho HS trao đổi nhóm hai. 
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của BT:
+ Nêu cách hiểu về nội dung mỗi thành ngữ, tục ngữ.
+ Trình bày ý kiến cá nhân – tán thành câu tục ngữ nào, vì sao?
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS làm BT 3 
*Lời giải:
- Phẩm chất chung của hai nhân vật
- Phẩm chất riêng
- Cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác:
+ Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn sống.
+ Giu-li-ét-ta lo lắng cho bạn, ân cần băng bó vết thương
+ Ma-ri-ô rất giàu nam tính: kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng
+ Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương.
*VD về lời giải:
- Nội dung các câu thành ngữ, tục ngữ:
a) Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình, có hiếu với cha mẹ.
b) Chỉ có một con trai cũng được xem như đã có con, nhưng có đến 10 con gái vẫn xem 
c) Trai gái đều giỏi giang.
d) Trai gái thanh nhã, lịch sự.
- Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn: không coi thường con gái, xem con nào cũng..
 Câu b thể hiện một quan niệm lạc hậu, sai trái: trọng con trai, khinh miệt con gái.
- HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- 1 số nhóm trình bày.
	3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
	 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
******************* ...  làm bài tập:
*Bài 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong phiếu học tập.
- HS làm cá nhân, ghi kết quả vào phiếu.
- Mời HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng
*Bài 2:
- Mời 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
- GV gợi ý:
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện
+ Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- HS trình bày kết quả - nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Lời giải:
Tác dụng của dấu phẩy
VD
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ.
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu b
Câu c
Câu a
*Lời giải:
Các dấu cần điền lần lượt là:
 (,) ; (.) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) 
- HS làm vở
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
********************************
Tiết 5	Chính tả: (nghe - viết)
CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai. 
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; 
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng daỵ học:
- phiếu viết các cụm từ in nghiêng ở BT 2.
- Tranh, ảnh minh hoạ tên ba loại huân chương trong SGK.
- Viết nội dung BT3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: HS viết tên những huân chươngtrong tiết trước.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu
2.H.dẫn HS nghe - viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết: In-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS viết vào bảng con 
- HS theo dõi SGK.
- Bài chính tả giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
3. H.dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài 2:
- Mời một HS đọc nội dung bài tập.
- 1 HS đọc lại các cụm từ in nghiêng.
- GV dán tờ phiếu đã viết các cụm từ in nghiêng lên bảng và h.dẫn HS làm bài.
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài 3: - Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý h.dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV chốt lại ý kiến đúng.
*Lời giải:
Cụm từ anh hùng lao động gồm 2 bộ phận: anh hùng / lao động, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó: Anh hùng Lao động.
Các cụm từ khác tương tự như vậy:
 Anh hùng Lực lượng vũ trang
 Huân chương Sao vàng
 Huân chương Độc lập hạng Ba
 Huân chương Lao động hạng Nhất
 Huân chương Độc lập hạng Nhất
*Lời giải:
a) Huân chương Sao vàng
b) Huân chương Quân công
c) Huân chương Lao động
4.Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
*********************************
 Ngày soạn: 6 - 4 - 2011
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
Tiết 1	Địa lí:
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
- Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích).
- Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ thế giới, quả địa cầu.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? Nêu phần ghi nhớ.
	2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Vị trí của các đại dương:
 2.2-Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm 4)
-GV phát phiếu học tập.
-HS quan sát hình 1, 2 trong SGK hoặc quả Địa cầu rồi hoàn thành phiếu học tập.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả Địa cầu.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 b) Một số đặc điểm của các đại dương: 
 2.3-Hoạt động 2: (Làm việc theo cặp)
*Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu trao đổi với bạn theo gợi ý sau:
+Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
*Bước 2:
-Đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
*Bước 3: GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích.
-GV nhận xét, kết luận (SGV-146).
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-HS thảo luận nhóm 2.
+Thứ tự đó là: TBD, ĐTD, ÂĐD, BBD
+Thuộc về Thái Bình Dương.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
********************************
Tiết 2	Toán:
PHÉP CỘNG
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Kiến thức:
-GV nêu biểu thức: a + b = c
+Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+Nêu một số tính chất của phép cộng?
+ a, b : số hạng 
 c : tổng
+Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, cộng với 0.
2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (158): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (158): Tính bằng cách thuận tiện nhất
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (159): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (159): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
986280
17/12
26/7
1476,5
* VD về lời giải:
(689 + 875) + 125 
 = 689 + (875 + 125)
 = 689 + 1000 = 1689
* VD về lời giải:
a) Dự đoán x = 0 (vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó).
*Bài giải:
Mỗi giờ cả hai vòi nước cùng chảy được là:
 1 + 3 = 5 (thể tích bể)
 5 10 10
 5/10 = 50%
 Đáp số: 50% thể tích bể.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
********************************
Tiết 3	Tập làm văn:
TẢ CON VẬT
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
	Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
-Giấy kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Giới thiệu bài:
	Trong tiết TLV trước, các em đã ôn lại kiến thức về văn tả con vật, viết được một đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em thích. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một bài văn tả con vật hoàn chỉnh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 2-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
-GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
-GV nhắc HS : có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
 3-HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
-HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
-HS trình bày.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
	4-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết làm bài.
	- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31.
*****************************
Tiết 4	Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT ĐỘI
I Môc tiªu: 
- HS thÊy ®­îc ­u khuyÕt ®iÓm cña chi ®éi trong tuÇn
- BiÕt ®­îc kÕ ho¹ch tuÇn 31
- Gi¸o dôc ý thøc ®oµn kÕt gióp ®ì nhau trong häc tËp ; «n ch­¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn ; Chuyên hiệu khéo tay hay làm
 II ChuÈn bÞ: Néi dung sinh ho¹t
 III TiÕn hµnh sinh ho¹t:
 1, æn ®Þnh : líp h¸t-tËp hîp -®iÓm sè b¸o c¸o – kiÓm tra vÖ sinh 
 2,NhËn xÐt ho¹t ®éng tu©n 30
 - C¸c ph©n ®éi tr­ëng lªn nhËn xÐt c¸c mÆt ho¹t ®éng cña ph©n ®éi m×nh
 - Giíi thiÖu ®éi viªn ­u tó
 - Chi ®éi tr­ëng nhËn xÐt chung 
 * Häc tËp :- C¸c b¹n ®· cã ý thøc tù häc , chuÈn bÞ bµi tèt tr­íc khi ®Õn líp
- B¹n giái gióp ®ì b¹n yÕu ( Nghĩa, Ái, Thảo Vy,Việt,... )
- Mét sè b¹n ch÷ viÕt cã tiÕn bé ( Kiên, Vũ, H.Vy, Hiền, ... )
- Tham gia thi giải toán trên mạng cấp tỉnh ( Nghĩa).
- Luyện cho học sinh kể chuyện về Bác Hồ.
- Rèn chữ viết cho học sinh để dự thi cấp huyện( Huyền, Nhàn).
* NÒ nÕp: Thùc hiÖn tèt mäi nÒ nÕp cña ®éi ®Ò ra, thùc hiÖn tèt vÖ sinh c¸ nh©n, vÖ
sinh tr­êng líp.
+ Tham gia x©y dùng kh«ng gian líp häc phï hîp chñ ®iÓm cña th¸ng
+ TÝch cùc rÌn ch÷ viÕt ( Dũng, Trung, Minh Hương, ....)
+ Các ®éi viªn tiªu biÓu ®­îc tuyªn d­¬ng trong tuÇn: Nghĩa, Ái, Thảo Vy,Việt,Kiên, 
Vũ, H.Vy, Hiền... 
b, KÕ ho¹ch tuÇn 31
- Tổ chức ôn tập, phụ đạo học sinh yếu để chuản bị thi cuối học kì II
- Luyện tập để tham gia thi kể chuyện về Bác Hồ.
- KiÓm tra ®å dïng s¸ch vë cña häc sinh 
- TÝch cùc rÌn ch÷ viÕt (,Dũng, Trung, Minh Hương....)
- Bồi dưỡng cho HSG để dự thi cấp trường( Nghĩa, Ái, Thảo Vy,Việt, Đức, Huyền, Vũ, Nhàn).
-Rèn chữ viết cho học sinh để dự thi cấp huyện( Huyền, Nhàn).
- Trang hoµng líp häc
- TÝch cùc häc tËp ë nhµ, b¹n giái gióp ®ì b¹n yÕu trong tæ cña m×nh
- ¤n tËp l¹i c¸c chuyªn hiÖu cña CTRL§V , Nghi thức đội.
3 Tæ chøc trß ch¬i “MÌo ®uæi chuét ”
- GV tæ chøc cho c¶ líp cïng ch¬i
4 DÆn dß:
- NhËn xÐt giê sinh ho¹t
- ChuÈn bÞ bµi cho tuÇn sau.
***************************
Tiết 5	Mĩ thuật:
VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
Đ/c Vượng soạn giảng
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 30 lop 5 co GDKNS.doc