Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 4 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 4 (chuẩn kiến thức)

Môn : Tập đọc

Bài dạy : Những con sếu bằng giấy

I / Yêu cầu : HS cần :

 - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoàitrong bài; bước đầu đọc diễn cảm bài văn.

 - Hiểu ý chính bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em.

 * Trả lời câu hỏi 1, 2, 3.

 - Chống chiến tranh, yêu hòa bình.

II / Đồ dùng dạy - học :

 Bảng phụ ghi đoạn 3 đọc diễn cảm.

III / Hoạt động dạy – học :

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 4 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ-ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
ĐDDH
Thứ hai
14 / 09
HĐTT
TĐ
T
KH
LS
1
2
3
4
5
-Những con sếu bằng giấy
- Ôn tập và bổ sung về giải toán
- Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
- Xã hội VN cuối thế kỉ XĨ đầu thế kỉ XX
 Bảng phụ GV
 Bảng nhómHS
 Phiếu học tập
 Phiếu học tập
Thứ ba
15 / 09
ĐĐ
LTVC
 Hát-nhạc
T
KC
1
2
3
4
5
- Có trách nhiệm về việc làm của mình (T 2)
- Từ trái nghĩa
- Luyện tập
- Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
 Bảng nhóm 
 Bảng nhóm
 Tranh, ảnh 
Thứ tư
16/ 09
TĐ
T
Thể dục
TLV
KT
1
2
3
4
5
- Bài ca về trái đất
- Ôn tập bổ sung về giải toán (tiếp theo)
- Luyện tập về tả cảnh
- Thêu dấu nhân (tiết 2)
 Bảng phụ GV
Bảng phụ GV
Bảng nhóm HS
 Vải, kim, chỉ
Thứ năm
17/ 09
ĐL
LTVC
Mĩ thuật
T
CT
1
2
3
4
5
- Sông ngòi
- Luyện tập về từ trái nghĩa
- Luyện tập.
- Nghe – viết : Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
 Lược đồ SN
 Bảng nhóm
 Bảng nhóm
 Bảng nhóm
Thứ sáu
18/ 09
T
TLV
Thể dục
KH
HĐTT
1
2
3
4
5
- Luyện tập chung.
- Tả cảnh (Kiểm tra viết)
- Vệ sinh ở tuổi dậy thì
 Bảng nhóm
 Bảng phụ GV
 phiếu học tập
 Mỹ Phước D, ngày 14 tháng 09 năm 2009.	 
 Người lập
 Ngô Văn Liêm.
TUẦN 4 Thứ hai ngày 14 tháng 09 năm 2009	 
 Môn : Tập đọc
Bài dạy : Những con sếu bằng giấy
I / Yêu cầu : HS cần :
 - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoàitrong bài; bước đầu đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý chính bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em.
 * Trả lời câu hỏi 1, 2, 3.
 - Chống chiến tranh, yêu hòa bình... 
II / Đồ dùng dạy - học : 
 Bảng phụ ghi đoạn 3 đọc diễn cảm.
III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC : Bài“Lòng dân (tt)”.
3) Bài mới :
 a) GTB :- Cho HS xem và mô tả nội dung hình sgk /36,37.
 - GV giới thiệu ghi bảng tên bài :“Những con sếu bằng giấy”.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc :
 - GV đọc mẫu.
 - Cho HS đọc nối tiếp bài .
 - Cho HS nêu và luyện đọc từ khó.
 - Mời em đọc chú giải.
 - Cho HS đọc theo cặp.
 - Mời em đọc cả bài.
 - GV đọc mẫu.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 (?)+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
 + Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?
 + Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
 + Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
 d) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Cho HS đọc nối tiếp lại bài.
 - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn3.
 - Cho HS đọc theo nhóm đôi .
 - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3 – GV nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
4) Củng cố :
 - Mời em đọc bài. 
 -(?) Bài đọc cho biết gì ? (HS đáp – GV nhận xét , bổ sung ghi bảng nội dung).
5) NXDD :
 - GV nhận xét cụ thể tiết học. 
 - Dặn HS chuẩn bị bài : Bài ca về trái đất.
-Hát.
- 5 HS đọc đoạn kịch và trả lời câu hỏi về đoạn đọc.
- Lớp quan sát, 1 HS mô tả hình 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
-Lớp nghe.
- 4HS đọc nối tiếp bài theo đoạn.
- Lớp nêu, 3 HS đọc từ khó.
- 1HS đọc chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1 HS đọc to
- Lớp nghe.
- 2 HS đáp. 
 Lớp nhận xét 
- 2 HS đáp.
- 2 HS đáp.
- 2 HS đáp.
- 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Lớp nghe.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3 – Lớp bình chọn bạn đọc hay .
- 1 HS đọc to. 
- 3 HS nối tiếp nhau nêu – Lớp bổ sung 
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
---------------------------------------------------------------------------------------
 Môn : Toán tiết 16
Bài dạy : Ôn tập và bổ sung về giải toán 
 I / Yêu cầu : HS cần :
 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần)
 - Biết giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 (* Bài tập cần làm: bài 1) 
 - Kiên trì, nhẫn nại trước những bài toán khó.
 II / Đồ dùng dạy – học : 
 Bảng phụ ghi sẵn ví dụ a.
 III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC : Em hãy nhắc lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) của hai số. 
3) Bài mới:
 a) GTB : GV giới thiệu ghi bảng tên bài:
 Ôn tập và bổ sung về giải toán
 b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 * GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung ví dụ a và cho HS đọc. 
 + Em hãy nêu quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ – GVghi kết quả vào bảng .
 + Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được sẽ thế nào? 
 – GV kết luận:khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
* GV ghi bảng bài toán ví dụ b sgk/19
 (?)+ Bài toán cho ta biết gì ? Yêu cầu ta tìm gì?
 + Trong 1 giờ ôtô đi được bao nhiêu km? Trong 4 giờ ôtô đi được bao nhiêu km?
 - Cho HS giải bài toán theo cách rút về đơn vị – GV nhận xét, kết luận bài giải đúng như sgk/19.
 (?)+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ?
 + Quãng đường đi được sẽ gấp mấy lần ?
 + Em hãy nêu cách tính quãng đường đi được trong 4 giờ .
- Cho HS giải bài toán theo cách tìm tỉ số – GV nhận xết kết luận như sgk/19 đã nêu.
c) Hướng dẫn làm bài tập:
 * Bài 1: Bài tập yêu cầu gì?
 + Bài toán cho ta biết gì ? Yêu cầu ta tìm gì? Em hãy nêu cách giải.
 + Cho HS làm bài – GV nhận xét, chữa.
 Đáp số : 112000 đồng.
4) Củng cố :
 Em hãy nhắc lại các bước giải bài toán quan hệ tỉ lệ.
 5) NXDD:
 + GV nhận xét cụ thể tiết học.
 + Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập .
- Hát.
- 2 HS nêu.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 3 HS đọc.
- 1 HS đáp.
-2 HS nối tiếp nhau nêu – lớp nhận xét.
- Lớp nghe. 
- 2 HS đọc to.
- 1 HS đáp.
- 1 HS đáp.
-1 HS làm trên bảng – lớp làm vào vở.
- 1 HS đáp.
- 1 HS đáp.
- 1 HS đáp.
- 1 HS làm trên bảng – Lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc to bài toán.
- 1 HS đáp.
- 3 nhóm đôi làm trên bảng nhóm và gắn lên bảng lớp – các nhóm còn lại làm vào vở và nhận xét ...
- 2 HS nêu.
-Lớp nghe.
-Lớp nghe.
-----------------------------------------------------------------------------------------
 Môn: Khoa học Tiết 7
Bài dạy: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
I / Yêu cầu: HS cần:	
 - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niênđến tuổi già.
 - Xác định được bản thân mình đang ở giai đoạn nào.
 - Sẵn sàn đón nhận không e ngại, lo sợ về những biến đổi của cơ thể trong tuổi dậy thì.
II / Đồ dùng dạy – học:
 Hình sgk/16,17.
 HS: tranh, ảnh ở lứa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
III / Hoạt động dạy – học:
GV
HS
1) Ổn định:
2) KTBC:
 ¹ Em hãy nêu đặc điểm của tuổi dậy thì.
 ¹ Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt như thế nào đối với cuộc đời của mỗi con người?
3) Bài mới:
 a) GTB: GV giới thiệu ghi bảng tên bài: 
 Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
 b) Khai thác bài:
 ³ HĐ1: Cho HS hoạt động nhóm đôi công việc sau:
 + Quan sát hình 1,2,3,4 và đọc thông tin sgk/16,17.
 + Thảo luận ghi ý kiến vào bảng sau:
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
..........................................
Tuổi trưởng thành
..........................................
 Tuổi già
..........................................
 Gọi HS trình bày kết quả – GV nhận xét, kết luận .
³ HĐ2: Cho HS chơi trò chơi “Ai ? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?”
 + Cho HS hoạt động nhóm 4 công việc sau: Giới thiệu tranh, ảnh mà mình đã sưu tầm được với các bạn trong nhóm. 
 Ÿ Họ là ai? Làm nhề gì?
 Ÿ Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
 Ÿ Biết được ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
 + GV nhận xét, đánh giá, kết luận và khen nhóm thắng cuộc.
4) Củng cố:
 - Em hãy nêu các giai đoạn phát triển của cơ thể con người.
 - Biết được ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
 - GDHS: Sẵn sàn đón nhận không e ngại, lo sợ về những biến đổi của cơ thể trong tuổi dậy thì.
5) NXDD:
GV nhận xét cụ thể tiết học.
Dặn HS: + Xem lại bài vừa học. 
 + Chuẩn bị bài: Vệ sinh ở tuổi dậy thì
- Hát.
-1 HS đáp.
-1 HS đáp.
-2 HS nhắc lại tên bài.
- Hoạt động nhóm đôi theo công việc được giao.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động nhóm 4 theo công việc được giao.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đáp.
- 1 HS đáp.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
-------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn : Lịch sử. Tiết 4
Bài dạy: Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XIX 
đầu thế kỉ XX.
I / Yêu cầu: HS cần:
 - Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế – xã hội VN đầu thế kỉ XX:
 + Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ôtô, đường sắt.
 + Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
 - Có ý thức gìn giữ an ninh trật tự xã hội. 
II / Đồ dùng dạy học : 
 Phiếu học nhóm.
 Hình sgk/10,11
III / Hoạt động dạy hoc :	
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC: 
 + Em hãy kể tên một số phong trào Cần Vương.
 +Mời em đọc to phần bài học trong sgk.
3) Bài mới:
 a) GTB: GV giới thiệu và ghi bảng tên bài:
 Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XIX
 đầu thế kỉ XX.
 b) Khai thác bài:
 * HĐ1 : Cho HS hoạt động nhóm đôi công việc sau:
 + Đọc đoạn “từ đầu ......đường xe lửa”
 + Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế VN có những ngành nào là chủ yếu?
 + Sau khi thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế nào mới ra đời? 
 Gọi HS trình bày kết quả – GV nhận xét, đánh giá kết luận.
* HĐ2: ... ------------------------------------------------------
 Môn : chính tả Tiết 4
Bài dạy : Nghe - viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
I / Yêu cầu : HS cần :
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê.
 - Làm nhiều việc có ích...
II / Đồ dùng dạy học :
 Bảng nhóm HS. 
III / Hoạt động dạy học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC : 
 Khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?
3) Bài mới :
 a) GTB :GV giới thiệu ghi bảng tên bài 
 Nghe - viết bài: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ 
 b) Hướng dẫn nghe – viết:
 - GV đọc mẫu bài viết.
 (?) Vì sao Phrăng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta?
 - Cho HS nêu và luyện viết từ dễ viết sai. 
 - GV đọc chuẩn xác từng cụm từ .
 - GV đọc lại bài viết.
 - Cho HS trao đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - GV thu và chấm 1/3 số bài của lớp.
c) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 2: Mời em đọc yêu cầu và nội dung bài tập
 + Cho HS làm bài theo nhiệm vụ: 
 Ÿ Ghi phần vần của tiếng nghĩa và tiếng chiến vào mô hình. 
 Ÿ Chỉ ra tiếng nghĩa và tiếng chiến có gì giống nhau và khác nhau.
 + Gọi HS trình bày kết quả- GV nhận xét ,kết luận bài làm đúng .
 * Bài 3 : Mời em đọc to yêu cầu bài tập.
 + Cho HS làm bài theo nhiệm vụ :
 § Xem kĩ mô hình cấu tạo vần đã làm xong ở bài tập 2.
 § Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng nghĩa và tiếng chiến.
 + Gọi đại diện nhóm trình bài kết quả, GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
4) Củng cố :
 - Cho HS nhắc lại tên bài.
 - Vì sao Phrăng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta?
 - Em hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng có am cuối và tiếng có nguyên âm đôi.Ví dụ.
 - GDHS: Làm nhiều việc có ích...
 5) NXDD :
 PGV nhận xét cụ thể tiết học.
 PDặn HS chuẩn bị bài: 
 Nghe-viết: Một chuyên gia máy xúc.
- Hát.
- 3 HS nối tiếp nhau nêu.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Lớp nghe.
-2 HS đáp. 
- Lớp nêu và luyện viết vào bảng con.
- Lớp viết.
- Lớp chữa những thiếu sót.
- 2 HS cùng bàn soát lỗi cho nhau
- Tổ 1 nộp bài.
- 1 HS đọc to.
- HS làm bài (3 HS làm trên bảng nhóm) theo nhiệm vụ.
- 3 HS làm trên bảng nhóm gắn lên bảng lớp - lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to.
- HS làm bài cá nhân theo công việc được giao.
- 3 HS nối tiếp nhau nêu kết quả- lớp nhận xét.
-1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS đáp.
- 2 HS nêu.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
=====================================================
 Thứ sáu ngày 18 tháng 09 năm 2009 
 Môn : Toán tiết 20
Bài dạy : Luyện tập chung.
 I / Yêu cầu : HS cần :
 - Biết giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 
 (*Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3). 
 - Kiên trì, nhẫn nại trước những bài toán khó.
 II / Đồ dùng dạy – học : 
 Bảng nhóm
 III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC:Em hãy nhắc lại các bước giải bài toán quan hệ tỉ lệ nghịch.
3) Bài mới:
 a) GTB : GV giới thiệu ghi bảng tên bài: 
 Luyện tập chung
c) Hướng dẫn làm bài tập: (sgk/22)
 * Bài 1: Bài tập yêu cầu gì?
 +Bài toán cho ta biết gì ? Yêu cầu ta tìm gì? Em hãy nêu cách giải.
 + Cho HS làm bài – GV nhận xét, chữa.
 Tóm tắt:
 ? HS
 Nữ: 
 Nam: 28 HS	
 ? HS
 Đáp số : Nữ 20, Nam 8
* Bài 2:+Mời em đọc to bài toán. 
 + Cho HS trao đổi, giải bài toán theo nhóm đôi – GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
 Đáp số :90 m
* Bài 3: Bài tập yêu cầu gì?
 +Bài toán cho ta biết gì ? Yêu cầu ta tìm gì? Em hãy nêu cách giải.
 + Cho HS làm bài – GV nhận xét, chữa.
 Tóm tắt:
 100 km: 12 lít xăng
 50 km: ? lít xăng 
 Đáp số :6 lít.
4) Củng cố : Em hãy nhắc lại các bước giải bài toán quan hệ tỉ lệ và tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) của hai số đó.
 5) NXDD:
 + GV nhận xét cụ thể tiết học.
 + Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
- Hát.
- 2 HS nêu.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc to bài toán.
- 2 HS nêu. 
- 1 HS trên bảng trên bảng – Lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn.
- 2 HS đọc.
- 2 nhóm đôi làm trên bảng nhóm và gắn lên bảng lớp – Cá nhóm còn lại làm vào vở và nhận xét bài của nhóm bạn.
- 1 HS đọc to bài toán.
-2 HS đáp.
- 1 HS làm trên bảng – Lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn.
- 2 HS đáp.
-Lớp nghe.
-Lớp nghe.
-----------------------------------------------------------------------------------------
 Môn : Tập làm văn Tiết 8
Bài dạy : Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I / Yêu cầu : HS cần :
 - Viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (MB, TB, KB), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
 - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
 - Trình bày bài viết sạch đẹp, câu văn đoạn văn có hồn... 
II / Đồ dùng dạy – học :
 Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III / Hoạt động dạy học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC : 
- Mời em đọc dàn ý tả ngôi trường.
- Mời em đọc to đoạn văn tả ngôi trường.
 (GV nhận xét, ghi điểm)
3) Bài mới :
 a) GTB: GV giới thiệu ghi bảng tên bài:
 Tả cảnh (Kiểm tra viết). 
 b) Hướng dẫn HS làm bài:
 - Cho HS đọc ,GV ghi bảng 3 đề bài sgk/44
 - Nhắc nhở HS trước khi làm bài:
 + GV nêu: Đây là lần đầu tiên các em viết một bài văn hoàn chỉnh về văn tả cảnh. Vì vậy, các em đọc kĩ một số đề mà GV ghi bảng và chọn đề nào mà các em thấy mình có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không có thay đổi.
 + Trình bày bài viết sạch đẹp...
 - GV gắn bảng phụ ghi sẵn cấu tạo của bài văn tả cảnh lên bảng.
 - Cho HS làm bài – GV theo dõi.
 - Thu bài.
4) Củng cố : 
 - Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào? Nhiệm vụ của từng phần là gì? 
 - GDHS: Trình bày bài viết sạch , đẹp... khi làm bài. 
5) NXDD :
 P GV nhận xét cụ thể tiết học.
 P Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm báo cáo thống kê.
- Hát.
- 1 HS đọc to.
- 1 HS đọc to.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
-3-6 HS nối tiếp nhau đọc 3 đề bài
- Lớp nghe.
-1 HS đọc to.
-HS thực hành viết bài văn tả cảnh
- 1 HS nộp bài theo tổ.
- 2 HS đáp.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
 Môn: Khoa học Tiết 8
Bài dạy: Vệ sinh tuổi dậy thì.
I / Yêu cầu: HS cần:
 - Nêu được những việc nên làm và nên làm để giữ vệ sinh,bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
 - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì..
II / Đồ dùng dạy – học:
 Hình sgk/18,19. Phiếu nhóm.
III / Hoạt động dạy – học:
GV
HS
1) Ổn định:
2) KTBC: Bài “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già”
 ¹ Em hãy nêu các giai đoạn phát triển của cơ thể con người.
 ¹ Biết được ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
3) Bài mới:
 a) GTB: GV giới thiệu ghi bảng tên bài: Vệ sinh ở tuổi dậy thì. 
 b) Khai thác bài:
 ³ HĐ1: GV giảng và nêu ấn đề: Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồi hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh:
 + Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để động lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là các chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu. 
 + Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn làm cho da đặc biệt là da mặt trở nên nhờn. Chất nhờn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và tạo nên thành mụn trứng cá.
 - Cho HS xem hình sgk/18.
 (?) ¶ Em cần làm gì để giữ về sinh cơ thể?
 ¶ Việc giữ vệ sinh đó có tác dụng gì?
³ HĐ2: Cho HS hoạt động nhóm đôicông việc sau:
 Nêu cách vệ sinh cơ quan sinh dục nữ Khi có kinh nguyệt nữ giới cần lưu ý điều gì?
 -GV nhận xét, đánh giá, kết luận (như mục bạn cần biết ý 1,2 sgk/19)
³ HĐ3: Cho HS hoạt động nhóm 5 theo công việc sau:
 § Quan sát hình sgk/19.
 § Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
 -GV nhận xét, đánh giá, kết luận (như mục bạn cần biết ý 3 sgk/19)
4) Củng cố:
 - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
 - Mời em đọc to mục bạn cần biết sgk/19.
 - GDHS: Thực hiện tốt vệ sinh thân thể... 
5) NXDD: 
PGV nhận xét cụ thể tiết học.
PDặn HS: + Sưu tầm tranh ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma túy.
 + Chuẩn bị bài 9-10 sgk/20.
- Hát.
-1 HS đáp.
-1 HS đáp.
-2 HS nhắc lại tên bài.
-Lớp nghe.
-Lớp xem hình sgk/18.
- HS đáp.
- HS đáp.
- Hoạt động nhóm đôi theo công việc được giao. 
-3, 4 HS trình bày kết quả-lớp nhận xét
- Hoạt động nhóm 5 theo công việc được giao.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét.
- 1 HS đáp.
-2 HS đọc to.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Môn :HĐTT
 T 4
GV
HS
1) Đánh giá hoạt động tuần 4:
 - Gọi các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua tuần 4.
 - GV nhận xét, đánh giá chung, nêu những ưu điểm lớp cần phát huy mặt tồn tại lớp cần khắc phụ.
2) GV phổ biến kế hoạch tuần 5 :
Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài.
Luyện đọc, luyện viết
.................................
3) Trò chơi :
 GV cho HS chơi theo luật :
Chia lớp làm 2 nhóm thi hỏi đáp nhanh kiến thức đã học ở 2 môn : toán và tiếng việt trong tuần 4.
HS nhóm1 hỏi – HS nhóm2 trả lời và ngược lại. Trong thời gian 10 phút nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất là nhóm thắng cuộc. 
4) Tổng kết giờ SHL :
 GV tổng kết giờ SHL và nhắc nhở HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra
-Các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua – Lớp bổ sung.
- Lớp nghe.
- HS nghe và thực hiện theo kế hoạch.
- HS chơi theo luật.
- Lớp nghe.
 Phần duyệt của Chuyên môn:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 4.doc