Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần lễ 25

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần lễ 25

Tập đọc:

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng thiết tha.

- Hiểu ý chính của bài: ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; thêm tranh, ảnh về đền Hùng.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần lễ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
 Thứ hai, ngày 03 tháng 3 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập đọc:
Phong cảnh đền Hùng
I- Mục tiêu bài học:
- Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng thiết tha.
- Hiểu ý chính của bài: ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II- Phương Tiện dạy học: 
Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; thêm tranh, ảnh về đền Hùng.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc bài Hộp th mật, trả lời câu hỏi về bài đọc.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a- Luyện đọc
- Một hoặc hai HS khá, giỏi đọc tiếp nối bài văn.
- HS quan sát tranh minh hoạ phong cảnh đền Hùng trong SGK.
- HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài văn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn( dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã ba Hạc,..)hiểu nghĩa những từ ngữ được chú giải sau bài( đền Hùng, Nam quốc sơn hà, hoành phi, ngọc phả, đất Tổ,...)
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một ,hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài : nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết; nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh thiên nhiên vùng đất Tổ và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, đối với tổ tiên.
b-Tìm hiểu bài
- Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
	" Dù ai đi ngược về xuôi
	 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."
c- Đọc diễn cảm 
- Ba HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu. Chọn đoạn :
"Lăng của vua Hùng........... đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát." 
HĐ3 : Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nếu có điều kiện hãy cùng cha mẹ đến thăm đền Hùng.
___________________________
Tiết 3
Chính tả:
Ai là thuỷ tổ loài người ?
I- Mục tiêu bài học:
- Nghe- viết đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người?
- Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập.
II- Phương Tiện dạy học: 
Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS viết lời giải câu đố BT3, tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe- viết
- GV đọc toàn bài chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc lại thành tiếng bài chính tả, trả lời câu hỏi: bài chính tả nói điều gì?
- Cả lớp đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những tên riêng viết hoa, những chữ các em dễ viết sai chính tả.
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên nháp các tên riêng có trong bài chính tả: Chúa Trời, A- đam, Ê- va, Trung Quốc, Nữ Oa, ấn độ, Bra- hma, Sác-lơ, Đác uyn. 
- GV đọc cho HS viết bài. GV đọc lại bài chính tả cho HS soát bài. GV chấm chữa bài.
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. HS phát biểu .
GV chốt lại lời giải đúng
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Một HS đọc nội dung bài tập. HS đọc chú giải trong SGK. GV giải thích thêm từ Cửu Phủ (	tên một loại tiền cổ ở Trung quốc thời xa).
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Dân chơi đồ cổ, suy nghĩ, làm bài- dùng bút chì gạch dưới các tên riêng tìm được, giải thích miệng cách viết những tên riêng đó.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng.
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ, suy nghĩ, nói về tính cách của anh chàng mê đồ cổ (là một kẻ gàn dở, mù quáng: hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp đi mua liền, không cần biết đó là thật hay giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc cũng không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ đời Khương Thái Công.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Toán:
Luyện tập chung
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS rèn luyện kĩ năng :
- Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Thu nhập và xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt,
- Nhận dạng, tính thể tích một số hình đã học.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: HS làm bài tập (vở bài tập)
Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Phần 2:
1. Ghi tên mỗi hình vào chỗ chấm
2. Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước trong lòng bể là: 25 cm, 40 cm, 50 cm. Hiện nay thể tích của bể có chứa nước . Hỏi cần phải đổ vào bể bao nhiêu lít nước để 95% thể tích của bể có chứa nước?
HĐ2: HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm kết hợp chấm một số bài.
HĐ3: HS chữa bài
- Chữa nhanh phần 1: gọi HS đọc kết quả từng bài, cả lớp theo dõi nhận xét , 	
 GV kết luận: 
	Bài1 : B. 20 kg	
	 	Bài 2: D.	
	Bài3: B. 200	
	Bài 4: B. 54cm2
- Chữa kĩ phần 2
	Giải
	Thể tích của bể cá là:
	 25 x 40 x 50 = 50000 (cm3)
	 Đổi 50000cm3 = 50 dm3 = 50 l
	Thể tích nước hiện nay trong bể là:
	 50 x = 12,5 (l)
	 95% thể tích của bể chứa nước là
	 50 : 100 x 95 = 47,5 (l)
	 Cần phải đổ thêm vào bể số nước là
	 47,5 - 12,5 = 35 (l)
	Đáp số : 35 lít
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện Tiếng Việt:
Luyện đọc tuần 24
I- Mục tiêu bài học:
HD Tổ chức cho HS luyện kỹ năng đọc diễn cảm. Nắm nội dung ý nghĩa của các bài tập đọc tuần 24.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: HS nêu các bài tập đọc học ở tuần 24.
HĐ2: HS luyện đọc theo nhóm.
Gv lưu ý HD đọc giọng phù hợp với tình tiết nội dung từng bài.
Nhóm trưởng chỉ đạo gọi từng bạn đọc bài.
Nêu nội dung bài, các bạn khác theo dõi nhận xét – bổ sung.
HĐ3: Thi đọc diễn cảm trước lớp.
Nhóm cử đại diện lên bốc thăm đọc bài.
Nêu ý nội dung, ý nghĩa bài.
Lớp và Gv nhận xét đánh giá.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Khoa học:
Ôn tập vật chất và năng lượng
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS được củng cố về: 
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II- Phương Tiện dạy học: 
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ Tranh ảnh sưu tầm về các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
+ Pin, bóng đèn dây dẫn,...
+ Một cái chuông nhỏ
- Hình trang 101, 102 SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng"
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV cho HS chơi theo cách chơi như bài 8.
Bước 2: Tiến hành chơi
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trang 100, 101 SGK.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
Lưu ý : đối với câu hỏi 7, GV cho các nhóm lắc chuông để giành quyền trả lời câu hỏi.
Đáp án:
+ Chọn câu trả lời đúng( Từ câu hỏi 1-6)
	 1-d ; 2-b ; 3- c ; 4- b ; 5- b ; 6- c;
+ Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học ( câu 7)
a) Nhiệt độ bình thường.
b) Nhiệt độ cao.
c) Nhiệt độ bình thường.
d) nhiệt độ bình thường.
HĐ2: Quan sát và trả lời câu hỏi
* Mục tiêu: củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
* Cách tiến hành
GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
Đáp án: 	 a) Năng lương cơ bắp của người.
	b) Năng lượng chất đốt từ xa.
	c) Năng lượng gió.
	d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
	e) Năng lượng nước.
	g) Năng lượng chất đốt từ than đá.
	h) Năng lượng mặt trời.
HĐ3: Trò chơi" Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện"
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.
* Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ.
- Thực hiện mỗi nhóm cử từ 5- 7 người, tuỳ theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng1. Khi GV hô " bắt đầu", HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến hai HS lên viết được nhiều và đúng là thắng cuộc
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Luyện Thể dục:
 Tuần 24
I- Mục tiêu bài học:
 Tổ chức cho HS chơi trò chơi Trồng nụ, trồng hoa, Qua cầu tiếp sức. Yêu cầu HS tham gia chơi một cách chủ động.
II- Phương Tiện dạy học: 
 Chuẩn bị còi, dụng cụ và kẻ sân để tổ chức trò chơi. 
III- Các hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu
- Tập trung HS, phổ biến ND giờ học. Cho HS chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Chim tìm tổ.
2.Phần cơ bản 
HĐ1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi Trồng nụ, trồng hoa.
HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
Tổ chức cho HS chơi theo từng tổ.
 HĐ2: Trò chơi Qua cầu tiếp sức 
- Tổ chức cho HS thi đua theo từng tổ, nhắc nhở HS tham gia tập tích cực và chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho từng em.
 3. Phần kết thúc 
 - Cho HS tập các động tác thả lỏng. 
 - GV nhận xét, đánh giá giờ dạy. 
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Toán:
Bảng đơn vị đo thời gian
I- Mục tiêu bài học:
Giúp HS : Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kĩ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Ôn tập các đơn vị đo thời gian.
a- Các đơn vị đo thời gian
- HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học.
- HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian; chẳng hạn: Một thế kỉ có bao nhiêu năm, một  ... n vị đo thời gian ( Tên các đơn vị đo thời gian đã biết, quan hệ giữa các đơn vị đo, thời gian liên tiếp và cơ bản )
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: Củng cố kiến thức
HĐ2: HS hoàn thành bài tập ở ( SGK ), Gv chấm chữa bài.
Bài tập luyên thêm:
BT1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 312 phút = giờ;	d) 1 giờ 16 phút = .phút;
b) 84 giấy = phút;	g) 3 phút 48 giây = giây;
c) 180 năm = ..thế kỷ;	f) 6 ngày 13 giờ = giờ.
BT2: Điền dấu >, dấu <, dấu = vào chỗ chấm:
a) 6 ngày 15 giờ .136 giờ;	c) 615 phút 9,5 giờ;
b) 5 năm 7 tháng 90 tháng; d) 3600 giây ..1,5 giờ.
	HS làm bài – Gv theo dõi.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Giới thiệu “ Đoá hồng tặng mẹ ”
I- Mục tiêu bài học:
	Đọc “ Đoá hồng tặng mẹ”, các em sẽ thấy được sự vĩ đại của những người mẹ bình thường với tấm áo sờn vai, tảo tần mưa nắng nhưng có lẽ tất cả đều có một điểm chung lớn nhất đó là tình yêu thương vô bờ bến, sự hy sinh thầm lặng cho con cái.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết học.
2. HD cho HS đọc chuyện.
Cử đại diện đọc cho cả lớp nghe.
Xong một chuyện cho HS rút ra ý nghĩa câu chuyện.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập làm văn:
Tập viết đoạn đối thoại
I- Mục tiêu bài học:
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II- Phương Tiện dạy học: 
- Tranh minh hoạ phần đầu câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ.
- Một số bảng phụ để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
- Một số vật dụng để học sinh sắm vai diễn kịch.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài tập 1:
- Một học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm trích đoạn của chuyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài tập 2:
- Ba học sinh tiếp nối nhau đọc bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ nội dung bài tập 2.
- GV nhắc học sinh nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại dựa theo 7 gợi ý để hoàn chỉnh màn kịch. Khi viết chú ý thể hiện tính cách của 2 nhân vật; Thái sư Trần Thủ Độ và phú nông.
- Một học sinh đọc 7 gợi ý về lời đối thoại.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 trao đổi viết tiếp các lời đối thoại hoàn chỉnh màn kịch. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình, cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm viết lời đối thoại hợp lý nhất, hay nhất.
Bài tập 3: 
- Một học sinh đọc yêu cầu.
- GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. Nếu diễn thử màn kịch em dẫn truyện có thể nhắc lời cho các bạn cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào lời đối thoại của nhóm mình.
- Học sinh mỗi nhóm phân vai và diễn.
- Từng nhóm học sinh tiếp nối nhau thi đọc hoặc diễn thử màn kịch trước lớp, cả lớp và GV bình chọn nhóm diễn tự nhiên hấp dẫn nhất.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen nhóm học sinh viết đoạn đối thoại hay nhất. Nhóm diễn màn kịch tự nhiên, hấp dẫn nhất.
- Dặn học sinh về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình.
___________________________
Tiết 2
Toán:
Luyện tập
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS :
- Rèn kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 GV cho HS nêu cách thực hiện cộng và trừ số đo thời gian
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Hướng dẫn HS đổi số đo thời gian từ đơn vị lớn ra đơn vị bé và ngược lại.
Bài 2: Thực hiện phép cộng số đo thời gian và chuyển đổi ra đơn vị lớn hơn.
Bài 3: Thực hiện phép trừ số đo thời gian bằng cách chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn ở số bị trừ.
Bài 4: HS đọc đề toán. Thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán.
HĐ2: HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm và chấm bài
HĐ3: HS chữa bài
Chữa nhanh bài tập 1,2,3
Chữa kĩ bài tập 4: 
	Giải
	Thời gian làm chi tiết máy thứ nhất và thứ hai là:
	1 giờ 30 phút + 1 giờ 40 phút = 3 giờ 10 phút
	Thời gian làm chi tiết máy thứ ba là:
	5 giờ 30 phút - 3giờ 10 phút = 2 giờ 20 phút
	Đáp số : 2 giờ 20 phút
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Khoa học:
Ôn tập vật chất và năng lượng
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS được củng cố về: 
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II- Phương Tiện dạy học: 
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ Tranh ảnh sưu tầm về các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
+ Pin, bóng đèn dây dẫn,...
+ Một cái chuông nhỏ
- Hình trang 101, 102 SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng"
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV cho HS chơi theo cách chơi như bài 8.
Bước 2: Tiến hành chơi
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trang 100, 101 SGK.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
Lưu ý : đối với câu hỏi 7, GV cho các nhóm lắc chuông để giành quyền trả lời câu hỏi.
Đáp án:
+ Chọn câu trả lời đúng( Từ câu hỏi 1-6)
	 1-d ; 2-b ; 3- c ; 4- b ; 5- b ; 6- c;
+ Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học ( câu 7)
a) Nhiệt độ bình thường.
b) Nhiệt độ cao.
c) Nhiệt độ bình thường.
d) nhiệt độ bình thường.
HĐ2: Quan sát và trả lời câu hỏi
* Mục tiêu: củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
* Cách tiến hành
GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
Đáp án: 	 a) Năng lương cơ bắp của người.
	b) Năng lượng chất đốt từ xa.
	c) Năng lượng gió.
	d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
	e) Năng lượng nước.
	g) Năng lượng chất đốt từ than đá.
	h) Năng lượng mặt trời.
HĐ3: Trò chơi" Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện"
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.
* Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ.
- Thực hiện mỗi nhóm cử từ 5- 7 người, tuỳ theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng1. Khi GV hô " bắt đầu", HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến hai HS lên viết được nhiều và đúng là thắng cuộc
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Sinh hoạt lớp- tuần 25:
I. Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 25:
- Thực hiện nghiêm túc chương trình tuần 25.
- Rèn luyện đức tính chuyên cần, không vắng học, không chậm giờ, học nghiêm túc.
- Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút theo qui định của Đội.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ: Khánh Huyền, Duyên, Nam.
II. Kế hoạch tuần 26
- Xây dựng tốt nền nếp tự quản trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Học bài và làm bài đầy đủ, đi học chuyên cần.
- Thi định kì 2 môn Toán và Tiếng Việt.
- Tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi và kèm cặp HS yếu.
- Thường xuyên có ý thức viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện toán:
Tuần 24
I- Mục tiêu bài học:
	HS biết cách cộng, trừ số đo thời gian, vận dụng vào giải toán liên quan.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: Củng cố kiến thức.
HĐ2: Cho HS hoàn thành bài tập ở ( SGK ).
Bài luyện thêm:	
	A	C	B
	Một ô tô đi từ A đến B qua tỉnh C ( Như hình vẽ ). Biết rằng xe khởi hành từ A lúc 9 giờ 30 phút. Đến C lúc 11 giờ, xe nghỉ giải lao 30 phút rồi tiếp tục đi tới B lúc 1 giờ 40 phút chiều. Hỏi nếu không giải lao thì xe đi hết quảng đường AB trong bao nhiêu lâu ?
	HS làm bài – Gv theo dõi.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Đạo đức
Thực hành giữa kì ii
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết :
- Thể hiện một số hành vi thái độ, tình cảm đối với quê hương, đát nước.
- Giáo dục HS ý thức, trách nhiệm đối với quê hương đất nước.
II- Phương Tiện dạy học: Phiếu học tập
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc phần ghi nhớ tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Học theo lớp
Yêu cầu HS nhắc lại tên các bài đạo đức đã học ở kì 2:
- Em yêu quê hương
- Uỷ ban nhân dân xã, phường em
- Em yêu tổ quốc Việt Nam
HS nhắc lại phần ghi nhớ của các bài đạo đức trên. 
 HS trả lời, GV chốt các ý chính. 
HĐ2: Học theo nhóm 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
 Nhóm1:
- Em hãy giới thiệu về quê hương của mình . 
- Em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương.
 Nhóm 2:
- Em biết gì về UBND phường em. 
- Em đã tham gia các hoạt động nào do UBND phường em tổ chức?
 Nhóm 3: 
- Em biết những gì về đất nước Việt Nam?
- Chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước?HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của bài tập 1.
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV kết luận.
Hoạt động tiếp nối
Nhắc HS chuẩn bị cho giờ sau.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn tự học:
địa lí : châu phi
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố cho HS một số kiến thức đã học về châu phi.
- HS nắm được đặc điểm thiên nhiên của châu Phi.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Học theo lớp
 Hướng dẫn HS thảo luận theo các câu hỏi:
Em hãy kể cho các bạn nghe những điều mà em biết về thiên nhiên châu Phi.
Đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét, bổ sung
HĐ2: HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành các bài tập trong vở bài tập địa lí 
 Bước 1: HS thảo luận nhóm 
HS thảo luận theo từng nhóm. GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Bước 3: HS trình bày trước lớp
Nhận xét , bình chọn nhóm làm tốt nhất 
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25(3).doc