Tập đọc: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I/. Yêu cầu:
- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu), giọng hiền từ(người ông).
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quí thiên nhiên của 2 ông cháu.
- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II/. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ SGK.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: Giáo viên nhận xét, trả bài kiểm tra giữa kỳ I.
B/. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a). Luyện đọc:
- Một em đọc toàn bài.
? Bài văn chia làm mấy đoạn?
Đoạn 1 : Câu đầu
Đoạn 2 : Tiếp đến không phải là vườn
Đoạn 3 : Còn lại
- Ba em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài lần 1.
TUẦN 11 Ngày soạn: 13/11/2009 Ngày giảng: Thứ hai ngày 16/11/2009 Tập đọc: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I/. Yêu cầu: Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu), giọng hiền từ(người ông). - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quí thiên nhiên của 2 ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. II/. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ SGK. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Giáo viên nhận xét, trả bài kiểm tra giữa kỳ I. B/. Bài mới: 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a). Luyện đọc: Một em đọc toàn bài. ? Bài văn chia làm mấy đoạn? Đoạn 1 : Câu đầu Đoạn 2 : Tiếp đến không phải là vườn Đoạn 3 : Còn lại Ba em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài lần 1. Giúp HS đọc đúng từ khó: khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt...; Học sinh đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. + Săm soi: Ngắm đi ngắm lại kỹ càng, tỷ mỷ. + Cầu viện: Xin được trợ giúp. Học sinh đọc nối tiếp lần 3. Học sinh luyện đọc theo cặp. GV đọc mẫu. b). Tìm hiểu bài: ? Bé Thu thích ra ban công để làm gì? Để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công. ? Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? Cây quỳnh – lá dày giữ được nước .. ? Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. ? Em hiểu “ Đất lành chim đậu” là như thế nào? Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn c). Hướng dẫn đọc diễn cảm: Gọi 3 học sinh đọc theo cách phân vai: Người dẫn chuyện, Thu và ông ? Tìm giọng đọc của từng nhân vật? Giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi. Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cách phân vai. - Thi đọc diễn cảm, nhấn giọng các từ ngữ: hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi C/. Củng cố, dặn dò: Nêu nội dung bài? (Yêu cầu)) Chuẩn bị : Tiếng vọng. Toán: LUYỆN TẬP I/. Yêu cầu: Biết: -Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất. -So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. Làm bài1, 2(a,b), bài 3(cột 1), bài 4. -Giáo dục học sinh tính cẩn thận. II/. Chuẩn bị: Sách giáo khoa – sách giáo viên. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Làm bài tập 3 a, c (52) . Nhận xét chữa bài. B/. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Tính tổng: Hai em lên bảng làm - Lớp làm nháp . Kết quả : a) 65,45 b) 47,66 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu. ? Tính bằng cách thuận tiện nhất nghĩa là thế nào?Tính bằng cách nhanh nhất. HS tự làm vào vở nháp, gọi học sinh lên bảng chữa bài. a)68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + (6,03 + 3,97) = 4,68 + 10 = 14,68. b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = (6.9 + 3,1) + (8,4 + 0,2) = 10 + 8,6 = 18,6. Bài 3: Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bảng con, nhận xét, chữa bài. Ví dụ: 3,6 + 5,8 > 8,9. Bài 4: HS đọc đề,-tóm tắt, tự giải vào vở, giáo viên thu vở chấm. Các bước giải : 28,4 + 2,2 = 30,6 ( m ) 30,6 + 1,5 = 32,1 ( m ) 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m) ĐS: 91,1 m C/. Củng cố - dặn dò: - Xem lại cách cộng 2 số thập phân và nhiều số thập phân. - Tự làm lại các bài tập đã làm. Anh văn: Unit four: MY CLASSROOM (A1,2,3) ( Có giáo viên bộ môn) Ngày soạn: 14/11/2009 Ngày giảng: Thứ ba ngày 17/11/2009 Thể dục: ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN. TRÒ CHƠI: CHẠY NHANH THEO SỐ ( Có giáo viên bộ môn) Địa lý: LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN I/. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta: + Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. + Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng. - Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản. II/. Chuẩn bị: Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Bản đồ kinh tế Việt Nam. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: ? Vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất Nông nghiệp như thế nào? Đọc bài học. B/. Bài mới: 1/. Lâm nghiệp: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK. KL: Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 2 HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK.Thảo luận: ? So sánh các số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng? Giáo viên giải thích: Tổng diện tích rừng = diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng. ? Giải thích vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng.? Trước đây nước ta có rất nhiều rừng, do khai thác bừa bãi, hàng triệu ha rừng đã trở thành đất trống, đồi núi trọc. HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời: Từ năm 1980 đến 1995, diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. Từ năm 1995- 2004, diện tích rừng tang do Nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng. ? Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu? Chủ yếu ở vùng núi, trung du và một phần ở ven biển) 2/. Ngành thủy sản: Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 3: ? Hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết? Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản? HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK. HS trình bày kết quả theo từng ý của câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung: Ngành thuỷ sản gồm: Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng. Các loài thuỷ sản đang được nuôi nhiều: Cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè, tôm sú, tôm hùm... Ngành thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông hồ. C/. Củng cố, dặn dò: HS đọc mục tóm tắt. Chuẩn bị tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng. Toán: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN I/. Yêu cầu: Biết trừ 2 số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế. Làm bài 1(a,b), bài 2(a,b), bài 3. Giáo dục HS có ý thức chăm rèn toán. II/. Chuẩn bị: Sách giáo khoa, sách giáo viên. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: - Tính: 32 + 15 ,7 = ? 453,6 + 27,302 = ? Nhận xét, chữa bài. B/. Bài mới: 1. Hướng dẫn HS cách thực hiện trừ 2 số thập phân: GV nêu VD SGK Hướng dẫn đến phép trừ 4,29 – 1,84 = ? (m) Cho HS thảo luận nhóm 3: Gợi ý như cách làm phép cộng để tìm cách làm phép trừ . Ta có : 4,29 m = 429 cm 1,84 m = 184 cm 429 - 184 245 245 cm = 2,45 m Vậy 4,29 – 1,84 = 2 ,45 (m) GV hướng dẫn cách trừ ( Vừa nói vừa viết ) 4,29 - 1,84 2,45 GV nêu VD 2 : Gọi HS đặt tính rồi tính . HS nêu cách trừ như trong SGK . Cho nhiều em nhắc lại . 2.Thực hành: Bài 1 : GV nêu từng phép tính – HS làm vào bảng con. G V theo dõi, sửa chữa. Bài 2 : HS tự đặt tính rồi tính Lưu ý cho HS cách đặt dấu phẩy thẳng cột. Bài 3: HS tự đọc đề và giải vào vở. GV thu vở, chấm, chữa bài: Giải: Số ki-lô-gam đường lấy ra tất cả là: 10,5 + 8 = 18,5 (kg) Số ki-lô-gam đường còn lại trong thùng là: 28,75 – 18,5 = 10,25 (kg) Đáp số: 10,25 kg C/. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại cách thực hiện phép trừ - Nhận xét tiết học Chính tả:(NGHE - VIẾT): LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I/. Mục tiêu: - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn bản luật. - Làm được bài 2b, 3b. II/. Chuẩn bị: Sách giáo khoa, sách giáo viên. Chuẩn bị thăm làm bài tập 2. Giấy khổ to. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Học sinh đọc lại bài chính tả tiết trước. B/. Bài mới: 1/. Giới thiệu bài: 2/.Hướng dẫn HS nghe - viết: GV đọc Điều 3, khoản 3, Luật bảo vệ môi trường.( về Hoạt động bảo vệ môi trường) HS theo dõi trong SGK. Một HS đọc lại Điều 3, khoản 3. ? Nội dung Điều 3, khoản 3, Luật bảo vệ môi trường nói gì? Điều 3, khoản 3 giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường. HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý cách trình bày. Luyện viết chữ khó vào bảng con: trong lành, suy thoái, ứng phó GV đọc cho HS viết bài chính tả; chấm, chữa 1 số bài. 3/. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài 2: Chọn câu b Tổ chức cho HS làm bài tập dưới hình thức chơi. + HS lần lượt “bốc thăm”, mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu. VD: trăn- trăng; tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó. VD : trăn trở- ánh trăng. + HS đọc từ ngữ đã ghi trên bảng. GV cùng cả lớp nhận xét . + HS đọc lại 1 số cặp từ ngữ phân biệt âm âm cuối n / ng. Bài 3 b: - HS làm bài vào vở. Cho các nhóm HS thi tìm các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng(trình bày lên giấy khổ to dán lên bảng lớp) Nhận xét, ghi điểm. C/. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà luyện viết nhiều hơn và chú ý các từ vừa bọc để không viết sai. Ngày soạn: 15/11/2009 Ngày giảng: Thứ tư ngày 18/11/2009 Lịch sử: ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ(1858 – 1945) I/. Yêu cầu: Nám được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ 1858 đến năm 1945: Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Nửa cuối thế kỷ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương. Đầu thế kỷ XX: phong trào Đông Du của Phan Bội Châu Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản VN ra đời. Ngày 19-8-1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Rèn kỹ năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử. II/. Chuẩn bị: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Bảng thống kê các sự kiện đã học(từ bài 1 đến bài 10) III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: ? Em hãy tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập? HS đọc ghi nhớ. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1. GV gợi ý, dẫn dắt HS ôn lại những niên đại, sự kiện, tên đất, tên người chủ yếu được đề cập đến trong quá trình của cuộc vận động giải phóng dân tộc hơn 80 năm. Hoạt động nhóm 4: Thảo luận 2 câu hỏi ở SGK. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: GV chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo hai nội dung: Thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính. Chú ý hướng HS vào những sự kiện lịch sử sau: - Năm 1958: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. - Nửa cuối thế kỷ XIX: Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương. - Đầu thế kỷ XX: Phong trào Đông du của Phan Bội Châu. - Ngày 03-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. - Ngày 19-8-1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. - Ngày 02-9-1945: C ... ộng dạy học : A/. Bài cũ: Làm bài tập 3 ( 54 ) Nhận xét, chữa bài. B/. Bài mới: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu. Đặt tính rồi tính: HS làm bảng con. a) 68,72 – 29,91 d) 60 – 12,45 Hai em lên bảng làm - Lớp làm nháp. Bài 2: HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính: x - 5,2 = 1,9 + 3,8. x – 5,2 = 5,7 x = 5,7 + 5,2. x = 10,9. Hai em lên bảng làm - Lớp làm vở nháp. Bài 3: HS đọc đề, tóm tắt bài toán rồi giải vào vở, giáo viên thu vở chấm. Giải: Quảng đường người đi xe đạp trong giờ thứ hai là: 13,25 – 1,5 = 11,75 (km) Quảng đường người đi xe đạp đi trong hai giờ đầu là: 13,25 + 11,75 = 25 (km) Quảng đường người đi xe đạp trong giờ thứ ba là: 36 – 25 = 11 (km) Đáp số 11 (km) Bài 4: Yêu cầu : Tính rồi so sánh giá trị của a-b-c và a-( b+ c) . GV vẽ lên bảng phần a . HS nêu cách tính – HS làm nháp rồi nêu kết quả . Nhận xét rồi rút ra kết luận . b – c = a – ( b + c ) hay : a – ( b + c ) = a – b – c C/. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Làm bài tập 5. Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH. I- Mục đích, yêu cầu: Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách trình bày, chính tả. Có khả năng phát hiệnvà sửa lỗi trong bài văn của mình , của bạn; nhận biết ưu điểm của những bài văn hay; viết lại được một đoạn trong bài cho hay hơn. Giáo dục học sinh có ý thức rèn làm văn. II/. Chuẩn bị: Sách giáo viên, sách giáo khoa, chấm bài, một số lổi điển hình về chính tả, dùng từ... của học sinh. III/. Lên lớp: A/. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học. B/. Nhận xét về kết quả bài làm của HS: Giáo viên ghi đề bài lên bảng. Những ưu điểm chính về các mặt: Xác định yêu cầu của đề bài, bố cục bài, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày, Những thiếu sót, hạn chế về các mặt nói trên. Thông báo điểm số cụ thể. * Hướng dẫn HS chữa bài: Học sinh tự chữa lổi vào vở. GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, có sáng tạo. C/. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn những học sinh làm bài chưa đạt về làm lại. Chuẩn bị cho tiết luyện tập làm đơn. Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ(Tiếp theo) I/. Mục tiêu: Ôn lại cách đề phòng một số bệnh : sốt rét, xuất huyết, viêm não... Vẽ tranh cổ động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện(hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/AIDS, hoặc tai nạn giao thông) Rèn tính sáng tạo, trí tưởng tượng. II/. Chuẩn bị: giấy, bút màu. III/. Các hoạt động dạy học: A/. Bài cũ: Em đã biết cách phòng chống một số bệnh nào? Hãy nêu cách phòng chống bệnh sốt rét. B/. Bài mới: 1/. Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động. a). Mục tiêu: Học sinh vẽ được tranh vận động sử dụng các chất gây nghiện(hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/AIDS, hoặc tai nạn giao thông) Cách tiến hành b). Tiến hành: B1: Làm việc theo nhóm 6: + Giáo viên hướng dẫn: HS quan sát hình 2, 3 (44). Thảo luận về nội dung từng hình từ đó đề xuất tranh của nhóm mình rồi cùng vẽ. B2: Làm việc cả lớp: + Đại diện nhóm trình bày sản phẩm lên bảng. + GV nhận xét, tuyên dương. C/. Củng cố, dặn dò: Hãy cổ động mọi người cùng phòng tránh các bệnh đã học. Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song. Mỹ thuật: (CÓ GIÁO VIÊN BỘ MÔN) Đạo đức: THỰC HÀNH: GIỮA HỌC KỲ I I/. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Giáo dục các em rèn luyện các thói quen về đạo đức đã học. II/. Chuẩn bị: Sách đạo đức, vở bài tập đạo đức, phiếu học tập, câu hỏi(hái hoa dân chủ) III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS kể tên những bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay. B/. Bài mới: HS đọc lại các ghi nhớ những bài đạo đức đã học. 1/. Hoạt động 1: Trắc nghiệm. Hoạt động nhóm: Giáo viên phát phiếu học tập. Giao nhiệm vụ: Đánh dấu nhân vào các hành vi đạo đức mà em cho là đúng. Đại diện nhóm trình bày. Học sinh nhận xét bổ sung. 2/. Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp. Hái hoa dân chủ: Học sinh bốc thăm hoa, nhận câu hỏi, trả lời câu hỏi có trong hoa. Học sinh tiến hành chơi: ? nhiệm vụ của người học sinh là gì? ? Nếu không có lòng kiên trì thì mọi việc sẽ như thế nào? ? Em hiểu câu “Có chí thì nên” nghĩa là thế nào? ? Muốn có một tình bạn đẹp ta phải làm thế nào? 3/. Giải quyết một số thắc mắc mà HS đưa ra: C/. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài tuần 12. Đạo đức: THỰC HÀNH: GIỮA HỌC KỲ I I/. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Giáo dục các em rèn luyện các thói quen về đạo đức đã học. II/. Chuẩn bị: Sách đạo đức, vở bài tập đạo đức, phiếu học tập, câu hỏi(hái hoa dân chủ) III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS kể tên những bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay. B/. Bài mới: HS đọc lại các ghi nhớ những bài đạo đức đã học. 1/. Hoạt động 1: Trắc nghiệm. Hoạt động nhóm: Giáo viên phát phiếu học tập. Giao nhiệm vụ: Đánh dấu nhân vào các hành vi đạo đức mà em cho là đúng. Đại diện nhóm trình bày. Học sinh nhận xét bổ sung. 2/. Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp. Hái hoa dân chủ: Học sinh bốc thăm hoa, nhận câu hỏi, trả lời câu hỏi có trong hoa. Học sinh tiến hành chơi: ? nhiệm vụ của người học sinh là gì? ? Nếu không có lòng kiên trì thì mọi việc sẽ như thế nào? ? Em hiểu câu “Có chí thì nên” nghĩa là thế nào? ? Muốn có một tình bạn đẹp ta phải làm thế nào? 3/. Giải quyết một số thắc mắc mà HS đưa ra: C/. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài tuần 12. Khoa học: TRE, MÂY, SONG I/. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song. Nhận ra một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song. Nêu cách bảo quản các đồ dùng. II/. Chuẩn bị: Hình SGK, phiếu học tập. Tranh ảnh, đồ dùng thật làm bằng mây, tre, song. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Khởi động: Học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai khéo” B/. Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa. * Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song. * Tiến hành: Phát phiếu học tập cho các nhóm, giao nhiệm vụ: Xem thông tin SGK và những kinh nghiệm cá nhân để hoàn thành phiếu bài tập. Thảo luận nhóm 2rồi điền vào phiếu. Phiếu học tập. Hoàn thành bảng sau: Tre Mây, song Đặc điểm - Cây mọc đứng, thân rỗng, vừa cứng lại vừa có tính đàn hồi - Cứng, có tính đàn hồi. - Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh. - Có loài thân dài đến hàng trăm mét. Công dụng Dùng làm nhà và đồ dùng trong gia đình Dùng đan lát, làm bàn ghế... Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nận xét, bổ sung.. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng mây, tre, song. Cách bảo quản đồ dùng đó. * Tiến hành: Làm việc nhóm 3 -Các nhóm qs hình SGK để hoàn thành bảng sau: Hình Tên sản phâm Tên vật liệu 4 Đòn gánh, ống đựng nước Tre, ống tre 5 Bàn ghế tiếp khách Mây, song 6 Các loại rổ, rá Tre, mây 7 Tủ, giá để đồ, ghế Mây, song Các nhóm trình bày GV nhận xét KL: Tre, mây, song là vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. C/. Củng cố, dặn dò: Nhật xét tiết học Sưu tầm tranh, ảnh một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I Yêu cầu: - Viết được lá đơn(kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. - Giáo dục HS có ý thức rèn cách diễn đạt. II/. Chuẩn bị: VBT. Bảng lớp viết sẵn mẫu đơn. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS đọc lại đoạn văn về nhà đã viết lại. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS viết đơn: 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài. 1 HS đọc phần chú ý. HS đọc yêu cầu của bài tập. GV mở bảng đã trình bày mẫu đơn; mời 1 – 2 HS đọc lại. GV cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn: Tên đơn vị Đơn đề nghị Nơi nhận đơn Đơn viết theo đề 1: Uỷ ban nhân dân hoặc công ty cây xanh ở địa phương(quận, huyện, thị xã, thị trấn) Đơn viết theo đề 2: Uỷ ban nhân dân hoặc công an ở địa phương(xã, phường, thị trấn) Giới thiệu bản thân Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố(đơn viết theo đề 1); bác tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn(đơn viết theo đề 2) GV nhắc HS trình bày lý do viết đơn(tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngày biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn. Một HS nói đề bài các em đã chọn(đề 1 hay 2) HS viết đơn vào VBT đã in sẵn mẫu đơn. HS tiếp nối nhau đọc lá đơn. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn. C/. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung về tiết học. Dặn một HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn. Yêu cầu HS quan sát một người trong gia đình, chuẩn bị cho tiết TLV tới(lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân) Luyện từ và câu: QUAN HỆ TỪ I- Mục đích, yêu cầu: Bước đầu nắm được khái niệm Quan hệ từ. Nhận biết được một vài quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; biết đặt câu với quan hệ từ. Giáo dục ý thức trau dồi ngôn ngữ. II/. Chuẩn bị: Vở bài tập. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ xưng hô và làm lại bài tập 1. B/. Bài mới: 1.. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Phần nhận xét. HS làm bài theo nhóm đôi. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Các từ in đậm dùng để làm gì? HS đọc các câu văn, làm bài, phát biểu ý kiến. GV ghi bảng.Dùng để nối các từ trong câu hay nối các câu với nhau. GV chốt: Những từ ấy được gọi là quan hệ từ. Bài 2: GV viết bài lên bảng, mời HS gạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu. Những cặp từ đó thể hiện mối quan hệ gì? (Nếu – thì: điều kiện, giả thiết - kết quả. Tuy – nhưng: tương phản) GV kết luận: Các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một QHT mà bằng một cặp QHT. 3. Phần ghi nhớ. HS đọc và nhắc lại nội dung Ghi nhớ. 4.Phần luyện tập: * Bài 1: Tìm QHT và nêu tác dụng của chúng: HS thảo luận nhóm đôi tìm ra từ chỉ quan hệ rồi trình bày kết quả. a, QHT: và, rằng, của. b, và, như. c, Với, về. * Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1: Làm vào VBT. Lời giải: Vì... nên(biểu thị quan hệ nguyên nhân, kết quả); Tuy... nhưng(biểu thị quan hệ tương phản) * Bài 3: Đặt câu với mỗi từ quan hệ: và, nhưng, của: HS làm vào vở. HS tiếp nối nhau đọc những câu văn có từ nối vừa đặt. Nhận xét, ghi điểm. C/. Củng cố, dặn dò: Một HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ Môi trường.
Tài liệu đính kèm: