Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

KHOA HỌC:

CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ

CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?

I. Yêu cầu:

 - Nêu được những việc làm nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.

 - Giáo dục học sinh có ý thức giúp đỡ người phụ nữ có thai.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Các hình vẽ trong SGK - Phiếu học tập

 - HS : SGK

 

doc 117 trang Người đăng hang30 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ hai Ngày soạn: 11/09/2010 
 Ngày giảng: 13/09/2010
KHOA HỌC:
CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ 
CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE? 
I. Yêu cầu:
 - Nêu được những việc làm nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
 - Giáo dục học sinh có ý thức giúp đỡ người phụ nữ có thai. 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Các hình vẽ trong SGK - Phiếu học tập 
 - HS : SGK 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Cuộc sống của chúng ta được bắt đầu như thế nào? 
- Thế nào là sự thụ tinh? Thế nào là hợp tử? Cuộc sống của chúng ta được bắt đầu như thế nào? 
- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. 
- Hợp tử là trứng đã được thụ tinh.
- Sự sống bắt đầu từ 1 tế bào trứng của người mẹ kết hợp với tinh trùng của người bố. 
- Nói tên các bộ phận cơ thể được tạo thành ở thai nhi qua các giai đoạn: 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng? 
- 5 tuần: đầu và mắt 
- 8 tuần: có thêm tai, tay, chân 
- 3 tháng: mắt, mũi, miệng, tay, chân
- 9 tháng: đầy đủ các bộ phận của cơ thể người (đầu, mình, tay chân). 
- Cho học sinh nhận xét + giáo viên cho điểm 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? 
2.Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Hoạt động nhóm đôi, cá nhân, lớp 
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- Học sinh lắng nghe 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp 
- Chỉ và nói nội dung từng hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ở trang 10, 11. 
- Thảo luận câu hỏi: Nêu những việc nên và không nên làm đối với những phụ nữ có thai và giải thích tại sao? 
+ Bước 2: Làm việc theo cặp
- Học sinh làm việc theo hướng dẫn trên của GV. 
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Học sinh trình bày kết quả làm việc. 
- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi: Việc làm nào thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì? 
- Giáo viên chốt: 
- Chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi lớn lên và phát triển tốt. Đồng thời, người mẹ cũng khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra. 
- Chuẩn bị cho đứa con chào đời là trách nhiệm của cả chồng và vợ về vật chất lẫn tinh thần để người vợ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. 
Hình
Nội dung
Nên
Không
nên
1
Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi 
X
2
Một số chất không tốt hoặc gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi 
X
3
Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại cơ sở y tế 
X
4
Người phụ nữ có thai làm những công việc nhẹ như đang cho gà ăn, người chồng gánh nước về. 
X
5
Người phụ nữ có thai đang gánh lúa. 
X
6
Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ 
X
7
Người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10
X
* Hoạt động 2: Đóng vai 
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Thảo luận cả lớp 
- Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi trong SGK trang 11 
- Học sinh thảo luận: Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi cùng chuyến ôtô mà không còn chỗ trống. Bạn có thể làm gì để giúp đỡ? 
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành đóng vai theo chủ đề: “Có ý thức giúp đỡ người phụ nữ có thai”. 
+ Bước 3: Trình diễn trước lớp 
- Một số nhóm lên trình diễn
- Các nhóm khác xem, bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với người phụ nữ có thai. 
- Giáo viên nhận xét 
3. Củng cố ,dặn dò
- Thi đua: (2 dãy) Kể những việc nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai? 
- Học sinh thi đua kể tiếp sức. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Xem lại bài + học ghi nhớ. 
- Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta phát triển như thế nào?” 
- Nhận xét tiết học 
TOÁN:
LUYỆN TẬP 
I. Yêu cầu: 
 - Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học; thích tìm tòi kiến thức về phân số phục vụ vào thực tế. 
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Phấn màu 
 - HS: Vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Hỗn số (tiếp theo) 
- Kiểm tra lý thuyết về kĩ năng đỗi hỗn số - áp dụng vào bài tập. 
- Học sinh sửa bài 3/13 (SGK) 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bài về nhà. 
- Học sinh sửa bài 5 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập về hỗn số qua tiết luyện tập. 
2.Hướng dẫn làm bài tập 
- Hoạt động cá nhân 
 Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hướng giải. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - học sinh nêu cách chuyển hỗn số thành phân số - cách cộng trừ nhân chia phân số. 
- Giáo viên nhận xét 
 Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
- Nêu cách so sánh hai hỗn số. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hướng giải
- Giáo viên lưu ý sửa sai, chốt ý. 
Trình bày
	 > 
	 > 
3 .Thực hành:
 Bài 3: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài. 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh làm bài 
- 2 bạn thảo luận cách giải 
- Học sinh sửa bài 
 Giáo viên chốt ý 
- Lưu ý các kết quả là phân số 
4. Củng cố, dặn dò
- Học sinh ôn bài + làm BT nhà. 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
- Nhận xét tiết học 
TẬP ĐỌC:
LÒNG DÂN (Phần 1)
 ( Theo Nguyễn Văn Xe)
I. Yêu cầu:
 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong từng tình huống kịch.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng, (trả lời được các câu hỏi 1,2,3) 
 - Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
 - HS: Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Sắc màu em yêu 
- Trò chơi: Ai may mắn thế? 
- Giáo viên bốc thăm số hiệu 
- Học sinh có số hiệu trả lời câu hỏi
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và cho biết bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với đất nước? 
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. 
- Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn rất yêu đất nước. 
- Chọn đọc thuộc lòng các khổ thơ em yêu thích và cho biết những sắc màu mà bạn nhỏ yêu thích gắn với những sự vật, cảnh và người của đất nước như thế nào? 
- HS đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ. 
- Màu đỏ: máu, lá cờ tổ quốc, khăn quàng đội viên.
- Màu vàng: lúa chín, hoa cúc, mùa thu, của nắng. 
- Màu xanh: đồng bằng, rừng núi, màu của biển, của bầu trời. 
- Màu trắng: trang giấy, đóa hoa hồng bạch, mái tóc bạc của bà. 
- Màu đen: hòn than óng ánh, đôi mắt em bé, màu của đêm. 
- Màu tím: hoa cà, hoa sim, chiếc khăn của chị, nét mực chữ em. 
- Màu nâu: màu áo mẹ, đất đai, gỗ rừng. 
- Cho học sinh nhận xét 
- Giáo viên nhận xét cho điểm
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: “Lòng dân” 
- Học sinh lắng nghe 
2.Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS tự chọn nhóm và phân vai. 
- Mỗi nhóm lần lượt đọc 
- Học sinh nhận xét 
 Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa phương. 
- Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ 
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn. 
- 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... là con 
Đoạn 2: Chồng chìa... tao bắn nát đầu 
Đoạn 3: Còn lại 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- Học sinh đọc nối tiếp 
- Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong bài. 
- Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, nầy, tui. 
- Hs luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- 1, 2 học sinh đọc 
b. Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? 
- Các nhóm thảo luận. 
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét. 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm. 
- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. 
+ Dì Năm đấu trí với giặc khôn khéo như thế nào? 
- Dì bình tĩnh trả lời những câu hỏi của địch, dì nhận chú cán bộ là chồng, dì làm chúng hí hửng tưởng dì sợ sẽ khai, hóa ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy lời, khiến chúng tẻn tò.
 Giáo viên chốt ý 
+ Tình huống nào trong vở kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? 
- Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dì sắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó cởi nút rất nhanh và rất khéo. 
c. Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. 
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Học sinh nêu tính cách của các nhân vật và nêu cách đọc về các nhân vật đó: 
+ Cai và lính, hống hách, xấc xược
+ An: giọng đứa trẻ đang khóc
+ Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: than vãn, nghẹn ngào. 
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc 
- Từng nhóm thi đua 
3. Củng cố ,dặn dò 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
? Nội dung bài muốn nói gì ?
Gv chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
- HS trả lời
- Học sinh lắng nghe 
- Thi đua:
+ Giáo viên cho học sinh diễn kịch
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy) 
- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch. 
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) 
- Nhận xét tiết học 
 Thứ ba Ngày soạn: 12/09/2010 
 Ngày giảng:14/09/2010
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG(T1) 
I.Yêu cầu:
 - Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và cho biết so sánh các hỗn số. 
 - Giáo dục học sinh say mê học toán. Vận dụng điều đã học vào thực tế để chuyển đổi, tính toán.
II. Chuẩn bị:
 - Gv: Phấn màu - Bảng phụ 
 - Hs: Vở bài tập - Sách giáo khoa - Bảng con 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Luyện tập 
- Học sinh lên bảng sửa bài 1, 2, 3, 4/14 (SGK)
Giáo viên nhận xét - ghi điểm
Ÿ Cả lớp nhận xét 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta ôn tập về phân số thập phân, chuyển hỗn số thành phân số qua tiết luyện tập chung. 
2.Thực hành
 Bài 1:
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: 
+ Thế nào là phân số thập phân?
- 1 học sinh trả lời
+ Em hãy nêu cách chuyễn từ phân số thành phân số thập phân?
- 1 học sinh trả lời
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 họ ... ng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.Rừng rậm nhiệt đới chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển .
-Hs quan sát hình 1,2,3, đọc SGK và hoàn thành bài tập sau : 
+Thực hành phiếu bài tập 2 .
-Trình bày kết quả làm việc trước lớp .
-Lên bảng chỉ trên bản đồ phân bố rừng (nếu có) vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn .
*Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
-Vai trò của rừng đối với đời sống con người.
-Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải làm gì ?
-Địa phương em làm gì để bảo vệ rừng ?
-Hs trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật và động vật của rừng Việt Nam (nếu có)
3-Củng cố, dặn dò 
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN 
I.Yêu cầu:
 - Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, dủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng. 
 - Giáo dục hs biết cách bày tỏ nguyện vọng bằng lời lẽ mang tính thuyết phục. 
II.Chuẩn bị:
 - GV: Mẫu đơn cỡ lớn (A2) làm mẫu - cỡ nhỏ (A4) đủ số HS trong lớp 
 - HS: Một số mẫu đơn đã học ở lớp ba để tham khảo.
 + Đơn xin gia nhập đội.
 + Đơn xin phép nghỉ học.
 + Đơn xin cấp thẻ đọc sách . 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Chấm vở 2, 3 hs về nhà đã hoàn chỉnh hoặc viết lại bài
- Hs viết lại bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của tổ.
-Gv nhận xét 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Xây dựng mẫu đơn 
- Gv nhấn: Chất độc màu da cam gây ra thảm họa về môi trường: với cây cỏ, muôn thú, đặc biệt là ảnh hưởng tới con người vô cùng tàn khốc.
- 1 hs đọc bài tham khảo “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vòng”
- Dựa vào các mẫu đơn đã học (STV 3/ tập 1) nêu cách trình bày 1 lá đơn ® Gv theo mẫu đơn
- Học sinh nêu
- Lưu ý: Phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng của lá đơn cần viết gọn, rõ,thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân.
3. Hướng dẫn hs tập viết đơn 
- Phát mẫu đơn
- Hs điền vào
- Hs nối tiếp nhau đọc
- Gv gợi ý hs nhận xét
- Lớp nhận xét theo các điểm gv gợi ý 
- Lí do, nguyện vọng có đúng và giàu sức thuyết phục không?
- Gv nhận xét
- Lớp nhận xét, phân tích cái hay
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp, khen thưởng hs viết đúng yêu cầu. 
-Về nhà hoàn thiện lá đơn.
- Nhận xét tiết học 
 Thứ sáu Ngày soạn:06/10/2010 
 Ngày giảng:08/10/2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ 
I.Yêu cầu: 
 - Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ (ND Ghi nhớ). 
 - Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể (BT1, mục III); đặt câu với 1 cặp từ đồng âm theo yêu cầu của BT2
 - Cảm nhận được giá trị của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hàng ngày: tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 
II.Chuẩn bị: 
 - Gv: - Bảng phụ ghi sẵn 3 cách hiểu ví dụ trang 69 . Phiếu ghi yêu cầu cho 4 nhóm. 
 - Hs: Xem trước bài 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: “ 
-Tìm những từ có tiếng “hữu” chỉ bạn bè. Đặt câu với 1 từ.
-Tìm những từ có tiếng “hợp” chỉ gộp lại thành lớn hơn. Đặt câu với 1 từ.
- Trả lời: 
- Đánh giá, nhận xét chung 
- Nhận xét, bổ sung, sửa chữa 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Nhận biết hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ. 
- Hoạt động nhóm bàn, lớp 
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm bàn. 
- Đọc nội dung phần Nhận xét /69
- Thảo luận để trả lời hai câu hỏi. 
- Phát biểu ý kiến 
- Xác định số hs hiểu đúng cách chơi chữ trong ví dụ. 
- Nhóm khác nêu ý kiến của mình. 
- Treo bảng phụ đã viết sẵn 3 cách hiểu câu văn: 
1) Con ngựa thật / đá con ngựa bằng đá /, con ngựa bằng đá / không đá con ngựa thật.
2) Con ngựa thật / đá / con ngựa thật / đá con ngựa bằng đá / không đá con ngựa thật. 
3) Con ngựa bằng đá / con ngựa bằng đá /, con ngựa bằng đá / không đá con ngựa thật. 
- Đọc bảng phụ 
- Hs giải nghĩa cách hiểu về mỗi câu với cách đọc và dùng từ “đá” khác nhau. 
- Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? 
- Vì người viết biết dùng từ đồng âm (đá) để chơi chữ. 
- Vậy, thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ? 
Þ Ghi nhớ 
- Dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 
- Lặp lại ghi nhớ 
3.Luyện tập về sử dụng từ đồng âm để chơi chữ. 
- Hoạt động nhóm
* Nhóm 1: 
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi 
- bác 1: chú bác 
- bác 2: quấy trứng cho chín sền sệt 
- tôi 1: mình 
- tôi 2: làm cho đá vôi thành vôi 
* Nhóm 2: 
- Ruồi đậu mâm xôi đậu. 
- đậu 1: bu, đứng trên 
- đậu 2: đỗ xanh, đỗ đen 
* Nhóm 3:
- Kiến bò đĩa thịt bò.
- bò 1: đi trên
- bò 2: thịt (bò)
* Nhóm 4:
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. 
- chín 1: biết rõ, thành thạo
- chín 2: số lượng (9)
- Nhận xét kết quả thảo luận của hs. Đánh giá. 
- Dùng một cặp từ đồng âm nói trên để đặt câu 
- Yêu cầu hs đặt câu (cá nhân, khoảng 10 em)
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu hs đọc lại nội dung ghi nhớ
- Học sinh đọc
- Dặn dò: Chuẩn bị: “Từ nhiều nghĩa” 
- Nhận xét tiết học 
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I.Yêu cầu: 
 - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong 2 đoạn văn trích (BT1).
 - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2)
 - Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II.Chuẩn bị: 
 - Gv: Tranh ảnh: biển, sông, suối, hồ, đầm (cỡ lớn) 
 - Hs: Tranh ảnh sưu tầm 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Gv nhận xét ,ghi điểm
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
- 2, 3 hs đọc lại “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”. 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Hướng dẫn hs trình bày kết quả quan sát. 
- Hoạt động lớp, nhóm đôi 
- Bài 1: 
- Yêu cầu lớp quan sát tranh minh họa. 
- 2, 3 hs trình bày kết quả quan sát. 
- Đọc thầm 3 đoạn văn, các câu hỏi sau từng đoạn, suy nghĩ TLCH.
Đoạn a: 
- 1 hs đọc đoạn a 
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? 
- Lớp trao đổi, TLCH
- Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời. 
- Câu nào nói rõ đặc điểm đó?
- Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn. 
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? 
- Tg quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: 
- Khi quan sát biển, tg đã có những liên tưởng thú vị như thế nào? 
- Tg liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người. 
® Chốt: liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi, đáng yêu hơn. 
Đoạn b: 
- Dòng sông được quan sát từ đâu? 
- Từ trên 1 độ cao đặc biệt - trên đỉnh núi Voi. 
- Vị trí quan sát có lợi thế gì? 
- Từ vị trí này, người ta có thể nhìn thấy dòng sông giữa một không gian rộng lớn đến hết tầm mắt, nhận thấy mối giao hòa giữa con sông với muôn vật xung quanh. 
- Dòng sông hiện ra như thế nào từ vị trí quan sát đó? 
- Từ vị trí rất cao nhìn xuống dòng sông. 
Đoạn c: 
- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào của ngày? 
- Mọi thời điểm
- Tg nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? 
- Thị giác: 
- Những câu văn nào trong đoạn tả con kênh Mặt trời thể hiện những liên tưởng của tg khi quan sát con kênh?
- Ánh nắng rừng rực đổ lửa ... chiều. 
- Giải nghĩa từ: 
+ Thủy ngân: kim loại lỏng, trắng như bạc, thường dùng để tráng gương, làm cặp nhiệt độ. 
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh? 
- Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt trời này, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn. 
3. HD HS lập dàn ý. 
- Yêu cầu hs đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn mẫu để xem xét.
+ Trình tự quan sát
+ Những giác quan đã sử dụng khi quan sát. 
+ Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu. 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Hs làm việc cá nhân trên nháp. 
- Nhiều hs trình bày dàn ý 
- Gv chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý. 
- Lớp nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò
- Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở 
-Chuẩn bị:“Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
- Nhận xét tiết học 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Yêu cầu:
Biết:
 - So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
 - Giải bài toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
-2 hs lên bảng làm bài tập 4/31
-Cả lớp nhận xét, sửa bài.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài  
2.Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1 :
-Hs đọc đề, làm bài.
-Gv nhận xét,chữa bài
Bài 2 :
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Gv hướng dẫn làm bài tập.
-Gv nhận xét,chữa bài
Bài 4 :
-Hs đọc  đề, phân tích đề và làm bài vào vở.
- Gv chấm bài, nhận xét.
-Hs lên bảng làm
a, 
b, , 
 -Hs lên bảng làm
a) + + = = 
b) c) d) 
 - Hs làm bài tập vào vở
Bài giải
-Vẽ sơ đồ.
Hiệu số phần bằng nhau :
     4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con : 
     30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi cha :
     10 + 30 = 40 (tuổi )
     Đáp số : Con 10 tuổi ; Cha 40 tuổi 
3.Củng cố, dặn dò
- Trò chơi : Tính : 
- Các nhóm thi nhau làm
-Dặn hs về nhà làm VBTT.
- Chuẩn bị bài sau : Luyênk tập
-Gv nhận xét tiết học.
 	SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT ĐỘI
 I.Yêu cầu:
 - Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
 -Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. Hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh 
1.Ổn định: Hát 
2.Nội dung:
-GV giới thiệu:
-Phần làm việc ban cán sự lớp:
-GV nhận xét chung:
+Ưu: Vệ sinh tốt,lớp học sôi nổi , làm bài tập khá đầy đủ. Nhiều bạn cố găng trong học tập: ...
+Tồn tại: Học sinh học bài quá yếu, về nhà cần cố gắng học bài nhiều hơn nữa ,vệ sinh còn chậm,...
-Gv tuyên dương những bạn học tốt.
3.Công tác tuần tới:
-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
-Học tập trên lớp cũng như ở nhà.
-Phụ đạo học sinh yếu.
-Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
- Chi đội trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt 
---- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
- Ban cán sự lớp nhận xét
- Lớp bình bầu các bạn đạt điểm tốt: 
-Cả lớp hát 
 Kiểm tra,kí duyệt của tổ trưởng
 Trần Thị Lân

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 36 20102011.doc