Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 26 năm 2013

Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 26 năm 2013

I - MỤC TIÊU :

 - Thực hiện được phép chia hai phân số .

 - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân , phép chia phân số .

II.CHUẨN BỊ:

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 44 trang Người đăng huong21 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 26 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU :
 - Thực hiện được phép chia hai phân số .
 - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân , phép chia phân số . 
II.CHUẨN BỊ:
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Phép chia phân số
GV yêu cầu HS lên bảng làm BT 2 tiết trước . 
GV nhận xét, ghi điểm 
3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài: Luyện tập
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS thực hiện phép chia rồi rút gọn kết quả (đến tối giản)
Bài tập 2:
GV lưu ý: Tìm một thừa số hoặc tìm số chia chưa biết được tiến hành như đối với số tự nhiên.
Gv thu một số tập chấm . 
GV nhận xét, chốt kết quả đúng 
Bài tập 3: Tính ( Dành HS khá giỏi )
HS làm bài cá nhân 
GV nhận xét, tuyên dương. 
Bài 4: ( Dành HS khá giỏi ) 
GV chấm, chữa bài 
4.Củng cố 
GV giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài
5- Dặn dò: 
Dặn HS về xem lại các bài tập
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Làm bài trong SGK
Nhận xét tiết học 
HS hát 
-3 HS lên bảng làm BT
a). : = Í = = 
b). : = Í = 
c). : = Í = 
HS nhắc lại đầu bài 
-HS đọc yêu cầu
HS làm bài vào bảng con
Hs trình bày và nhận xét bài của bạn
a/= 
; 
b/ ;
-HS đọc yêu cầu 
HS làm bài vào vở . 
a/ x= b/ x = 
 x = x = 
 x = x = 
HS đọc yêu cầu tự làm bài . 
a/;
 b/ 
c/ 
HS đọc yêu cầu bài toán rồi tự làm bài . 
 Độ dài đáy hình bình hành là:
 ( m)
 Đáp số: 1 m .
ĐẠO ĐỨC
 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T1)
I - MỤC TIÊU:
 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường 
và cộng đồng .
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp , ở trường , ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè , gia đình cùng tham gia . 
* Hs khá , giỏi : nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo . 
* GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân 
đạo
III. - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
GV : - SGK 
HS : - SGK
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : xanh , đỏ , trắng .
III. – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Giữ gìn các công trình công cộng (T2 )
- Vì sao cần giữ gìn các công trình công cộng ? 
- Các em cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ? 
- Kể những việc các em đã làm để giữ gìn các công trình công cộng ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới :
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: 
KT: đặt câu hỏi:
? Em hãy nêu một số ví dụ về hoạt động nhân đạo ma em biết?
+ Tất cả những việc mà chúng ta làm gọi là hoạt động nhân đạo. Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai đã phải chịu nhiều khó khăn , thiệt thòi.Chúng ta cần phải thông cảm , chia sẻ với họ , quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Để hiểu rõ hơn về chúng ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay. “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( T1 )”
b - Hoạt động 2 : 
+ PP: Thảo luận nhóm ( Thông tin trang 37 , SGK )/ KT: trình bày ý kiến cá nhân
* Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh hoặc thiên tai gây ra và sự cần thiết của việc quan tâm, chia sẽ để giúp đỡ họ.
 * Cách tiến hành
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1 ,2 .
* GV kết luận : Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn , thiệt thòi.Chúng ta cần phải thông cảm , chia sẻ với họ , quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
c - Hoạt động 3 : 
+ PP: thảo luận nhóm đôi ( Bài tập 1 SGK )
* Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức đã học để xác định được những việc làm nào đúng, sai trong những tình huống đã cho.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS thảo luận bài tập
 - GV kết luận : 
+ Việc làm trong các tình huống (a) , (c) là đúng. 
+ Việc làm trong tình huống (b) là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muống chia sẻ với người tàn tật, mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
d - Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 3 SGK )
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến thể hiện sự tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
* Cách tiến hành: 
+ Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu :
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
lưỡng lự .
-> GV kết luận : 
- Ý kiến a) Đúng
- Ý kiến b) Sai 
- Ý kiến c) Sai
- Ý kiến d) Đúng
Nêu ý nghĩa của hoạt động nhân đạo ? ( Dành HS khá , giỏi . ) 
4 . Củng cố:
-Gọi HS đọc lại ghi nhớ
- Tổ chức cho HS tham gia một hoạt động nhân đạo. 
5. Dặn dò:
- Sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, . . . về các hoạt động nhân đạo.
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK
- Chuẩn bị tiết 2
HS hát
- HS lần lượt trả lời
- HS khác nhận xét bổ sung.
HS nhắc lại đầu bài
- ủng hộ đồng bào vùng lũ, ủng hộ HS nghèo an Tết,
Lắng nghe
Các nhóm HS thảo luận. 
-Đại diện các nhóm trình bày .
-Cả lớp trao đổi , tranh luận .
-Lắng nghe
- Các nhóm HS thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét , bổ sung .
- HS biểu lộ theo cách đã quy ước.
- Giải thích lí do. 
- Thảo luận chung cả lớp. 
- Đọc ghi nhớ trong SGK 
TẬP LÀM VĂN:
LT XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục đích – yêu cầu
- Nắm được 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây mà em thích.
KNS: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh nói chung.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức (1)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS nêu 2 cách kết bài đã học.
- HS đọc mở bài đã viết yêu cầu ở giờ trước.
GV nhận xét, bổ sung và cho điểm
- 1 HS nêu.
- 2 HS đọc bài. HS khác nx
3. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. HD HS làm bài tập
Bài 1 – 1 HS đọc y/c của bài.
- 1 HS đọc nd của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trao đổi với bạn về y/c của bài
- GV+HS nx chốt lại lời giải đúng.
Có thể dùng 2 đoạn a,b làm kết bài. Kết bài đoạn a nói lên tình cảm của người tả đối với cây, kết bài đoạn b nêu lợi ích và tình cảm của người tr đối với cây.
- HS phát biểu ý kiến
Bài 2: - GV nêu y/c của bài 
- HS lần lượt TLCH trong bài tập trước lớp.
GV+HS nx, góp ý 
- 5-6 em
Bài 3: - GV nêu y/c của bài.
Gv nhắc nhở HS viết dựa vào gợi ý ở bài 2. Gv gắn 1 số tranh ảnh về các loại cây: na, mít 
- 1 HS viết bài vào bảng nhóm, cả lớp viết vào nháp 
- HS đọc trước lớp.
- HS gắn bài trên bảng, hs khác nx.
- 5-6 em
Bài 4: - HS nêu y/c của bài.
- GV HD HS theo 3 đề tài như sgk.
+ Em hãy nói về các loại cây như y/c của bài.
- HS chọn 1 loại cây và viết đoạn văn, viết xong cùng bạn trao đổi, góp ý cho nhau.
- 4-5 HS nêu.
- HS đọc đoạn văn vừa viết trước lớp. HS khác nx, gv nx chung và cho điểm.
4. Củng cố (1’)
GV nhắc lại nội dung và nhận xét tiết học
4. Dặn dò (1’)
- HS về nhà viết lại cho hoàn chỉnh đặc biệt là những em chưa hoàn thành. Chuẩn bị trước bài học giờ sau
TẬP ĐỌC
 THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi ,bước đầu biết nhận giọng các từ ngữ gợi tả .
- Hiểu ND : Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc 
đấu tranh chống thiên tai , bảo vệ con đê , giữ gìn cuộc sống bình yên . (trả lời được các câu hỏi 2 ,3 ,4 trong SGK ) 
 * HS khá giỏi : trả lời được câu hỏi 1 trong SGK .
* GDKNS: - Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông.
 - Đảm nhận trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Bài cũ : Bài thơ về tiểu đội xe 
không kính.
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
Câu 1:? Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe
Câu 2: Nêu ý nghĩa của bài thơ?
-GV nhận xét, ghi điểm
-Nhận xét chung tuyên dương
3. Bài mới :
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
GV giới thiệu tranh và hỏi:
? Tranh vẻ cảnh gì?
- Bài học hôm nay là lòng dũng cảm của con người không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lựơc , trong đấu tranh vì lẽ phải . . . mà còn được bộc lộ trong cuộc tranh đấu chống thiên tai. Bài văn Thắng biển mà các em học hôm nay khắc hoạ rõ nét lòng dũng cảm ấy của con người trong một cuộc vật lộn với cơn bão biển hung dữ.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
GV chia đoạn: 3 đoạn
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Gọi hs đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
Yêu cầu hs đọc thầm, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. 
- Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào? ( Dành HS khá giỏi ) 
- Tìm từ ngữ , hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển ?
- Sự tấn công của bão biển được miêu tả như thế nào trong đoạn văn ?
- Trong đoạn 1 và đoạn 2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả ?
- Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ?
- Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
* Nội dung chính của bài là gì? 
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
-GV giới thiệu đoạn cần đọc diễn cảm.
-HD hs đọc diễn cảm đoạn 3
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 3 . Giọng đọc phù hợp với nội dung bài văn miêu tả.
-Gv nhận xét ghi điểm, tuyên dương.
4. Củng cố : 
-Đọc đoạn văn trên hình ảnh nào gây ấn tượng nhất cho em? Vì sao?
- GV cho HS nêu lại Nội dung bài học.
- GV giáo dục HS lòng dũng cảm và lòng tự hào dân tộc về ý chí và lòng dũng cảm của con người Việt Nam.
 5. Dặn dò 
- Dặn HS về học bài.
- Chuẩn bị : Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
HS hát 
-HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
-QS tranh
- .mọi người dang vật lộn với bảo biển.
-Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 
- 3 HS đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ đầu  cá chim nhỏ bé. 
+ Đoạn 2: Tiếp theo... chống giữ.
+ Đoạn 3 : Một tiếng... đê sống lại.
- HS đọc phần chú giải.
-HS đọc từng đoạn trong nhóm 
-Từng nhóm đọc bài 
- 1,2 HS đọc toàn bài . 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
+ Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự:-Biển đe doạ. ( đoạn 1 )
- Biển tấn công ( đo ... n thân bài . 
HS đọc . 
-2 HS nêu 2 cách kết bài
-Cả lớp viết nháp
-HS nêu ý kiến
-Việc trồng cây gây rừng giúp làm cân bằng sinh thái , làm hạn chế thiên tai lũ lụt và lọc sạch khói bụi do ô nhiễm môi trường gây ra. 
-2 HS đọc
SINH HOẠT LỚP
KIỂM ĐIỂM NỀ NÉP CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
- Thông qua tiết sinh hoạt, giúp HS nhận ra những sai sót của bản thân cũng như 
những tiến bộ. Từ đó có ý thức tự giác sửa chữa ,vươn lên trong học tập và một số 
mặt khác.
-Biết tham gia ý kiến xây dựng phương hướng, nắm bắt hoạt động tuần 27
- Học sinh có thái độ tích cực trong hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ
 -Lớp trưởng lập báo cáo
 -GV: phương hướng tuần 27
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn đỉnh: HS hát
2. Đánh giá nhận xét : 
 Tổ trưởng báo cáo các mặt: học tập, đạo đức, chuyên cần,vệ sinh.
- HS có ý kiến bổ sung
- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.
- GV giải đáp thắc mắc
- GV tuyên dương những em có cố gắng đạt kết quả tốt trong tuần .
- Nhắc nhở những em chưa ngoan.
 3. Phương hướng tuần 27
GV và HS xây dựng phương hướng tuần 27
 Khắc phục những khuyết điểm trên phát huy những ưu điểm.
a. Học tập: 
 - Cần cố gắng hơn trong học tập. 
 - Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bo
 - Thực hiện học tập theo nhóm, tổ. 
 - Thi đua học tập đạt nhiều bông hoa điểm 
 - Rèn chữ viết
b. Đạo đức : 
-Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy
-Ngoan ngoãn, vậng lời cha mẹ thầy cô  
-Đoàn kết yêu thương bạn bè.
c. Chuyên cần:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ; tránh nghỉ học không phép
- Duy trì sỉ số.
d. Vệ sinh:
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
-Không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường.
3. Tổ chức chơi văn nghệ:
-Tổ chức cho hs chơi những trò chơi dân gian theo ý thích.
Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối.
- Thực hành luyện tập viết bài kết bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng
II. Đồ dùng: - Tranh ảnh về các loài cây. Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới:
3. Hướng dẫn hs nội dung bài- 49:
* Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Cho HS thảo luận cặp ( 2 phút )
- Gọi 1 số cặp trình bày
* GV: Kết bài ở đoạn b là kết bài mở rộng.
? Thế nào là kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối?
* Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung
- GV treo bảng phụ viết sẵn gợi ý
- Gọi HS trả lời
* Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm VBT, 2HS làm bảng nhóm.
- Hết thời gian trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
* Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm VBT, 1HS làm bảng nhóm- Hs trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc bài của mình
4. Củng cố:
? Trong bài văn miêu tả cây cối có mấy kiểu kết bài? Đó là những kiểu nào? - Nhận xét giờ.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau
?1 HS đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về 1 cây?
- HS đọc yêu cầu- HS thảo luận cặp 
- Gọi 1 số cặp trình bày- Lớp nhận xét.
- Có thể dùng câu ở đoạn a, b để kết bài.
+ Đoạn a: nói lên tình cảm của người tả với cây
+ Đoạn b: ích lợi và tình cảm của người tả với cây.
-> Kết bài mở rộng là nói lên được tình cảm của người tả đối với cây hoặc nêu lợi ích của cây
- HS đọc y/c- Hs nối tiếp TLCH- Lớp Nxét.
a. Em quan sát cây bàng
b. Cây bàng cho bóng mát, lá để gói xôi, quả ăn được, cành làm củi.
c. Cây bàng gắn bó với tuổi học trò của mỗi chúng em.
- HS đọc yêu cầu- Hs viết VBT.
- 2HS làm bảng phụ- Hs trình bày- Lớp Nxét
-> Cây bàng có rất nhiều lợi ích. Cây cho bóng mát, lá còn để gói xôi. Khi quả bàng chín chúng em bứt ăn bên trong cùi rất bùi. Cây bàng gắn bó với tuổi học trò của mỗi chúng em.
- HS đọc y/c- Hs làm VBT-1 hs làm bảng phụ
->VD: Em rất yêu cây đa ở đầu làng em. Em sẽ không bao giờ quên cây đa đó, quên những kỉ niệm dưới gốc đa đó. Bọn trẻ chúng em đã cùng nhau ôn bài, ngồi hóng mát trò chuyện.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc bài của mình.
- 1 hs trả lời.
TOÁN:
ÔN PHÂN SỐ - CÁC PHÉP TÍNH VÈ PHÂN SỐ
 I. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức về các phép tính với phân số.
 - Hs áp dụng để giải các bài toán có liên quan
 - Giáo dục ý thức chăm chỉ học toán
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Phần phụ đạo: 
a)Bài 1: Tính
 x ; x ; 
 x ; x 
b) Bài 2: Rút gọn rồi tính:
 x ; x 
* Phần bồi dưỡng:
a) Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện
; 
b)Bài 2: Mỗi tiết học kéo dài giờ. Hỏi 5 tiết học kéo dài trong bao lâu?
4. Củng cố:
- Hỏi lại một số quy tắc về phân số
- Gv nhận xét giờ học
5. Dặn dò :
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị giờ sau.
Kết hợp trong nội dung bài.
- Cho hs làm vở- 4 Hs làm bảng phụ.
-Lớp N.xét.
- Gọi 2 hs lên bảng làm
- Lớp làm vở- N.xét
- Hs làm vở- 2 hs làm bảng phụ
- Lớp nhận xét. 
- Hs làm vở- 1 Hs lên bảng
- Lớp Nh.xét- Giải: 
Thời gian một tiết học và giờ nghỉ kéo dài là:
 ( giờ)
 1 giờ = 60 phút và 60 x = 200 phút
Vậy giờ = 200 phút
 Đáp số: 200 phút
ĐỊA LÍ:
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu:
- Dựa vào bản đồ, lược đồchỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung.
- Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp nối nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển.
- Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết được đặc điểm nêu trên.
- Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
2 Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bảng:
2. Hướng dẫn học sinh nội dung bài:
1. Các đồng bằng nhỏ hẹp.
- GV treo bản đồ ĐLTNVN
* GV chỉ bản đồ và nêu: Dải ĐBDHMT phía Nam giáp với ĐBNB phía bắc giáp với ĐBBB, phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn. Phía đông là biển Đông.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi và quan sát lược đồ.
+ Có bao nhiêu dải ĐBDHMT?
- Gọi HS lên chỉ và gọi tên.
+ Có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này? Tên gọi của các đồng bằng?
* GV: Do các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển nên đã chia cắt dải ĐBDHMT thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tuy nhiên tổng cộng diện tích cũng gần bằng ĐBBB.
- GV treo lược đồ Đầm Phá ở TTH để giải thích: 
* Các ĐB ven biển miền Trung thường có các cồn cát cao 20 - 30 m. Những vùng thấp trũng ở cửa sông nơi có đồi cát dài ven biển bao quanh thường tạo nên các đầm phá. Nổi tiếng là phá Tam Giang ở TTH.
2. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía nam.
- Cho HS thảo luận cặp ( 2 phút )
+ Dựa vào hình 1 chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân?
+ Đọc tên 2 thành phố ở phía Bắc và phía Nam dãy núi Bạch Mã?
+ Nêu sự giống nhau và khác nhau phía Bắc dãy núi Bạch Mã và phía nam dãy núi Bạch Mã?
 * GV: Do có dãy Bạch Mã gió lạnh thổi từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông.
+ Nêu đặc điểm về mùa hạ và những tháng cuối năm của ĐBDHMT?
+ Khí hậu ở ĐBDHMT có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không?
- GV chốt nội dung bài
* Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố:
+ 1 HS lên chỉ lại ĐBDHMT?
- Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị các bài học sau.
+ Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về đồng bằng Nam Bộ?
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát
- HS đọc câu hỏi và quan sát lược đồ.
+ Có 5 dải đồng bằng.
- ĐB Thanh Nghệ Tĩnh; ĐB Bình Trị Thiên; ĐB Nam Ngãi; ĐB Bình Phú - Khánh Hòa; ĐB Ninh Thuận - Bình Thuận.
- HS lên chỉ và gọi tên
-> Các đồng bằng này nằm sát biển, nhỏ và hẹp, lấy tên gọi của các tỉnh nằm trên đồng bằng đó.
- HS quan sát
- HS quan sát- thảo luận và TLCH: 
Phía Bắc
Phía nam
- Có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè.
- Không có mùa đông lạnh chỉ có mùa mưa và mùa khô.
- Nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm.
Mùa hạ
Những tháng cuối năm
Lượng mưa: ít
Không khí: khô, nóng
Cây cỏ, sông, hồ: cây cỏ khô héo, sông hồ cạn nước.
Đồng ruộng nứt nẻ. 
- Nhiều, lớn có khi có bão.
- Nước dâng cao
- Đồng ruộng, cây cỏ, nhà cửa ngập lụt, giao thông bị phá hoại thiệt hại nhiều về người và của.
-> Khí hậu gây ra nhiều khó khăn, đây là vùng đất chịu nhiều bão lụt nhất của nước ta, chúng ta phải biết chia sẻ khó khăn với nhân dân sống ở vùng đó.
- HS đọc ghi nhớ
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Thực hiện được các phép tính với phân số.
- Biết giải bài toán có lời văn.
- BT2, BT3b, BT5 HS khá, giỏi làm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Bài cũ: 
3.Bài mới: ( 35 phút )
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Ôn tập về quy tắc cộng hai phân số
Bài tập 1:
 GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm vì sao mỗi phần a, b, c, d là đúng, là sai.
- Chú ý: Tuy bài tập chỉ nói về phép cộng, nhưng có thể liên hệ thêm với phép trừ, phép nhân và phép chia.
Hoạt động 2: Thực hiện dãy hai phép tính không có dấu ngoặc
Bài tập 2, Tính
- Gv hướng dẫn học sinh tính.
- Gv mời 3 học sinh lên bảng giải 
- Gv nhận xét cho điểm 
Bài 3: Tính 
- GV hướng dẫn học sinh tính. 
- GV mời 3 học sinh lên bảng làm.
- Gv nhận xét cho điểm.
Bài tập 4: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Gv hướng dẫn học sinh cách làm 
- Gv mời 1 học sinh lên bảng giải 
Bài 5: Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Gv hướng dẫn cách làm 
- Gv mời học sinh lên bảng giải 
- Gv nhận xét cho điểm 
4.Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc về phép tính cộng trư nhân chi phân số 
5. Dặn dò: 
- HS về nhà xem lại BT và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- Hát
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở nháp
 a/; b/
- HS làm bài.
- HS trao đổi nhóm và nêu kết quả thảo luận.
+ Phần C là phép tính làm đúng. 
- Các phần còn lại sai.
- 1HS đọc yêu cầu.
- 3HS làm bài, HS còn lại làm vào vở nhận xét bài làm của bạn.
a
b
c
HS nêu lại mẫu.
HS làm bài.
HS chữa.
a/ 
b/ 
c
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài
- HS chữa bài
Giải
Số phần bể đã có nước là:
(bể)
Số phần bể còn lại chưa có nước là:
(bể)
- HS lên bảng làm.
Giải
Số kg cà phê lấy ra lần sau là:
2710 x 2 = 5420(kg)
Số kg cà phê lấy ra cả 2 lần
2710 + 5420 = 8130(kg)
Số kg cà phê còn lại trong kholà:
23450- 8130 = 15320(kg)
Đáp số: 15320 kg cà phê

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUẦN 26- GA4.docx