Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lãng Sơn

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lãng Sơn

Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH (tiếp)

I - Mục tiêu: Giúp HS :

 - Ôn tập và củng cố về: So sánh các số đo diện tích và thể tích. Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học.

 - Giáo dục HS có ý thức say mê học toán.

II - Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bút dạ.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lãng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 Toán
Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tiếp)
I - Mục tiêu: Giúp HS :
 - Ôn tập và củng cố về: So sánh các số đo diện tích và thể tích. Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học.
 - Giáo dục HS có ý thức say mê học toán.
II - Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bút dạ.
III - Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra:
.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
3. Thực hành:
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
- GV cho HS làm cá nhân vào bảng con
VD: 8m2 5dm2 = 8,05 m2
- Củng cố lại cách đổi từ số đo có 2 đơn vị ra 1 đơn vị.
BT2: Gọi HS bài, tóm tắt, phân tích.
- Cho thảo luận cách giải.
- Gọi HS nêu kết quả thảo luận.
- Cho giải nháp và bảng phụ.
- Chữa, nhận xét, bổ sung.
- GV củng cố cách giải: Diện tích thửa ruộng và số thóc thu được.
BT3: Các bước tương tự bài 2
- Cho làm vở.
- Chấm, chữa
- Củng cố cách giải.
4. Củng cố – dặn dò
 - Nhận xét bài học
 - Chuẩn bị tiết 149: Ôn tập về đo thời gian
- HS làm miệng lại bài tập 3 giờ trước.
BT1 ( trang155): 1 HS đọc yêu cầu
- HS tự thực hiện rồi trình bày kết quả trên bảng, kết hợp trình bày cách làm
* Củng cố: cách đổi các đơn vị đo diện tích và thể tích
BT2 ( trang 156 ): 1 HS đọc, 1 HS phân tích.
- Thảo luận theo bàn hướng làm.
- Đại diện 2 – 3 nhóm nêu.
- HS giải nháp, 1 HS làm bảng nhóm,
- Gắn bảng, trình bày – nhận xét, bổ sung.
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng là:150=100 (m)
Diện tích thửa ruộng là: 150100 =15000 (m2)
Số thóc thu được trên cả thửa ruộng là:
 60 15 000 : 100 = 9000 (kg) hay 9 tấn
 Đáp số: 9 tấn
BT3 ( trang 156 ): HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
Bài giải
Thể tích của bể là: 4 x 3 x 2,5 = 30 ( m3)
 Đổi 30 m3 = 30 000 dm3 = 30 000 lít
Trong bể chứa số lít nước là: 
 30 000 x 80% = 24 000 ( lít)
Mức nước chứa trong bể đó cao là:
 2,5 x 80% = 2 ( m)
Đáp số: 24 000lít, 2m
*1- 2 HS nêu lại cách tính diện tích và thể tích một số hình
Tiết 2 Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nam và Nữ
I - Mục tiêu: 
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ. 
- Biết và hiểu được nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ. 
3. GD HS có ý thức tìm hiểu về từ chủ đề nam nữ.
II - Chuẩn bị:
- Bảng nhóm ghi phẩm chất quan trọng của nam và nữ
- Từ điển HS.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu câu đã học.
2. Bài mới : Giới thiệu, ghi bài
* HD làm bài tập (30’):
BT1: - Cho HS đọc y/c
- Cho làm cá nhân.
- GV chốt các ý. (GV không áp đặt).
- GV gắn bảng những phẩm chất chung của nam, nữ (SGV) giải nghĩa một số từ.
- Củng cố : đây là các tính từ.
BT2: 
- Cho HS đọc bài "Một vụ đắm tàu"
- Cho HS nêu ý kiến, NX, bổ sung
- Gv chốt lại
BT3: 
- Cho thảo luận nhóm
- Gv kết luận: 
a) Con trai con gái đều quý, miễn là có tình, có nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ.
b) Chỉ có 1 con trai cũng được xem là có con, có 10 con gái xem như chưa có con.
c) Trai gái đều giỏi giang.
d) Trai gái thanh nhã, lịch sự.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung.
- Dặn HS về làm lại BT3 SGK.
- 2-3 HS đặt câu, NX, bổ sung.
 BT1: 1 HS đọc y/c.
- HS nêu ý kiến của riêng mình.
- HS giải nghĩa từ đã chọn
- 1 HS nhắc lại 
BT2: 1 HS đọc y/c
- 2HS đọc lại bài 
- 2-3 HS nêu ý kiến.
BT3: 1HS đọc y/c. 1 HS đọc các câu tục ngữ, ca dao.
- HS làm theo nhóm bàn. 
- Trình bày, NX, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại nội dung
Tiết 3 Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I- Mục tiêu: 
- Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc ( giới thiệu nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Giáo dục HS tôn trọng phụ nữ.
II- Chuẩn bị:
- Tranh nội dung truyện 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi bài.
- GV chép đề bảng phụ.
- Cho đọc đề, GV gạch chân những từ cần lưu ý
+ Kể chuyện em đã nghe đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa.
- GV nhắc nhở HS trước khi kể.
- Cho kể trong nhóm.
- Cho HS trình bày trước lớp.
- Cho thi kể cả chuyện.
- GV nhận xét bình chọn người kể hay.
- Cho HS nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Rút ra ý nghĩa giáo dục về người phụ nữ.
- GV chốt ý.
3. Củng cố - dặn dò:
- Liên hệ: Em sẽ học tập ở những người phụ nữ trong các câu chuyện trên điều gì?
- Dặn HS về kể cho người thân nghe, chuẩn bị tiết sau “Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia”.
- Vài HS nêu câu chuyện đã chuẩn bị
- 1HS đọc đề; cả lớp đọc thầm.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau gợi ý của bài 
- HS nhắc lại câu chuyện đã chuẩn bị theo tóm tắt.
- HS kể với nhau theo bàn.(Trao đổi cả về ý nghĩa câu chuyện).
- HS lên bảng kể, nhận xét.
- HS trao đổi phỏng vấn lẫn nhau về ý nghĩa câu chuyện đã kể.
- Bình chọn câu chuyện hay, người kể hay.
- Vài HS nêu ý kiền
- HS nêu ý kiến .
Tiết 4 Tập đọc
Tà áo dài việt nam
I - Mục tiêu: 
1. Đọc đúng từ ngữ câu văn đoạn văn dài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào. 
2. Hiểu ý nghĩa bài: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền; vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam; sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.
3. Giáo dục HS biết quý trọng truyền thống dân tộc qua tà áo dài.
II- Chuẩn bị:
- Tranh SGK. 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Gọi đọc bài: “Thuần phục sư tử” và nêu nội dung.
2. Bài mới: Giới thiệu - ghi bài.
* Hướng dẫn đọc và tìm hiểu nội dung.
a) Luyện đọc: Cho HS đọc bài. 
- Chia đoạn để đọc: 4 Đoạn: mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- Cho đọc nối tiếp theo đoạn, (giải nghĩa từ, luyện đọc từ)
- Cho HS đọc theo cặp
- GV đọc mẫu diễn cảm (chú ý cách nhấn giọng)
b) Tìm hiểu bài:
- GV cho đọc câu hỏi 1 SGK cho trả lời. 
- Cho đọc diễn cảm đoạn 1. (GV chú ý nhắc HS cách đọc nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm)
- Cho đọc câu hỏi 2 SGK, thảo luận, trả lời.
- Liên hệ: cách ăn mặc sao cho sạch, đẹp, kín đáo phù hợp cơ thể từng người.
- Luyện đọc đoạn 2, 3( tương tự đoạn 1) 
- Cho đọc câu hỏi 3
- Cho đọc đoạn 4 và trả lời, nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt ý nghĩa: áo dài là biểu tượng cho..( giới thiệu bức tranh- SGK).
* Luyện đọc diễn cảm
- Cho luyện đọc đoạn 1.
- Cho thi đọc bài
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
- Liên hệ
- Dặn HS về học bài và đọc trước bài “Công việc đầu tiên”
- 3 HS đọc, nhận xét.
- 1, 2 HS khá đọc nối tiếp, lớp theo dõi.
- HS chia đoạn.
- 4HS đọc nối tiếp lần 1 mỗi HS một khổ thơ 
- Luyện từ HS hay đọc sai..
- 4 HS đọc nối tiếp lần 2 (giải nghĩa từ: SGK)
- Đọc theo cặp, 
- 1 HS đọc cả bài (chú ý giọng điệu)
- HS đọc lướt đoạn 1 và trả lời: 
+ Phụ nữ trở nên tế nhị và kín đáo.
- 1- 2 HS đọc lại đoạn, nêu các đọc
- HS đọc đoạn 2, 3 rồi thảo luận theo bàn, trả lời.
+ áo cổ truyền có hai loại: tứ thân và năm thân
+ áo hiện đại được cải tiến....
- 1-2 HS nêu ý kiến liên hệ, nhận xét, bổ sung.
- 1- 2 HS đọc, nhận xét.
- 1 HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ theo cặp và trả lời
+ Thể hiện phong cách tế nhị kín đáo....
- HS trả lời theo cảm nghĩ của riêng mình.
+ Người phụ nữ trở nên duyên dáng
- HS trao đổi theo bàn.
- 1- 2 HS nêu ý kiến.
- HS nhắc lại ý nghĩa.
- HS đọc cặp 2’
- 2- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- 2 HS đọc cả bài.
- HS nêu ý kiến.
Tiết 6 Toán (Ôn)
Ôn tập về diện tích và đo thể tích
I. Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS củng cố về.
 - Ôn tập và củng cố về: So sánh các số đo diện tích và thể tích. Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học.
 - Giáo dục HS có ý thức say mê học toán.
II. Chuẩn bị : Vở bài tập trắc nghiệm Toán 5 tập 2
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích, thể tích đã học.
B. Bài mới. GTB - Ghi bảng.
C. Thực hành.
- GV nêu yêu cầu từng bài tập
- HS làm bài cá nhân vào vở
- GV giúp đỡ HS yếu
- Gọi chữa từng bài.
* Củng cố: Cách đổi các đơn vị đo diện tích, thể tích ở các dạng khác nhau; cách giải các bài toán liên quan đến đo diện tích, thể tích.
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3m2 7 dm2 = m2 457 dm2 = m2
3m2 570 cm2 = m2 7300 cm2 = m2
7km2 400 m2 = km2 154 500 m2 =  ha
6ha 35m2 = ha 405 ha = km2
3dm2 50 cm2 = m2 7000 m2 = km2
b) 3,6 m2 = dm2 4,37 ha = .m2
7,05 m2 = cm2 5,004 km2 = m2
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
7 m3 55 dm3 = .m3 4,75 m3 = .dm3
4 m3 4 dm3 = .m3 5,005 m3 = .dm3
3 m3 5000 cm3 = .m3 15,5 dm3 = .cm3
5754 dm3 = .m3 0,305 dm3 =  cm3
Bài 3. Một thửa ruộng hình thang có tổng độ dài hai đáy là 250 m, chiều cao bằng tổng độ dài hai đáy. Trung bình cứ 100 m2 của thửa ruộng đó thu được 64 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tấn thóc?
Bài 4. Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 4 m, chiều cao 2,8 m ( các kích thước đều đo trong lòng bể). Biết rằng 85% thể tích của bể đang chứa nước. Hỏi:
a) Trong bể có bao nhiêu lít nước?
b) Mức nước chứa trong bể cao bao nhiêu mét?
D. Củng cố - dặn dò.
 - GV t2 nội dung bài
- Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau
Tiết 8 Khoa học
Bài 59: Sự sinh sản của thú 
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết thú là động vật đẻ con.
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ. 
- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản.
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, 1 số loài thú mỗi lứa đẻ nhiều con.
- Giáo dục HS biết yêu thương, bảo vệ loài thú. 
II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 120 - 121 ( SGK )
III. Các hoạt động dạy và học.
Họat động 1: Thảo luận
* Mục tiêu: Giúp HS: - Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
 - Phân tích được sự biến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chim, ếch.
*Cách tiến hành
- GV cho qua sát hình 1 và trả lời câu hỏi SGK
- GV nêu câu hỏi cả lớp thảo luận.
+) Cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+) Chỉ và nói một số bộ phận của thai mà em nhìn thấy?
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh với sự sinh sản của chim bạn có nhận xét gì?
- GV kết luận SGV
- HS quan sát cá nhân rồi trả lời.
+ Hình a- thú trong bào thai, ... gia của ...
- HS quan sát tranh SGK và trả lời câu hỏi
+ Vượt mọi khó khăn lao động quên mình....
+ 4/4/1994 đã hoàn thành.....
- HS đọc câu hỏi trong bài và trả lời
+ Số liệu cho thấy sự đóng góp to lớn của ND ta trong công cuộc XD CNXH
3. Vai trò của nhà máy thuỷ điện HB:
- HS tự suy nghĩ trả lời
+ Ngăn lũ cho ĐB BB.
+ Cung cấp điện cho mọi miền của TQ
- HS đọc bài học.
- HS nhắc lại
Tiếng việt (Ôn)
Luyện từ và câu: ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, dấu chấm hỏi , dấu chấm than)
I. Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
- Giáo dục HS biết sử dụng đúng các dấu câu trên trong đặt câu, viết văn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Gọi HS nhắc lại cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than trong trường hợp nào.
- GV nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học.
3. Thực hành:
* Hướng dẫn HS làm bài tập 6
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS chữa bài
* Củng cố cách đặt dấu câu( dấu chấm, dấu phẩy, chấm than)
* Hướng dẫn HS làm bài tập 7
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS chữa bài.
* Yêu cầu HS giải thích tại sao điền các dấu câu đó và tìm xem câu chuyện buồn cười ở chỗ nào.
* Hướng dẫn HS làm bài tập 14
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chấm 1 số bài nhận xét
* Củng cố cách viết đoạn đối thoại có sử dụng các dấu câu vừa học.
4. Củng cố- dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài
- Dặn dò về nhà học bài – chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nêu
Bài 6: (Bài tập trắc nghiệm TV5 – tập 2 trang 41)
HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp đọc thầm yêu cầu.
HS làm việc cá nhân vào vở
Chữa bài
Bài 7:( Bài tập trắc nghiệm TV5 – tập 2 trang 42)
Cả lớp đọc thầm yêu cầu.
HS làm việc cá nhân vào vở
1 HS lên bảng làm – còn lại làm vào vở
 - Chữa bài
Bài 14:( Bài tập trắc nghiệm TV5 – tập 2 trang 44)
HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS làm bài vào vở.
Địa lý
Các đại dương trên thế giới
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS:
 - Ghi nhớ tên 4 Đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
 - Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ ) hoặc trên quả địa cầu.
 - Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
 - Giáo dục HS ý thức tìm hiểu về thế giới.
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ thế giới, quả địa cầu 
III. Các hoạt động dạy học .
 GV	 HS
*Hoạt động1:( Làm việc theo nhóm)
- GV cho HS quan sát hình trong SGK và thảo luận rồi hoàn thành theo bảng.
Tên Đại dương
Giáp các châu lục
Giáp với Đại dương
1. Thái Bình D
2. ấn Độ D
3. Đại Tây D
4. Bắc Băng D
- á, Phi, Mĩ...
;........
- ấn Độ Dương....
........
- Cho HS chỉ bản đồ giới thiệu Đại Dương.
- GV gắn bảng phụ đã ghi sẵn.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- GV giới thiệu bảng số liệu (bảng phụ)
- GV nêu yêu cầu, cho thảo luận.
+ Xếp các Đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ?
+ Độ sâu lớn thuộc về Đại dương nào?
- Cho HS thi viết nhanh, nhận xét, phân định thắng cuộc.
- GV kết luận SGV.
* Hoạt động nối tiếp: Chơi trò hướng dẫn viên du lịch.
- Cho HS trao đổi theo tổ để cử người lên giới thiệu.
- Cho nhận xét và bình chọn.
* Dặn dò: Dặn HS về ôn tập tốt - chuẩn bị bài sau.
1. Vị trí của các Đại dương. 
- HS làm việc theo bàn, ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét bổ sung.
- 4 HS chỉ bản đồ Thế giới.
2. Một số đặc điểm của các Đại Dương.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS trao đổi theo cặp (2’)
- Mỗi dãy cử 4 bạn thi viết theo thứ tự nhanh.
- Các tổ trao đổi (3’)
- Đại diện lên giới thiệu trên bản đồ (mỗi tổ giới thiệu một Đại dương)
Toán (Ôn)
Luyện tập 
I- Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS củng cố về:
 - Cách viết số thập phân, phân số thập phân dưới dạng số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân.
	- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm để HS làm BT. 
III. Các hoạt động dạy học
- GV nêu yêu cầu từng bài tập.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS chữa bài 
* Củng cố cách viết số thập phân thành phân số thập phân và số phần trăm, so sánh số thập phân.
Bài 1: Viết dưới dạng phân số thập phân
a) 0,4 = . ;0,7 = ..;0,93 = .; 1,2 = ..; 4,25 = ; 5,125 = 
b) = ..; = ; = .. ; = .
Bài 2: a) Viết dưới dạng tỉ số phần trăm (theo mẫu):
0,25 = 25% ; 0,6 = . ; 7,35 = ; 
b) Viết dưới dạng số thập phân.
35% =  8% = .. 725% = 
Bài 3: Viết số đo dưới dạng phân số thập phân( theo mẫu):
a) giờ = 0,5 giờ ; phút =  ; giờ = .
b) m = ..; km =  kg = ..lít = ...
 m2 = ; m2 = ..
Bài 4: Viết các số sau theo thứ tự :
Từ bé đến lớn: 6,3 ; 6,25 ; 3,97 ; 5,78 ; 6,03.
Từ lớn đến bé: 9,32 ; 8,86 ; 10 ; 10,2 ; 8,68.
Bài 5: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm sao cho:
a) 0,2 < ..< 0,3	b) 0,11 < .< 0,12
III. Củng cố - dặn dò: 
- HS nhắc lại cách thực hiện các dạng toán trên.
- Dặn dò về nhà học bài - làm các bài tập.
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Toán
Tiết 147: ôn tập về đo thể tích
I - Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi mét khối, xăng- ti-mét khối.
- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thể tích.
	- GD HS say mê môn học.
II - Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bút dạ.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
3) Thực hành:
BT1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 Gọi HS nêu yêu cầu (như tiết trước)
 - GV kẻ bảng phụ HS tự làm bài rồi chữa bài
- Củng cố lại các đơn vị đo diện tích.
b) Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo 
BT2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 - Gọi HS nêu yêu cầu
- GV YC tự làm rồi chữa, nhận xét
- GV cho nhắc lại: cách đổi đơn vị đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ; số đo có tên 2 đơn vị đo về số đo có tên 1 đơn vị đo.
BT3: Viết các số đo dưới dạng số thập phân.
- Yêu cầu HS làm vở, chấm.
- Chữa bài, nhận xét, thống nhất kết quả
* Củng cố cách làm: Mỗi đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số.
4. Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức
- Chuẩn bị tiết 148: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích ( tiếp theo)
- 2 HS nêu 
BT1( trang155): - 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tự thực hiện rồi trình bày kết quả trên bảng nhóm, đọc lại bảng đơn vị đo
* Chốt lại: mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
BT2 ( trang 155 ): 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm nháp, đổi vở kiểm tra
- 2 HS lên bảng gắn kết quả
7,268m3 = ... dm3 ; 4,351dm3 = ...cm3
3m3 2dm3 = ...dm3 ; 1 dm3 9 cm3 = ....cm3
- 1 HS nhắc lại mối qua hệ giữa hai đơn vị đo
BT3 ( trang 155 ):1 HS đọc yêu cầu, tự làm bài. 
 - Cả lớp làm vở, 2 HS làm bảng phụ, gắn kết quả, chữa, nhận xét.
a) Có đơn vị đo là mét khối: 
6m3 272dm3 = ... 2105dm3 = ...
*1– 2 HS những nội dung vừa luyện tập
Chính tả ( Nghe- Viết)
Cô gái của tương lai
I- Mục tiêu: 
1. Nghe và viết chính tả bài “Cô gái của tương lai”, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai ( VD: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
2. Biết viết chữ hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta.
3. Giáo dục HS có ý thức rèn chữ hoa và cẩn thận khi viết bài.
II- Chuẩn bị:
- Bảng nhóm kẻ sẵn bài tập 3 - SGK
III- Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Kiểm tra: Cho HS kể tên một vài huân chương có trong tiết trước
...
2. Bài mới: (30’) - Giới thiệu, ghi bài.
- GV đọc bài viết. "Cô gái của tương lai"
- Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung đoạn viết - Hướng dẫn viết từ khó: in-tơ-nét, ốt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên
- GV đọc cho HS viết.
- Chấm chữa 1/2 lớp.
3. Luyện tập: 
BT2a: Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho làm theo nhóm 
- GV dán các cụm từ lên bảng
- Cho trình bày, GV chốt ý đúng
* Củng cố cách viết hoa các huân chương (gồm hai bộ phận cấu tạo huân chương là từ Huân chương và từ chỉ loại huân chương ấy)
BT3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Cho làm theo nhóm.
- Cho trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng: a- Huân chương Sao vàng; b- Huân chương Quân công, c- Huân chương Lao động.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét bài viết của HS.
- Dặn dò HS về nhà làm lại BT2.
- 1HS kể, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thầm bài viết. 
- HS trả lời
- HS viết bảng con
- HS gấp SGKvào rồi viết. Soát lỗi.
BT2: 1 HS đọc yêu cầu, 1HS đọc đoạn văn
- HS làm theo nhóm bàn (2’).
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
+ Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Huân chương Sao vàng, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất.
BT3: 1 HS đọc, 1 HS đọc mẩu tin SGK, lớp đọc thầm. “Nhà môi trường 18 tuổi”
- HS trao đổi theo cặp (2’)
- Các cặp trình bày, nhận xét, bổ sung.
- 1-2 HS nêu sự khác biệt giữa các huân chương.
Thể dục
Bài 59: Môn thể thao tự chọn: Đá cầu 
Trò chơi "lò cò tiếp sức"
I - Mục tiêu:
 - Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân, yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước.
 - Chơi trò chơi "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tưong đối chủ động .
 - Giáo dục HS ý thức trong tập luyện. 
II - Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi; mỗi HS một quả cầu.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 6- 10'
- Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2'.
- Chạy chậm vòng quanh sân tập.
- Khởi động:
2.Phần cơ bản: 18- 22’
a) Môn đá cầu: 14 -16’
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân (10 -12')
- Thi phát cầu bằng mu bàn chân (3- 4')
b) Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”(5- 6’)
3. Phần kết thúc: 4 - 6' 
- Thả lỏng
- Củng cố bài 
- Lớp trưởng điều khiển: Tập hợp 3 hàng dọc rồi báo cáo.
- Đội hình vòng tròn từ 1 hàng dọc.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp
- Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị sẵn
- HS nhắc lại động tác đá cầu. Chia tổ tập luyện, GV quan sát sửa chữa, uốn nắn.
- Cho HS chia làm hai đội có tổ trọng tài.
- Các đội có 4 người lần lượt từng người phát cầu mỗi người phát 3 quả.
- GV nêu tên trò chơi
- HS nhắc lại cách chơi.
- Thi chơi.
- Cho HS làm động tác thả lỏng
- HS nhắc lại nội dung.
- GV nhận xét đánh giá, dặn dò về nhà: Ôn động tác đá cầu bằng mu bàn chân. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 30 hai buoi.doc