Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 27

Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 27

TOÁN

 Luyện tập.

I-Mục tiêu: Giúp HS:

-Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

-Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.

-Bài tập cần làm 1,2,3.

Học sinh khá giỏi có thể làm bài 4

II-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ: 5phút

-Nêu quy tắc và viết công thức tính vận tốc.

-Một HS chữa bài 3 SGK.

-GV nhận xét cho điểm.

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai,ngày 12 tháng 3 năm 2012.
Toán
 Luyện tập.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
-Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.
-Bài tập cần làm 1,2,3.
Học sinh khá giỏi có thể làm bài 4
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5phút
-Nêu quy tắc và viết công thức tính vận tốc.
-Một HS chữa bài 3 SGK.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
*HĐ1: Thực hành –luyện tập.	15 phút
Bài 1:
-HS đọc y/c bài tập.
-Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
-Đơn vị của vận tốc trong bài là gì?
-Có thể tính vận tốc bằng m/giây được không?Tính bằng cách nào?
-HS so sánh tính bằng đơn vị nào tiện hơn?
Bài 3:
-Muốn tìm vận tốc của ô tô ta làm thế nào?
-Quảng đường người đó đi ô tô tính bằng cách nào?
-Thời gian đi bằng ô tô là bao nhiêu?
*HĐ2: Chữa bài. 	12phút
Bài 1:
-HS đọc y/c bài tập.
-HS chữa bài,cả lớp và GV nhận xét bài làm của bạn.
Liên hệ thực tế: Trên thực tế đà điểu là loại động vật chạy nhanh nhất.
Bài 2:
-HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
-Các HS khác nhận xét và chữa bài.
-Vận tốc 35 m/giây cho biết điều gì?
Bài 3:
Bài 4:
-Gọi 2 hS lên bảng tính: 1 HS tính vận tốc bằng km/giờ;1 HS tính bằng m/phút.
-GV nhận xét,cho điểm.
III-Củng cố,dặn dò:	2 phút
-HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc.
-Muốn đổi đơn vị vận tốc từ km/phút ra km/giờ ta làm thế nào?(lấy vận tốc nhân với 60).
-Vận tốc của một chuyển động cho biết điều gì?
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
Khoa học
 Cây con mọc lên từ hạt.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm:vỏ,phôi,chất dinh dưỡng dự trữ.
II-Đồ dùng:
-HS chuẩn bị hạt đã gieo từ tiết trước.
-GV chuẩn bị: Ngâm hạt lạc qua một đêm.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 	4phút
-Thế nào là sự thụ phấn?
-Thế nào là sự thụ tinh?
-Hạt và quả hình thành như thế nào?
-Em có nhận xét gì về các loài hoa thụ phấn nhờ gió và các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng?
B-Bài mới: phút
*HĐ1: Cấu tạo của hạt.	10 phút
-HS hoạt động theo nhóm 4.
-GV phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc đã ngâm qua một đêm.
-GV h/d HS bóc vỏ hạt,tách hạt làm đôi và cho biết đâu là vỏ,phôi,chất dinh dưỡng.
-HS lên bảng chỉ vào từng bộ phận của hạt.
-GV kết luận: Hạt gồm có 3 bộ phận:bên ngoài cùng là vỏ hạt,phần màu trắng đục nhỏ phía trên đỉnh ở giữa khi ta tách hạt ra làm đôi là phôi,phần hai bên chính là chất dinh dưỡng của hạt.
-HS đọc bài tập 2 trang 108 và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ tương ứng với hình nào?
*HĐ2: Quá trình phát triển thành cây của hạt.	10 phút
-GV cho HS hoạt động trong nhóm 4: Quan sát hình minh họa trang7 trang 109 SGK và nói vè sự phát triển của hạt mướp từ khi gieo hạt xuống đất cho đến khi mọc thành cây,ra hoa,kết quả.
-HS trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét,khen ngợi các nhóm tích cực làm việc,trình bày rõ ràng.
*HĐ3: Điều kiện nảy mầm của hạt. 	7phút
-GV kiểm tra việc HS gieo hạt ở nhà như thế nào?
-HS giới thiệu về cách gieo hạt của mình theo từng phần: 
+Tên hạt được gieo.
+Số hạt được gieo.
+Số ngày gieo hạt.
+Cách gieo hạt.
+Kết quả.
-GV đưa ra 4 cốc ươm hạt có ghi rõ các điều kiện ươm hạt:
Cốc 1: đất khô.
Cốc 2: đất ẩm,nhiệt độ bình thường.
Cốc 3: đặt ở dưới bóng đèn.
Cốc 4: đặt vào tủ lạnh.
-HS quan sát và nhận xét sự nảy mầm và phát triển của hạt.
IV-Củng cố,dặn dò:3 phút
-Hạt gồm những bộ phận nào?
-Nêu các điều kiện nảy mầm của hạt?
-GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà học bài và tìm hiểu về những loại cây nào mà có cây con không mọc lên từ hạt.
Tập đọc
Tranh làng Hồ.
I-Mục tiêu:
-Đọc lưu loát,diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi,tự hào.
-Hiểu ý nghĩa của bài văn: ca ngợi và biết ơn các nghệ sĩ làng Hồ đã tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II-Đồ dùng: 
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5phút
-Gọi 2 hS lần lượt đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
-Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
-Bài văn nói lên điều gì?
B-Bài mới:
*HĐ1: Luyện đọc. 10phút
-HS đọc bài văn.
-HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu về mỗi bức tranh làng Hồ.
-HS đọc đoạn nối tiếp.
Đoạn 1: Từ đầu...tươi vui.
Đoạn 2: Tiếp theo....gà mái mẹ.
Đoạn 3: Phần còn lại.
-Luyện đọc từ ngữ: Chuột,ếch,lĩnh...
-HS đọc trong nhóm.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
*HĐ2: Tìm hiểu bài. 10phút
-Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê VN?
- GV: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
-Kĩ thuật tậomù của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
-Tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
-Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- GV: Có yêu mến cuộc đời, quê hương thì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ mới tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng - "Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân".
	- GV nêu tên một số nghề truyền thống và địa phương làm nghề đó: Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc, nghề gốm ở Bát Tràng, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc...
*HĐ3: Đọc diễn cảm. 7 phút
-HS đọc diễn cảm bài văn.
-GV đưa bảng phụ chép doạn cần luyện đọc và h/d HS luyện đọc.
-HS thi đọc.
-GVnhận xét,khen những HS đọc hay.
IV-Củng cố,dặn dò: 3 phút
-Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn?
-GV nhận xét tiết học.
Thứ ba,ngày 13 tháng 3 năm 2012.
Toán
Quảng đường.
I-Mục tiêu: Giúp HS.
-Biết tính quảng đường đi được của một chuyển động đều.
Bài tập cần làm bài 1;2
Học sinh khá giỏi có thể làm bài 3
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 	5phút
-HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
-Gọi 1 HS làm bài tập 1 SGK.
B-Bài mới: phút
*HĐ1: Giới thiệu khái niệm quảng đường. 	12phút
Bài toán 1: 
-GV nêu bài toán trong SGK lên bảng.
-Bài toán hỏi gì?
-HS nêu cách tính và tính.
-Từ cách làm trên để tính quảng đường ô tô đi được ta làm thế nào?
-GV ghi bảng: S = v x t.
Bài toán 2:
-Gọi HS đọc đề toán.
-HS vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán.
-Một HS lên bảng chữa bài,Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
Lưu ý: HS có thể đổi số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = 5/2 giờ.
*HĐ2: Thực hành- luyện tập.	 15phút
Bài 1:
-Gọi HS nêu cách tính quảng đường và công thức tính quảng đường.
-HS làm và chữa bài.
Bài 2:
 GV lưu ý HS số đo thời gian và vận tốc phải cùng một đơn vị đo thời gian.
	- GVHDHS 2 cách giải bài toán:
	Cách 1: Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ:
	15 phút = 0,25 giờ.
	Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
	12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
	Cách 2: Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút:
	1 giờ = 60 phút.
	Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là:
	12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)
	Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
	0,21 x 15 = 3,15 (km)
-Có thể nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong bài này?
-Khi tính quảng đường,ta cần lưu ý điều gì về đơn vị thời gian trong số đo thời gian và số đo vận tốc?
Bài 3: GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ: 11 giờ – 8 giờ 20 phút.
III-Củng cố,dặn dò:	3 phút
-HS nêu lại cách tính và công thức tính quảng đường.
-GV nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Truyền thống.
I-Mục tiêu: 
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ ca dao quen thuộc theo yêu cầu của bài tập 1;điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao,tục ngữ(BT2).
HS khá ,giỏi thuộc một số câu tục ngữ,ca dao trong BT!,BT2.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 	5phút
-Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn ngắn đã viết về tấm gương hiếu học,có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
B- Bài mới: phút
* Hướng dẫn HS làm bài tập. 	27phút
Bài 1:
-HS đọc y/c bài tập: Với nội dung mỗi dòng,em hãy tìm một câu tục ngữ để minh họa.
-HS trình bày kết quả,GV chốt lại những câu HS tìm đúng
a. Yêu nước: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
b.Lao động cần cù:
 Có làm thì mới có ăn.
 Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
Đoàn kết:
 Một cây làm chẳng nên non.
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Nhân ái.
 Thương người như thể thương thân.
 Lá lành đùm lá rách.
Bài 2:
-HS đọc bài tập 2.
-Tìm những chữ còn thiếu điền vào chỗ trống trong các câu đã cho.
-HS làm bài và trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
*Các chữ cần điền vào các từ hàng ngang là: cầu kiều;khác giống;núi ngồi;xe nghiêng;thương nhau;cá ươn;nhớ kẻ cho;nước còn;lạch nào;vững như cây;nhớ thương; thì nên;ăn gạo;uốn cây;cơ đồ;nhà có nóc.
*Dòng chữ được tạo thành theo hình chữ S là: Uống nước nhớ nguồn.
III-Củng cố,dặn dò: 	3phút
-GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà học thuộc các câu tục ngữ,ca dao đã học.
Lịch sử
Lễ kí hiệp định Pa-ri.
I-Mục tiêu: Sau bài học HS :
-Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải ký Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh,lập lại hòa bình ở Việt Nam:những điểm cơ bản của hiệp định,ý nghĩa của hiệp định.
-HS khá .giỏi biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa -ri về chấm dứt chiến tranh ,lập lại hòa bình ở Việt Nam:Thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam- Bắc trong năm 1972.
II-Đồ dùng: 
-Hình minh họa trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 	5phút
-Mĩ có âm mưu gì khi ném bom Hà Nội và các vùng phụ cận?
-Thuật lại trận chiến ngày 26-12-1972 của nhân dân Hà Nội.
-Tại sao ngày 30-12-1972 Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
B-Bài mới: 	phút
*HĐ1: Vì sao Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri?	12 phút
-HS đọc SGK và rút ra câu trả lời.
-Hiệp định Pa- ri được kí kết ở đâu? Vào ngày nào?
-Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa- ri về chấm dứt chiến tranh,lập lại hòa bình ở VN?
-Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí hiệp định Pa- ri.
-Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973,gióng gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954?
*HĐ2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định Pa- ri.	15 phút
-HS thảo luận theo nhóm 4,đọc SGK và thảo luận :
+Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp Định Pa-ri.
+ Nội dung Hiệp định Pa- ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
+Hiệp định Pa- ri có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta?
IV-Củng cố,dặn dò: 	3phút
-GV nhận xét tiết học.
-Sưu tầm tranh ảnh,thông tin tư liệu về cuộc tấn công vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.
Đạo đức
Em yêu hòa bình.(Ti ... hút - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút.
	4 giờ 45 phút = 4,75 giờ.
	- GV cho HS làm tiếp rồi chữa bài.
*HĐ2: Chữa bài.	12phút
Bài 1: 
-HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-HS làm bài và giải thích cách làm.
* HDHS: v = 32,5 km/giờ; t = 4 giờ thì s = 32,5 x 4 = 130 (km).
	- GV lưu ý HS đổi đơn vị ở cột 3 trước khi tính: 
	36 km/giờ = 0,6 km/phút hoặc 40 phút = giờ.
	- Gọi HS đọc kết quả và nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: 
- GV cho HS làm tiếp rồi chữa bài.
-HS chữa bài trên bảng.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
-Lưu ý: Với dạng bài toán có hai cách đổi đơn vị,ta phải lựa chọn cách nào cho kết quả chính xác và nhanh nhất.
Bài 3: 
-Bài toán thuộc dạng nào đã biết?
-Có nhận xét gì về đơn vị thời gian trong số đo thời gian và trong số đo vận tốc?
-Đã có thể thay ngay vào công thức chưa?Cần phải làm gì?
-Có mấy cách giải? Cách nào thuận tiện hơn?
-HS trình bày các cách giải.
Bài 4:
Lưu ý: Vì đơn vị vận tốc là m/giây;nên đổi 1 phút 15 giây ra giây là tiện hơn cả.
III-Củng cố.dặn dò: 	3phút
Ôn lại cách tính quảng đường đã học.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I-Mục tiêu:
-Tìm và kể một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người VN hoặc một kĩ niệm với thầy cô giáo.
-Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 	3phút
-Gọi 2 HS lần lượt kể một câu chuyện đã được nghe,được đọc về truyền thống hiếu học.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới: phút
*HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu:	10 phút
-Gọi 2 HS đọc đề bài ghi trên bảng lớp.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: 
Đề 1: Trong cuộc sống,Tôn sư trọng đạo.
Đề 2: kỉ niệm,thầy giáo hoặc cô giáo,lòng biết ơn.
-HS đọc gợi ý trong SGK.
-HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
-HS lập dàn ý câu chuyện.
*HĐ2: HS kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.	20 phút
-HS kể chuyện trong nhóm.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-GV nhận xét,khen những HS có câu chuyện hay,kể hấp dẫn và nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
III-Củng cố,dặn dò: 	2phút
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân,xem trước y/c tranh minh họa tiết kể chuyện tuần 21.
Thứ năm,ngày 15 tháng 3 năm 2012.
Tập làm văn
Ôn tập về tả cây cối
I-Mục tiêu:
-Biết được trìng tự tả,tìm hình ảnh so sánh,nhân hóa tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
-Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 	5phút
-Gọi 2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết lại của tiết TLV trước.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới: phút
* Luyện tập:	25 phút
Bài 1: 
-HS đọc y/c và đọc bài Cây chuối mẹ.
-GV treo lên bảng kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.
-HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Cây chuối trong bài được tả theo từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con-cây chuối to-cây chuối mẹ.
+Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác....
+Hình ảnh so sánh trong bài:
. Tàu lá nhỏ xanh lơ,dài như lưỡi mác...
. Các tàu lá ngả ra...như những cái quạt lớn.
. Cái hoa thập thò,hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
+Hình ảnh nhân hóa trong bài: đỉnh đạc,cổ,hơn hớn,bận,nách,khẽ khàng...
Bài 2:
-HS đọc y/c bài tập.
-Khi tả ,các em có thể tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian.
-HS viết và trình bày đoạn văn vừa viết.
-GV nhận xét và chấm một số đoạn văn.
III-Củng cố,dặn dò: 	5phút
-GV nhận xét tiết học.
-Những bạn viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
-Chuẩn bị cho tiết Viết bài văn tả cây cối.
Toán
Thời gian
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
-Bài tập càn làm:1(cột 1,2),2.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
Bài cũ: 	3phút
-HS nhắc lại công thức tính vận tốc và quảng đường.
-Một HS ghi công thức trên bảng lớp.
B. Bài mới: phút
*HĐ1: Hình thành cách tính thời gian.	18 phút
Bài toán 1:
-Gọi một HS đọc đề bài,cả lớp tự giải.
-Đề bài hỏi gì?
-Vận tốc 42,5 km/giờ cho biết điều gì?
-Vậy để biết ô tô đi quảng đường trong mấy giờ ta làm thế nào?
-Dựa vào cách làm trên hãy nêu cách tính thời gian của một chuyển động?
-GV nêu công thức: t = S : v.
-Gọi HS nhắc lại và viết vào vở.
Bài toán 2: 
-GV nêu bài toán;yêu cầu một HS đọc lại.
-HS dựa vào công thức giải và trình bày bài giải.
-Từ công thức tính vận tốc hãy suy ra công thức tính vận tốc và quảng đường?
-HS nêu,GV viết lên bảng.
V = S : t
S = v x t t = S : v
*HĐ2: HS làm bài tập. 	12phút
Bài tập 1:
	- HS làm bài tập và chữa bài:
- Lưu ý: HS có thể làm: 81 : 36 = (giờ0 = (giờ) hoặc: 81 : 36 = 2,25 (giờ)
Bài tập 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài lên bảng.
III-Củng cố,dặn dò: 	2phút
-Ôn lại cách tính vận tốc.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I-Mục tiêu:
-Hiểu thế nào là liên kết cau trong bài bằng phép nối,tácdụng của phép nối.Hiểu biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu;thực hiện được các yêu cầu ở mục III.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 	5phút
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng các câu ca dao tục ngữ trong BT 2 tiết trước.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới: phút
*HĐ1: Phần nhận xét:	12 phút
Bài 1:
-HS đọc y/c của đề bài và đọc đoạn văn.
-Chỉ rõ tác dụng của quan hệ từ trong đoạn văn.
-HS làm và chữa bài.
-GV chốt lại kết quả đúng:
+Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1.
+Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
Bài 2: 
-HS đọc y/c bài tập 2.
-HS làm bài và trình bày kết quả.
-GV chốt lại các từ đúng: tuy nhiên,mặc dù,nhưng,thậm chí,cuối cùng,ngoài ra,mặt khác...
*HĐ2: Phần ghi nhớ 	3phút
-HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
-HS lấy ví dụ.
*HĐ3: Phần bài tập:	12 phút
Bài 1:
-HS đọc y/c bài tập.
-Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn.
-HS làm bài và trình bày kết quả bài làm.
-GV nhận xét,chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: 
-HS đọc y/c bài tập,đọc mẫu chuyện vui.
-Tìm chỗ dùng sai từ đã nối,chữa lại cho đúng.
-GV nhận xét,chốt lại kết quả đúng: Thay từ nhưng bằng từ vậy hoặc vậy thì,nếu thế thì,nếu vậy thì.
III-Củng cố,dặn dò: 	3phút
-GV nhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ nối khi viết câu,đoạn,bài,tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
Thứ sáu,ngày 16 tháng 3 năm 2012.
Tập làm văn
Tả cây cối (Kiểm tra viết)
I-Mục tiêu: 
- HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng,đủ ý,thể hiện được những quan sát riêng,dùng từ đặt câu đúng.Câu văn có hình ảnh,cảm xúc.
II-Hoạt động dạy học:
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài.	7 phút
-HS đọc đề bài và đọc gợi ý(Đề bài ở SGK).
-Một số HS trình bày ý kiến về đề bài mình chọn.
*HĐ 2: HS làm bài. 	26phút
III-Củng cố,dặn dò: 	2phút
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc đã học.
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết tính thời gian của chuyển động.
-Biết mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quảng đường.
-Bài tập cần làm:1,2,3.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 	5phút
-Gọi vài HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
-Một HS trình bày cách rút ra công thức tính vận tốc,quảng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.
B-Bài mới: phút
*HĐ1: HS làm bài tập. 	12Phút
Bài 1:
-Yêu cầu HS mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường
VD: a. 4,35 giờ = 4 giờ 21 phút.
Bài 3:
- GVHDHS tính: 72 : 96 = (giờ)
	 giờ = 45 phút
*HĐ2: HS chữa bài.	15 phút
Bài 1:
-Yêu cầu HS mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường
VD: a. 4,35 giờ = 4 giờ 21 phút.
-HS nêu cách đổi thời gian đó.
Bài 2: Khi làm bài,quảng đường và vận tốc cần tính theo cùng một đơn vị độ dài.
Lưu ý:Khi tính thời gian của chuyển động đều,cần chú ý:
+Vận tốc và quảng đường phải tính theo cùng một đơn vị đo độ dài.
+kết quả tính phải ghi rõ tên đơn vị thời gian.
+Một số trường hợp cần viết số đo thời gian theo cách thông thường để hiểu rõ.
Bài 3:
- GVHDHS tính: 72 : 96 = (giờ)
	 giờ = 45 phút
Bài tập 4:
- GVHDHS đổi: 420 m/phút = 0,42 km/phút hoặc 10,5 km = 10500 m.
	- áp dụng công thức tính: t = s : v để tính thời gian.
	- Kết quả là; 25 phút.
III-Củng cố,dặn dò:	3 phút
-Ôn lại công thức tính quảng đường,vận tốc,thời gian.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
Khoa học
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Quan sát và tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
-Biết một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
-Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
II-Đồ dùng:
-GV chuẩn bị: ngọn mía,củ khoai tây,củ riềng,lá bỏng...
-Thùng giấy có đựng sẵn đất.
III- Hoạt động dạy học:
Bài cũ: 	3phút
-HS thực hành tách 1 hạt lạc và nêu cấu tạo của hạt.
-Mô tả quá trình hạt mọc thành cây.
-Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
Bài mới: 	phút
*HĐ1: Nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.	15 phút
-GV cho HS hoạt động theo nhóm 4: Quan sát và tìm xem chồi cây có thể mọc lên từ vị trí nào của thân,cây, củ.
-HS đại diện các nhóm lên trình bày trên vật thật.
-Người ta trồng cây mía bằng cách nào?
-Người ta trồng hành bằng cách nào?
-HS chỉ vào từng hình minh họa trang 110,SGk và trình bày:
+Tên cây hoặc củ được minh họa.
+Vị trí của chồi có thể mọc ra từ cây,củ đó.
*HĐ2: Cuộc thi: Người làm vườn giỏi. 	15phút
-HS thảo luận theo nhóm đôi về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.
-HS nêu tên một số cây trồng có cây con mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ.
-GVnhận xét,khen những em ham học hỏi,biết cách quan sát.
HĐ 3: Thực hành : Trồng cây.
-GV tổ chức cho HS trồng cây từ bộ phận của cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp.
-Hướng dẫn HS cách làm đất.
-Yêu cầu HS rửa tay sạch sau khi làm đất xong.
-Cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp.
IV- Củng cố,dặn dò: 	2phút
-GV nhận xét tiết học.
-Học thuộc mục bạn cần biết;tìm hiểu về sự sinh sản của động vật,sưu tầm tranh ảnh về các loại động vật khác nhau.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
Mục tiêu: 
- Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học :
 *Hoạt động 1: Lớp trởng nhận xét chung 	15phút
Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 + Thực hiện các quy định của đội
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập 
*Hoạt động 2: Đề ra kế hoạch tuần tới 	15phút
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(11).doc