Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 31 - Trường TH Nguyễn Trường Tộ

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 31 - Trường TH Nguyễn Trường Tộ

 Tập đọc:

 CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I.MỤC TIÊU:

1/KT, KN :

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhâ vật.

 - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

*HSKT: Biết đọc chữ cái, tiếng, từ, câu

2/T Đ : Khâm phục tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước của bà Nguyễn Thị Định

II.CHUẨN BỊ :

Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 31 - Trường TH Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO GIẢNG: TUẦN 31
 ( Từ ngày 19 /4 đến 23 /4 / 2010 )
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
Hai
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Đạo đức
 Công việc đầu tiên
 Phép trừ 
Ôn tập: Thực vật và động vật 
 Bảo vệ tài nguyên TN ( T2)
Ba
Thể dục 
Luyện từ & câu
Toán
Chính tả
Lịch sử
 Bài 61
Mở rộng vốn từ : Nam và nữ
 Luyện tập
Nghe- viết: Tà áo dài VN 
 Ôn tập LS nước ta từ giữa TK XIX đến nay
Tư
Tập đọc
Kể chuyện
Toán 
Địa lí
Kĩ thuật 
 Bầm ơi 
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
Phép nhân
Châu Mĩ
Lắp rô-bốt (T2)
Năm
Thể dục 
Tập làm văn
Toán 
Khoa học
Mĩ thuật
Bài 62
 Ôn tập về tả cảnh
 Luyện tập
 Môi trường
Vẽ tranh đề tài: “Ước mơ của em ”
Sáu
Toán 
Luyện từ & câu
Tập làm văn
Âm nhạc
SHTT
 Phép chia 
 Ôn tập dấu câu: Dấu phẩy
 Ôn tập về tả cảnh
 Ôn tập bài hát : Dàn đồng ca mùa hạ. Nghe nhạc
Thứ hai.ngày 19 .tháng 4.năm 2010
 Tập đọc: 
 CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I.MỤC TIÊU:
1/KT, KN :
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhâ vật.
 - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
*HSKT: Biết đọc chữ cái, tiếng, từ, câu
2/T Đ : Khâm phục tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước của bà Nguyễn Thị Định
II.CHUẨN BỊ :
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
- Đọc bài: Tà áo dài VN + trả lời câu hỏi
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học : 1’
b.Các hoạt động:
HĐ 1:Luyện đọc : 10-12’
HS lắng nghe
*HSKT: Biết đọc chư cái, tiếng, từ, câu
- 1 HS đọc toàn bài
GV đưa tranh minh họa và giới thiệu về tranh
- HS quan sát + lắng nghe 
-GV chia 3 đoạn 
Đoạn 1: Từ đầugiấy gì.
Đoạn 2:Tiếp đórầm rầm.
Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đánh dấu trong SGK
- HS nối tiếp nhau đọc 
Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai 
+ HS đọc các từ ngữ khó :Truyền đơn, lính mã tà, thoát li, rủi
+ HS đọc phần chú giải
- HS đọc theo nhóm 2
- 1HS đọc cả bài
GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ 2:Tìm hiểu bài : 10-12’
 HS đọc thầm và TLCH
Đoạn 1 + 2: 1 HS đọc- Cả lớp đọc thầm.
H1 Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
- Rải truyền đơn
H2 Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
H3 Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận.tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất.Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng sáng.
Đoạn 3: 1HS đọc -Cả lớp đọc thầm
H4 Vì sao chị Ut muốn được thoát li?
- Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng.
HĐ 3:Đọc diễn cảm ;7-8’
HD HS đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp đọc
Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc đoạn : Anh lấy từ ... biết giấy gì.
- Đọc theo hướng dẫn GV 
Cho HS thi đọc
- HS thi đọc 
Nhận xét + khen những HS đọc hay
- Lớp nhận xét 
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại nội dung bài
Toán :
 PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
 Bài tập cần làm: Bài1; 2; 3.
*HSKT: Biết làm BT1a
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết các tính chất của phép trừ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5'
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
H Đ 2 : Thực hành : 29-31’
 Tương tự tiết ôn tập về phép cộng. 
- 2HS làm bài 1,2
 Nhận xét –ghi điểm
*HSKT: Biết làm BT1a
- GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép trừ... (như trong SGK).
Bài 1: Tính: Cho HS tự tính, thử lại rồi chữa bài (theo mẫu).(Cá nhân)
Bài 1:HS lần lượt lên bảng làm. Nhận xét- sửa sai.
 Cả lớp tự tính, thử lại rồi chữa bài
Bài 2:Tìm x: ( Cá nhân ). Khi chữa bài nên cho HS củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
Bài 2: 2HS lên bảng làm.Cả lớp làm vào vở.
x + 5,84 = 9,16
x = 9,16 - 5,84
x = 3,32
x - 0,35 = 2,55
x = 2,55 + 0,35 
x = 2,90
 HS nhận xét -sửa sai. 
Bài 3: ( Nhóm đôi) 1HS đọc đề bài – Nêu yêu cầu BT. Nhóm thảo luận. 
Bài 3: Đại diện nhóm lên bảng làm:
Cả lớp nhận xét- sửa sai.
Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số: 696,1 ha
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học- Tuyên dương
- Nêu lại cách trừ phân số, số thập phân.
 Khoa học: 
 ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
 I. MỤC TIÊU : Ôn tập về :
1/ KT, KN : 
Một số hoa thụ phấn ngờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Một số loài động vật đẻ con, một số loài động vật đẻ trứng.
Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện. 
2/ TĐ : Yêu quý và bảo vệ động thực vật.
II. CHUẨN BỊ :
- Hình trang 124, 125, 126 SGK.
- Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2 : Làm BT 1 : 7-8’
- KT 2HS Bài: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú. Nhận xét - Ghi điểm
- 2HS đọc BT1, lớp đọc thầm
- HS làm vào phiếu
1. Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đâyphù hợp với chỗ ..... nào trong câu.
a) Sinh dục 
b) Nhị 
c) Sinh sản
d) Nhuỵ
Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ 
- 1,2 HS đọc lại BT đã điền
HĐ 3 : Làm BT 2 : 4-5’
- HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 2và TL câu hỏi 
- Nhị phù hợp với số thứ tự nào trong hình?
- Nhuỵ phù hợp với số thứ tự nào trong hình?
- Nhị phù hợp với số 2.
- Nhuỵ phù hợp với số 1.
HĐ 4 : Làm BT 3 : 4-5’
- HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 3 và TL câu hỏi 
Hỏi: Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng?
- Cây hoa hồng, hoa hướng dương thụ phấn nhờ côn trùng; cây ngô thụ phấn nhờ gió
HĐ 5 : Làm BT 4 : 7-8’
- HS làm bài theo nhóm 4
- HS làm vào phiếu học tập.
Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ ..... nào trong câu.
a) Trứng b) Thụ tinh c) Cơ thể mới
d) Tinh trùng e) Đực và cái
- Đa số loài vật được chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.
- 1,2 nhóm đọc bài của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 6 : Làm BT 5 : 4-5’
Hỏi: Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con?
- HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 5 và TL câu hỏi : 
.Động vật đẻ con.hươu cao cổ và sư tử.Động vật đẻ trứng là chim cánh cụt và cá vàng.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài ôn tập.
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức :
 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU :
1/KT,KN :
Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
2/TĐ : 
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi phá hoại lãng phí tài nguyên thiên nhiên
 + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là sử dụng tiết kiệm, phù hợp, hợp lý, giữ gìn các tài nguyên.
II.CHUẨN BỊ :
+ Tranh ảnh các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
 + Giấy, bút dạ cho các nhóm 
+ Phiếu bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Bài cũ : 2-3’
-KT 2HS bài: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (T1). Nhận xét – Ghi điểm
2, Bài mới :
a) Giới thiệu bài : 1’
HĐ 6 : Việc làm nào góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên : 13-14’
- Đọc BT 4
- Phát cho HS các phiếu bài tập
- HS làm việc nhóm 2 , xác định việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc làm nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Hãy cho biết việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp.
 Các việc làm
Bảo vệ tài nguyên
Không bảo vệ tài nguyên
1. Không khai thác nước ngầm bừa bãi.
X
2. Đốt rẫy làm cháy rừng
X
3. Vứt rác thải, xác động vật chết vào nước ao hồ
X
4. Phun nhiều thuốc trừ sâu vào đất trồng
X
5. Xả nhiều khói vào không khí
X
6. Săn bắt, giết các động vật quý hiếm
X
7. Trồng cây gây rừng
X
8. Sử dụng điện hợp lý
X
9. Phá rừng đầu nguồn
X
10. Sử dụng nước tiết kiệm
X
11. Xây dựng, bảo vệ các khu bảo tồn quốc gia vườn quốc gia thiên nhiên
X
- HS trình bày kết quả
GV đọc lần lượt từng ý với mỗi ý gọi 1 HS lên bảng gắn băng giấy ghi ý đó vào cột
- HS lắng nghe, đối chiếu với kết quả đã làm của mình để gắn ý kiến cho đúng, các HS khác nhận xét, góp ý.
HĐ 7 : Báo cáo về tình hình bảo vệ tài nguyên ở địa phương : 14-15’
- HS trình bày kết quả bài tập thực hành ( đã giao ở tiết 1)
- 2, 3 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét,góp ý.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Hướng dẫn tHS treo bảng phụ trước lớp.
- Các HS vào làm việc theo nóm cùng tập hợp các tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Rồi liệt kê vào bảng. Sau đó thảo luận với nhau các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài nguyên đó.
Tài nguyên thiên nhiên
Biện pháp bảo vệ
Nước
Điện
Chất đốt
Rừng 
.
...........................
............................
- Đại diện từng nhóm lên trình bày ( mỗi lần chỉ nêu 1 tài nguyên và biện pháp). Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS nhắc lại các tài nguyên ở địa phương và những biện pháp bảo vệ.
3, Củng cố, dặn dò : 2-3’
- Nhận xét tiết học- Tuyên dương
Đọc lại ghi nhớ
Thứ ba .ngày 20 .tháng 4 .năm 2009
 Luyện từ và câu: 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I.MỤC TIÊU:
1/KT,KN :
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ VN
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2 (BT3)
* HSKT: Biết đọc các câu tục ngữ ở BT2
2/TĐ : Yêu thích sự phong phú của TV
II.CHUẨN BỊ :
Bút dạ và một vài tờ giấy kẻ bảng nội dung BT1a.
Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT3.
I ... 5 
 = 7,275
b) ( 3,125 + 2,075) x 2 
 = 5,2 x 2
 = 10,4
Bài 3:( Nhóm đôi ) Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán thảo luận rồi giải 
Bài 3: Đại diện nhóm lên bảng làm.
 Cả lớp nhận xét -sửa sai
Bài giải:
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
77515000 x 1,3 :100=1007695(người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515000 + 1007695 = 78522695 (người)
Đáp số: 78 522 695 người
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
-Nhận xét tiết học.Tuyên dương 
- Tuyên dương những HS làm bài tốt
 Khoa học: 
 MÔI TRƯỜNG
 I. MỤC TIÊU :
1/ KT, KN :
Khái niệm về môi trường
Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
2/ TĐ : Biết bảo vệ và giữ gìn môi trường nhà trường, nhà ở, ngày càng trong lành, sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
-Thông tin và hình trang 128, 129, SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2 : Quan sát và thảo luận : 14-15’
-KT 2HS bài: Ôn tập:Thực vật và động vật .Nhận xét –Ghi điểm
- GV giao việc
- Đọc các thông tin trên và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ dưới đây ứng với hình nào.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 SGK.
a) Con người, thực vật, động vật,...
- Làng xóm, đồng ruộng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông,... 
- Nước, không khí, ánh sáng, đất,... Ứng với hình nào?
- Hình 1 – c; 
b) Con người, thực vật, động vật,...
- Nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông,...
- Nước, không khí, ánh sáng, đất,... Ứng với hình nào?
- Hình 2 – d
c) Thực vật, động vật,... ( sống trên cạn và dưới nước )
- Nước, không khí, ánh sáng, đất,... Ứng với hình nào?
- Hình 3 – a;
d) Thực vật, động vật,...( sống dưới nước)
- Nước, không khí, ánh sáng, đất,... Ứng với hình nào?
 Hình 4 – b.
- Đại diện nhómTL, mỗi nhóm nêu 1 đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì?
- HS trả lời
GV Kết luận : Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt : Môi trường tự nhiên ( Mặt Trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,...) và môi trường nhân tạo ( làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,...).
- HS trả lời
HĐ 3 : Thảo luận : 10-12’
- HS thảo luận nhóm 2
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
 + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
- 1số nhóm trả lời trước lớp.
GV tổng hợp những yếu tố môi trường chính ở xã Tam Quang
Liên hệ: Môi trường ở xã Tam Quang còn nhiều nơi chưa sạch 
-Hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường luôn sạch, đẹp?
-HS liệt kê như:chợ TQ ,dọc bờ sông , dọc đường đi, một số người dân không có ý thức bảo vệ môi trường
-HS trả lời :Không vứt rác bừa bãi trong vườn trường, ở nhà, nơi công cộng nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ MT
- 2HS đọc nội dung chính
3.Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- GV nhận xét tiết học.
********************************************************************
Thứ sáu .ngày 23 tháng 4 .năm 2010
 Toán :
 PHÉP CHIA
I.Mục tiêu: 
1/KT, KN : Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 3.
* HSKT: Biết thực hiện phép tính : Cộng, trừ, nhân hai số TN
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết các tính chất của phép chia
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: (4’) 
Cuối năm 2005 xã Kim Đường có 7500 người. Nếu tỉ lệ tăng dân số hàng năm của xã là 1,6% thì đến hết năm 2006 xã đó có bao nhiêu người.
 - 2HS làm bài
 Nhận xét –Ghi điểm
2 2. Bài mới:
* H Đ 1 : Giới thiệu bài mới: 1’
H Đ2: Củng cố kiến thức về phép chia các số tự nhiên, phân số, số thập phân 5-6’
-Hs trình bày những hiểu biết về phép chia như: Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết, đặc điểm của phép chia có dư.
HĐ 3 : Củng cố kĩ năng thực hành phép chia. : 24-25’
* HSKT: Biết thực hiện phép tính : Cộng, trừ, nhân hai số TN
Bài 1:Tính rồi thử lài ( theo mẫu )
(Cá nhân )
-GV yêu cầu Hs đọc đề bài và phân tích mẫu.
-Yêu cầu Hs tính và thử lại vào vở.
-Sửa bài, nhận xét. GV dẫn dắt để Hs tự nêu nhận xét về cách tìm số bị chia trong phép chia hết và phép chia có dư (phần chú ý SGK).
Bài 1:
-HS lần lượt lên bảng làm:
-Cả lớp làm bài vào vở.
+ Chú ý : Phép chia hết a: b = c, ta có
 a = c x b ( b khác 0)
-Phép chia có dư a : b = c + r (0 < r <b)
Bài 2:Tính (Cá nhân )
 -GV yêu cầu HS nêu cách chia hai PS.
Bài 2:. 
 -HS nêu cách chia hai PS
- 2HS lên bảng chữa bài.Cả lớp làm vào vở. Nhận xét -sửa sai
Bài 3: Tính nhẩm( Nhóm đôi )
HS thảo luận nhóm
Bài 3: 
- HS nêu lại cách chia nhẩm cho 0,1; 0,01; ; so sánh nhân nhẩm với 10, 100, phần b, dẫn dắt để Hs tìm được mối liên hệ giữa chia cho 0,25 và nhân với 4; chia cho 0,5 và nhân với 2 để thuận tiện khi nhân nhẩm.
-HS lần lượt đọc kết quả theo dãy.
3 : Củng cố, dặn dò : 1-2’
 Nhận xét tiết học – Tuyên dương
Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần của phép tính chia, một số tính chất của phép tính chia. 
 Luyện từ và câu: 
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I.MỤC TIÊU:
 1/ KT,KN:
Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy ( BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT2,3).
*HSKT: Biết đọc chữ cái, tiếng, từ, câu
2/ TĐ : yêu thích sự trong sáng của TV
II.CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy
3 tờ phiếu để HS làm BT1
2 tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 3 HS 
Nhận xét + cho điểm
- Đặt câu với nội dung các câu tục ngữ GV đọc 
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
b.Các hoạt động:
HĐ 1: Cho HS làm BT1: 8-9’
- HS lắng nghe
- GV đưa bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy lên
- 1 HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm 
- Quan sát + 1 HS đọc trên bảng phụ 
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS
- HS làm bài vào vở BT, 2HS làm vào phiếu
- HS trình bày 
- Lớp nhận xét 
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
HĐ 2: Cho HS làm BT2: 9-10’
2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT
Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh
GV dán bảng 3 tờ phiếu
HS làm vào vở Bt, 3 HS lên bảng làm vào phiếu.
Lời phê của xã ?
 Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò ?
- Bò cày không được,thịt.
 Lời phê trong đơn cần được viết ntn để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng ?
- Bò cày, không được thịt.
GV nhấn mạnh: Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại.
HĐ 3: Cho HS làm BT3: 9-10’
- GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai nên các em phải sửa lại
HS đọc yêu cầu của BT
Cho HS làm bài. GV dán 2 tờ phiếu lên bảng 
HS làm bài theo nhóm 2, 2HS làm vào phiếu
Trình bày
Câu dùng sai dấu phẩy
1,Sách Ghi-net ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
Sửa lại
1,Sách Ghi-net ghi nhận chị ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
2,Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một ...
2,Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một ...
3,Để có thể, đưa chi đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.
3,Để có thể đưa chi đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng các dấu phẩy 
- Nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
Tập làm văn: 
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
1/ KT,KN:
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
2/TĐ : Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên
II.CHUẨN BỊ :
Bảng lớp viết 4 đề văn. 
Một số tranh ảnh (nếu có) phục vụ yêu cầu của đề.
Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho 4 đề.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
- HS trình bày dàn ý 1 bài văn tả cảnh
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
b.Các hoạt động:
HĐ 1: Cho HS làm BT1: 7-8’
- HS lắng nghe
- GV chép 4 đề bài a, b, c lên bảng lớp
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
- HS chọn 1 trong 4 cảnh đã nêu lập dàn ý.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà
- Hs nói tên đề bài mà mình chọn
- Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 4 HS
- Dựa theo gợi ý 1,HS viết nhanh dàn ý, 4Hs làm vào phiếu.
- HS trình bày
- Lớp nhận xét 
- Nhận xét + bổ sung, hoàn chỉnh 4 dàn ý của HS trên bảng
HĐ 2: Cho HS làm BT2: 
Cho HS đọc yêu cầu của BT 
- Hs tự sửa dàn ý bài viết của mình.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
Dựa theo dàn ý đã lập, từng hS trình bày miệng bài văn tả cnảh của mình trong nhóm 4.
- Cho HS trình bày miệng dàn ý 
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong dàn ý 
Bình chọn người trình bày hay nhất. 
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học 
Dặn những HS viết chưa đạt về viết lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn trong tiết sau
 Sinh hoạt lớp
 I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua.
- Phương hướng tuần tới.
- Học sinh thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình để khắc phục , phát huy.
- Lên kế hoạch tuần 30
II. CHUẨN BỊ:
 - Nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định: Hát
2. Tiến hành
a. Nhận xét các hoạt động tuần qua.
- Cho học sinh nhận xét hoạt động tuần qua.
- GV đánh giá chung ưu điềm, khuyết điểm.
- Tuyên dương các cá nhân, tổ có nhiều thành tích, nhắc nhở một số em chưa chăm ( Luyến, Vệ, Châu, Khánh)
3. Rút kinh nghiệm cho tuần sau
4. Phương hướng tuần 32
 - Thi đua học tập giữa đôi bạn, nhóm, tổ
- Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
- Lao động vệ sinh trường lớp.
-Củng cố nề nếp lớp
5. Sinh hoạt văn nghệ:
- Cả lớp hát, múa những bài hát và trò chơi theo chủ điểm.
- Học sinh lắng nghe
- Các tổ trưởng lên nhận xét những việc đã làm được của tổ mình
- Lớp trưởng đánh giá.
- Bầu cá nhân, tổ, nhóm xs.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 31CKTKN.doc