Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần dạy số 26

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần dạy số 26

TẬP ĐỌC.

NGHĨA THẦY TRÒ

I-MỤC TIÊU:

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính cụ giáo Chu.

-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK

II-ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1-Bài cũ: (5p)

- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông.

-Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

-Theo em khổ thơ cuối nói lên điều gì?

2-Bài mới:

Hoạt động1: Giới thiệu bài(1p)

Hoạt động 2 : Luyện đọc và tìm hiểu bài(25p)

a) Luyện đọc

- Gọi 2 HS đọc đoạn văn,cả lớp đọc thầm theo.

- GV chia bài văn thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu.mang ơn rất nặng.

Đoạn 2: Tiếp theo . tạ ơn thầy.

Đoạn 3: Phần còn lại.

- HS đọc đoạn nối tiếp.

- Luyện đọc từ ngữ khó: Tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng.

- HS đọc đoạn trong nhóm.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần dạy số 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
Tập đọc.
Nghĩa thầy trò
I-Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính cụ giáo Chu.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II-Đồ dùng: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5p)
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông.
-Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
-Theo em khổ thơ cuối nói lên điều gì?
2-Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài(1p)
Hoạt động 2 : Luyện đọc và tìm hiểu bài(25p)
a) Luyện đọc
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn,cả lớp đọc thầm theo.
- GV chia bài văn thành 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu...mang ơn rất nặng.
Đoạn 2: Tiếp theo .... tạ ơn thầy.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc từ ngữ khó: Tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- HS đoc thầm và thảo luận theo nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi ở SGK.
? Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? (Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừngthọ thầy).Việc làm đó thể hiện điều gì? (Thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy-người đã dạy dỗ,dìu dắt họ trưởng thành)
Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?(Từ sáng sớm,các môn sinh.. cùng theo sau thầy)
? Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình hồi học vỡ lòng như thế nào? (Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vở lòng.).Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? (Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặngtạ ơn thầy.)
- HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét. GV kết luận ý đúng và giảng thêm về tình cảm của Thầy giáo Chu đối với Thầy giáo cũ của mình. 
? Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đâynói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
a)Tiên học lễ ,hậu học văn.
b)Uống nước nhớ nguồn.
c)Tôn sư trọng đạo.
d) Nhất tự vi sư ,bán tự vi sư.
- Em hiểu nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Em còn biết những câu thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung như vậy? (Không thầy đố mày làm nên, muốn sang thì bắc câu kiều,muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy .)
*Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn bồi đắp và nâng cao.Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
- Qua phần tìm hiểu bài em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì?
- Cho nhiều HS trả lời. GV ghi nội dung chính của bài lên bảng. (Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.)
Liên hệ ? Em đã tôn sư trọng đạo chưa? Em đã làm những gì để chứng tỏ mình là một HS tôn sư trọng đạo?
c) Đọc diễn cảm.
- HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn(từ sáng sớm...dạ ran)
- HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
3. Củng cố,dặn dò: (5p)
- Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò,truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
 ---------------------------------------
Toán
Nhân số đo thời gian với một số
Mục tiêu: 
- Biết:
- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- Bài tập cần làm: Bài1
II.Hoạt động dạy học.
 1. Bài cũ: ( 5p)
- Gọi 3 HS lên chữa bài 1b, 2,3 tiết luyện tập
- HS khác nêu cách thực hiện cộng trừ số đo thời gian
- GV nhận xét đánh giá
 2 Bài mới
Hoạt động1: Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số( 10p)
 VD1: GV cho HS đọc bài toán, nêu phép tính tương ứng
 1 giờ 10 phút x 3
 GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính
 Vậy 1 giờ 30 phút x 3 = 3 giờ 30 phút
VD2: Tương tự VD1
- Cho HS nhận xét nêu cách thực hiện
- Nhiều HS nhắc lại yêu cầu HS nhớ
Hoạt động2:. Luyện tập
Bài 1. Tính(10p) 
 HS tự làm bài,chữa bài
a) 3 giờ 12 phút x 3 b) 4,1 giờ x 6
4 giờ23phút x4 3,4 phút x 4
12 phút 25 giây x 5 9,5 giây x 3
Bài 2:((HS khá giỏi) (10p)
- Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách giải tự giải
GV chữa bài 
 Giải
 Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
 1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 75 giây
 = 4 phút 15 giây
 Đáp số: 4 phút 15 giây
3 Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học
- Dặn ghi nhớ cách thực hiện.
Khoa học.
 Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
I-Mục tiêu: 
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II-Đồ dùng:
-Hoa thật.
-Tranh ảnh về các loài hoa.
III-Hoạt động dạy học:
1 -Bài cũ(5p)
-Thế nào là sự biến đổi hóa học?
-Em hãy nêu tính chất của đồng và nhôm?
- Dung dich và hỗn hợp giống nhau ở chỗ nào và khác nhau ở chỗ nào?
2 -Bài mới:
Hoạt động1: Hoa đực và hoa cái(10p)
-Em hãy quan sát hình 1,2 trang 104 SGk và cho biết:
+ Tên cây.
+Cơ quan sinh sản của cây đó.
+Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?( 
+Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì?
+Trên cùng một loại cây, hoa được gọi tên bằng những loại nào?
- GV cho HS quan sát tranh hoa sen và hoa dâm bụt: HS thảo luận đâu là nhị đực,nhị cái.
- HS lên bảng chỉ trên bảng.
- Các em quan sát hai bông hoa mướp và cho biết hoa nào là hoa đực, hoa nào là hoa cái?
-Tại sao em phân biệt được hoa đực và hoa cái?
Hoạt động2: Phân biệt hoa có nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy(10p)
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 6:các nhóm cùng quan sát từng bông hoa chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhụy và phân các bông hoa thành hai loại: Hoa có cả nhị và nhụy; hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
- HS ghi nhanh vào bảng các loại hoa sưu tầm được vào bảng phân loại.
 Hoa có cả nhị và nhụy
 Hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
.........................................................
.........................................................
......................................................
....................................................................
......................................................................
.....................................................................
Hoạt động3: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính( 10p)
- GV: trên cùng một bông hoa mà vừa có cả nhị và nhụy ta gọi đó là hoa lưỡng tính.
- HS quan sát hình 6 SGK trang 105 để biết các bộ phận chính của hoa lưỡng tính.
- HS vẽ lại sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính vào vở.
- GV vẽ sơ đồ đó lên bảng; HS lên ghi phần chú thích vào sơ đồ và nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy.
3-Củng cố, dặn dò: (5p)
- Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
- Một bông hoa lưỡng tính gồm những bộ phận nào ?
- Nhận xét tiết học
_____________________________
Đạo đức
Em yêu hòa bình (tiết1)
I-Mục tiêu
- Biết được ý nghĩa của hòa bình.
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
* KNS: Kĩ năng xác định giá trị của hoà bình,yêu hoà bình, tìm kiếm và xử lí thông tin
 Kĩ năng hợp tác với bạn bè
II-Hoạt động dạy học
1-Bài cũ( 5p)
-Tổ quốc đã mang lại những gì cho bản thân em?
-Em dự địng,sau này sẽ làm gì cho Tổ quốc?
2Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Phân tích thông tin, tư liệu(KNS)( 8p)
GV cho HS quan sát tranh ảnh. Và trả lời câu hỏi em thấy những gì trong tranh ảnh đó?
 HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm 4 theo các câu hỏi sau:
 - Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân,đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh?
 - Những hậu quả mà chiến tranh để lại?
 - Để thế giới không còn chiến tranh ,để mọi người sống hòa bình ấm no,hạnh phúc,trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần làm gì?
 - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả ,nhóm khác nhận xét bổ sung
 GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát,đau thương,chết chóc,bệnh tật,đói nghèo,thất họcVì vậy chúng ta phải cùng nhau bạo vệ hoà bình,chống chiến tranh.
Hoạt động 2: ý nghĩa của hòa bình,hậu quả của chiến tranh.( 10p)
- HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập 1,2 VBT.(KNS)
- GV nêu câu hỏi:
+Vì sao chúng ta cần yêu hòa bình?
+Những hành động việc làm nào thể hiện lòng yêu hòa bình?
- GV đọc từng ý kiến ở bài tập 1, yêu cầu HS bày tỏ thái độ .Sau mỗi ý kiến GV yêu cầu HS giải thích lí do vì sao tán thành hay không tán thành.
 - GV nhận xét và chốt lại kiến thức:Các ý kiến a,d là đúng, các ý kiến b,c là sai trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình
 -HS làm việc cá nhân.( BT2)
 - Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh
 - Một số HS trình bày ý kiến trước lớp,cả lớp nhận xét bổ sung
 - GV kết luận: Để bảo vệ hoà bình,trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hàng ngày,trong các mối quan hệ giữa con người với con người,giữa các dân tộc,quốc gia này với các dân tộc,quốc gia khác như các hành động việc làm b,c trong bài tập 2.
Hoạt động3: Bày tỏ thái độ( 5p)
- HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài tập 3.(KNS)
- GV kết luận: Chúng ta tỏ thái độ đồng tình với những ý kiến:
*Hòa bình được thể hiện không chỉ trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà còn giữa con người với nhau trong cuộc sống hàng ngày.
*Chiến tranh ở nước ngoài cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
*Trẻ em chịu nhiều thiệt thòi khi chiến tranh xảy ra.
3 Hướng dẫn thực hành( 1p)
-Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề yêu hòa bình,chống chiến tranh.
-Sưu tầm một bài hát,một bài thơ về hòa bình.
_____________________________
Thứ ba, ngày 12 tháng 3 năm 2013.
Thể dục
 Môn thể thao tự chọn.-Trò chơi: chuyền và bắt bóng tiếp sức.
I-Mục tiêu
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân(hoặc bất cứ bộ phận nào)
- Biết cách chơi trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
II-Địa điểm và phương tiện
-Trên sân trường.
- GV và cán sự một người một cái còi; bóng ném, quả cầu.
III-Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Phần mở đầu( 6- 8p)
- GV phổ biến yờu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân khớp gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
Hoạt động 2: Phần cơ bản (22p)
Môn thể thao tự chọn: Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi: 4- 5 phút.
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
- GV hướng dẫn cho HS cách chơi, luật chơi
- Cho HS chơi thử
- Thi đua giữa 2 đội.
Hoạt động3 : Phần kết thúc( 5-7p) ... phép nhân ,chia số đo thời gian
Nhận xét tiết học
TIẾNG ANH
GV BỘ MễN DẠY
Hoạt động tập thể
VSMT Bài 5: Một số con vật trung gian truyền bệnh- sử dụng nhàvệ sinh đúng cách
I. Mục tiêu
- Kể được một số bệnh do ruồi muỗi chuột gây ra.
- Xác định được môi trường sống của ruồi muỗi chuột và sự cần thiết phải giữ vệ sinh môi trường.
- Biết sử dụng nhà vệ sinh và rửa tay sach sẽ sau khi đi vệ sinh 
- Trình bày quy trình gây bệnh của ruồi muỗi chuột.
- Có ý thức giữ môi trường xung quanh 
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động1: Một số bệnh lây do ruồi, muỗi, chuột.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời lớp nhận xét ,bổ sung- GV đánh giá kết luận.
Ruồi,muỗi,chuột là những con vật trung gian truyền các bệnh dịch nguy hiểm cho con người.
Hoạt động 2: Quy trình gây bệnh của ruồi, nuỗi, chuột
HS thảo luận tìm nơi sinh sống của ruồi,muỗi,chuuột 
HS phát biể ý kiến- GV tóm tắt lại và giảng thêm về quy trình gây bệnh của..
Nêu các biện pháp diệt chuột
Sự cần thiết phải vứt đổ rác đúng quy định. Thường xuyên khơi thông cống rãnh,phát quang bụi râm, đậy chum vại đựng nước 
Hoạt động 3: Thực hành sử dụng nhà vệ sinh đúng cách
*Củng cố dặn dò
- Nhắc lại kiến thức vừa học,
- Dặn HS thực hiện sử dụng nhà vệ sinh đúng cách.
- Nói lại với cha mẹ những điều đã học được. 
Thứ năm, ngày 15 tháng 3 năm 2013
Luyện từ và câu.
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
I-Mục tiêu:
- Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2; bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT3.
II-Đồ dùng: 
- Bảng phụ- VBT
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- Gọi 2 HS cho làm lại bài tập 1 và 2 trong SGK tiết LTVC trước.
- GV nhận xét cho điểm.
2 Bài mới
Hoạt động1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập.đọc đoạn văn.
- HS dùng bút chì đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn.
- Cả lớp làm bài,1 HS làm bảng phụ.
- Cả lớp và GV chữa bài,nhận xét.
Các từ ngữ chỉ Phù Đổng Thiên Vương: Phù Đổng Thiên Vương,Tráng sĩ ấy; Người trai làng Phù Đổng.
.Tác dụng của việc dùng từ thay thế: Tránh lặp lại từ,giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
Bài 2: (tiến hành tương tự bài 1)
GV chốt lại: Có thể thay thế các từ ngữ:
Câu 2: Thay Triệu Thị Trinh bằng người thiếu nữ họ Triệu.
Câu 3: Từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh.
Câu 4: Từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh.
Câu 6: Người con gái vùng núi Quan Yên thay cho Triệu Thị Trinh.
Câu 7: Từ Bà thay cho Triệu Thị Trinh.
Bài 3:
- Một HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen những HS viết đoạn văn hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết đoạn văn chưa hay về nhà viết lại vào vở.
 -----------------------------------
Toán.
 Luyện tập chung.
I-Mục tiêu 
- Biết cộng trừ,nhân,chia số đo thời gian.
-Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Bài tập cần làm:Bài1,2(a),3,4(dòng 1,2)
 II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học
1-Bài cũ(5p)
-Nêu cách thực hiện phép cộng,trừ,nhân,chia số đo thời gian
-HS lấy VD và thực hiện phép tính.
2-Bài mới:
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
Bài 1: ( 10p) HS tự làm , 2 HS lên chữa bài
 Tính
a) 17giờ53phút + 4giờ 15 phút b) 45ngày23 giờ – 24ngày17giờ
c)6giờ15phút x 6 d)21phút15giây :5
Bài 2( 10p) Tương tự bài 1
 Tính
a) (2giờ30phút + 3giờ15phút) x 3
2giờ30phút +3giờ 15phút x 3
 b)(HS khá giỏi) (5giờ20phút + 7giờ40phút):2
 5giờ20phút +7giờ40phút :2
Bài 3: (5p)
-HS tóm tắt bài toán và thảo luận nhóm đôi.
-HS trình bày kết quả và nêu cách làm.(Đáp án B)
Bài 4: (5p) HS làm vào vở, chữa bài
- GV yêu cầu cả lớp chỉ làm dòng 1, 2
3 -Củng cố,dặn dò: (5p)
- Ôn cách thực hiện các phép tính cộng, trừ,nhân,chia số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học
_____________________________
 THỂ DỤC
 Cễ HÀ SOẠN VÀ DẠY
Buổi chiều	
Chính tả (nghe-viết)
Lịch sử ngày quốc tế lao động
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn.
- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng nhóm. VBT 
III. Hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho cả lớp viết vào nháp, 2HS lên viết ở bảng lớp các tên :Sác-lơ, Đác-uyn, A đam, Pa-xtơ, Nữ Oa 
- GV nhận xét ghi điểm
2 Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn nghe viết chính tả: 
- 1 HS đọc đoạn văn. Yêu cầu HS nêu nội dung chính của đoạn văn.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, đoc và viết từ khó đó vào nháp.
- GV đọc – HS nghe viết chính tả vào vở.
- GV đọc lại cho HS soát bài.
- Chấm một số bài và nhận xét.
Hoạt động 3. Hướng dẫn làm bài tập: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập a
? Nêu quy tắc viết hoa tên người ,tên địa lí nước ngoài.
- HS làm bài theo cặp .1 HS làm vào bảng nhóm. 
Chữa bài ở bảng nhóm(Ơ - gien Pô- chi- ê, Pi- e Đơ- gây- tê,Pa- ri) viết hoa chữ cái đầu, mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
2Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Dặn: Ghi nhớ quy tắc viết hoa.
Luyện tiếng việt
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp và thay thế từ ngữ
I . Mục tiêu
- Rèn kĩ năng kiên kết các câu trong bài qua 1 số bài tập
II. Hoạt động dạy học
1 GV ghi bài tập lên bảng
2 HS làm vào vở
Bài 1. Tìm từ ngữ thay thế các danh từ đã đánh số
 Mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa của Lí Bí đã quét sạch ách đo hộ nhà Lương ra khỏi bờ cõi.Hai cuộc phản kích của nhà Lương(1) vào tháng 4 năm 542 và đầu năm 543 điều bị nghĩa quân Lí Bí (2) đánh cho tan tác. Tháng giêng năm 544 Lí Bí (3) lên ngôI xưng là Nam Việt Đế.Lí Bí (4) dựng nên nhà nước Vạn Xuân. Lí Bí (5) đã cho xây dựng cung điện Vạn Xuân và chùa Khai Quốc bên bờ sông Nhị Hà thuộc Yên Phụ ngày nay.
Bài2 
 Bánh khúc là món bánh thật dân dã. Gọi là bánh khúc vì có lá khúc trong bánh.Lá khúc tươi non vừa hái được giã nhuyễn rồi đem trộn với bột gạo để làm vỏ bánh.Nhân bánh được làm từ bột đỗ xanh.Bánh làm xong được xếp vào chõ để đồ chín.Cứ một lớp bánh lại một lớp gạo nếp đi kèm để làm áo .Chõ bánh khúc vừa đồ chín toả ra một mùi thơm ngào ngạt như mùi của đồng lúa chín lúc ban mai.
Từ ngữ nào được lặp lại giữa các câu trong đoạn văn trên?
b) Viết lại đoạn văn bằng cách thay các từ ngữ liên kết đã có bằng các từ ngữ khác.
3 Chấm chữa bài
4 Nhận xét dặn dò
- nhận xét bài làm của HS.
TỰ HỌC
ễN LUYỆN KHOA HỌC
MỤC TIấU:
- Học sinh tự ụn luyện những kiến thức đó học dưới hỡnh thức làm bài kiểm tra.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. GV nờu yờu cầu tiết học
2. GV ghi đề, HS làm bài
Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
	Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?
	A. Nước chanh (đã lọc hết tép chanh và hạt, pha với đường và nước sôi để nguội).
	B. Nước đường.
	C. Nước bột sắn ( pha sống)
	D. Nước xà phòng.
	E. Bột đậu xanh pha với nước sôi để nguội.
Câu 2. Hãy tìm các ví dụ về vật dẫn điện và vật cách điện vào chỗ trống trong bảng sau cho phù hợp.
Vật cách điện
Vật dẫn điện
Câu 3. Chúng ta cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt?
...
Câu 4. Viết tên nguồn năng lượng vào chỗ trống trong bảng dưới đây cho phù hợp:
Phương tiện
Nguồn năng lượng
1. Xe đạp
2. Máy bay
3. Thuyền buồm
4. Cọn nước (bánh xe nước)
5. Ô tô
Câu 5. Em hãy kể tên 3 cách để tách các chất ra khỏi hỗn hợp của nó. Mỗi cách cho một ví dụ.
Câu 6. Em hãy nêu 3 việc nên làm và 3 việc không nên làm để tránh bị điện giật.
3. Thu bài
- Nhận xột chung tiết học.
Luyện toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Tổ chức, hướng dẫn HS ôn luyện thực hành tính 4 phép tính về số đo thời gian.
II. Hoạt động dạy học
1 GV nêu MĐ YC
2 Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: ( 10p) HS làm vào vở, chữa bài
 Đặt tính rồi tính
a) 12 ngày12 giờ + 9 ngày 14 giờ b)8 phút 24 giây – 8 phút 5 giây
	c) 15 giờ 2 phút – 9 giờ 15 phút
Bài 2.( 10p) Tương tự bài 1
 Tính
a) 2 giờ 23 phút 6 phút 43 giây 2,5 phút
 x 5 x 5 x 6
10giờ 42 phút	2 22,5 giờ	6
Bài 3: (10p) HS tự làm bài , một HS chữa vào bảng phụ
 GV gợi ý cho HS làm,chữa bài
 Bài giải
 Diện tích xung quanh là:
 ( 4 + 3,5) x2 x 3 = 45 m2 
 Diện tích toàn phần là:
 45 + 4 x 3,5 = 59 m2
 Thời gian cần để quét sơn là:
 59 : 1,5 = 39,3 phút = 39 phút 18 giây
 Đáp số : 39 phút 18 giây
3 Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung tiết học. 
 ----------------------------------
Thể dục
 Ném bóng- Trò chơi: chuyền và bắt bóng tiếp sức.
I-Mục tiêu:
- Thực hiện ném bóng 150g trúng đích cố định( chưa cần trúng đích chỉ cần đúng tư thế và ném bóng đi) và tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay; vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia.
- Chơi được trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
II-Địa điểm và phương tiện:
-Trên sân trường.
-GV và cán sự một người một cái còi; bóng ném, quả cầu.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phần mở đầu:( 6- 8p)
- GV phổ biến y/c giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân khớp gối ,hông,vai.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
Hoạt động2: Phần cơ bản: (20p)
Môn thể thao tự chọn: Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi: 4- 5 phút.
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
- GV phổ biến luật chơi. cách chơi và hướng dẫn HS chơi
- Chia thành 2 đội thi đua
Hoạt động3: Phần kết thúc(7p)
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và đánh giá kết quả bài học.
.-Tập đá cầu 
 --------------------------------------
Tập làm văn.
Tập viết đoạn đối thoại.
I-Mục tiêu
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV,viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản
* KNS: Kĩ năng hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch
II-Đồ dùng 
- Tranh minh họa phần sau chuyện Thái sư Trần Thủ Độ.
III-Hoạt động dạy học
1-Bài cũ:
- HS đọc đoạn màn kịch Xin thái sư tha cho đã được viết lại.
- Bốn HS phân vai đọc lại mà kịch trên.
2-Giới thiệu bài
3 Các hoạt động
Hoạt động1: Luyện tập.
Bài 1:-
- HS đọc yêu cầu bài tập và đọc cả đoạn trích.
-Chú ý đến lời đối thoại giữa các nhân vật.
Bài 2
-HS tiếp nối nhau đọc BT 2.
- Dựa theo gợi ý viết tiếp lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch.
- Đại diện 3 nhóm lên trình bày đoạn kịch.
Bài 3:.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập.
- Các nhóm phân vai luyện đọc
- Các nhóm thi đọc.
- GV nhận xét,cùng lớp bình chọn nhóm đọc hay.
4 -Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại đoạn đối thoại của nhóm mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 5 Tuan 26.doc