Kế hoạch bài học lớp 5 năm học 2011 - Tuần 27, 28

Kế hoạch bài học lớp 5 năm học 2011 - Tuần 27, 28

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.

 - Hiểu: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

 - Tranh minh hoạ bài đọc và 1 vài bức tranh làng Hồ.

 - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.

 

doc 44 trang Người đăng huong21 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 năm học 2011 - Tuần 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012 
Tập đọc
Tranh làng hồ
I. Mục tiêu:
 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
 - Hiểu: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II. chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ bài đọc và 1 vài bức tranh làng Hồ. 
 - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. các Hoạt động dạy và học:
1. Luyện đọc đúng 
 - Gọi 1H khá đọc bài
 - Hd chia 3 đoạn: 
 Đoạn 1:.tươi vui.
 Đoạn 2:mái mẹ.
 Đoạn 3: còn lại
 - Gọi 3 H đọc nối tiếp đoạn lần 1.
 Sửa lỗi khi H ngắt nghỉ sai.
 - Gọi 3 H đọc nối tiếp đoạn lần 2. 
 - G đọc mẫu cả bài.
2. Tìm hiểu bài.
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày?
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
- Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
G tổng kết.
3. Luyện đọc diễn cảm.
- Từ ý từng đoạn Hd nêu cách đọc.
- Hd luyện đọc theo nhóm.
- Hd thi đọc Đoạn 1.
Cả lớp đọc thầm theo
Luyện đọc từ khó: tranh thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa tranh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh,.. 
Giải nghĩa từ khó: Làng Hồ, tranh tố nữ, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp,
Cả lớp đọc thầm theo.
+Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ,
+..màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, .màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn .”
+..rất có duyên, tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, đã đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
+ Họ đã đem vào tranh những cảnh vật “càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.”
Lớp nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học, nhắc H luyện đọc lại bài ở nhà.
Toán 
Tiết 131: Luyện tập
I. Mục tiêu.
 - Củng cố cách tính vận tốc.
 - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. chuẩn bị.
 - Hình thức: cá nhân, cả lớp.
IIi. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Luyện tập ở lớp.
Bài 1: G gọi H đọc bài.
- H có thể làm theo 2 cách: km/ h hoặc m/ phút.
Bài 2:
- Hd H kẻ vào vở.
- G gọi H đọc kết quả.
Bài 3:
- Hd xác định quãng đường và thời gian đi bằng ôtô.
- Cho H làm và chữa bài trên bảng.
Bài 4:
- Cho H tự làm bài rồi chữa bài.
H đọc đề bài, nêu công thức tính vận tốc.
- Cho cả lớp làm bài vào vở, chữa trên bảng.
Đáp số: 1050m/ phút
- H đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nêu cách tính vận tốc.
- H tự làm vào vở.
- Tính được vận tốc của ôtô
Đáp số: 40 km/ giờ. 
- Đáp số:
 đổi 1giờ 15phút = 75phút 
 Vận tốc của canô là: 30 : 75 = 0,4 (km/phút)
 = 24 km/giờ
2. Củng cố:
 - Nêu những kiến thức cần nhớ.
 - G nhận xét giờ học, nhắc H về làm bài trong Vở bài tập.
Chính tả
Nhớ - viết: cửa sông . 
I. Mục tiêu:
 - Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. 
 - Tiếp tục ôn tập qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập thực hành, khắc sâu qui tắc.
II. chuẩn bị:
 - Vở bài tập.
 - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. 
III. các Hoạt động dạy và học:
1. Hướng dẫn viết chính tả.
- Gọi 1-2 H đọc thuộc 4 khổ thơ của bài. 
- Hãy nêu nội dung chính của 4 khổ thơ? 
- 4 khổ thơ này thuộc thể thơ gì?
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai?
- G đọc từ khó. 
- Nhắc nhở bổ sung.
- Cho H viết bài - lưu ý từ khó. 
2. Chấm, chữa bài. 
- G chấm nhanh 1số bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2:
- Gọi H đọc bài 2.
- Hd làm việc cá nhân.
- Gọi H nối tiếp trình bày.
- Giải thích cách viết hoa.
4. Củng cố, dặn dò:
Cả lớp đọc thầm theo.
+ khổ thơ 6 chữ.
+ Nước nợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá,
H viết bảng con (giấy nháp)
H viết vào vở.
H soát lỗi, đổi chéo bài soát lỗi.
Đọc, nêu yêu cầu của đề bài.
+tên người:Cri-xtô-phô-rô Cô- lôm-bô,
A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, 
(viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong từng bộ phận ngăn cách bằng dấu gạch nối)
..
Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca,
 - Nhận xét tiết học.
 - Ghi nhớ qui tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài
Tiếng Việt
Luyện thêm
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm toàn bài 
 - Rèn kĩ năng đọc và cảm nhận vẻ đẹp của bài văn.
 II. chuẩn bị:
 - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Các hoạt đông dạy học:
1. Luyện đọc: 
Yêu cầu H luyện đọc theo nhóm đôi 3 đoạn bài văn- Hd tự sửa.
2. Tìm hiểu bài:
- H luyện đọc theo cặp.
- 1H đọc toàn bài.
-Tổ chức cho H thảo luận trả lời các câu hỏi trong Sgk.
- H đọc thầm, đọc lướt, thảo luận nhóm
đôi trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm vấn đáp trả lời lần lượt các câu hỏi.
 - Nội dung bài là gì?
3. Đọc diễn cảm: 
- Hd tìm giọng đọc phù hợp mỗi đoạn.
- Treo bảng phụ ghi đoạn 3.
- Tổ chức H luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm và cảm nhận vẻ đẹp của bài văn.
- Tổ chức H đánh giá.
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò H học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 H tiếp nối đọc bài, lớp theo dõi phát hiện giọng đọc
- H luyện đọc nhóm đôi
- Thi đọc diễn cảm.
Toán
Luyện thêm
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tính vận tốc.
- Rèn kĩ năng tính toán.
II. chuẩn bị: 
 - Hình thức: cá nhân, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn làm một số bài tập:
Bài 1: Viết vào ô trống cho thích hợp:
s
120km
90km
102m
1560m
t
2,5 giờ
1 giờ 30 phút
12 giây
5 phút
 v
Bài 2: Quãng đường AB dài 135km.Ô tô đi từ A đến B hết 2 giờ 30 phút.Tính vận tốc của ô tô, biết dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.
Bài 3: Một ô ô khởi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút.Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 154km.
Bài 4: Cùng trên quãng đường 24km, ô tô đi hết 24 phút còn xe máy đi hết 36 phút. Hỏi vận tốc xe nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu km/h?
 2. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét đánh giá giờ học, nhắc H chuẩn bị bài sau.
Đạo đức	
Bài 12: em yêu hoà bình (tiếp)
I. Mục tiêu: 
Sau khi học bài này, học sinh biết:
- Giá trị của hoà bình: trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức. 
- Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. chuẩn bị: 
 - Giấy, bút màu để vẽ tranh.
 - Bài thơ, bài hát, truyện về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
 - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu các tài liệu đã sưu tầm. 
(Bài tập 4)
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh 
2. Vẽ cây hoà bình.
- Giáo viên chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình vào giấy khổ to
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ
- Giáo viên đánh giá, kết luận 
3. Củng cố, dặn dò. 
- Nhắc H chuẩn bị bài sau.
- Học sinh giới thiệu trước lớp tranh ảnh, báo chí,  về bảo vệ hoà bình chống chiến tranh mà học sinh đã sưu tầm
Các nhóm thực hành vẽ
- Đại diện nhóm treo tranh và giới thiệu về tranh của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Học sinh thi hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề “Em yêu hoà bình”
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012 
Toán
Tiết 132: Quãng đường
I. Mục tiêu.
 - Biết tính quãng đường đi được của 1 chuyển động đều.
 - Thực hành tính quãng đường.
II. chuẩn bị.
 - Hình thức: cá nhân, cả lớp.
IIi. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hình thành cách tính quãng đường.
a) Bài toán 1:
- G cho H đọc bài toán 1 trong SGK.
- G cho H viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian.
- G cho H nhắc lại.
b) Bài toán 2:
- G cho H đổi đơn vị đo thờ gian.
- Chú ý: có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2giờ 30phút = giờ
2. Thực hành.
Bài 1: G gọi H nói cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường.
- Gọi H đọc bài giải.
- G kết luận.
Bài 2: G lưu ý H số đo thời gian và vận tốc phải cùng 1 đơn vị đo thời gian.
- G hướng dẫn H 2 cách giải bài toán.
Bài 3
- G cho H đọc đề bài, nêu cách làm, tự làm bài.
- Gọi H đọc bài giải và nhận xét bài làm của H
- Nêu yêu cầu của bài toán
- HS nêu cách tính quãng đường đi được của ôtô:
	s= v x t
- Cả lớp làm bài vào vở.
- H khác nhận xét
-> Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ,hoặc:
-> Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút: 1giờ = 60phút.
- H tự làm bài vào vở
-> Tìm thời gian đi của xe máy,
-> Tính độ dài quãng đường.
3. Củng cố, dặn dò: Hệ thống nội dung bài,
 Nhận xét tiết học, nhắc H về nhà làm bài trong vở bài tập.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: truyền thống
I. Mục tiêu:
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn.
II. chuẩn bị:
 - Vở bài tập,
 - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. các Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Hướng dẫn H luyện tập.
Bài tập 1: Gọi 1 H đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
- Hd thảo luận nhóm
- Tổ chức thi giữa các nhóm
- Giải nghĩa những câu ca dao, tục ngữ đó
Bài tập 2: Gọi 1 H đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài?
- Tổ chức hoạt động nhóm.
(Mỗi nhóm giải 4 câu )
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả.
- Em hiểu câu đó như thế nào?
 G tổng kết
Lớp đọc thầm theo
Các nhóm viết vào bảng khổ to
Trong 5 phút các nhóm lên trình bày, nhóm nào tìm được nhiều câu đúng- nhóm đó thắng.
Vd: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
 Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
 .
+ điền tìm ô chữ hình chữ S.
đáp án:
Các từ cần điền: núi ngồi, xe nghiêng, thương nhau, cá ươn, nhớ kẻ cho, nước còn, lạch nào, vững như cây, nhớ thương, thì nên, ăn gạo, uốn cây, cơ đồ, nhà có nóc.
+Uống nước nhớ nguồn.
2. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Nhắc H về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong các bài tập vừa làm.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I . Mục tiêu:
 - Kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc về một kỉ niệm với thầy, cô giáo. Biết sắp xếp các sự kiện thành một câu chuyện.
 - Lời kể rõ ràng, tự nhiên. Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Nghe bạn kể, lời kể của bạn.
II. chuẩn bị:
 - H: nội dung câu chuyện tự chọn,
 - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. các Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài.
- Gnêu yêu cầu  ... ết thỳc:
- Chốt và nhận xột chung những điểm cần lưu ý trong giờ học.
- Nhận xột nội dung giờ học.
- Làm động tỏc thả lỏng tại chỗ.
- Chạy nhẹ nhàng quanh sõn.
- Làm vệ sinh cỏ nhõn
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012 
 Địa lí
Tiết 28: Châu mĩ (tiếp)
 I. Mục tiêu.
Sau bài học, H có thể: 
- Nêu được phần lớn người dân châu Mĩ là người nhập cư, kể được các thành phần dân cư châu Mĩ. 
- Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. Xác định được trên bản đồ vị trí của Hoa Kì. 
II. chuẩn bị.
- HS: Các hình minh hoạ trong SGK. 
- GV: Bản đồ thế giới.
- Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Hoạt động dạy- học.
Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ. 
- Hướng dẫn H hoạt động cá nhân:
+ Nêu số ân châu Mĩ?
+ So sánh số dân châu Mĩ với các châu lục khác?
+ Câu hỏi SGK, trang 124.
+ Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy?
- G yêu cầu H lên bảng chỉ trên Bản đồ thế giới.
- Làm việc cá nhân: Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung.
 ->Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người đứng thứ ba về số dân trong các châu lục trên thế giới. Thành phần dân cư châu Mĩ rất đa dạng, phức tạp vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến. 
 Hoạt động 2: Kinh tế châu Mĩ. 
- Hướng dẫn H hoạt động nhóm 6:
- Các tiêu chí so sánh là: 
+ Tình hình chung của nền kinh tế. 
+ Ngành nông nghiệp.
+ Ngành công nghiệp.
- Nhận xét và yêu cầu H dựa vào bảng so sánh để trình bày khái quát về kinh tế châu Mĩ.
- Làm việc theo nhóm 6: Hoàn thành bảng so sánh về kinh tế của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. 
- Đại diện trình bày và nhóm bạn nhận xét và bổ sung nếu có.
-> Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, các ngành công nghiệp, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông phẩm nhiệt đới và khai thác khoáng sản.
 Hoạt động 3: Hoa Kì. 
- Hướng dẫn H hoạt động nhóm, để lập bảng sơ đồ các đặc điểm địa lí sau:
+ Các yếu tố địa lí tự nhiên: Vị trí địa lí; Diện tích; Khí hậu.
+ Kinh tế - xã hội: Thủ đô; Dân số; Kinh tế.
- Hoạt động nhóm để hoàn thành sơ đồ các đặc điểm địa lí Hoa Kì.
- Đại diện HS trình bày.
* Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nề kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, các ngành công nghệ cao và còn là một trong những nước xuất khẩu nông sản nổi tiếng trên thế giới như lúa mì, thịt, rau...
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
 - Nhắc H chuẩn bị bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực. 
Toán
Tiết 140: ôn tập phân số (tiếp)
I. Mục tiêu.
 - Củng cố tiếp về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau.
 - Giáo dục ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo.
II. chuẩn bị.
- Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Ôn tập ở lớp.
Bài 1:
- Hd chữa bài trước lớp.
Bài 2:
- Tương tự như bài 1. Câu trả lời đúng là khoanh vào B.
Bài 3: Cho H tự làm bài rồi chữa bài.
- Khi HS chữa bài G có thể cho H nêu (miệng) hoặc viết ở trên bảng.
- Nên cho H giải thích, chẳng hạn phân số bằng phân số vì:
 = = hoặc vì: = = 
Bài 4: G cho H tự làm rồi chữa bài.
- Phần c) có 2 cách làm.
Bài 5:
- Cho H tự làm bài rồi nêu miệng kết quả.
; ; ; ; ; (vì > ; > )
H tự làm bài rồi chữa bài.
- Câu trả lời đúng là khoanh vào D.
 Cách 1: Quy đồng mẫu số rồi so sánh 2 phân số.
- Cách 2: So sánh từng phân số với đơn vị rồi so sánh 2 phân số đó.
- H làm cả lớp.
- Trao đổi chéo.
2. Củng cố:
 - Nêu cách so sánh phân số,
 - Nhận xét chung, nhắc H về làm bài trong vở bài tập.
Tập làm văn
ôn tập giữa học kì II (tiết 8)
I. Mục tiêu:
 H viết được 1 bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. chuẩn bị:
 - Vở bài tập,
 - Hình thức: cá nhân, cả lớp.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Hướng dẫn H làm bài.
 - Gọi 1 H đọc đề bài SGK.
 G giải đáp thắc mắc của H ( nếu có)
 Yêu cầu H nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
2. H làm bài.
 G nhắc nhở cách trình bày.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Nhắc H về chuẩn bị bài sau.
Lớp đọc thầm theo.
Cả lớp đọc thầm lần 2.
H nhắc lại cấu tạo bài văn tả người.
H viết bài vào vở.
Kĩ thuật
Lắp MáY BAY TRựC THĂNG ( tiết 2) 
I. Mục tiêu.
 HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. 
- Lắp được máy bay trực thăng đúng quy trình và đúng kĩ thuật. 
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. chuẩn bị.
- Các hình trong SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ. 
- Nêu các bước lắp máy bay trực thăng? 
- G nhận xét và dẫn vào bài.
2. Bài mới.
 Lắp ráp máy bay (Hình 1, SGK)
- Hướng dẫn H lắp như các bước trong SGK.
- Khi lắp G lưu ý H:
 + Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải đúng vị trí. 
 + Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
- Lắp ráp theo các bước của SGK và chú ý phần thực hiện G đã lưu ý.
- Hoàn thiện sản phẩm.
-Đánh giá sản phẩm 
- Giúp H trưng bày sản phẩm theo nhóm. 
- Nhận xét và đánh giá sản phẩm của H theo 2 mức: A, B và A+.
- Nhắc H tháo chi tiết và để đúng vị trí trong hộp.
* Nhận xét, kết thúc hoạt động 2 
- Hoạt động theo nhóm: Trưng bày sản phẩm. 
- HS đọc tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn theo mục III, SGK, trang 86. 
- Tháo chi tiết.
3. Củng cố, dặn dò.
 - G nhận xét tinh thần học tập của H.
 - Dặn H chuẩn bị dụng cụ cho bài sau.
Toán
ôn tập 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc, viết, rút gọn, quy đồng, so sánh các phân số.
 - Rèn kĩ năng tính toán.
II. chuẩn bị:
 - Vở bài tập,
 - Hình thức: cá nhân, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hướng dẫn HS làm một số bài tập trong VBT
Bài 1, 2: Yêu cầu H tự làm và chữa bài.
 Nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
- Lưu ý H, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào.
Bài 4:
- G nên giúp H tìm mẫu số chung bé nhất.
Bài 5:
- Khi chữa bài nên cho H nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tử số bằng nhau
Bài 6: G giới thiệu tia số và hướng dẫn H viết phân số thích hợp.
- H tự làm rồi chữa bài.
- H đọc các phân số mới viết được.
- H tự làm bài rồi chữa bài.
- H tự làm bài rồi chữa bài.
- H nêu cách quy đồng các phân số. 
- H tự làm bài rồi chữa bài.
- Nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp.
2. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét đánh giá giờ học, nhắc H chuẩn bị bài sau.
Tuần 29
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
Tập đọc
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu:
 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
 - Hiểu: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
II. chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ chủ điểm và bài học trong SGK,
 - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. các Hoạt động dạy và học :
1. Luyện đọc đúng 
 - Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài
 - Hd chia 5 đoạn 
 Đoạn 1:.họ hàng.
 Đoạn 2:băng cho bạn.
 Đoạn 3:.hỗn loạn
 Đoạn 4:tuyệt vọng.
 Đoạn 5: còn lại
 - Gọi 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai 
 - Gọi 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
 - GV đọc mẫu cả bài
2.Tìm hiểu bài:
Đoạn 1
 Câu 1 SGK ?
G Vgiới thiệu thêm về hoàn cảnh 2 bạn 
Đoạn 2
 Câu 2SGK ?
Đoạn 3
 - Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?
đoạn 4,5
 - Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa trẻ nhỏ hơn là cậu?
 Câu 3 SGK?
 Câu 4 SGK? 
GV tổng kết ý
3. Luyện đọc diễn cảm
 - Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc
 - Luyện đọc theo nhóm. Gọi HS đọc bài 
 - Thi đọc đoạn 4,5
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học, nhắc H luyện đọc.
Cả lớp đọc thầm theo
Luyện đọc từ khó: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, 
Giải nghĩa từ khó: Li-vơ-pun, bao lơn,..
Cả lớp đọc thầm theo
+Ma-ri-ô: bố mất sớm, về quê sống với họ hàng.
Giu-li-ét-ta:đang trên đường về nhà, gặp lại bố mẹ.
+ “một ngọn sóng 
 băng cho bạn”
+ cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi, 2 bạn khiếp sợ nhình mặt biển
+ Một ý nghĩ vụt đến Ma-ri ô quyết định nhường chỗ cho bạn - cậu hét to:, rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước.
+ Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
+ VD: Ma-ri-ô mang nét tính cách điển hình của nam giới sẵn sàng nhường cả sự sống cho bạn, Giu-li-ét-ta có những nét tính cách điển hình của phụ nữ, dịu dàng chăm sóc, khóc nức nở khi nhìn thấy bạn và con tàu đang chìm
Lớp nhận xét, sửa sai
Chính tả
Nhớ- viết: đất nước 
I. Mục tiêu:
 - Nhớ-viết đúng chính tả bài Đất nước đoạn “Mùa thu nayđến hết.”
 - Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
II. chuẩn bị:
 - Vở bài tập,
 - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. các Hoạt động dạy và học:
1. Hướng dẫn HS viết chính tả
 - Gọi 1-2 HS đọc thuộc thuộc 3 khổ thơ
 - Em hãy nêu nội dung chính của bài ? 
 - Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
 - GV đọc từ khó 
 - GV đọc cho H viết bài
 - GV đọc soát bài – lưu ý từ khó 
2. Chấm ,chữa bài 
GV chấm nhanh 1 số bài, nhận xét. 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 - Gọi HS đọc bài 2
 - Tổ chức hoạt động nhóm đôi
 - Gọi đại diện các nhóm chữa bài
 - Gv chốt - rút ra nội dung ghi nhớ 
*Lưu ý: nếu cụm từ chỉ tên người thì viết hoa theo qui tắc tên người.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài.Thảo luận nhóm
*Lưu ý:
 “Bà mẹ/ Việt Nam/ Anh hùng” có gì đặc biệt?
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại ghi nhớ của bài học hôm nay.
 - Nhắc H về học kĩ bài.
Cả lớp đọc thầm theo
+ rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất,
HS viết giấy nháp từ chín tả khó.
HS viết bài vào vở
HS soát lỗi, đổi chéo bài soát lỗi
Đọc ,nêu yêu cầu của đề bài
Các nhóm thảo luận
+ Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh .
+ mỗi cụm từ gồm 2 bộ phận :
VD:Huân chương /Kháng chiến
 .
Chữ cái đầu mỗi bộ phận đều viết hoa,..
Đại diện nhóm nêu kết quả 
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Cụm từ này gồm 3 bộ phận 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27, 28.doc