Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần học 26 (chi tiết)

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần học 26 (chi tiết)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát toàn bài đọc dùng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn, bài, diễn biến câu chuyện.

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi , tôn kính tấm gương cụ Chu .

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta , nhắc nhở mọi người cần giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó .

2. Kĩ năng:

- Rèn đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện. Đọc lời đối thoại thể hiện đúng gọng nói của từng nhân vật.

3. Thái độ:

- Có ý thức quý trọng truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần học 26 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
06.03
Tập đọc
Toán
Đạo đức 
Lịch sử
Nghĩa thầy trò 
Luyện tập chung 
Em yêu hoà bình (t1) 
Sấm sét đêm giao thừa 
Thứ 3
07.03
L.từ và câu
Toán 
Khoa học 
MRVT: Truyền thống 
Luyện tập chung 
Ôn tập : vật chất và năng lượng 
Thứ 4
08.03
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Địa lí 
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 
Kiểm tra
Tập chuyển câu chuyện thành kịch
Một số nước ở Châu Aâu 
Thứ 5
09.03
Chính tả
Toán
Kể chuyện 
Ôn tập về quy tắc viết hoa (tên người, tên địa lý nước ngoài) 
 Bảng đơn vị đo thời gian 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Thứ 6
10.03
L.từ và câu 
Toán 
 Khoa học
Làm văn 
Liên kết các câu trong bài bằng ghép lược 
Cộng số đo thời gian 
Ôn tập: vật chất và năng lượng (tt) 
Trả bài văn tả đồ vật 
TUẦN : 26 	Thứ hai, ngày 08 tháng 03 năm 2010
TIẾT : 51 	TẬP ĐỌC 	
NGHĨA THẦY TRÒ. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
- Đọc lưu loát toàn bài đọc dùng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn, bài, diễn biến câu chuyện.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi , tôn kính tấm gương cụ Chu .
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta , nhắc nhở mọi người cần giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó .
2. Kĩ năng: 	
- Rèn đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện. Đọc lời đối thoại thể hiện đúng gọng nói của từng nhân vật.
3. Thái độ:	
- Có ý thức quý trọng truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
THẦY
TRÒ
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: Cửa sông
 Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ và cả bài thơ trả lời câu hỏi:
+ Cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
+ Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Nghĩa thầy trò.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc lưu loát toàn bài đọc dùng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn, bài, diễn biến câu chuyện.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Gọi 1 học sinh đọc các từ ngữ chú giải trong bài.
Gọi 1 học sinh đọc các từ ngữ chú giải trong bài.
Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ này.
Giáo viên chia bài thành 3 đoạn để học sinh luyện đọc.
Đoạn 1: “Từ đầu  rất nặng”
Đoạn 2: “Tiếp theo  tạ ơn thầy”
Đoạn 3: phần còn lại.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn đo phát âm địa phương.
Giáo viên đọc toàn bài, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi trang trọng thể hiện cảm xúc về tình thầy trò.
Kết luận :Giáo viên tuyên dương các em đọc lưu loát bài , uốn nắn caa1c em đọc chưa trôi chảy .
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa bài văn và nêu ý nghĩa của từng đoạn .
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi.
  Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
  Gạch dưới chi tiết cho trong bài cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
  Tình cảm cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cụ thế nào?
  Chi tiết nào biểu hiện tình cảm đó.
Em hãy tìm thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu.
Giáo viên chốt: Nhấn mạnh thêm truyền thống tôn sư trọng đạo không những được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bảo vệ mà còn được phát huy, bồi đắp và nâng cao.
Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
Kết luận : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta , nhắc nhở mọi người cần giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó .
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.
Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi , tôn kính tấm gương cụ Chu .
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài văn, xác lập kĩ thuật đọc, giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt giọng.
VD: Thầy / cảm ơn các anh.//
Bây giờ / nhân có đủ môn sinh, / thầy / muốn mời tất cả các anh / theo thầy / tới thăm một người / mà thầy / mang ơn rất nặng.// Các môn sinh / đều đồng thanh dạ ran.//
Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
Kết luận : Giáo viên tuyên dương các em đọc diễn cảm bài tốt .
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, trao đổi nội dung chính của bài.
Giáo viên giáo dục.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân .
1 học sinh khá, giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm.
Cả lớp đọc thầm từ ngữ chú gải, 1 học sinh đọc to cho các bạn nghe.
Học sinh tìm thêm những từ ngữ chưa hiểu trong bài (nếu có).
Nhiều học sinh tiếp nối nhau luyện đọc theo từng đoạn.
Học sinh chú ý phát âm chính xác các từ ngữ hay lẫn lôïn có âm tr, âm a, âm gi 
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu:
  Chi tiết “Từ sáng sớm  và cùng theo sau thầy”.
  Ông cung kính, yêu quý tôn trọng thầy đã mang hết tất cả học trò của mình đến tạ ơn thầy. 
  Chi tiết: “Mời học trò  đến tạ ơn thầy”.
Học sinh suy nghĩ và phát biểu.
Dự kiến: 
	Uốn nước nhớ nguồn.
	Tôn sư trọng đạo
	Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
	Kính thầy yêu bạn 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhiều học sinh luyện đọc đoạn văn.
Học sinh các nhóm thảo luận và trình bày.
Dự kiến: Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
TIẾT : 126	TOÁN: 	
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
- Bước đầu biết cách tính và đặt tính nhân số đo thời gian với 1 số.
- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số .
-Vân dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế 
2. Kĩ năng: 	
- Thực hiện đúng phép nhân số đo thời gian với 1 số, vận dụng giải các bài toán.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. 
II. Chuẩn bị:
THẦY
TRÒ
Ghi sẵn ví dụ ở bảng
SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: Luyện tập 
Giáo viên nhận xét _ cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Nhân số đo thời gian với một số .
® Giáo viên ghi bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Mục tiêu :Bước đầu biết cách tính và đặt tính nhân số đo thời gian với 1 số. Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số .
 * Ví dụ: 2 phút 12 giây ´ 4.
Giáo viên chốt lại.
Nhân từng cột.
Kết quả nhỏ hơn số qui định.
* Ví dụ: 1 người thợ làm 1 sản phẩm hết 5 phút 28 giây. Hỏi làm 9 sản phẩm mất bao nhiêu thời gian?
Giáo viên chốt lại bằng bài làm đúng.
Đặt tính.
Thực hiện nhân riêng từng cột.
Kết quả bằng hay lớn hơn ® đổi ra đơn vị lớn hơn liền trước.
Kết luận : Giáo viên chốt lại 
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Mục tiêu : Vân dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế 
 Bài 1
Giáo viên chốt bằng 2 bài số thập phân.
	 4,3 giờ
 ´ 4
 17,2 giờ
 = 17 giờ 12 phút
	 5,6 phút
 ´ 5
 28,0 phút
 Bài 2:
Giáo viên chốt bằng lưu ý học sinh nhìn kết quả lớn hơn hoặc bằng phải đổi.
Kết luận :Giáo viên chấm điểm một vài tập và sửa bài làm sai
v Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Ôn lại quy tắc.
Chuẩn bị: Chia số đo thời gian.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh lần lượt sửa bài 2, 3.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh lần lượt tính.
Nêu cách tính trên bảng.
Các nhóm khác nhận xét.
 2 phút 12 giây
	x 4
 8 phút 48 giây
Học sinh nêu cách tính.
Đặt tính và tính.
Lần lượt đại điện nhóm trình bày.
Dán bài làm lên bảng.
Trình bày cách làm.	2 
phút 28 giây
	x 9
 47 phút 52 giây
	 5 phút 28 giây
	 x 9
 45 phút 252 giây
	 5 phút 28 giây
	x 4
 45 phút 252 giây
 = 49 phút 12 giây.
Các nhóm nhận xét và chọn cách lam,2 đúng – Giải thích phần sái.
Học sinh lần lượt nêu cách nhân số đo thời gian.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề – làm bài.
Sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Hoạt động nhóm dãy.
Dãy cho bài, dãy làm (ngược lại).
Thứ ba, ngày 09 tháng 03 năm 2010
TIẾT : 51	LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc.
- Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc .
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt : Truyền thống gồm từ truyền (Trao lại , để lại cho người sau , đời sau ) và từ thống (Nối tiếp nhau không dứt )làm được các BT 1,2,3.
2. Kĩ năng: 	
- Tích cực hoá vốn từ về truyền thống dân tộc bằng cách sử dụng được chúng để đặt câu.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục thái độ bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc.
II. Chuẩn bị:
THẦY
TRÒ
Bảng phụ ghi sẵn bài làm BT2 – BT3.
SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế ...  lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu sửa trong bài viét của mình.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
THẦY
TRÒ
Bảng phụ ghi các đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật. Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý
VBT
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: Tập viết đoạn đối thoại .
Giáo viên chấm vở 2- 3 học sinh về nhà viết lại màn kịch (2) hoặc (3).
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết tập làm văn hôm nay là tiết trả bài viết văn tả đồ vật mà các em đã làm. Trong tiết học này các em cần nắm được yêu cầu của bài văn và biết sửa lỗi mà cô yêu cầu trong bài viết của mình.
Bài mới: Trả bài văn tả đồ vật.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung.
Mục tiêu : Nắm được yêu cầu của bài văn tả đồ vật theo những đề đã cho.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đè bài của tiết viét bài văn tả đồ vật, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý nhận xét về kết quả làm bài của học sinh.
* Những ưu điểm chính:
VD: Xác định dùng đề bài bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần câu diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh, ý sáng tạo.
Nêu ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
* Những thiếu sót hạn chế.
VD: Còn sai lỗi chính tả, câu văn lủng củng, ý liệt kê. Thông báo số điểm cụ thể.
Kết luận : Giáo viên phát bài ra 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sửa bài.
Mục tiêu : Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài ; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn 
Giáo viên phát phiếu học tập cho từng học sinh làm việc cá nhân nêu nhiệm vụ cho mỗi em thự hiện:
  Đọc lời nhận xét.
  Đọc chỗ đã cho lỗi trong bài.
  Viết phiếu các lỗi theo từng loại và sửa lỗi.
  Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn cạnh bên để soát lại.
Giáo viên hướng dẫn sửa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa trên bảng phụ.
* Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Kết luận :Giáo viên đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, bài văn hay.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc đoạn, bai văn hay.
Nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn vào vở.
Chuẩn bị :Ôn tập tả cây cối 
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh làm việc cá nhân, các em thực hiện theo các nhiệm vụ đã nêu của giáo viên.
Một số học sinh lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp.
Học sinh cả lớp cùng trao đổi về bài sửa trên bảng.
Học sinh chép bài sửa vào vở.
Học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
Học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân sau đó đọc đoạn văn tả viết lại (so sánh với đoạn văn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
Nhận xét.
TIẾT : 130	TOÁN: 
VẬN TỐC. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	
- Giúp học sinh có biểu tượng về vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc , đơn vị đo vận tốc .
- Biết tính vận tốc của một chuyển động .
2. Kĩ năng: 	
-Rèn thực hiện tính vận tốc của môt chuyển động đều bằng công thức .
3. Thái độ: 	
- Giáo dục H tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
THẦY
TRÒ
Bảng phụ ghi sẵn kết quả các bài tập .
SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: Luyện tập chung.
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài: “Vận tốc”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát về vận tốc.
Mục tiêu : Giúp học sinh có biểu tượng về vận tốc, đơn vị vận tốc. Có khái niệm ban đầu về vận tốc , đơn vị đo vận tốc .
Nêu VD1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Mỗi xe đạp mỗi giờ đ được 15 km, 1 xe máy mỗi giờ đi được 35 km. Xe ô tô có tốc độ nhanh hơn.
Nêu VD2:
Quảng đường AB dài 160 km 1ô tô chạy từ A đến B mất 4 giờ. Hỏi mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề qua một số gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm quảng đường đi được trong 1 giờ ta cần làm như thế nào?
1 em nêu cách thực hiện.
Giáo viên chốt ý.
Vận tốc là gì? Đơn vị tính.
 Công thức tìm vận tốc.
Giáo viên gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm vận tốc ta làm như thế nào?
Kết luận : Giáo viên chốt lại 
v Hoạt động 2: Bài tập.
Mục tiêu : Biết tính vận tốc của một chuyển động .
 Bài 1, 2:
Giáo viên gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm vận tốc ta làm sao?
 Bài 3:
Giáo viên gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm vận tốc, ta cần biết gì?
Nêu cách tính vận tốc?
 Bài 4:
Lưu ý học sinh .
V = m/ phút.
S = m t đi = phút.
Thi đua viết công thức.
Kết luận : giáo viên chấm điểm một vài tập và sửa bài 
v Hoạt động 3: Củng cố p.
-Gọi vài em nêu lại công thức tính vận tốc 
5. Tổng kết – dặn dò:
- Làm bài 1, 2, 3/ 51.
- Chuẩn bị: “Luyện tập ”
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
Lần lượt sửa bài 1, 2/ 48.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc đề.
. . .Xe máy vì 1 giờ xe máy chạy 35 km.
Học sinh vẽ sơ đồ.
	A	 ?
 1 giờ 1 giờ 1 giờ 1 giờ
1 giờ đi được.
	160 : 4 = 40 (km/ giờ)
Đại diện nhóm trình bày.
1 giờ chạy 40 km ta gọi là vận tốc ôtô.
Vậy V là S đi trong 1 đơn vị thời gian. Được gọi là vận tốc.
Đơn vị tính km/ giờ.
 m/ phút.
Dựa vào ví dụ 2.
V = S : t đi.
Lần lượt đọc cách tính vận tốc.
Học sinh đọc và tóm tắt.
Học sinh trả lời.
Hướng dẫn nêu cách làm.
Tìm t đi nhận xét t đi là phút.
Tìm V.
Lớp nhận xét.
S ´ 60
 t đi
 	V = 
Học sinh đọc đề nêu tóm tắt – giải.
Sửa bài 1 học sinh lên bảng sửa bài.
1 – 2 em nêu 
TIẾT : 26 	KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	
- Kể lại được câu chuyện đã được nghe được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kĩ năng: 	
-Rèn các em kể lại được câu chuyện đã được nghe được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
3. Thái độ: 	
- Tự hào và có ý thức tiếp nối truyền thống thuỷ chung, đoàn kết, hiếu học của dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
THẦY
TRÒ
Truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc.
SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Vì muôn dân.
Nội dung kiểm tra: Giáo viên gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiêt kể chuyện hôm nay các em sẽ tập kể chuyện đã nghe, đã đọc gắn với chủ điểm. Nhớ nguồn, với truyền thống hiếu học truyền thống đoàn kết của dân tộc.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Mục tiêu : các em nêu giới thiệu câu chuyện sắp kể có nội dung đúng yêu cầu , trình bày được nội dung tóm tắt của câu chuyện .Lập dàn ý cốt truyện 
Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề tài?
Giáo viên treo sẵn bảng phụ đã viết đề bài, gạch dưới những từ ngữ học sinh nêu đúng để giúp học sinh xác định yêu cầu của đề.
Giáo viên gọi học sinh nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
Lập dàn ý câu chuyện.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý kể chuyện theo trình tự đã học.
Giới thiệu tên các chuyện.
Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Kể tự nhiên, sinh động.
Kết luận :Giáo viê tuyên dương các em có chuẩn bị câu chuyện tốt 
v Hoạt động 2: Thực hành, kể chuyện.
Mục tiêu : Kể lại được câu chuyện đã được nghe được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ học sinh.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
Kết luận : giáo viên tuyên dương các em kể chuyện đúng ,hấp dẫn và trả lời câu hỏi cũng như nêu được ý nghĩa truyện 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Chọn bạn kể hay nhất.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện vào vở.
Chuẩn bị: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ”
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh nêu kết quả.
Ví dụ: Gạch dưới các từ ngữ.
Kể câu chuyện em đã được nghe và được đọc về truyền thống hiếu học và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt.
1 học sinh đọc lại toàn bộ đề bài và gợi ý cả lớp đọc thầm, suy nghĩ tên chuyện đúng đề tài, đúng yêu cầu “đã nghe, đọc”.
Nhiều học sinh nói trước lớp tên câu chuyện.
1 học sinh đọc gợi ý 2.
Nhiều học sinh nhắc lại các bước kể chuyện theo trình tự đã học.
Học sinh các nhóm kể chuyện và cùng trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
Học sinh cả lớp có thể đặt câu hỏi cho các bạn lên kể chuyện.
Ví dụ: Câu chuyện bạn kể nói đến truyền thống gì của dân tộc?
Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?
Hiện nay truyền thống đó được giữ gìn và phát triển nhu thế nào?
Học sinh cả lớp cùng trao đổi tranh luận.
Học tập được gì ở bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5(12).doc