Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần học 33 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần học 33 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

TẬP ĐỌC : LUẬT CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

 I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết; Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần học 33 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC : LUẬT CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
 I.MỤC TIÊU: 
- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết; Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài thơ Những cánh buồm và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- HS đọc bài thơ Những cánh buồm.
- Hỏi đáp nội dung bài đọc.
-HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
- Gọi 4 HS nối tiếp đọc 4 điều luâät trong bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc (2 lượt), kết hợp giải nghĩa. 
- Theo dõi giọng đọc.
b)Tìm hiểu bài 
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các em đọc thầm trả lời câu hỏi cuối bài.
- Gọi 1 HS điều khiển cả lớp báo cáo kết quả, GV nhận xét, bổ sung.
c)Luyện đọc lại 
- Gọi HS đọc toàn bài. 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc điều 21..
- Tổ chức cho HS thi đọc. Nhận xét, KL HS đọc hay nhất, tuyên dương.
- HS thành các nhóm nhỏ, đọc thầm trả lời câu hỏi cuối bài.
- 1HS điều khiển cả lớp báo cáo kết quả, GV nhận xét, bổ sung.
- 4 HS đọc nối tiếp.
-Luyện đọc N2, thi đọc trong nhóm.
- Các nhóm cử đại diện thi. Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3.Củng cố - dặn dò:
-Nội dung bài văn ?
-Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS thực hiện những quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình, xã hội.
- Chuẩn bị bài sau : Sang năm ..
- HS nối tiếp nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TUẦN 33
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: 
TOÁN: T161: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
 I.MỤC TIÊU: 
- Học sinh thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.	
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
- Giáo dục các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ ghi tổng kết như SGK/168
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 4’
 - Yêu cầu viết công thức tính diện tích các hình đã ôn tập trong tiết trước.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: 1’
- GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- HS viết công thức tính diện tích các hình đã ôn tập trong tiết trước.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Ôn tập về tính tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương: 10’
- GV cho HS xem mô hình hình hộp chữ nhật. Hãy nêu tên hình ?
- Hãy nêu quy tắc và viết công thức tính diện tích xung quanh của hình này ?
- Nêu quy tắc, viết công thức tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ?
- Nêu quy tắc, viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
*Làm tương tự với hình lập phương.
HĐ2: Luyện tập - Thực hành: 23’
Bài 1 : - Đọc đề bài. Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV vẽ hình minh họa cho căn phòng, yêu cầu HS chỉ diện tích cần quét vôi để HS nhìn thấy :
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 : - Đọc đề bài. Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu đọc kĩ câu b và hỏi : Bạn An muốn dán giấy màu lên mấy mặt của hình lập phương? Vậy tính diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích nào của HLP ? 
- Yêu cầu làm bài.
- Yêu cầu HS làm sai, sửa bài.
Bài 3 : - Đọc đề bài. Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm sau đó hướng dẫn cho HS yếu :
? Thể tích của bể là bao nhiêu mét khối?
? Biết 1 giờ vòi chảy được 0,5 m3 vậy để nước chảy đầy 3m3 thì cần bao nhiêu lâu?
- Chấm bài, nhận xét.
- Hình hộp chữ nhật.
- Chu vi đáy nhân với chiều cao.
 Sxq = (a+b) x 2 x h
 * a, b, h phải cùng đơn vị đo.
- Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
 Stp = (a+b) x 2 x c + 2 x a x b 
- Thể tích hình hộp chữ nhật bằng tích ba kích thước ( cùng đơn vị đo )
 V = a x b x c 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS đọc đề, từng nhóm đôi thảo luận tóm tắt bài toán.
- Quan sát hình, phân tích hình theo gợi ý của GV để rút ra cách làm bài.
- 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở.
- HS đọc đề. Tóm tắt bài toán vào bảng con.
- Nối tiếp trả lời câu hỏi tìm hiểu bài để rút ra cách giải.
- 1 HS lên bảng, HS còn lại giải vào vở. 1 HS làm vở đọc bài làm của mình, đối chiếu nhận xét bài bạn.
- HS làm sai, sửa bài.
- Học sinh đọc đề toán và giải vào vở.
- Bài giải :
 Thể tích bể nước :
 2 x 1,5 x 1 = 3(m3)
Thời gian để vòi chảy đầy bể :
 3 : 0,5 = 6(giờ )
 Đáp số : 6 giờ
- HS làm sai, sửa bài.
3.Củng cố - Dặn dò: 2’
- GV tổng kết tiết học. Tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN TOÁN : 	 LUYỆN TẬP 
 I. MỤC TIÊU: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
-Giáo dục HS tính chính xác trong học Toán
 	 II.CHUẨN BỊ: VBT in
	 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: ?Nêu tính chất cơ bản của phép chia?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Củng cố kiến thức: 
- Gọi HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác, chữ nhật, hình thang,hình tròn; thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
HĐ3: Luyện tập 
Hướng dẫn HS làm vở bài tập in sẵn 
Bài 1: HS tự làm bài 
Lưu ý HS diện tích cần quét vôi bằng diện tích xung quanh , diện tích trần nhà trừ đi diện tích các cửa .
Bài 2: HS tự làm bài 
 Lưu ý : diện tích quét sơn bằng diện tích toàn phần.
Bài 3: HS tự làm bài 
- Hướng dẫn HS tính thể tích bể nước rồi đổi ra lít sau đó tính số gánh nước.
*HSG: Bán kính của hình tròn giảm đi 50% thì diện tích hình tròn giảm đi bao nhiêu phần trăm.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
- HS nối tiếp nêu. 
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- 1 HS làm vào phiếu. 
Nhâïn xét - nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở, 1HS làm vào phiếu 
- 1 số HS nêu kết quả, giải thích cách làm 
- HS Khá - Giỏi tự làm bài vào vở,1 HS làm vào phiếu .
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
CHÍNH TẢ (Nghe-viết) : TRONG LỜI MẸ HÁT
 I.MỤC TIÊU: 
- Nghe, viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát; Trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các đơn vị, cơ quan, tổ chức: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS viết lên bảng lớp tên các cơ quan, đơn vị ở BT2,3 tiết trước, HS khác viết vào vở nháp, nhận xét cách viết của bạn trên bảng.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 2 HS viết, HS khác viết vào vở nháp, nhận xét cách viết của bạn trên bảng.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe, viết 
- Tìm hiểu nội dung đoạn thơ:
- Hướng dẫn viết từ khó : Yêu cầu HS tìm, đọc và viết từ khó, 
- Viết chính tả : 
- Soát lỗi và chầm bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả 
Bài tập 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
? Đoạn văn nói về điều gì ?
-Đọc tên các cơ quan, tổ chức có trong đơn vị ?Khi viết tên các cơ quan, tổ chức ta viết thế nào ? 
- Chấm bài, nhận xét.
Lưu ý: các từ (về, của) là quan hệ tư ønên không viết hoa.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS.
- Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm, tìm, viết từ khó 
- Gấp SGK. HS viết.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. 
-Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Cả lớp đọc thầm đơn vị.
- ... Công ước về quyền trẻ em 
- HS đọc.
- HS làm bài.
- Cách viết hoa (Viết hoa chữa cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó).
- Thực hiện theo yêu cầu
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
-Củng cố ôn tập về tính diện tích thể tích các hình . 
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập.
- Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác trong học toán 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Chấm một số vở bài tập của học sinh
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập: Giáo viên chép đề bài lên bảng
*PHỤ ĐẠO: 
Bài 1: Một cái hộp hình lập phương không có nắp cạnh 15cm.
Tính thể tích cái hộp đó.
Nếu sơn tất cả các mặt ngoài của hộp đó thì phải ... rực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập: 
*PHỤ ĐẠO:
Bài 1: Một hình chữ nhật có chu vi 60 cm. Chiều dài hơn chiều rộng 8m. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
- Củng cố bài toán tìm 2 số khi biết tổng, hiệu của chúng. 
Bài2: Một cái sân hình vuông có cạnh 30m. Một mảnh đất hình tam giác có diện tích bằng 4/5 diện tích cái sân đó và có chiều cao 12m. Tính độ dài cạnh đáy của mảnh đất hình tam giác đó.
- Củng cố bài toán tìm 2 số khi biết tổng, tỷ số.
HS chữa bài - GV chốt lại cách giải. 
*BỒI DƯỠNG :
Bài 1: Một ô tô đi trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 40 km, giờ thứ hai đi được 45km, giờ thứ ba đi quãng đường nhiều hơn nửa quãng đường đi trong hai giờ đầu là 5m. Hỏi trung bình mỗi giờ đi được bao nhiêu km ?
Bài 2: Ba lớp 5A , 5B , 5C trồng cây xanh quanh trường . lớp 5A trồng 2/5 số cây của cả ba lớp trồng được và 6 cây , lớp 5B trồng được 1/ 3 số cây cả ba lớp trồng được và 9 cây , lớp 5C trồng 33 cây còn lại .
Hỏi mỗi lớp 5A , 5B trồng được bao nhiêu cây ?
 HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
 2 HS nộp vở 
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm vào vở ,1 HS lên bảng. 
- HS làm vào vở , 1 HS làm vào phiếu 
- HS làm vào vở - 1 HS làm bài vào phiếu. 
- Nhận xét, chữa bài. 
- HS giải vào vở, 1 HS giải vào phiếu. 
- Nhận xét, chữa bài .
- Học sinh chữa bài.
- HS lắng nghe 
BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố về tác dụng của dấu ngoặc hai chấm 
- Tiếp tục luyện tập về việc dùng dấu hai chấm trong văn viết.
- Cẩn thận khi viết một văn bản (dùng dấu phẩy cho chính xác).
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Chấm vài vở bài tập của học sinh. - Nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
*PHỤ ĐẠO: 
Bài 1: Đạt câu theo yêu cầu sau:
a, Câu có dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp. 
b, Câu có dấu hai chấm đặt trước những từ ngữ liệt kê sự vật.
Bài 2: Điền vào chỗ chấm dấu câu thích hợp:
 Mọi người đứng dậy reo mừng ... Bác Hồ đã đến !
 Bà chủ nhà vui vẻ đón khách ...
- Thưa bác , mời bác vào nhà chơi !
*BỒI DƯỠNG:
Bài 1: Tìm dấu hai chấm dùng sai trong đoạn văn sau:
Tuấn năm nay 11 tuổi. Vóc dáng Tuấn: mảnh dẻ, nước da: trắng hồn, môi đỏ như con gái .
Bài 2: Đặt câu có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích hoặc thuyết minh
HĐ3: Chấm bài: 
- Chấm một số bài - Hướng dẫn học sinh chữa bài sai.
3.Củng cố: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh nộp vở.
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm vào vở, lần lượt HS nêu kết quả theo nhóm đôi. Một nhóm trình bày bài trước lớp.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu
- HS làm vào vở ,1 em làm vào phiếu (tất cả các dấu hai chấm đều dùng sai, cần phải lược bỏ )
- Học sinh đọc kĩ bài và làm vào vở, 3 HS trình bày miệng. 
- HS chữa bài 
- Học sinh ghi nhớ.
Thứ sáu: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu ngoặc kép )
 I.MỤC TIÊU: 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngặc kép.
- Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Yêu cầu 2 HS đặt câu có từ đồng nghĩa với từ trẻ em.
- 2 HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ BT4 và giải nghĩa từng câu.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS đặt câu có từ đồng nghĩa với từ trẻ em.
- HS đọc và giải nghĩa từng câu trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS ôn tập 
Bài tập 1: - Đọc yêu cầu và nội dung.
? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ?
- Hướng dẫn làm bài.
- 2HS nối tiếp đọc, lớp theo dõi SGK.
- ... dùng để dẫn lời nói trực tiếp ...
- HS làm bài tập.
Bài tập 2: - Đọc yêu cầu và nội dung.
- GV nhắc HS 
- Yêu cầu trình bày. Nhận xét, KL bài làm đúng.
- 2HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- HS làm bài. 
- HS trình bày. Nhận xét, KL bài làm đúng.
Bài tập 3: - Đọc yêu cầu. 
- Chia vở làm 2 phần: một phần viết đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép, một phần nêu tác dụng của từng dấu ngoặc kép.
- Yêu cầu trình bày. Nhận xét, ghi điểm.
- HS đọc đề, viết đoạn văn vào VBT.
- Học sinh làm bài.
- HS trình bày.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
-Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài.
- Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ 
- Thực hiện theo yêu cầu.
TẬP LÀM VĂN : TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
 I.MỤC TIÊU: 
- HS viết được một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bìa văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo của bài văn tả người đã học.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Dàn ý cho đề văn của mỗi HS ( đã lập từ tiết trước )
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Kiểm tra dàn ý và sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- Các tổ trưởng báo cáo kết quả chuẩn bị.
- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài 
- Gọi HS đọc 3 đề bài.
- GV nhắc : 
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể thay đổi, chọn một đề bài khác với sự lựa chọn của tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đề ở SGK. 
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài 
- HS viết bài, dò bài soát lỗi.
3.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và thông báo sẽ trả bài văn của các em viết trong tiết học tới. 
- Học sinh ghi nhớ.
TOÁN: TIẾT 165: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU: 	
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng giải một số dạng toán đã học. 
- Giáo dục các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ vẽ hình BT1, BT4.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS trình bày bài sửa BT3/170.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- HS sửa BT3/170.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Luyện tập - Thực hành: 
Bài 1 : - Đọc yêu cầu bài và tóm tắt bài toán.
? Để tính được diện tích của tứ giác ABCD chúng ta cần biết những gì ?
? Có thể tính diện tích của tứ giác ABED và diện tích của tam giác BCE như thế nào ? 
- Yêu cầu làm bài.
- Chấm bài, nhận xét.
Bài 2 : - Đọc yêu cầu bài và tóm tắt bài toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết ? 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3 : Đọc yêu cầu bài và tóm tắt bài toán và giải. 
Bài 4 : - Đọc yêu cầu bài, quan sát kĩ biểu đồ và làm bài. 
- Hướng dẫn, gợi ý thêm chu HS yếu.
- Chấm bài, nhận xét, yêu cầu HS làm sai, sửa bài.
- HS đọc đề, tóm tắt bài toán.
- Nối tiếp trả lời câu hỏi tìm cách giải bài toán.
- 1 HS lên bảng, HS khác giải bài vào vở.
- HS đọc đề, tóm tắt bài toán.
- Thảo luận thống nhất dạng : Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 
- 1 HS lên bảng, HS khác giải bài vào vở.
- HS đọc đề, tóm tắt bài toán, làm bài.
- Đọc yêu cầu bài, quan sát kĩ biểu đồ và làm bài.
- HS làm sai, sửa bài.
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học. Tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập.
- Thực hiện theo yêu cầu.
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp trong tuần qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức thực hiện một cách tự giác các hoạt động.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: GV tổ chức cho các em chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần:
- Giáo viên yêu cầu lần lượt 4 tổ trưởng nhận xét, đánh giá và xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ.
- Yêu cầu lớp trưởng nhận xét và xếp loại thi đua cho các tổ.
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt: Học tập, lao động, hoạt động tập thể.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm. 
- Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập” giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Tham gia đóng góp các khoản qui định.
3.Củng cố:
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Học sinh chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
- Các tổ trưởng lên nhận xét và xếp loại thi đua cho tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét.
- Cá nhân học sinh góp ý cho lớp, cho cá nhân học sinh về mọi mặt.
- Học sinh nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch.
- Học sinh ghi nhớ.
-------------------------------------------------*****---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 33(4).doc