Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần số 15 (chuẩn)

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần số 15 (chuẩn)

Đạo đức

BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TIẾT 2 )

I-Mục tiêu

 Học xong bài này HS có khả năng:

 1-Hiểu:

 - Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.

 - HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.

 2-Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo

II-Chuẩn bị

 GV: SGK Đạo đức 4, các băng chữ dùng cho hoạt động 3, tiết , kéo, giấy màu, hồ dán, để sử dụng cho hoạt động 2 - T2

 HS: SGK Đạo đức

III-Các hoạt động dạy học chủ yếu ( Tiết 2 )

 *Khởi động: Cả lớp hát bài: Bụi phấn

 - GV dẫn dắt để giới thiệu bài

 *Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được ( Bài tập 4 - 5, SGK )

 - HS trình bày, giới thiệu.

 - Lớp nhận xét, biểu dương.

 - GV nhận xét.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần số 15 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy tuần 15
Thứ-ngày
Thời khoá biểu
Tên bài dạy
Nội dung giảm tải
Thứ hai
11-12
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Sinh hoạt tập thể
Biết ơn thầy cô giáo ( tiết 2 )
Cánh diều tuổi thơ
Chia hai số có tận cùng là chữ số 0
Nhà Trần và việc đắp đê
Không có GT
Thứ ba
12-12
Toán
Khoa học
Chính tả
Mĩ thuật
Thể dục
Chia cho số có hai chữ số
Tiết kiệm nước
Nghe - viết: Cánh diều tuổi thơ
Vẽ tranh: Vẽ chân dung
Ôn bài TDPTC - TC “ Thỏ nhảy”
Không vẽ tranh
Thứ tư
13-12
Toán
LT&C
Kể chuyện
Kĩ thuật
Khoa học
Chia cho số có hai chữ số ( tiếp )
MRVT: Đồ chơi, trò chơi
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Thêu móc xích
Làm thế nào để có không khí ?
Bỏ vẽ tranh
Thứ năm
14-12
Tập đọc
Toán
TLV
Thể dục
Địa lí
Tuổi ngựa
Luyện tập
Luyện tập miêu tả đồ vật
Ôn bài TDPTC -TC “ Lò cò tiếp sức”
Hoạt động sản xuất ...Bắc Bộ ( Tiếp ) 
Chú ý xem phần GT
Thứ sáu
15-12
Toán
LT&C
TLV
Âm nhạc
SHL
Chia cho số có hai chữ số ( tiếp )
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Quan sát đồ vật
Học hát bài tự chọn
Nhận xét tình hình trong tuần
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006
Đạo đức
Biết ơn thầy giáo, cô giáo (Tiết 2 )
I-Mục tiêu
	Học xong bài này HS có khả năng:
 1-Hiểu:
 - Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.
 - HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
 2-Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo
II-Chuẩn bị
 GV: SGK Đạo đức 4, các băng chữ dùng cho hoạt động 3, tiết , kéo, giấy màu, hồ dán, để sử dụng cho hoạt động 2 - T2
 HS: SGK Đạo đức
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu ( Tiết 2 )
 *Khởi động: Cả lớp hát bài: Bụi phấn 
 - GV dẫn dắt để giới thiệu bài
 *Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được ( Bài tập 4 - 5, SGK )
 - HS trình bày, giới thiệu.
 - Lớp nhận xét, biểu dương.
 - GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng thầy giáo, cô giáo cũ.
 - GVnêu yêu cầu.
 - HS làm việc theo nhóm.9 ( nhóm 2 )
 - GV nhắc nhở HS nhớ gửi tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm.
 Kết luận chung: 
 - Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
 - Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
*Hoạt động nối tiếp:
 -Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
cánh diều tuổi thơ
I-Mục tiêu:
1-Đọc thành tiếng:
 -Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài: mục đồng, trầm bổng, huyền ảo, ... 
 -Đọc trôi chảy, lưu loát được toàn bài.Biết biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui thiết tha, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi diều.
2-Đọc - hiểu
 -Hiểu được các từ ngữ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao, ...
 -Hiểu được nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tót đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lững trên bầu trời.
II-Chuẩn bị:
 -GV: Tranh minh hoạ trong SGK. 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
A-Kiểm tra bài cũ:
 Hai HS đọc tiếp nối nhau bài Văn hay chữ tốt, trả lời câu hỏi về nội dung trong SGK
 GV nhận xét cho điểm
B-Dạy học bài mới: (37 phút) 
1-Giới thiệu bài:(1 phút)
 -GV giới thiệu bài bằng tranh
2-HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
 *Đọc đọan: Hình thức nối tiếp theo đoạn ( GV chia đoạn: 2 đoạn, khoảng 3 lượt, không dừng khi HS đang đọc giữa chừng )
 -HS đọc hết lượt 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm tiếng khó: mục đồng, trầm bổng, huyền ảo, ... ; ngắt nghỉ câu dài choHS: “ sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ...// như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Lưu ý biết nghĩ hơi đúng chỗ, biết đọc liền mạch một số cụm từ trong câu văn sau: Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin:Bay đi diều ơi! Bay đi!
 -HS đọc tiếp các lượt tiếp theo
 -GV giúp HS hiểu một số từ được chú thích trong bài: ( HS TB đọc mục chú giải trong SGK )
 *HS luyện đọc theo cặp: HS này đọc, HS khác nghe để nhận xét và ngược lại.
 -Các nhóm thi đọc và nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
 *Một HS K - G đọc toàn bài - GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
 *Đoạn 1 ( Từ đầu đến ... vì sao sớm )
 -HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi: 
 +Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
 +Tác giả quan sát cánh diều bằng những giác quan nào ?
 +GV ghi bảng từ: mềm mại, yêu cầu học sinh nêu nghĩa của từ đó.
 +Đoạn 1 cho em biết gì ? ( Tả vẻ đẹp của cánh diều )
 *Đoạn 2: ( còn lại )
 -HS đọc thầm đoạn 2: GV nêu câu hỏi để HS trả lời:
 +Trò chơi thả diều đã đem lại đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào ?
 +Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ?
 +GV ghi bảng chi tiết: huyền ảo, khát vọng, HS nhắc lại nghĩa của các từ đó.
 +Đoạn 2 nói lên điều gì ? ( Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. )
 -Gọi 1 HS đọc câu mở bài và kết bài.
 -Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3, SGK trao đổi nhóm 2, trả lời.
 -HS đọc lướt toàn bài tìm nội dung chính của bài
c) Luyện đọc nâng cao
 -GV hướng dẫn HS đọc: Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
 +Đối với HS khá, Giỏi: luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm đoạn: Tuổi htơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều .... vì sao sớm “
 +Đối với HS TB và những HS đọc yếu cần luyện đọc để có giọng đọc tốt hơn.
 -GVnhận xét, đánh giá
3-Củng cố ,dặn dò: 
 -HS nhắc lại nội dung bài 
 -GV nhận xét tiết học.
Toán
chia hai số có tận cùng là chữ số 0
I-Mục tiêu
 Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
II-Chuẩn bị
 -GV: VBT T4
 -HS: VBT T4
III-Các hoạt động dạy học
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 * Hoạt động 2: Bước chuẩn bị
 -HD HS ôn tập các nội dung sau:
 a) Chia nhẩm cho 10, 100, 1000, ...
 b) Quy tắc một số cho một tích.
 *Hoạt động 3: Giới thiệu rường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng.
	320 : 40
 a) Tiến hành theo cách một số ch một tích:
 -HS thực hiện vào giấy nháp, 1 HS lên bảng thực hiện. Từ đó HS nhận xét để thấy:
	320 : 40 = 32 : 4
 Có thể cùng xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia để được phép chia:
	32 : 4, rồi chia như thường.
 b) Thực hành
 -HD HS đặt tính
 -HD cùng xoá một chữ số 0 ở tận số chia và số bị chia.
 -HD HS thực hiện phép chia.
 *Hoạt động 3: Giới thiệu trường hơp chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia
	32 000 : 400 = ?
 a) HD HS tiến hành theocách chia một số cho một tích.
 Từ đó để HS nhận xét:	32 000 : 400 = 320 : 4
 -GV HD HS có thể xoá hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường.
 b) Thực hành
 -HD HS đặt tính
 -Cùng xoá hai chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và bị số chia.
 -Thực hiện phép chia 320 : 4.
 Lưu ý HS khi đặt phép tính theo hàng ngang, ta phải ghi:
	32 000 : 400 = 80
	Kết luận chung: Như SGK.
 *Hoạt động 4: Thực hành 
 Bài 1(tr 82 -VBT T4) 
 -HS đọc yêu cầu và bài mẫu.
 -HS hoạt động cá nhân, 3 HS TB lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bai 2 (tr 82 -VBT T4)
 -Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.
 -Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu làm gì ?
 -HS K-G nêu cách giải, GV nhận xét, HS TB nhắc lại cách giải.
 -HS hoạt động cá nhân làm bài vào VBT GV quan sát giúp đỡ những HS trung bình chưa hiểu cách làm, sau đó gọi 1 HS khá lên bảng làm bài.
 -HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 Bài 3 (tr 82 -VBT T4)
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3
 -HS K-G nêu cách tính, HS TB nhắc lại cách tính.
 -HS làm bài 3 vào VBT, 2 HS K-G lên bảng làm bài.
 -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. HS chữa bài vào vở.
4-Tổng kết, dặn dò
 Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Nhà trần và việc đắp đê
I-Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
 -NhàTrần rất quan tâm tới việc đắp đê.
 -Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
 -Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.
II-Chuẩn bị:
1-GV: Tranh cảnh nhà Trần đắp đê.
2-HS: SGK.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
 *Giới thiệu bài: GVgiới thiệu trực tiếp
 *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
 -GV nêu câu hỏi HS trả lời:
 + Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
 + Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua thông tin đại chúng ?
 -HS lần lượt trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét, chốt câu rả lời đúng.
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
 -GV nêu câu hỏi:
 + Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đên đê điều của nhà Trần.
 + HS trao đổi trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
 *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
 -GV nêu câu hỏi: NHà Trần đã thu được kết quả gì trong công cuộc đắp đê ?
 -HS trả lời và nhận xét, bổ sung kết quả cho nhau. GV kết luận câu trả lời đúng.
 *Hoạt động 4:
 -HS tảo luận câu hỏi: ở địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt ?
 -HS thảo luận và trình bày, GV nhận xét, kết luận như trong SGK.
VI-Tổng kết, dặn dò
 -Nhận xét tiết học, dặn về nhà làm các bài tập trong VBT
Thứ 3 ngày 12 tháng 12 năm 2006
Toán
chia cho số có hai chữ số
I-Mục tiêu: Giúp HS :
 Giúp HS biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
II-Đồ dùng dạy học
 1-GV: SGK, VBT
 2-HS: VBT T4
III-Các hoạt động dạy học
 * Hoạt động 1: Trường hợp chia hết
	672 : 21 = ?
 -HD học sinh đặt tính.
 -HD HS tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều tính theo ba bước: chia, nhân, trừ nhẩm.
 -GV chia mẫu, chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
 -GV lấy ví dụ, gọi 1 HS lên bảng chia, HS dưới lớp làm vào giấy nháp. Nhận xét kết quả.
 *Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư
	779 : 18 = ?
 -HD HD đặt tính.
 -HD HS tính từ trái sang phải: Tiến hành tương tự trường hợp chia hết.
 -HD HS cách ghi kết quả:	779 : 18 = 4 ( dư 5 )
 -Lưu ý HS: +Trong phép chia có dư, số dư bé hơn số chia.
 + GV giúp HS cách ước tìm thương ở mỗi lần chia.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1( Tr 83 -VBT T4 ) : Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
 -HS hoạt động cá nhân, 4 HS (G, K, TB ) lên bảng làm bài trên bảng lớp
 -HS nhận xét kết quả trên bảng, GV chốt kết quả đúng.
 Bài 2 ( Tr 83 -VBT T4 )
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
 -Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu HS làm gì ?
 -HS suy nghĩ tìm cách giải bài toán. HS K, G nêu cách giải, HS TB nhắc lại cách làm.
 -HS tự giải bài toán, 1 HS K hoặc G lên bảng giải bài toán. HS cả lớp nhận xét. GV chốt bài giải đúng.
 Bài  ... n học sinh về nhà học bài
Toán
luyện tập
I-Mục tiêu: Giúp HS :
 -Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
 -Tính giá trị biểu thức.
 -Giải bài toán về phép chia có dư.
II-Chuẩn bị:
 -GV: VBT T4
 -HS: VBT T 4
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 *Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài1( tr 84-VBT T4 )
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 YC HS tự làm bài vào VBT. Sau đó gọi 3 HS ( TB - Khá - G ) lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
 GV chốt kết quả đúng, cho điểm.
Bài 2 ( tr 84 -VBT T4 )
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn lại cách làm.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, 3HS (TB, K, G ) lên bảng chữa bài ( mỗi em 1 bài)
 -HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
 Bài 3 ( Tr 84 - VBT T4 )
 -Gọi 1 HS đọc bài tập.
 -HS tự thực hiện phép chia vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài tập.
 -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
 Bài 3 4 ( tr 84-VBT T4)
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
 -Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu làm gì ?
 -HS tìm cách giải hai cách, HS K-G nêu cách giải. GV nhận xét, bổ sung. HS TB nhắc lại.
 -HS tự làm bài tậo vào vở ( HS K, G tự làm; HS TB GV hướng dẫn, gợi ý cách làm nếu chưa hiểu)
 -1HS ( G ) chữa bài, GV nhận xét, KL.
4-Củng cố.dặn dò:
 Nhận xét tiết học
 Dặn HS về nhà làm các bài tập trong SGK.
Tập làm văn
luện tập miêu tả đồ vật
 I-Mục tiêu
 -HS luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) của một bài văn miêu tả đồ vật; trình tự miêu tả.
 -Hiểu đựoc vai trò của quan sát trong việc miêu tả ( Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay )
II-Chuẩn bị 
 GV: 
 HS: VBT TV4
III-Các hoạt động dạy học
1-Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-HD HS luyện tập
 a) Bài tập 1 ( Tr 105, VBT )
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT, 1 HS đọc bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư.
 + Yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt các câu hỏi 1a vào VBT.
 +HS phát biểu câu trả lời. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
 -Đối với câu 1 b, HS làm vào VBT, 2 đến 3 HS làm vào phiếu do GV phát, sau đó HS nào làm xong dán kết quả lên bảng để cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
 -Đối với câu 1c, 1d, GV cho HS thực hiện như câu a
 b) Bài tập 2 ( Tr 106, VBT )
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT, GV viết bảng đề bài.
 + Nhắc HS chú ý: Tả chiếc áo các em mặc hôm nay, lập dàn bài cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước và các bài văn mẫu đã học.
 -HS làm việc cá nhân.
 -Một số HS đọc dàn ý. GV nhận xét.
5-Củng cố, dặn dò.
 -Nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài tập làm văn sau. 
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân
 ở đồng bằng bắc bộ ( tiếp theo ) 
I-Mục tiêu
 Học xong bài này HS biết:
 -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và phiên chợ của người dân đồng bằng Bắc Bộ 
 -Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm.
 -Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
 -Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động cuả người dân.
II-Chuẩn bị
 GV: Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ
 HS: sưu tầm tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III-Các HDDH chủ yếu
 1-Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
 *Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
 Bước 1:
 -HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi sau:
 + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
 + Khi nào một làng trở thành làng nghề ? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ?
 + Thế nào là nghệ nhân ?
 Bước 2: 
 -HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 -GV nói về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
 *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
 Bước 1
 -HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi trong SGK.
 Bước 2:
 -HS trình bày kết quả quan sát tranh ảnh.
 -GV có thể nói thêm công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất là gốm là tráng men cho sản phẩm.
 -Yêu cầu HS kể lại công việc của một nghề thủ công điển hình ở địa phương em đang sống.
2-Chợ phiên
 *Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
 Bước 1:
 -HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận các câu hỏi sau:
 + Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
 +Yêu cầu HS mô tả về chợ theo tranh, ảnh xem chợ phiên nhiều người hay ít người ? Chợ phiên có những loại hàng hoá nào ?
Bước 2:
 -HS các nhóm trình bày lần lượt từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
VI-Tổng kết, dặn dò
 Nhận xét tiết học 
 Dặn HS về nhà làm hoàn thành bài tập trong VBT
Thứ 6 ngày 15 tháng 12 năm 2006.
Toán
chia hai số có hai chữ số ( tiếp theo )
I-Mục tiêu
 Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số.
II-Chuẩn bị
 -GV: VBT T4
 -HS: VBT T4
III-Các hoạt động dạy học
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 * Hoạt động 2: Trường hợp chia hết
 -GV nêu phép chia:	10 105 : 43 = ?
 -Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện phép chia
 GV lưu ý HS ở mỗi lần chia cần ước lượng tìm thương cho chính xác chẳng hạn:
	101 : 43 = ? Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 ( dư 2 ), ....
 *Hoạt động 3: Trường hợp chia có dư
 -GV nêu phép chia: 26 345 : 35 = ?
 -GV tiến hành như ở hoạt động 1.
*Hoạt động 4: Thực hành 
 Bài 1(tr 86 VBT T4) 
 -HS đọc yêu cầu bài tập.
 -HS hoạt động cá nhân, 3 HS ( G - K - TB ) lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bai 2 (tr 86 -VBT T4)
 -Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.
 -Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của các biểu thức.
 -HS K-G nêu cách làm, GV nhận xét, HS TB nhắc lại cách làm.
 -HS hoạt động cá nhân làm bài vào VBT GV quan sát giúp đỡ những HS trung bình chưa hiểu cách làm, sau đó gọi 1 HS khá lên bảng làm bài.
 -HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 Bài 3 (tr 86 -VBT T4)
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3
 -HS K-G nêu cách tính, HS TB nhắc lại cách tính.
 -HS làm bài 3 vào VBT, 2 HS K-TB lên bảng làm câu a, 1 HS G lên làm câu b
 -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. HS chữa bài vào vở.
4-Tổng kết, dặn dò
 Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I-Mục tiêu
 -HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác ( biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác )
 -Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp; biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp .
II-Chuẩn bị
 -GV: Giấy khổ to chép sẳn BT 1 phần nhận xét, Tr 107 - VBT TV4, BT1, BT 2 ( 108, 109 VBT TV 4 )
 -HS:VBT TV4
III-Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ:2 -SGK, tiết LT&C: MRVT đồ chơi - trò chơi
 -GV nhận xét, cho điểm HS
B-Bài mới
1-Giới thiệu bài
 Nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học
2-Phần nhận xét
 * Bài tập 1:
 -GV treo bảng phụ, 1HS đọc yêu cầu bài tập 1, 1 HS đọc khổ thơ.
 -Cả lớp đọc thầm lại, phát biểu, HS cả lớp nhẫn xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
kết quả trên bảng.. GV chốt câu trả lời đúng. 
 *Bài tập 2:
 -HS đọc to yêu cầu của BT, suy nghĩ đặt câu hỏi.
 -HS nnối tiếp nhau đặt câu hỏi của mình. Cả lớp nhận xét cách đặt câu hỏi của bạn. GV nhận xét chung.
 *Bài tập 3:
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 -HS thảo luận nhóm hai về nội dung câu hỏi và trả lời. GV và HS cả lớp nhận xét
3-Phần ghi nhớ
	HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
4-Luyện tập
a-Bài 1( tr 108 - VBT TV 4 )
 -GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1
 -HS đọc yêu cầu bài tập, 2 HS nối tiếp đọc nối tiếp các đoạn văn a-b.
 -HS trao đổi theo nhóm 2 và làm bài tập vào VBT, 2 HS lên bảng làm vào bảng phụ.
 -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
b-Bài 2 ( tr 109 - VBT TV4 )
 -GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc to nội dung và yêu cầu của BT
 -HS hoạt động theo cặp, trao đổi về yêu cầu của bài tâp và làm bai vào VBT, 4 HS tiếp nối lên bảng làm bài tập trên bảng phụ.
 -GV nhận xét, đánh giá.
3-Củng cố, dặn dò
 -Nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà hoàn tập nội dung trong VBT TV4 và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
quan sát đồ vật
I-Mục tiêu
 HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý, bằng nhiều cách ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ ); phát hiện được những đặc diểm riêng biệt phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
 -Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơ mà em đã chọn.
II-Chuẩn bị
 -GV: Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK, một số đồ chơi như gấu bông, thỏ bông, ô tô, chong chóng, ..., bảng phụ viết sẳn dàn ý một đồ chơi.
 -HS : VBT TV4
III-Các HDDH chủ yếu
A-Kiểm tra bài cũ:
 -Yêu cầu 1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo.
 -GV nhận xét, đánh giá.
b-Bài mới
1-Giới thiệu bài (1 phút)
 GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Phần nhận xét
 a)Bài tập 1:
 -Một HS đọc yêu cầu của bài tập
 -HS quan sát tranh minh hoạ và các đồ chơi đồng thời yêu cầu các HS thầm lại yêu cầu của bài văn và gợi ý trong SGK, viết kết quả quan sát vào VBT theo các gạch đầu dòng.
 -HS trình bày kết quả, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
 -GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2
 -HS đọc yêu cầu của bài tập 2, suy nghĩ trả lời miệng.
-GV nhận xét,chốt câu trả lời đúng.
3-Phần ghi nhớ
 -GV gọi 2, 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
4-Luyện tập
 -GV nêu yêu cầu của đề bài.
 -HS làm vào VBT, sau đó HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập. GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất.
4-Củng cố, dặn dò
 -Nhận xét giờ học
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
Âm nhạc
Học hát bài hát tự chọn
Em hát gọi mặt trời
I-Mục tiêu: 
 -HS hát đúng và thuộc bài hát: Em Hát Gọi Mặt Trời.
 -Qua bài hát giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên và yêu lao động.
II-Chuẩn bị:
1-GV: -Nhạc cụ quen dùng, bảng phụ.
2-HS:-SGK Âm nhạc 4, một số nhạc cụ gõ.
III-Các PP dạy học: Làm mẫu, quan sát, đàm thoại, luyện tập.
IV-Hình tổ chức dạy học 
 -Nhóm, cả lớp, cá nhân.
V-Các hoạt động dạy học
 *Hoạt động 1: Phần mở đầu
 -GV giới thiệu nội dung bài học
 *Hoạt động 2: Phần hoạt động
 a-Nội dung 1:
 -Gọi 1-2 HS đọc lời ca rõ ràng, diễn cảm bài hát trên bảng phụ.
 -Yêu cầu HS vỗ tay theo tiết tấu.
 b-Nội dung 2:
 -GV dạy HS hát từng câu theo lối móc xích.
 -Lưu ý HS những chỗ luyến.
 -HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp và tiết tấu.
* Hoạt động 3:Phần kết thúc
 -GV nhận xét và dặn HS về nhà thực hiện.
Sinh hoạt lớp
-Nhận xét nền nếp của HS
-Nhận xét về đạo đức và kết quả học tập trong tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an t15 l4 CKTKN va BVMT.doc