Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần số 19

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần số 19

Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiết 1)

I-Mục tiêu:

1. Biết đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch.

- Đọc phân biệt lời nhân vật và lời tác giả.

- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật

- (HS K- G) : Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành .

II-Đồ dùng:

- Tranh mimh họa bài đọc trong SGK

- Bến cảng Nhà Rồng.

III-Hoạt động dạy học:

A-Mở đầu: 3

- Giới thiệu chủ điểm Người công dân.

 

doc 13 trang Người đăng hang30 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần số 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
*************************************
Thứ 2 , ngày 14 tháng 1 năm 2013
Tập đọc
Người công dân số Một (tiết 1)
I-Mục tiêu:
1. Biết đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch.
- Đọc phân biệt lời nhân vật và lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật
- (HS K- G) : Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành .
II-Đồ dùng:
- Tranh mimh họa bài đọc trong SGK
- Bến cảng Nhà Rồng.
III-Hoạt động dạy học:
A-Mở đầu: 3’
- Giới thiệu chủ điểm Người công dân.
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 2’
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiếu bài.
a. Luyện đọc: 17’
- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra đoạn kịch
- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch
- HS tìm các từ khó đọc: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn trích trong vở kịch.
Đoạn 1: Từ đầu...vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Đoạn 2: Từ Anh Lê này...không xin được việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc hiểu các từ ngữ chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc lại toàn bộ đoạn kịch.
b. Tìm hiểu bài: 8’
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?( tỡm việc làm ở sài gũn)
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
Chỳng ta là đồng bào, cựng mỏu đỏ da vàng với nhau. Nhưng anh cú khi nào nghĩ đến khụng? Vỡ anh với tụi là cụng dõn nước Việt
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều khi không ăn nhập nhau.Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó ? Anh Lờ gặp anh thành để bỏo tin đó xin được việc làm cho anh thành nhưng anh Thành lại khụng núi đến chuyện đú
Vậy anh vũa sài Gũn này để làm gỡ ? Anh Thành đỏp : anh học trường Sa- xơ- lu Lụ – ba
? Theo em tại sao cõu chuyện giữa họ lại khụng ăn nhập với nhau?
Vỡ anh Lờ thỡ nghĩ đến cụng ăn, việc làm,miếng cơm, manh ỏo, cũn anh Thành thỡ nghĩ đến việc nước,
Nụi dung của đoạn kịch là gỡ? : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành
c. Đọc diễn cảm.8’
- GV mời 3 HS đọc đoạn kịch theo lối phân vai.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Từng nhóm HS phân vai luyện đọc.
- Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Cho HS diễn lại vỡ kịch
C- Củng cố, dặn dò: 2’
- Nêu ý nghĩa của đoạn kịch trích.
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------
Toán
Diện tích hình thang.
I-Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình thang.
- Biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang vào giải toán có liên quan
II-Đồ dùng:
- Hình thang ABCD bằng giấy bìa.
- Kéo, thước kẻ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5’
- Nêu đặc điểm của hình thang.
- Chữa bài 3 SGK.
B-Bài mới:
1: Hướng dẫn HS hình thành công thức tính diện tích hình thang. 15’
- HS lấy 1 hình thang đã chuẩn bị.
- GV gắn mô hình hình thang.
- GV hướng dẫn HS thao tác từng bước như trong SGK.
- Sau khi cắt ghép ta được hình gì?
- So sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK
- So sánh chiều cao của tam giác ADK với chiều cao của hình thang ABCD.
- So sánh độ dài đáy DK của tam giác ADK và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD.
- Nêu vai trò của AB, CD, AH trong hình thang ABCD.
- HS đọc quy tắc tính diện tích hình thang ở SGK trang 139.
- HS viết công thức tính diện tích hình thang dựa vào độ dài đáy lớn là a, độ dài đáy bé là b, chiều cao là h.
2: Rèn kĩ năng tính diện tích hình thang dựa vào số đo cho trước. (19’)
Bài 1:a Diện tớch hỡnh thang là
(12 + 8 ) x 5 : 2 = 50 (cm2)
Đỏp số : 50 cm2
 ( b HSKG)
- HS tính theo công thức
- HS nhắc lại quy tắc nhân với số thập phân.
Bài 2:
a. HS viết quy tắc tính diện tích hình thang. Chỉ ra các số đo của hình thang
 Diện tớch hỡnh thang là
(9 + 4 ) x 5 : 2 = 32,5 (cm2)
 Đỏp số : 32,5 cm2
b. HSKG - Nêu đặc điểm của hình thang vuông? Khi đó đường cao của hình thang vuông có đặc điểm gì?
Bài 3: HS K – G:
- HS đọc đề bài, vẽ hình rồi điền số đo đã cho vào hình vẽ.
- Bài toán đã cho đủ các yếu tố để thay vào công thức chưa? Còn thiếu yếu tố nào?
- Hãy nêu cách tính chiều cao?
C. Củng cố, dặn dò: 1’
- GV hướng dẫn HS cắt ghép hình thang theo cách khác để xây dựng công thức tính diện tích hình thang.
----------------------------------
Thứ 3, ngày15 tháng 1 năm 2013
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu:
- Củng cố, rèn luyện kĩ năng biết tính diện tích hình thang..
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5’
- HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- HS chữa bài 2, 3 trong SGK.
B-Bài mới:
GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài trong SGK
Bài 1: 13’
- Hướng dẫn HS nhận xét các đơn vị đo của các số đó
- Các số đó thuộc loại số nào?
a) (14 + 6 ) x 7 : 2 = 70 (cm2)
b)( + ) x : 2 = (m2)
c) ( 2,8 + 1,8) x 0,5 : 2 = 1,15 (m2)
Bài 2: HS K – G
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, vẽ hình và ghi số đo đã cho vào hình vẽ.
- Để tính diện tích hình thang cần biết những yếu tố nào?
- Yếu tố nào của hình thang đã biết?
- Cần tìm yếu tố nào?
- Tìm đáy bé bằng cách nào?
- Tìm chiều cao bằng cách nào?
- HS làm bài vào vở nháp, một em lên làm ở bảng phụ.
- Chữa bài
Bài giải
Đáy bé hình thang :
120 x = 80 (m)
Chiều cao hình thang :
80 – 5 = 75 (m)
Diện tích thửa ruộng :
= 7500 (m2)
Số thóc thu hoạch được :
(7500 : 100) x 64,5 = 4837,5 (kg)
 ĐS : 483,5 kg
Bài 3:a : 10’’
- HS vận dụng linh hoạt công thức; nhận xét mối liên hệ các yếu tố trong công thức.
Đỏp ỏn Đ
3- Củng cố, dặn dò: 2’
- Ôn lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
-----------------------------------
Chính tả
Nghe viết : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
I-Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn HS nghe-viết. (20’)
- GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Bài chính tả cho em biết điều gì?
- GV nhắc HS chú ý những tên riêng cần viết hoa
- GV đọc chính tả cho HS viết.
- GV đọc lại bài chính tả, cho HS đổi vở cho nhau rà soát lỗi.
- GV chấm một số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.( 14’)
Bài tập 2 : 
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nhắc HS ghi nhớ yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, tự làm bài vào vở.
- Gọi một số HS đọc bài của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 : Cách tiến hành tt bài 1.
- Gọi 3 HS đọc lại mẫu chuyện vui và câu đố khi đã điền hoàn chỉnh.
4- Củng cố, dặn dò: 1’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhớ kể lại được câu chuyện Làm việc cho cả ba thời.
--------------------------------------
Luyện từ và câu
Câu ghép
I-Mục tiêu:
- Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2’) GV nêu mục đích y/c của tiết học.
2. Phần nhận xét: 12’
- HS đọc toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện các y/c của bài tập.
- HS làm bài và trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại các đặc điểm của câu ghép (phần ghi nhớ)
3. Phần ghi nhớ: 5’
- Ba HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Hai HS nhắc lại phần ghi nhớ theo cách hiểu của các em.
4. Phần luyện tập: 19’
Bài 1:
- HS đọc y/c của bài tập
- Bài tập nêu 2 y/c: 
+ Tìm câu ghép trong đoạn văn.
+ Xác định các vế câu ghép trong đoạn văn.
- Gọi một HS lên làm ở bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Gọi 5 HS đọc lần lượt kết quả ở 5 câu, chữa bài của HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét chung.
Bài 2: HS K- G:
- HS đọc yêu cầu của bài tập, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Không thể tách các vế của câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
Bài 3:
- HS đọc y/c bài tập.
- HS làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét bổ sung những phương án trả lời khác.
VD :
+ Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
+ Mặt trời mọc, sương tan dần.
+ Trong truyện cổ tích cây khế, người em chăm chỉ hiền lành, còn người anh thì tham lam, lười biếng.
+ Vì trời mưa to nên đường ngập nước.
5. Củng cố, dặn dò: 2’
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép.
-------------------------------------
Thứ 5, ngày 17 tháng 1 năm 2013
Luyện từ và câu
Cách nối các vế câu ghép
I-Mục tiêu:
- Nắm được cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối).
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5’) HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết trước.
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Phần nhận xét. 12’
- Hai HS đọc tiếp nối bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tích 2 vế câu ghép.
- Từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách? Là những cách nào? (Hai cách: dùng từ có tác dụng nối; dùng dấu câu để nối trực tiếp).
3. Phần ghi nhớ: 5’
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
4. Phần luyện tập. 15’
Bài 1:
- HS đọc y/c bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn và tự làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giảI đúng.
+ Đoạn a : có 1 câu ghép với 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. (Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu)
+ Đoạn b : có 1 câu ghép với 3 vế câu, 3 vế nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
+ Đoạn c : có 1 câu ghép với 3 vế câu (vế 1 và 2 nối với nhau trực tiếp, giữa 2 vế có dấu phẩy. Vế 2 nối vế 3 bằng quan hệ từ rồi).
Bài 2:
- HS đọc y/c của bài.
- GV nhắc HS chú ý : Đoạn văn từ 3 – 5 câu tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất một câu ghép.
- HS tự viết đoạn văn và tiếp nối nhau trình bày đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
C. Củng cố, dặn dò: 2’
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép.
- GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà vi ...  nối tâm 0 với điểm A, đoạn thẳng 0A là bán kính của hình tròn.
- HS tìm tòi phát hiện đặc điểm : Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau.
- GV giới thiệu tiếp về cách tạo dựng một đường kính của hình tròn. HS nhắc lại đặc điểm : “Trong một hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính”. 
2. Thực hành .
Bài 1, 2 : (15’) Rèn luyện kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
- HS vẽ vào vở, GV theo dõi, nhận xét.
Bài 3 :HS K – G: Rèn luyện kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
- HD để HS phát hiện ra hai nửa đường tròn nhỏ có đường kính bằng 1/2 đường kính hình tròn lớn.
- Chấm một số bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- Về nhà vẽ một hình tròn bán kính 2 cm lên bìa cứng; cắt và mang tới lớp.
__________________________________________
Thứ 4, ngày 16 tháng 1 năm 2013
Toán
Luyện tập chung.
I-Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính diện tích hình tamgiác vuông, hình thang.
- Củng cố về kĩ năng giải toán liên quan dến diện tích và tỉ số phần trăm.
II-Hoạt dộng dạy học:
A-Bài cũ: 5’
- Nêu quy tắc và viết công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình thoi.
- HS chữa bài 2 SGK.
B-Bài mới:
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK rồi chữa bài.
Bài 1: (12’) HS tự làm, đổi vở cho nhau để kiểm tra.
3 x 4 : 2 = 6 cm2
 2,5 x 1, 6 : 2 = 2 m2 
x : 2 = dm2
Bài 2: 14’
- HS vẽ hình minh họa.
- Muốn so sánh diện tích của hình thang ABED và diện tích của hình tam giác BEC ta phải biết gì?
- HS chữa bài trên bảng phụ
- Cả lớp nhận xét và sửa chữa.
- Đối với hình thang vuông ta cần lưu ý điều gì?
Bài 3: HS K – G: 8’
- HS vẽ hình theo y/c.
- Muốn tính số cây đu đủ có thể trồng được ta làm thế nào?
- Để tính diện tích tròng đu đủ trước tiên ta phải tính được diện tích nào?
- Đây là dạng toán nào đã học?
-HS làm và chữa bài.
Bài giải
Diện tích mảnh vườn hình thang :
(50 + 70) x 40 : 2 = 2400 (m2)
Diện tích trồng đu đủ là :
2400 : 100 x 30 = 720 (m2)
Số cây đu đủ trông được :
720 : 1,5 = 480 (cây)
Diện tích trồng chuối :
2400 : 100 x 25 = 600 (m2)
Số cây chuối trồng được :
600 : 1 = 600 (cây)
Số cây chuối trồng nhiều hơn số cây đu đủ là :
600 – 480 = 120 (cây)
ĐS : a. 480 cây; b.120 cây.
* Củng cố, dặn dò: 1’
Nhận xét giờ học.
------------------------------------
Kể chuyện
Chiếc đồng hồ
I-Mục tiêu:
- kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Chiếc đồng hồ”. Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa,kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện “Chiếc đồng hồ”, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết và quan trọng, do đó cần làm tốt nhiệm vụ được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
II-Đồ dùng: Tranh minh họa truyện trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu câu chuyện. 2’
2. GV kể chuyện: 7’
- GVkể lần 1, HS nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
3. Hướng dẫn HS kể. 
a. Kể chuyện theo cặp. 14’
- Mỗi HS kể 1/2 câu chuyện (kể theo 2 tranh). Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b. Thi kể chuyện trước lớp: 15’
- 4 em thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh.
- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói.
4. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
---------------------------------------
Tập đọc
Người công dân số Một (tiếp theo)
I-Mục tiêu:
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch.
- Đọc phân biệt lời các nhân vật.lời tác giả
- HSKG- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch
2. Hiểu nội dung của phần 2 và toàn bộ nội dung của đoạn trích kịch:qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đI tìm đường cứu nước cứu dân tác giả Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.( trả lời câu hỏi 1,23 - HSKG câu 4)
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5’) HS phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch ở phần 1.
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc. 15’
- GV đọc diễn cảm đoạn kịch
- Cả lớp luyện đọc các từ, cụm từ: La-tút-sơ Tơ-rê-vin, A-lê hấp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu...còn say sóng nữa.
Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
-Hai HS đọc toàn bộ đoạn kịch.
b. Tìm hiểu bài: 10’
- Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau? Anh Lờ cú tõm lý ngại khổ chịu cảnh sống nụ lệ vỡ cảm thấy mỡnh nhỏ bộ yếu đuối cũn anh Thành khụng cam chịu mà ngược lại tin tưởng vào con đường mỡnh đó chọn.
- Quyết tâm của anh Thành ra đi cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? Lời núi Để dành lại non sụng chỉ cú hựng tõm trỏng khớ chưa đủ
 Làm thõn nụ lệ mà xúa br kiếp nụ lệ thỡ sẻ thành cụng dõn, cũn yờn phận nụ lệ thỡ mói mói đầy tớ cho người ta.
Cử chỉ : xũe hai bàn tay ra mà núi “ tiền đõy chứ đõu” và nhanh chúng thu xếp đồ đạc
-“Người công dân số một” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy? Anh Thành (vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người).
c. Đọc diễn cảm. 8’
- GV mời 4 HS đọc 4 đoạn kịch theo cách phân vai.
- Từng tốp 4 HS phân vai luyện đọc.
- Từng tốp thi đọc diễn cảm đoạn kịch.
C- Củng cố, dặn dò: 1’
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà tiếp tục đọc đoạn trích kịch.
------------------------------------
Lịch sử
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
I-Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được:
Tường thuật sơ lược chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi a1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
Ngày -7-5-1954 bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ; là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc tháng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch : tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
II-Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính VN.
- Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5’
- Kể về 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
- Ngày mồng 7-5 hằng năm nước ta có lễ kỉ niệm gì?
B-Bài mới:
Hoạt động 1. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của thực dân Pháp. (8’)
- HS đọc SGK và tìm hiểu 2 khái niệm: tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
+ Tập đoàn cứ điểm : là nhiều cứ điểm (vị trí phòng ngự có công sự vững chắc hợp thành một hệ thống phòng thủ kiên cố (tại ĐBP địch xây dựng 49 cứ điểm)
+ Pháo đài : công trình quân sự kiên cố, vững chắc để phòng thủ.
- GV treo bản đồ hành chính VN, HS lên chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.
- GV nêu một số thông tin về Điện Biên Phủ.
- Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương? ( với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta)
Hoạt động 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ. (22’)
- HS thảo luận nhóm 4 các vấn đề sau.
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điên Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
+ Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
+ Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta?
+ Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
- GV tổ chức cho từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS trình bày trên sơ đồ chiến dịch Điện Biên Phủ.
*Củng cố, dặn dò: 5’
- Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh lá cờ “quyết chiến quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài.
__________________________________________
Khoa học
Dung dịch.
I-Mục tiêu: Sau bài học, HS biết.
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- Biết cách tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
II-Đồ dùng:
- Hình trang 76, 77 SGK.
- Một ít đường (muối), nước sôi để nguội, cốc thủy tinh, thìa.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5’
- Hỗn hợp là gì?
- Nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?
B-Bài mới:
1. Thực hành : Tạo ra một dung dịch. 10’
- GV cho HS làm việc theo nhóm 6: Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối. Ghi kết quả vào bảng sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của
 dung dịch
- Thảo luận các câu hỏi:
+ Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ?
+ Dung dịch là gì ?
+ Kể tên một số dung dịch mà bạn biết ?
- GVkết luận.
2. Thực hành: 18’
- HS đọc mục hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm.
- HS tiến hành làm thí nghiệm. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu.
- HS đọc mục bạn cần biết trong SGK trang 77.
- GV kết luận
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : “Đố bạn” theo y.c trong SGK
- HS đọc thuộc mục bạn cần biết.
_________________________________________
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Dựng đoạn mở bài)
I-Mục tiêu:
- Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1).
- Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 2’
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: 12’
- HS đọc y/c bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ chỉ ra sự khác nhau của hai cách mở bài.
- GV nhận xét, kết luận : 
+ Đoạn mở bài a: mở bài theo kiểu trực tiếp : giới thiệu trực tiếp người định tả là người bà trong gđ.
+ Đoạn mở bài b : mở bài theo kiểu gián tiếp : giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả (bác nông dân đang cày ruộng)
Bài tập 2: 24’
- HS đọc y/c bài tập.
- GV giúp HS hiểu y/c của đề bài.
- HS viết hai đoạn mở bài cho đoạn văn đã chọn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. Mỗi em đều nêu rõ đoạn mở bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.
- GV và cả lớp nhận xét, phân tích để hoàn thiện các đoạn mở bài.
3- Củng cố, dặn dò: 2’
- HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu mở bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học. Những em viết đoạn mở bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại.
_________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 19(1).doc