Trí dũng song toàn
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được nội dung bài đọc : Ca ngợi sứ thần Gang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn: giọng lúc rắn rỏi, hào hứng ; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
3. Thái độ: Bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
TUẦN 21: Soạn: 23/1/2011 Giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011 Chào cờ: Nghe phương hướng tuần 21 Tập đọc: Tiết 41 Trí dũng song toàn I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được nội dung bài đọc : Ca ngợi sứ thần Gang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn: giọng lúc rắn rỏi, hào hứng ; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông. 3. Thái độ: Bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc bài văn. - Gọi HS đọc phần Chú giải trong SGK - Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài văn (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài, cách đọc như sau: Hoạt động của trò - 3HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK - Nhận xét bạn đọc bài. - 1HS đọc. - Bài chia 4 đoạn. - HS đọc bài theo thứ tự. + HS 1: Mùa đông nămcho ra lẽ. + HS 2: Thám hoađể đền mạng Liễu Thăng. + HS 3: Lần khácsai người ám hại ông. + HS 4: Thi hài Giang Văn Minhchết như sống. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS nối tiếp nhau đọc bài. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Theo dõi. + Toàn bài đọc với giọng lưu loát, diễn cảm, đoạn Giang Văn Minh khóc: giọng ân hận, xót thương. Câu hỏi giọng cứng cỏi. Đoạn Giang Văn Minh ứng đối: giọng dõng dạc, tự hào. Đoạn kết bài: đọc chậm, giọng xót thương. + Nhấn giọng ở những từ ngữ: khóc lóc, thảm thiết, hạ chỉ, vừa khóc vừa than, giỗ cụ tổ năm đời, bất hiếu, phán, không ai, từ năm đời, không phải lẽ, bèn tâu, mấy trăm năm, cúng giỗ, thoát, rêu vẫn mọc, máu còn loang, thảm bại, anh hùng thiên cổ, chết như sống. * Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp. - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. 1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. 2. Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? - Giảng: Sứ thần Giang Văn Minh đã khôn khéo đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, nhà vua dù biết mình đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng. 3. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh? 4. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? 5. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? 6. Nội dung chính của bài là gì? - Ghi nội dung bài lên bảng. 3.3. Đọc diễn cảm - Yêu cầu 5 HS đọc bài theo hình thức phân vai. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc phù hợp với từng nhân vật. - Treo bảng phụ có nội dung đoạn chọn hướng dẫn luyện đọc. Tổ chức cho HS luyện đọc. + GV đọc mẫu. + Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai. + Tổ chức cho HS thi đọc. - Nhận xét, cho điểm từng HS. - Tiếp nối nhau giải thích theo ý hiểu: + Tiếp kiến: gặp mặt. + Hạ chỉ: ra chiếu chỉ, ra lệnh + Than: than thở + Cống nạp: nộp - 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. 1. Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. 2. Ông khôn khéo đẩy vua nhà Minh vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này. - Lắng nghe. 3. Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ bây giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch đằng thủa trước máu còn loang. 4. Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm hại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên giận quá, sai người ám hại ông. 5. Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại 1 vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. * Nội Dung: Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. - HS 1: người dẫn chuyện - HS 2: Giang Văn Minh - HS 3: vua nhà Minh - HS 4: đại thần nhà Minh - HS 5: vua Lê Thần Tông - 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc. - 3 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc theo vai - 3 tốp HS thi đọc, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất. 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Anh: (Cô Thu soạn giảng) Toán: Tiết 101 Luyện tập về tính diện tích (103) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố về tính diện tích một số hình đã học. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: - Các hình minh hoạ (VD1, VD2, BT1, BT2) trong SGK. - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS tiếp nối nhau nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn: * Ví dụ: - Treo bảng phụ vẽ hình minh hoạ ví dụ lên bảng, yêu cầu HS quan sát. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm cách tính diện tích của mảnh đất. - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày cách tính của mình. - Nhận xét các hướng giải của HS, yêu cầu HS chọn 1 trong 2 cách trên để tìm diện tích của mảnh đất. - Yêu cầu HS đặt tên cho hình để tiện cho việc trình bày bài giải. - Yêu cầu 2 HS đại diện cho 2 hướng giải lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra nháp. 3.3. Luyện tập - thực hành: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Gắn bảng phụ vẽ hình minh hoạ của BT1 lên bảng, yêu cầu HS quan sát. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm cách tính diện tích. - Yêu cầu đại diện các nhóm nêu cách tính. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, chữa bài, cho điểm. (Thực hiện cùng bài 1) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Gắn bảng phụ vẽ hình minh hoạ của BT2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát. - Yêu cầu HS nào làm nhanh làm tiếp bài 2. - Yêu cầu đại diện nêu cách tính. - Gọi HS nhận xét bài . - GV nhận xét, cho điểm. Hoạt động của trò VD: Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ bên. - HS có thể nêu các cách như sau. + Cách 1: Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật bằng nhau (được tô màu) rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại với nhau thì được diện tích của mảnh đất. + Cách 2: Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và 2 hình vuông bằng nhau (được tô màu), rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại với nhau thì được diện tích của mảnh đất. Cách 1: Cách 2: - HS làm theo yêu cầu của GV. Cách 1: Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK. Ta có: Độ dài cạnh AC là: 20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m) Diện tích của hình chữ nhật ABCD là: 20 80,1 = 1602 (m2) Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là: 25 40,1 2 = 2005 (m2) Diện tích của mảnh đất là: 1602 + 2005 = 3607 (m2) Đáp số: 3607 m2 Cách 2: Chia mảnh đất thành hình chữ nhật NPGH và 2 hình vuông bằng nhau ABEQ và CDKM. Ta có: Độ dài cạnh PG là: 25 + 20 + 25 = 70 (m) Diện tích của hình chữ nhật NPGH là: 70 40,1 = 2807 (m2) Diện tích của 2 hình vuông ABEQ và CDKM là 20 20 2 = 800 (m2) Diện tích của mảnh đất là: 2807 + 800 = 3607 (m2) Đáp số: 3607 m2 Bài 1(104): - 2HS nêu. - HS làm theo yêu cầu của GV. Bài giải: Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCD và MNPQ: Ta có: Độ dài của cạnh AB là: 3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m) Diện tích của hình chữ nhật ABCD là: 11,2 3,5 = 39,2 (m2) Diện tích của hình chữ nhật MNPQ là: 6,5 4,2 = 27,3 (m2) Diện tích của mảnh đất là: 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số: 66,5 m2 *Bài 2(104): - 2HS nêu. Bài giải: Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật ABCD, MANP, HIQC (2 hình chữ nhật MANP và HIQC bằng nhau). Độ dài của cạnh DC là: 100,5 - 40,5 = 60 (m) Độ dài của cạnh BC là: 50 + 30 = 80 (m) Diện tích của hình chữ nhật ABCD là: 80 60 = 4800 (m2) Diện tích của 2 hình chữ nhật MANP và HIQC là: 30 40,5 2 = 2430 (m2) DiÖn tÝch cña khu ®Êt lµ; 4800 + 2430 = 7230 (m2) §¸p sè: 7230 m2 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. Đạo đức: Tiết 21 Ủy ban nhân dân xã (phường) em I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường). 2. Kỹ năng: Thực hiện các quy định của UBND xã (phường). 3. Thái độ: Tôn trọng và thực hiện các quy định của UBND xã (phường). II. CHUẨN BỊ: Ảnh trong bài . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy 1.Ổn định: 2. Bài cũ: - Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau nói về quê hương mình. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn: * Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện "Đến uỷ ban nhân dân phường". - Gọi 1 - 2 HS đọc truyện trong SGK. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau. + Bố Nga đến UBND phường để làm gì? + UBND phường làm các công việc gì? + UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi công dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND? - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Yêu cầu HS nhận xét. - Kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương vì vậy, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ uỷ ban hoàn thành công việc. - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. * Hoạt động 2: Làm bài tập 1(32): - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - GV nhận xét, kết luận. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu lại các ... p chữ nhật có thể lấy chu vi đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo. - Yêu cầu HS trình bày lại bài toán trên theo quy tắc. - GV nhận xét, chữa bài. * Giới thiệu về diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật: - Giới thiệu: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai mặt đáy. - Yêu cầu HS tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. 3.3. Luyện tập, thực hành: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. - GV thu vở của một số bàn để chấm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, ghi điểm. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. - Mời 1 HS đọc đề bài. + Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần dùng để gò thùng? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. - GV thu vở của một số bàn để chấm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, ghi điểm. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Hoạt động của trò - HS tiếp nối nhau nêu các đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - HS quan sát. - Một số HS chỉ ra các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật. - HS theo dõi. - HS nghe và tóm tắt bài toán. - HS thảo luận cặp đôi, tìm cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. - HS nêu: Tính diện tích của 4 mặt, sau đó cộng lại với nhau ta được kết quả là: 5 4 2 + 8 4 2 = 104 (cm2) - HS theo dõi thao tác của GV. + Khi triển khai hình, 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật tạo thành hình chữ nhật. + Chiều dài của hình chữ nhật đó là: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là 4cm - Diện tích của hình chữ nhật đó là: 26 4 = 104(cm2) Vậy diện tích của hình chữ nhật này bằng tổng diện tích các mặt bên. + Chiều dài của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên bằng chu vi đáy của hình hộp chữ nhật. + Chiều rộng của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật. - HS nghe và nhắc lại. - 1 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. Bài giải: Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó là: ( 8 + 5) 2 = 26(cm) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: 26 4 = 104(cm2) - HS nghe và nhắc lại theo hàng ngang. - 1 HS lên bảng tính, cả lớp tính ra nháp. Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật trên là: 8 5 = 40(cm2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 104 + 40 2 = 184(cm2) Bài 1 (110): - 1HS nêu. - HS làm theo yêu cầu của GV. Bài giải: Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó là: (5 + 4) 2 = 18 (dm) Diện tích xung quanh của HHCN đó là: 18 3 = 54 (dm2) Diện tích một mặt đáy của HHCN đó là: 5 4 = 20 (dm2) Diện tích toàn phần của HHCN đó là: 20 2 + 54 = 94 (dm2) Đáp số: Sxq: 54 dm2 Stp: 94 dm2 Bài 2 (110): - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. + Diện tích tôn cần dùng để gò thùng chính là diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật có kích thước bằng thùng tôn. - HS làm theo yêu cầu của GV. Bài giải: Chu vi của mặt đáy thùng tôn là: ( 6 + 4 ) 2 = 20 (dm) Diện tích xung quanh của thùng tôn là: 20 9 = 180 (dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 4 = 24 (dm2) Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2) Đáp số: 204 dm2 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. Thể dục: (Thầy Nin soạn giảng) Tập làm văn: Tiết 42 Trả bài văn tả người I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người 2. Kỹ năng: Tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi trong bài của mình, viết được một đoạn văn cho hay hơn. 3. Thái độ: Tích cực học tập II. CHUẨN BỊ: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, cần chữa chung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Nhận xét chung về kết quả bài viết của học sinh: - Gọi học sinh đọc lại đề bài (SGK) - Nhận xét những ưu điểm chính ở bài viết của học sinh và những điểm còn thiết sót, hạn chế - Trả bài viết cho học sinh 3.3. Hướng dẫn học sinh chữa bài: * Chữa lỗi chung: - Nêu các lỗi học sinh đã mắc ở bảng phụ - Gọi học sinh lần lượt chữa các lỗi - Nhận xét, chữa lại bằng phấn màu * Yêu cầu học sinh đọc lời nhận xét của giáo viên trong bài viết của mình và tự sửa lỗi mình mắc phải vào vở bài tập 3.4. Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn, bài văn hay - Đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, bài văn hay - Yêu cầu học sinh trao đổi về cái hay, cái đáng học tập ở đoạn, bài văn mẫu 3.5. Viết lại một đoạn văn: - Yêu cầu học sinh chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn - Gọi 1 số học sinh đọc đoạn văn vừa viết. Hoạt động của trò - 1 học sinh đọc - Lắng nghe - Quan sát, lắng nghe - Chữa lỗi chung - Quan sát - Đọc lời nhận xét, tự sửa lỗi - Nghe, cảm nhận - Trao đổi - Chọn và viết lại 1 đoạn - Đọc đoạn văn vừa viết 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. 5. Dặn dò: - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật: (Thầy Quang soạn giảng) Khoa học: Tiết 42 Sử dụng năng lượng chất đốt I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Kể tên và nêu được công dụng của một số loại chất đốt thường dùng. - Có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình và thông tin trang 86 - 89 SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: + Vì sao nói năng lượng Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất? + Năng lượng Mặt trời được dùng để làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Chất đốt là một nguồn năng lượng lớn bên cạnh năng lượng Mặt trời. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về loại năng lượng rất gần gũi với chúng ta: Sử dụng năng lượng chất đốt. 3.2. Hướng dẫn: 1. Hoạt động 1: - GV hỏi: + Em biết những loại chất đốt nào? + Em hãy phân loại những chất đốt đó theo 3 loại: thể rắn, thể lỏng, thể khí. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2, 3 trang 86 và cho biết: Chất đốt nào đang được sử dụng? Chất đốt đó thuộc thể nào? 2. Hoạt động 2: - GV nêu: Than đá là loại chất đốt dùng nhiều trong đời sống con người và trong công nghiệp. Chúng ta cùng tìm hiểu xem than đá được sử dụng vào những việc gì và vấn đề khai thác than hiện nay ở nước ta như thế nào? - Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, trao đổi và trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 86. + Than đá được sử dụng vào những việc gì? + ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu? + Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác? - Yêu cầu đại diện một số nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - GV chỉ vào từng tranh minh hoạ và giải thích: Đây là quang cảnh công trường khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh. Nước ta có rất nhiều mỏ than, có những mỏ than ở sâu trong lòng đất phải đào hần mới khai thác được những cũng có những mỏ than lộ thiên, công nhân chỉ việc dùng máy xúc than. Than đá được sử dụng nhiều trong việc chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ, một phần than khai thác được sử dụng trong sinh hoạt. 3 Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS đọc thầm các thông tin trang 87 SGK, sau đó trao đổi, thảo luận theo bàn theo các câu hỏi sau: + Dầu mỏ có ở đâu? + Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào? + Những chất nào có thể được lấy ra từ dầu mỏ? + Xăng, đầu được sử dụng vào những việc gì? + ở nước ta dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu? - Yêu cầu đại diện một số nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Dầu mỏ là một loại chất đốt rất quan trọng, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người. - 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi. - HS nghe. 1. Một số loại chất đốt: - HS tiếp nối nhau trả lời: + Những loại chất đốt: củi, tre, rơm, rạ, than, dầu, ga, + Thể rắn: củi, tre, rơm, rạ, than, lá cây, Thể lỏng: dầu Thể khí: ga + Hình 1: Chất đốt là than. Than thuộc thể rắn. + Hình 2: Chất đốt là dầu. Dầu thuộc thể lỏng. + Hình 1: Chất đốt là ga. Ga thuộc thể khí. 2. Công dụng của than đá và việc khai thác than: - HS nghe. - HS thảo luận cặp đôi. + Than đá được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày: đun nấu, sưởi ấm, sấy khô, Than đá dùng để chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ. + ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh. + Than bùn, than củi, - HS theo dõi. 3. Công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu: - HS trao đổi, thảo luận theo bàn. + Dầu mỏ có ở trong tự nhiên, nó nằm sâu trong lòng đất. + Người ta dựng các tháp khoan ở nơi có chứa dầu mỏ. Dầu mỏ được lấy lên theo các lỗ khoan của giếng dầu. + Những chất có thể lấy ra từ dầu mỏ: xăng, dầu hoả, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn, nước hoa, tơ sợi nhân tạo, nhiều loại chất dẻo, + Xăng được dùng để chạy máy, các loại động cơ. Dầu được sử dụng để chạy máy, các loại động cơ, làm chất đốt và thắp sáng. + ở nước ta dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở Biển Đông. - HS nghe. 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt: Kiểm điểm nền nếp I. MỤC TIÊU: - Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại. - Phấn đấu đạt nhiều thành tích trong mọi hoạt động. II. NỘI DUNG: 1. Nhận xét chung: a, Hạnh kiểm: - Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ - Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các quy định của trường. - Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ. - Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác. - Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt. b, Học tập: - Học bài và làm bài tập đầy đủ. ( Thu, Trang, Nam, Dung,...) - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Tồn tại: Còn một số em nhận thức chậm. c, Các công việc khác: - Thực hiện tốt Luật ATGT. - Duy trì tốt vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân. 2. Phương hướng: - Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt. - Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Tập nghi thức, chuẩn bị thi nghi thức.
Tài liệu đính kèm: