Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 19

Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 19

I. Mục tiêu:

 - Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng.

 - Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: ruộng bậc thang.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: mắc áo, quả gấc.Tranh câu ứng dụng và phần luyện nói.

 - HS: - SGK, vở tập viết.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI
Ngày soạn: 28/12
Ngày dạy: 02/01 Môn: Học vần
 Bài 77: ăc - âc
I. Mục tiêu:
 - Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: ruộng bậc thang.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: mắc áo, quả gấc.Tranh câu ứng dụng và phần luyện nói.
 - HS: - SGK, vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học: 
TG
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
30p
30p
5p
1. Khởi động: Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc và viết bảng con : con sóc, bác sĩ, hạt thóc, con cóc
 bản nhạc, con vạc( 2 – 4 em)
 - Đọc SGK: “Da cóc mà bọc bột lọc 
 Bột lọc mà bọc hòn than”( 2 em) 
 - Cho hs ghép tranh và từ: Cái cọc, áo sọc, sa mạc. 
 - Nhận xét bài cũ
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
+ Mục tiêu:
+ Cách tiến hành: Giới thiệu trực tiếp: Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới: ăc, âc – Ghi bảng
*Dạy vần:
 a. Dạy vần: ăc
 - Nhận diện vần:Vần ăc được tạo bởi: ă và c
 GV đọc mẫu 
 - Cho Hs ghép vần: ăc
 - So sánh: vần ăc và ac
 - Phát âm vần:
 - Đọc tiếng khoá và từ khoá: mắc, mắc áo
 - Cho Hs ghép tiếng: mắc
 - Đọc lại sơ đồ: ăc
 mắc
 mắc áo 
 b. Dạy vần âc: ( Qui trình tương tự)
 âc
 gấc
 quả gấc
 - Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
 - Hướng dẫn viết bảng con:
 + Viết mẫu ( Hướng dẫn cách đặt bút, lưu ý nét nối)
 + Chỉnh sửa chữ sai
 - Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 màu sắc giấc ngủ
 ăn mặc nhấc chân 
 Cho hs mở SGK ra gạch dưới tiếng có chứa vần vừa học.
Tiết 2:
+Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng
 Luyện nói theo chủ đề
a. Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
b. Đọc câu ứng dụng: 
 “Những đàn chim ngói
 Như nung qua lửa”
c. Đọc SGK:
d. Luyện viết:
e. Luyện nói:
 +Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung 
 “Ruộng bậc thang”.
Hỏi: - Chỉ nơi trồng lúa trong ruộng bậc thang?
 - Xung quanh ruộng bậc thang còn có gì?
4. Củng cố:
 - Cho học sinh đọc lại toàn bài.
 - Tìm tiếng có vần vừa học: Chắc chắn, khắc chữ, bất chợt.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau:uc, ưc
 - Tuyên dương các em học tốt.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 – 4 học sinh lên bảng đọc và viết bài cũ.
- Hs ghép tranh với từ.
- Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
- Phân tích vần ăc. 
- Ghép bìa cài: ăc
+ Giống: kết thúc bằng c
+ Khác: oc bắt đầu bằng o
Đánh vần, đọc trơn (cnh - đth)
-Phân tích, ghép bìa cài: mắc
Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ 
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
- Đọc xuôi - ngược (cnh - đth)
( cá nhân - đồng thanh)
- Theo dõi qui trình
- Viết b.con: ăc, âc, mắc áo, 
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
- Đọc trơn từ ứng dụng:
- Đọc (cnhân 10 em – đ thanh)
- Nhận xét tranh.
- Tìm tiếng có vần vừa học
- Đọc (cánhân – đồng thanh)
- HS mở sách. Đọc cá nhân 10 em
- Viết vở tập viết.
- Quan sát tranh và trả lời
- Đọc tên bài luyện nói
- Học sinh tìm tiếng ngoài bài có vần vừa học.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:28/12
Ngày dạy: 02/01
 Môn: Đạo đức
Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO
 CÔ GIÁO (Tiết1 )
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo cô giáo.
 - Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo cô giáo.
 - Thực hiện lễ phép với thầy giáo cô giáo.
II. ĐDDH:
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Bút chì màu.
- Tranh bài tập 2 phóng to (nếu có thể ).
- Điều 12 Công ước quốc tế quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
30p
5p
* Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 1)
 - GV chia nhóm 
 -Yêu cầu mỗi nhóm học sinh đóng vai theo 1 tình huống của bài tập 1.
- Qua việc đóng vai của các nhóm, em thấy:
+ Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thấy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
GV kết luận:
- Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
- Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay.
- Lời nói khi đưa: Thưa cô đây ạ!
- Lời nói khi nhận lại: Em cám ơn cô!
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
Chop học sinh tô màu và giải thích vì sao tô màu vào bộ quần áo đó.
GV kết luận:
 Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.
4. Củng cố:
 - Khi gặp thầy giáo cô giáo các em cần phải như thế nào?
5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị tiết 2 bài 9: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
 - Nhận xét tiết học.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét:
+ Cần chào hỏi lễ phép
+ Khi đưa: Thưa cô đây ạ! Khi nhận: Em cám ơn cô!
- Vài học sinh nhắc lại.
- HS làm bài tập 2.
- HS tô màu tranh.
- HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó?
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- HS chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
THỨ BA
Ngày soạn: 28/12
Ngày dạy: 03/01
Môn: Toán
MƯỜI MỘT- MƯỜI HAI
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được cấu tạo của các số mười một, mười hai; biết đọc viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số; 11 ( 12) gồm 1 chục và 1 (2) đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
 + Bó que tính và các que tính rời .
 + Bộ đồ dùng dạy toán 1
III. Các hoạt động chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 + Tiết trước em học bài gì ?
 + Có 10 quả trứng là có mấy chục quả trứng ?
 + 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
 + Gọi 2 học sinh lên bảng viết tia số 
 + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 
 3. Bài mới: 
 Mt: Học sinh nhận biết cách viết, đọc số 11, 12 
 - Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị 
 - Số 12 gồm một chục và 2 đơn vị .
1- Giới thiệu số 11: 
- Học sinh lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời. Giáo viên gắn lên bảng 1 bó chục que tính và một que tính rời 
- Hỏi: Mười que tính và một que tính là mấy que tính ?
- Giáo viên lặp lại: Mười que tính và một que tính là mười một que tính 
- Giáo viên ghi bảng: 11
- Đọc là: mười một 
- Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau 
2- Giới thiệu số 12 :
- Giáo viên gắn 1 chục que tính và 2 que tính rời. 
- Hỏi: 10 que tính và 2 que tính là bao nhiêu que tính? 
- Giáo viên viết: 12 
- Đọc là: mười hai 
- Số 12 gồm: 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau: 1 ở bên trái và 2 ở bên phải .
Thực hành 
- Bài 1: Cho học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
Cho học sinh làm việc SGK, đếm số ngôi sao rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
- Bài 2: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
 - Vẽ thêm 1 chấm tròn vào ô trống có ghi 1 đơn vị.
 -Vẽ thêm 2 chấm tròn vào ô trống có ghi 2 đơn vị. 
- Bài 3: Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
Cho hs làm việc trên SGK.
Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
Dùng bút màu hoặc bút chì đen tô 11 hình tam giác, tô 12 hình vuông (Giáo viên có thể chỉ yêu cầu học sinh gạch chéo vào các hình cần tô màu ) 
4. Củng cố:
 - Số mười một gồm mấy chục mấy đơn vị?
- Số 12 gồm mấy chục mấy đơn vị?
5. Dặn dò:
Về nhà học bài và làm bài tập 2 SGK.
Tuyên dương các em học tốt.
Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời câu hỏi, 2 học sinh lên bảng viết tia số.
-Học sinh làm theo giáo viên 
- 11 que tính 
- Học sinh lần lượt đọc số 11 
- Học sinh làm theo giáo viên 
-12 
-Học sinh lần lượt đọc số : 12 
- Học sinh tự làm bài SGK
- Học sinh đứng tại chỗ nêu kết quả.
- Hs nêu: “Vẽ thêm chấm tròn”
- Học sinh tự làm bài – chữa bài 
- Học sinh làm bài, chữa bài .
- Hs nêu: “tô màu 11 tam giác và 12 hình vuông”.
- Học sinh dùng bút chì màu tô vào 11 hình tam giác và 12 hình vuông.
- Vài học sinh nêu.
- Lớp nhận xét.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 28/12
Ngày dạy:03/01
 Môn: Tự nhiên xã hội.
Bài 19: Cuộc sống xung quanh
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số nét về cảnh quang thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:SGK, Tranh minh hoạ.
 - HS:	SGK	 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: GV nêu câu hỏi:	
 - Phường em ở tên gì?	
 - Trường học em mang tên là gì?	
 - Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Cuộc sống xung quanh (TT)
1. Hoạt động nhóm:
Mục tiêu: HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán.
Bước 1: Hoạt động nhóm
 - HS nêu được: Dân ở đây hay bố mẹ các con làm nghề gì?
 - Bố mẹ nhà bạn hàng xóm làm nghề gì?
 - Có giống nghề của bố mẹ em không?
Bước 2: Thảo luận chung
 - GV nêu yêu cầu câu hỏi như bước 1 và yêu cầu HS trả lời
 - GV nhận xét tuyên dương rút ra kết luận.
HĐ2: Hướng dẫn làm việc theo nhóm ở SGK
Mục tiêu: HS biết phân tích 2 bức tranh SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ cuộc sống nông thôn, bức tranh nào vẽ cuộc sống thành phố.
Cách tiến hành:
Bước 1:
 - Các con quan sát xem bức tranh vẽ gì?
 - GV hỏi: Bức tranh trang 38/39 vẽ về cuộc sống ở đâu?
 - Bức tranh trang 40/41 vẽ cuộc sống ở đâu?
 - GV đưa 1 số tranh HS và GV đã sưu tầm cho HS quan sát.
GV rút ra kết luận.
4. Củng cố: 
Vừa rồi các con học bài gì?
 - Yêu cuộc sống, yêu quê hương các con phải làm gì?
5. Dặn dò:
 - Để quê hương ngày càng tươi đẹp các con cần phải giữ gìn đường phố , nhà cửa, nơi công cộng luôn xanh sạch đẹp .
 - Nhận xét tiết học
- 2 học sinh trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét.
- Hoạt động nhóm 4
- HS nói cho nhau nghe nghề của bố mẹ
- Học sinh nêu tên các công việc bố mẹ làm và các công việc của những người hàng xóm.
- Làm việc theo nhóm
- HS đọc yêu cầu 2 em
- HS đọc yêu cầu câu hỏi SGK
- Nhà cửa mọc san sát
- Đường, xe, người, cây ở nông thôn
- Thành phố
- HS nhận biết tranh nông thôn hay thành phố
- Cố gắng học tập thật tốt để mai này góp phần xây dựng đất nước.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 28/12
Ngày dạy: 03/01 Môn: Học vần
 Bài 78: uc - ưc
I. Mục tiêu:
 - Đọc được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: ăc, âc, cần trục, lực sĩ.
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: ai thức dậy sớm nhất?
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: cần trục, lực sĩ.Tranh câu ứng dụng và phần luyện nói.
 - HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt.
III. Hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
30p
30p
5p
1.Khởi động: Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc và viết bảng con : mắc áo, quả gấc, màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân( 2 – 4 em)
 - Đọc SGK: “Những đà ... iết chữ l lia bút viết vần ua, điểm kết thúc trên đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ u
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
+ hạt thóc:
- Từ gì?
- Độ cao của các con chữ trong từ “hạt thóc”?
- Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “hạt thóc” ta viết tiếng hạt trước, đặt bút ở đường kẻ 2 viết chữ h, lia bút viết vần at điểm kết thúc ở đường kẻ2, lia bút viết dấu nặng ở dưới con chữ a. Muốn viết tiếp tiếng thóc, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ 2 viết chữ th, lia bút viết vần oc, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ ă
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
+ màu sắc:
- Từ gì?
- Độ cao của các con chữ trong từ “màu sắc” ?
- Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “màu sắc” ta viết chữ màu trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ m, lia bút viết vần au, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu huyền trên đầu con chữ a. Muốn viết tiếp tiếng sắc, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ 1 viết con chữ s lia bút viết vần ăc, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ ă
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
+ giấc ngủ:
- Từ gì?
- Độ cao của các con chữ trong từ “giấc ngủ”?
- Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “giấc ngủ” ta viết chữ giấc trước, đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ gi, lia bút viết vần âc, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ â. Muốn viết tiếp tiếng ngủ ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ ng, lia bút viết chữ u, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, , lia bút viết dấu hỏi trên đầu con chữ u.
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
+ máy xúc:
- Từ gì?
- Độ cao của các con chữ trong từ “máy xúc”?
- Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “máy xúc” ta viết tiếng máy trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ m, lia bút viết vần ay điểm kết thúc ở đường kẻ2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ a. Muốn viết tiếp tiếng xúc, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ x, lia bút viết vần uc, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ u
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
c) Hoạt động 3: Viết vào vở
_GV hướng dẫn cho HS cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
_Cho HS viết từng dòng vào vở
3.Củng cố:
_Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
- Nhận xét tiết học
4.Dặn dò:
- Về nhà luyện viết vào bảng con.
- Học sinh 2 em lên bảng viết từ:: xay bột, kết bạn
- Cả lớp viết bảng con.
- tuốt lúa
- Chữ t cao 3 ô li, chữ u, ô, a cao 2 ô li.; chữ l cao 5 ô li.
- Khoảng cách 1 con chữ .
-Viết bảng:
- Viết bảng:
- màu sắc
- Chữ m, a, u, ă, s, c cao 1 đơn vị
- Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- giấc ngủ
-Chữ gi, ng cao 2 đơn vị rưỡi; chữ â, c, u cao 1 đơn vị
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- máy xúc
-Chữ m, a, x, u, c cao 1 đơn vị; y cao 2 đơn vị rưỡi
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 29/12
Ngày dạy:06/01
 Môn: Tập viết
 Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nắm được yêu cầu hình dáng, cấu tạo của các chữ: con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp
 - Giúp HS viết đúng cỡ chữ, nối đúng nét giữa các con chữ, ghi dấu thanh đúng vị trí
 - Rèn HS tính cẩn thận, thẩm mỹ.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng con được viết sẵn các chữ
 - Chữ viết mẫu các chữ: con ốc, đôi guốc, rước dèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp
 - Bảng lớp được kẻ sẵn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
T g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
- Nhận xét
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Hôm nay ta học bài: con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết
- GV gắn chữ mẫu lên bảng giới thiệu và hướng dẫn cách viết
+ con ốc:
- Từ gì?
- Độ cao của từ “con ốc”?
- Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “con ốc” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng con điểm kết thúc ở đường kẻ 2 nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 3 viết tiếng ốc, điểm kết thúc ở đường kẻ 1
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
+ đôi guốc:
- Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “đôi guốc” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng đôi điểm kết thúc ở đường kẻ 2 nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 3 viết tiếng guốc, điểm kết thúc trên đường kẻ 1
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
+ rước đèn:
- Từ gì?
- Độ cao của từ “rước đèn”?
- Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “rước đèn” ta đặt bút dưới đường kẻ 1 viết tiếng rước điểm kết thúc trên đường kẻ 1 nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 3 viết tiếng đèn, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
+ kênh rạch:
- Từ gì?
- Độ cao của từ “kênh rạch”?
- Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “kênh rạch” ta đặt bút ở đường kẻ 2 viết tiếng kênh điểm kết thúc ở đường kẻ 2 nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 1 viết tiếng rạch, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
+ vui thích:
-Từ gì?
- Độ cao của từ “vui thích”?
- Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “vui thích” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng vui điểm kết thúc ở đường kẻ 2 nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 2 viết tiếng thích, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
- Cho HS xem bảng mẫu
- Cho HS viết vào bảng
+ xe đạp:
-Từ gì?
- Độ cao của từ “xe đạp”?
- Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
- GV viết mẫu: Muốn viết từ “xe đạp” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng xe điểm kết thúc trên đường kẻ 1 nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 3 viết tiếng đạp, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
c) Hoạt động 3: Viết vào vở
_GV hướng dẫn cho HS cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
_Cho HS viết từng dòng vào vở
3.Củng cố:
- Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
- Nhận xét tiết học
4.Dặn dò:
- Về nhà luyện viết vào bảng con
- Chuẩn bị: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá
2 học sinh lên bảng viết từ: tuốt lúa, hạt thóc.
Học sinh quan sát chữ mẫu.
Học sinh nêu độ cao khoảng cách giữa các con chữ.
-Viết bảng:đôi guốc
-Viết bảng: rước đèn
-Viết bảng: -kênh rạch 
-Viết bảng:
-Viết bảng: - xe đạp
Học sinh viết vào vở.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 29/12
Ngày dạy: 06/01
 Môn: Toán
Tên Bài Dạy: HAI MƯƠI – HAI CHỤC
I. MỤC TIÊU : 
- Nhận biết được số hai mươi gồm hai chục; biết đọc, viết số 20; phân biệt số chục, số đơn vị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Các bó chục que tính .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5p
30p
5p
1.Ổn định lớp:
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc các số 16, 17, 18 ( 2 em ) Liền sau 17 là số nào ?
+ Số 19 đứng liền sau số nào ? Số 18 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
+ 19 có mấy chữ số ? là những chữ số nào ?
+ 2 em lên bảng viết dãy số từ 11 đến 19 
+ Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: 
Giới thiệu số 20 
-Giáo viên gắn lên bảng 1 bó chục que tính và gắn thêm 1 bó chục que tính nữa. Được tất cả bao nhiêu que tính 
-Giáo viên nói : hai mươi còn gọi là hai chục 
-Hướng dẫn viết bảng con : Viết chữ số 2 trước rồi viết chữ số 0 ở bên phải 2 
-Lưu ý : Viết số 20 tương tự như viết số 10 
-Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị 
-Số 20 có 2 chữ số là chữ số 2 và chữ số 0 
-Cho học sinh viết xong đọc lại số 
 Thực hành 
-Cho học sinh mở SGK.Giáo viên giới thiệu phần bài học.
- Bài tập 1: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
học sinh viết các số từ 0 đến 20 -từ 20 đến 10 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa bài trên bảng lớp 
- Bài 2: Học sinh trả lời câu hỏi 
- Giáo viên nêu câu hỏi như bài tập 
- Ví dụ: số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị 
 Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị 
-Cho học sinh làm vào phiếu bài tập 
- Bài 3: Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
- Viết số vào mỗi vạch của tia số rồi đọc cá số đó 
Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
- Bài 4: Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh viết theo mẫu : Số liền sau của 15 là 16 
- Giáo viên cho học sinh sửa bài trên bảng lớp.
4. Củng cố:
 - Gọi vài học sinh đọc và viết số 20.
 - Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị tiết sau: Phép cộng dạng 14 + 3
 - Tuyên dương các em học tốt.
 - Nhận xét tiết học.
4 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
Lớp nhận xét.
-1 học sinh làm theo và nói :
 1 chục que tính thêm 1 chục que tính là 2 chục que tính . 10 que tính thêm 10 que tính là hai mươi que tính .
-Học sinh viết vào bảng con 
- Học sinh mở SGK 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 
- Học sinh tự làm bài 
- 2 em lên bảng viết 
- Học sinh trả lời miệng 
- Học sinh tự làm bài rồi chữa bài 
- Học sinh tự làm bài 
- 1 Học sinh lên bảng chữa bài 
- Cho học sinh tự làm bài 
Vài học sinh nêu.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 18
I. Mục tiêu
- Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học.
- Tiếp tục nhắc nhở HS an toàn giao thông trên đường đi học.
- Nhắc nhở các em vệ sinh phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay, chân miệng.
- Tiếp tục nhắc nhở hs nội quy trường, lớp.
- Khuyến khích các em học tập.
II. Nội dung.
- Yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập của tổ mình trong tuần qua về những việc làm được và chưa làm được.
- Giáo viên tổng kết lại:
- Khen những tổ làm tốt công việc của mình trong tuần.
- Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học
- Nhắc nhở lại việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS khi đến lớp
- Nhắc nhở HS khi tan học về phải đi lề bên phải, không được chạy giỡn với nhau.
- Phải biết phòng các bệnh sốt xuất huyết, và tay, chân miệng bắng cách ngủ mùng, vệ sinh thân thể
- Biết giữ vệ sinh ở lớp, ở trường cũng như ở nhà.
III. Phương hướng tới: 
 - Đi học đều và đầy đủ.
 - Đồng phục sạch đẹp đến lớp.
 - Không nói tục chữi thề, không giởn trong giờ học.
 - Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài.
 - Đạt nhiều điểm 10.
 - Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2011
  Khối trưởng duyệt
. .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • doc19.doc