Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 34 năm 2010

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 34 năm 2010

I. MỤC TIÊU

 HS thực hành bày tỏ tình yêu với địa phương: Em yêu quê hương ; Uỷ ban nhân dân xã ( phường ) em và em yêu tổ quốc Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh ảnh về địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 34 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 
Ngày soạn:03/05/2010
Ngày giảng:10/05/2010 Thứ hai
Đạo đức
Dành cho địa phương
I. Mục tiêu
	 HS thực hành bày tỏ tình yêu với địa phương: Em yêu quê hương ; Uỷ ban nhân dân xã ( phường ) em và em yêu tổ quốc Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
	Tranh ảnh về địa phương.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
Giới thiệu quê hương em
Yêu cầu HS nghĩ về nơi mình sinh ra và lớn lên sau đó viết ra những điều khiến em luôn nhớ về nơi đó.
- Gv yêu cầu HS trình bày trước lớp theo ý sau: Quê hương em ở đâu? Quê hương em có điều gì khiến em luôn nhớ về?
-GV lắng nghe HS và giúp đỡ HS diễn đạt trôi chảy.
-GV kết luận:
+GV cho HS xe 1 vài bức tranh ảnh giới thiệu về địa phương
+ Quê hương là những gì gần gũi, gắn bó lâu dài với chúng ta. Nơi đó chúng ta được nuôi nấng và lớn lên. Nơi đó gắn bó với chúng ta bằng những điều giản dị: dòng sông, bến nước.
Quê hương rất thiêng liêng. Nừu ai sống mà không nhớ quê hương thì sẽ trở nên người không hoàn thiện, khôg có lễ nghĩa trước sau, sẽ “ không lớn nổi thành người ”.
-HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và viết ra giấy những điều khiến mình luôn ghi nhớ về quê hương.
-HS trình bày trước lớp.
-HS cùng lắng nghe, quan sát.
+Hs lắng nghe
Hoạt động 2
Em bày tỏ mong muốn với UBND phường, xã
- Yêu cầu HS tiếp tục báo cáo những kết quả làm việc ở nhà: Mỗi HS nêu một hoạt động mà UBND xã đã làm cho trẻ em.
- Yêu cầu HS nnhắc lại: UBND xã nơi chúng ta ở đã tổ chức những hoạt động gì cho trẻ em ở địa phương.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm như sau:
+ Phát cho các nhóm giấy, bút làm
+ Yêu cầu: Mỗi nhóm nêu ra những mong muốn đề nghị UBND xã thực hiện cho trẻ em ở địa phương để trẻ em học tập, vui chơi, đi lại được tốt hơn
- Yêu cầu HS trình bày
- Giúp HS xác định những công việc mà UBND phường, xã có thể thực hiện.
- GV nhận xét tinh thân học tập của HS.
- HS báo cáo kết quả.
- 1 HS nhắc lại kết quả GV ghi trên bảng
- HS làm việc theo nhóm.
+ Nhận giấy, bút
+ Các HS thảo luận, viết ra các mong muốn đề nghị UBND thựchiện để trẻ em ở địa phương học tập và sinh hoạt đạt kết quả tốt hơn.
- HS trình bày kết quả thảo luận
Hoạt động 3
Những hình ảnh tiêu biểu của đất nước Việt Nam
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ HS trong nhóm thảo luận với nhau, chọn ra trong số các hình ảnh trong SGK những hình ảnh về Việt Nam.
+ Nhóm trao đổi để viết lời giới thiệu về các bức tranh đó.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc.
( GV chuẩn bị trước 5 bức tranh về Việt Nam trong bài tập trag 36 SGK để cho HS treo lên và giới thiệu)
- GV: Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam
- HS chia nhóm làm việc.
+ Chọn các bức tranh, ảnh: cờ đỏ sao vàng, Bác Hồ, bản đồ Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
+ Viết lời giới thiệu.
- Đại diện từng nhóm lên bảng chọn tranh và trình bày bài giới thiệu về tranh. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét.
- Dân tộc Việt Nam có lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, gìn giữ dân tộc, dân tộc Việt Nam có nhiều người ưu tú đóng góp sức mình để bảo vệ đất nước.
Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị thực hành cuối học kì II và cuối năm.
Toán
Luyện Tập
I. Mục tiêu
- Thực hiện giải bài toán về chuyển động đều
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập về dạng toán chuyển động đều.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển động đều.
Bài 1
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- G nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 3 HS lần lượt nêu 3 quy tắc và công thức.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều rộng của nền nhà là:
8 x 3/4 = 6 (m)
Diện tích của nền nhà là:
6 x 8 = 48 (m2) hay 4800dm2
Mỗi viên gạch có diện tích là:
4 x 4 = 16 (dm2)
Số viên gạch cần dùng để lát nền nhà :
4800 : 16 = 300 (viên)
Số tiền để mua gạch để lát nền là:
20000 x 300 = 6000000(đồng)
Đáp số : 6000000đồng
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của ô tô là:
90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là :
60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là :
90 : 30 = 3 (giờ)
Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:
3 - 1,5 = 1,5 (giờ)
Đáp số : 1,5 giờ
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ là:
180 : 2 = 90 (km)
Vận tốc của xe từ A là :
90 : (2+3) x 2 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ B là :
90 - 36 = 54 (km/giờ)
Đáp số : 36 km/giờ và 54 km/giờ
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị giờ sau.
Tập đọc
Lớp học trên đường
i. mục tiêu
	1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lúc nào, làm xiếc, lấy, có lúc, thật là
- Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
	2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng
- Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
ii. đồ dùng dạy học
	Tranh minh hoạ trang 153 SGK.
iii. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ của bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Bài tập đọc Lớp học trên đường trích trong truyện Không gia đình của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô kể về một cụ già nhân từ và một câu bé nghèo ham học. Đây là câu chuyện được nhiều người yêu thích, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, các em cùng học bài để tìm hiểu xem tại sao câu chuyện lại có sức lôi cuốn người đọc như vậy.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc xuất xứ truyện sau bài đọc.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Gọi 1 HS khá điều khiển lớp.
- Câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.
- Giảng: Cậu bé Rê-mi rất ham học. Cuộc đời lưu lạc của cậu đã may mắn gặp được cụ Vi-ta-li. Lớp học của cậu là những bãi đất trống, không có bảng, không bàn ghế, không bút mực . đồ dùng học tập duy nhất là những mảnh gỗ khắc chữ cái. Thời gian học của cậu là những lúc nghỉ chân. Vậy mà trong lòng cậu vẫn say mê học, nung nấu một điều đam mê. Đó là âm nhạc.
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?
- Ghi nội dung chính của bài.
c) Thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc toàn bài theo vai. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn cuối bài:
+ Treo bảng phụ.
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Không gia đình, học bài và soạn bài Nừu trái đất thiếu trẻ em.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK.
- Quan sát và nêu: Tranh vẽ một bãi đất rải những mảnh gỗ vuông, mỗi mảnh khắc một chữ cái. Một cụ già dạy một câu bé đang ghép chữ, con chó và con khỉ ngồi xem.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc bài theo từng đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS làm việc theo nhóm.
- 1 HS lên điều khiển lớp.
- Trả lời:
+ Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+ Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ cái, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường.
+ Những chi tiết cho thấy Rê-mi rất hiếu học:
C Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
C Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một phút nào.
C Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành..
+ Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ của cụ Vi-ta-li và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp viết vào vở.
- HS đọc theo vai.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
Ngày soạn:04/05/2010
Ngày giảng:11/05/2010 Thứ ba
Toán
Tiết 167– Luyện Tập
I. Mục tiêu
- Thực hiện giải bài toán về chuyển động đều
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập về dạng toán chuyển động đều.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển độn ...  toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Tỉ số phầm trăm của số ki-lô-gam đường bán trong ngày thứ ba là:
100% - 35% - 40% = 25%
Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là:
Đáp số: 600kg
- 1 Hs nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra lại bài của mình.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 Hs lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vì tiền vốn là 100%, tiền lãi là 20%, nên số tiền bán hàng 1 800 000 chiếm số phần trăm là:
100% + 20% = 120%
Tiền vốn để mua hoa quả là
(đồng)
Đáp số: 1500 000 đồng
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả viết bài của các bạn để liện hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn hay, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
	Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp ... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm đoạn văn trong bài văn tả cảnh HS đã viết lại của 3 HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung về bài của HS.
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Lắng nghe.
*Ưu điểm:
+ HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục bài văn rõ ràng.
+ Diễn đạt câu ý sáng tạo.
+ Dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động làm nổi bật len vẻ đẹp của người mình tả.
- GV nêu tên HS viết bài đúng yêu cầu, lời văn sinh động, chân thực, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài.
* Nhược điểm:
+ GV nêu tên điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa bài.
- Trả bài cho HS
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự nhận xét bài làm của mình theo gợi ý trong SGK.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
+Đoạn văn chưa sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượi bài của bạn được điểm cao để học đọc và viết lại bài văn.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi cùng chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
Địa lí
ôn tập học kì 2
I) mục tiêu
Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức, kĩ năng địa lý sau:
Nêu được 1 số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư, và các hoạt động kinh tế của châu á, châu âu, châu phi, châu mĩ, châu đại dương.
Nhớ được tên các quốc gia trong chương trình các châu lục kể trên
Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương
ii) đồ dùng dạy học
Bản đồ thế giới để chống tên các châu lục và châu đại dương
Quả địa cầu
Phiếu học tập của HS
Thẻ từ ghi các châu lục và đại dương
III) các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ-giới thiệu bài mới
-GV gọi 5 học sinh lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh
-5 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả địa cầu (1 HS)
+ Mô tả từng đại dương theo thứ tự: vị trí địa lý, diện tích, độ sâu (4 HS)
-GV giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lý thế giới
Hoạt đông 1
Thi ghép chữ vào hình
-GV treo 2 bản đồ thế giới để chống tên các châu lục và các đại dương
-CHọn 2 đội chơi, mỗi đội chơi 10 xếp thành 2 hàng dọc ở 2 bên bảng
-Phát cho mỗi em ở mỗi đội một thể từ ghi tên một châu lục hoặc 1 đại dương
-Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí các châu lục, đại dương được ghi tên trên thẻ từ
-Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc
-Yêu cầu từng học sinh trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thắng đã làm nêu vị trí địa lý của từng châu lục từng đại dương
-Nhận xét kết quả trình bày của học sinh
-quan sát hình
-18 HS chia thành 2 đội lên tham gia thi
-Đọc bảng từ của mình và quan sát bản đồ để tìm chỗ dán thẻ từ
-9 HS tiếp nối nhau nêu trước lớp mỗi học sinh nêu về một châu lục hoặc 1 đại dương
Hoạt động 2
đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới
-GV chia học sinh thành 6 nhóm yêu cầu học sinh đọc bài 2 sau đó:
nhóm 1,2 hoàn thành bảng thống kê a
nhóm 3,4 hoàn thành bảng thống kê b (phần châu á, âu, phi)
nhóm 5,6 hoàn thành bảng thông kê b (các châu lục còn lại)
-GV giúp học sinh làm bài
-GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
-GV chỉnh sửa câu trả lời cho học sinh và kết luận đúng đáp án như sau:
-HS chia thành các nhóm kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu:
-HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần giáo viên giúp đỡ
-Các nhóm 1,3,5 dán phiếu mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến
a)
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung quốc
Châu á
ô-xtrây-li-a
Châu đại dương
Ai cập
Châu phi
Pháp
Châu âu
Hoà kì
Châu mĩ
Lào
Châu á
Liên bang nga
đông âu bắc á
Cam pu chia
Châu á
b) 
Châu lục
vị trí
đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu á
Bán cầu bắc
đa dạng và phong phú, có cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới, núi cao.
đông nhất thế giới chủ yếu là người da vàng người dân vùng nam á có mầu sẫm hơn sống tập chung ở đồng bằng
Hầu hết có vùng nông nghiệp giữ vai trò chính trong vùng kinh tế các sản phẩm chính là lúa gạo, bông lúa mì, trâu, bò. công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ, một số nước có nền công nghiệp phát triển như nhật, hàn quốc.
Châu âu
Bán cầu bắc
Thiên nhiên vùng ôn đới, rừng tai-ga chiếm đa số, ngoài ra có dãy cao (an-pơ) quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núi đá tạo thành các phi o có phong cảnh kì vĩ
Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới chủ yếu là người da trắng sống tập trung ở các thành phố phân bố tương đối giữa các châu lục
Có nền kinh tế phát triển cao, có sản phẩm công nghiệp nỗi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm.
Châu phi 
Trong các khu vực chí tuyến có đướng xích đạo đi qua lãnh thỗ
Chủ yếu là hoang mạc vào các xa-van vì đây có khí hậu khô nóng nhất thế giới ngoài ra ven biển phía đông phía tây có 1 số rừng rậm nhiệt đới 
Dân đông thứ 2 thế giới hầu hết là người da đen sống tập chung ở ven biển và các thung lũng sông đời sống rất nhiều khó khăn
Kinh tế kém phát triển tập chung khai thác khoáng sản để xuất khẩu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, ca cao, cao su, bông lạc.
Châu mĩ
Trải dài từ bắc xuống nam là lục địa duy nhất có bán cầu tây
Thiên nhiên đa dang phong phú rừng a-ma-dôn là rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới
Phần lớn dân cư là người nhập cư nên nhiều thành phần từ âu, á,phi, người lai người anh-điêng là người bản địa
Bắc mĩ có nền kinh tế phát triển có nông nghiệp như lúa mì bông lợn bò, sản phẩm công nghiệp như ,máy móc thiết bị, hàng điện tử, máy bay.
Nam mĩ có nền kinh tế đang phát triển chuyên trồng chuối, cà phê, mía, bông và khai thác khoáng sản để xuất khẩu
Châu đại dương
Nằm ở bán cầu nam
Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng khô nhiều hoang mạc xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ
các đảo có khí hậu nóng ẩm chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ`
Người dân ô-xtrây-li-a và đảo niu-di-len là người gốc anh da trắng
Dân của đảo là người bản địa có nước da sẫm tóc đen xoăn
ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nỗi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa.
Châu nam cực
Nằm ở vùng địa cực
Lạnh nhất thế giới chỉ có chim cánh cụt sống 
Không có dân cư sinh sống thường xuyên
-GV tổng kết tiết học, dặn dò học sinh về nhà ôn tập để tổng kết cuối năm
Giáo dục tập thể
Sinh hoạt tuần 34
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ổn định tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các gìơ học.
- Luyện viết chữ đẹp .
- Thực hiện tốt ATGT, Phòng dịch sốt xuất huyết.
*Tuyên truyền về về việc bảo vệ môi trường thông qua các tranh ảnh và việc làm cụ thể. 
c. Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
 - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
Kí duyệt của tổ trưởng
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34.doc