Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 27

Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 27

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn, bước đầu biết nghỉ hơi ở các chỗ có dấu câu.

-Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

-Trả lời câu hỏi: 1, 2, 3 SGK.

* Bảo vệ môi trường:

 - HS trả lời cc cu hỏi tìm hiểu bi(nụ hoa lan mu gì?.Hương hoa lan thơm như thế nào?) GV liên hệ để HS nâng cao ý thức yu quý v BVMT. Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần chng ta giữ gìn v bảo vệ.

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai
Ngày soạn: 05/03
Ngày dạy: 12/03 Môn: Tập đọc
 HOA NGỌC LAN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn, bước đầu biết nghỉ hơi ở các chỗ có dấu câu.
-Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
-Trả lời câu hỏi: 1, 2, 3 SGK.
* Bảo vệ mơi trường:
 - HS trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài(nụ hoa lan màu gì?...Hương hoa lan thơm như thế nào?) GV liên hệ để HS nâng cao ý thức yêu quý và BVMT. Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất cĩ ích cho cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần chúng ta giữ gìn và bảo vệ.
- HS luyện nĩi (Gọi tên các lồi hĩa trong ảnh – SGK ) GV khẳng định rõ hơn :Các lồi hoa gĩp phần làm cho mơi trường đẹp hơn cuộc sống con người thêm cĩ ý nghĩa. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Bảng nam châm
-Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
30p
5p
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài “vẽ ngựa” và trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
+Vì sao nhìn tranh bà không nhận ra con vật ấy?
+Em bé trong truyện đáng cười ở điểm nào?
- Nhận xét
3.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Hôm nay, các em sẽ được học bài Hoa ngọc lan. Em nào đã biết cây hoa ngọc lan hoặc đã thấy một búp ngọc lan, hãy tả cho các bạn nghe?
 Chúng ta hãy cùng đọc bài văn để biết về cây ngọc lan và những búp hoa của nó
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài văn:
 Giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
-Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: hoa ngọc lan, vỏ bạc trắng, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học 
- GV ghi: hoa ngọc lan
- Cho HS đọc 
+ Phân tích tiếng hoa?
 GV dùng phấn gạch chân âm h vần oa
+Cho HS đánh vần và đọc- kết hợp phân biệt: hoa ngọc lan – khoai lang
-Tương tự đối với các từ còn lại:
+ vỏ bạc trắng
+ lá dày
+ lấp ló: ló ra rồi khuất đi, khi ẩn khi hiện
+ ngan ngát: mùi thơm dễ chịu, lan toả ra xa
+ khắp vườn
* Luyện đọc câu:
- Đọc nhẩm từng câu
-GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn 
- Tiếp tục với các câu còn lại
- Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo 
*Luyện đọc đoạn, bài: 
-Có thể chia bài làm 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
-Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng
-Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần
c) Ôn các vần ăm, ăp: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
* Tìm tiếng trong bài có vần ăp:
 Vậy vần cần ôn là vần ăm, ăp
- Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần ăp
* Nhìn tranh, nói theo mẫu trong SGK
- Đọc mẫu trong SGK
- Từng cá nhân thi nói theo cách chia nhóm tiếp sức, lớp nhận xét
-Vần ăm: 
+Bé chăm học
+Em đến thăm ông bà
+Mẹ băm thịt
+Bố nhắm bắn rất trúng
+Chú mèo nhăm nhe ăn vụng cá
+Ngày nào mẹ cũng tắm cho em bé
+Trời hôm nay rét căm căm
-Vần ăp: 
+Bắp ngô nướng rất thơm
+Cô giáo sắp đến
+Ông thắp đèn
+Cặp sách của em rất đẹp
+Em đậy nắp lọ mực
+Khắp nhà, thơm ngát mùi hoa lan
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
-Cho HS đọc 
-GV hỏi:
+Nụ hoa lan màu gì? Chọn ý đúng
+Hương hoa lan thơm thế nào?
-GV đọc diễn cảm bài văn
-Cho HS đọc
 GV nhắc HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy
b) Luyện nói: Gọi tên các loài hoa trong ảnh
-Cho HS đọc yêu cầu của bài
-Cho HS hỏi- đáp
-Cho HS chơi trò chơi:
 GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua
 Lời giải: hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa râm bụt, hoa đào, hoa sen
4.Củng cố:
Tình cảm của bạn nhỏ đối với cây hoa ngọc lan như thế nào?
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài tập đọc: Ai dậy sớm
- Nhận xét tiết học.
-2, 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Quan sát
- Hoa ngọc lan
- Nhẩm theo
- Từng nhóm 3 HS (mỗi em 1 đoạn) 
- Cá nhân, bàn, tổ
- Lớp nhận xét
- Khắp
-Vận động viên đang ngắm bắn
- Bạn học sinh rất ngăn nắp
-1 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Nụ hoa trắng ngần
+Hương hoa lan ngan ngát toả khắp nhà
-2, 3 HS đọc lại cả bài
-Từng cặp trao đổi nhanh về tên các loài hoa trong ảnh 
-Thi kể đúng tên các loài hoa
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Môn: Đạo đức
 CÁM ƠN VÀ XIN LỖI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn và xin lỗi.
 - Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
*Kĩ năng sống:
 - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với mọi người biết cảm ơn và xin lỗi trong từng trương hợp cụ thể.
*Phương pháp
 - Trị chơi
 - Thảo luận nhĩm
 - Đĩng vai xử lí tình huống
 - Động não
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập đạo đức
- Đồ dùng để hóa trang, khi chơi sắm vai
- Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi “ Ghép hoa”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. Ổn định lớp.
2. KTBC:
-Khi nào cần nói lời cảm ơn?
-Khi nào chúng ta nên nói lời xin lỗi?
GV nhận xét?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm bài tập 3.
-GV nêu yêu cầu bài tập.
GV kết luận:
+Tình huống 1: Cách ứng xử (c) là phù hợp.
+Tình huống 2: Cách ứng xử (b) là phù hợp.
* Hoạt động 2: Chơi “Ghép hoa” (bài tập 5).
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm hai nhị hoa (một nhị ghi từ “ Cảm ơn” và một nhị ghi từ “ Xin lỗi”) và các cánh hoa (trên đó có ghi những tình huống khác nhau).
-GV nêu yêu cầu ghép hoa.
-GV nhận xét và chốt lại các tình huống cần nói cảm ơn, xin lỗi.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 6.
-GV giải thích yêu cầu bài tập.
-GV yêu cầu một số HS đọc các từ đã chọn.
Kết luận chung:
-Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.
-Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác.
-Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác.
4. Củng cố:
-Khi được người khác quan tâm giúp đỡ chúng ta cần làm gì?
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài 13: “Chào hỏi và tạm biệt”.
Nhận xét tiết học.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS làm việc theo nhóm: Lựa chọn những cánh hoa có ghi tình huống cần nói cảm ơn và ghép với nhị hoa có ghi từ “Cảm ơn” để làm thành “Bông hoa cảm ơn”. Đồng thời cũng tương tự như vậy làm thành 
“Bông hoa xin lỗi”.
-Các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình.
-Cả lớp nhận xét.
-HS làm bài tập.
-Cả lớp đồng thanh hai câu đã đóng khung trong vở bài tập.
“Nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
 Nói xin lỗi khi làm phiền người khác”.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba
Ngày soạn: 05/03
Ngày dạy: 13/03 Môn: Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
-Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số; biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
-Bài 1, bài 2(a,b), bài 3(a,b), bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -Vở bài tập Toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. Ổn định lớp.
2. KTBC: Cho hs làm bảng con:
34..38 3630 3737
Gv nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
1. Thực hành:
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài
-Cho HS tự làm bài
 Khi chữa bài nên phối hợp giữa đọc và viết số
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài
-Cho HS tự làm bài
Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu bài
-Cho HS tự làm bài
Cho hs so sánh các số.
Gv nhận xét chốt lại.
Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu bài
 GV hướng dẫn:
+87 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+GV hướng dẫn HS viết: 87 = 80 + 7 
Đọc: Tám mươi bảy gồm tám chục cộng bảy
-Cho HS tự làm bài
Hướng dẫn HS tập đếm từ 1 đến 99
4. Củng cố:
 - Tuyên dương các em học tốt.
 -Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài 102: Bảng các số từ 1 đến 100
Học sinh cả lớp làm bảng con.
-Viết số
-Làm và chữa bài
a/30, 13, 12, 20
b/77, 44, 96, 69
c/81, 10, 99, 48
-Tìm số liền sau của một số
-Cho HS làm và chữa bài
-So sánh số
-HS làm và chữa bài
-Thực hiện theo mẫu
+87 gồm 8 chục và 7 đơn vị
+Gọi vài HS nhắc lại
-HS làm và chữa bài
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
........................................................................................................................... ... ên bài: Viết giữa trang giấy.
+Đầu câu phải viết hoa
-Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
-GV chấm một số vở
 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền tr hoặc ch
-GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
-Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
-Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
-GV chốt lại trên bảng
-Bài giải: thi chạy, tranh bóng
b) Điền chữ: v/ d / gi
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: vỏ trứng, giỏ cá, cặp da
4. Củng cốø:
Cho vài học sinh lên bảng viết lại những từ đã viết sai.
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
5. Dặn dò: 
Về nhà viết lại những từ đã viết sai và chuẩn bị bài sau: Mẹ và cô.
-Điền vần ăm hay ăp
-Điền chữ c hay k
-2, 3 HS nhìn bảng đọc 
-Lớp giải câu đố
-HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
-HS chép vào vở
-Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
-Đổi vở kiểm tra
-Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
-4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
-2, 3 HS đọc lại kết quả
-Lớp nhận xét
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Môn: Kể chuyện
 Bài: TRÍ KHÔN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh 
- Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để HS quấn kiểu mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân
- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS kể lại câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh).
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Con người khôn hơn muôn loài vật, trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn. Trí khôn của con người để ở đâu? Có một con Hổ ngốc nghếch đã tò mò gặng hỏi một bác nông dân điều đó và muốn bác cho xem trí khôn của bác. Các em hãy nghe bác nông dân đó đã hành động như thế nào để trả lời câu hỏi đó, thỏa mãn trí tò mò của Hổ
 Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
-Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
-Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện
Nội dung:
 1.Ở cạnh khu rừng nọ, có một bác nông dân đang cày ruộng. Con Trâu rạp mình kéo cày. Con hổ nom thấy cảnh ấy lấy làm lạ. Lợi dụng lúc vắng người, Hổ tới hỏi Trâu:
-Này, Trâu kia! Anh to lớn nhường ấy sao chịu kéo cày cho người?
Trâu đáp:
-Người bé, nhưng có trí khôn
2. Hổ không hiểu trí khôn là cái gì, đợi bác nông dân ra, bèn lân la đến gần, hỏi:
-Người kia, trí khôn đâu, cho ta xem.
 Bác nông dân đáp:
-Trí khôn ta để ở nhà.
 Hổ năn nỉ: 
-Hãy về lấy nó ra đây đi.
 Bác nông dân bảo:
-Ta về, Hổ ăn mất Trâu của ta thì sao? Nếu thuận cho ta trói lại, ta sẽ về lấy cho mà xem.
3. Hổ muốn xem trí khôn của bác nông dân quá nên chịu để bác trói. Trói xong, bác bảo: “ngươi sẽ được thấy trí khôn của ta”. Nói rồi, bác chất một đống rơm xung quanh Hổ, châm lửa đốt. Lửa cháy ngùn ngụt, Hổ khiếp sợ ra sức vùng vẫy. Dây trói cháy và đứt. Hổ thoát nạn, chạy thẳng một mạch vào rừng. Cũng từ đó mà bộ lông của Hổ có vằn đen.
* Chú ý kĩ thuật kể:
-Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, Trâu, bác nông dân
+Lời người dẫn chuyện: vào chuyện kể với giọng chậm rãi
+Lời Hổ: tò mò, háo hức
+Lời Trâu: an phận, thật thà
+Lời bác nông dân: điềm tĩnh, khôn ngoan
-Biết ngừng nghỉ đúng lúc
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
-Tranh 1: GV hỏi
+Tranh vẽ cảnh gì?
+Câu hỏi dưới tranh là gì?
+Cho các tổ thi kể
-Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 
 Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
-Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
-Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện 
GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại
 Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
- GV hỏi:
+Câu chuyện này cho em điều gì?
- Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học
4. Củng cố:
-Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
5. Dặn dò: 
Vè nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Chuột Nhắc và Sư Tử.
-4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện
-Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+Bác nông dân đang cày. Con Trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên
+Hổ nhìn thấy gì?
+Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
-1, 2 HS
-Mỗi nhóm 4 em đóng vai: Hổ, Trâu, bác nông dân, người dẫn chuyện
+Con Hổ to xác nhưng rất ngốc, không biết trí khôn là gì
+Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn
+Con người thông minh, tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi, 
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Môn: Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 -Biết đọc, viết so sánh các số có hai chữ số. Biết giải toán có một phép cộng.
 -Bài 1,2, bài 3(b,c), bài 4, bài 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -Vở bài tập Toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
30p
5p
1. Ổn định lớp.
2. KTBC:
Gọi vài học sinh đọc các số từ 30 đến 100.
Hỏi: Số liến trước số 100 là số nào?
3. Bài mới:
 Thực hành:
Bài 1: Cho HS nêu lại cách làm bài
-Cho HS tự làm và chữa bài
Từ 15 đến 25
Từ 69 đến 79
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu đề bài
-GV có thể cho HS đọc, viết nhiều số khác.
Gv nhận xét.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu
-Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
 Khi HS chữa bài nên cho các em nêu cách nhận biết, trong 2 số đã cho số nào lớn hơn (bé hơn) số kia
Bài 4: Giải toán
-Cho HS đọc thầm bài toán rồi nêu tóm tắt 
-Cho HS tự làm bài và chữa bài
- Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
Bài 5: Cho HS nêu yêu cầu
-Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
 Có thể cho HS viết thêm:
+Số bé nhất có hai chữ số?
+Số lớn nhất có một chữ số?
4. Củng cố:
Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
5. Dặn dò:
 Chuẩn bị bài 105: Giải toán có lời văn (tiếp theo).
Nhận xét tiết học.
3 học sinh đọc.
1 học sinh trả lời câu hỏi.
-Viết số
-Đọc số 
-Điền dấu > , < , =
72 < 76
85 > 81
45 < 47
Có: 10 cây cam
Có: 8 cây chanh
Tất cả có:  cây?
Bài giải
Số cây có tất cả là:
10 + 8 = 18 (cây)
Đáp số: 18 cây
-Viết số lớn nhất có hai chữ số
+99
+10
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP TUẦN 26
I. Mục tiêu
- Đánh giá lại việc học tập của HS qua một tuần học.
- Tiếp tục nhắc nhở HS an tồn giao thơng trên đường đi học.
- Tiếp tục nhắc nhở hs nội quy trường, lớp, nhắc nhở các em vắng học thường xuyên.
- Khuyến khích các em học tập.
II. Nội dung.
- Yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập của tổ mình trong tuần qua về những việc làm được và chưa làm được.
- Giáo viên tổng kết lại:
- Khen những tổ làm tốt. phê bình tổ chưa tốt cơng việc của mình trong tuần.
- Nhắc nhở lại việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS khi đến lớp.
- Nhắc nhở HS khi tan học về phải đi lề bên phải, khơng được chạy giỡn với nhau.
- Biết giữ vệ sinh ở lớp, ở trường cũng như ở nhà.
-Thực hiện thêm khẩu hiệu “Mắt thấy rác, tay nhặt ngay”.
- Phê bình các em thường xuyên vắng học.
III. Phương hướng tới: 
 - Đi học đều và đầy đủ.
 - Đồng phục sạch đẹp đến lớp. 
 - Khơng giởn trong giờ học.
 - Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài. Đạt nhiều điểm 10.
 - Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
 - Thực hiện tốt an tồn giao thơng.
 BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2012
  Khối trưởng duyệt
. .
 .
 .
 Huỳnh Trần Phương Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • doc27.doc