Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 6

Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 6

I. Mục tiêu:

 - Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá, từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: - Tranh minh hoạ có từ: phố xá, nhà lá; Câu ứng dụng: Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.

 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Chợ, phố.

 - HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 1 năm học 2010 - 2011 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI
Ngày soạn: 13/9
Ngày dạy: 19/9
Môn: Học vần
Bài: p - ph - nh
I. Mục tiêu:
 - Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá, từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Tranh minh hoạ có từ: phố xá, nhà lá; Câu ứng dụng: Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Chợ, phố.
 - HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III. Hoạt động dạy học:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5p
30p
30
5p
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc và viết : xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
 - Đọc câu ứng dụng : Xe ô tô chở khỉ và sư
 tử về sở thú.
 - Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài:
 Giới thiệu trực tiếp: Hôm nay học âm p, ph, nh.
 Dạy chữ ghi âm
 Dạy chữ ghi âm p:
 Nhận biết được chữ p và âm p
- Nhận diện chữ: Chữ p gồm: nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc hai đầu.
Hỏi : So sánh p với n?
- Phát âm và đánh vần: 
+ Phát âm: uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh.
b. Dạy chữ ghi âm ph:
 Nhận biết được chữ ph và âm ph.
- Nhận diện chữ: Chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ : p, h
Hỏi : So sánh ph và p?
- Phát âm và đánh vần : 
+ Phát âm: môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh.
+Đánh vần: tiếng khoá: “phố”
c. Dạy chữ ghi âm nh:
 Nhận biết được chữ nh và âm nh.
- Nhận diện chữ: Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ : n,h
Hỏi : So sánh nh với ph?
- Phát âm và đánh vần : 
+Phát âm : mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thoát hơi qua cả miệng lẫn mũi.
+ Đánh vần: Tiếng khoá: “ nhà”
d. Hướng dẫn viết bảng con:
+Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
c. Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
 phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ
- Đọc lại toàn bài trên bảng.
Tiết 2:
a. Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng :
+ Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+ Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân: nhà, phố)
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
b. Đọc SGK:
c. Luyện viết:
d.Luyện nói:
 Phát triển lời nói : Chợ, phố, thị xã
Hỏi: - Chợ có gần nhà em không?
 - Chợ dùng làm gì? Nhà em ai hay thường đi chợ?
 - Ở phố em có gì? Thành phố nơi em ở có tên là gì? Em đang sống ở đâu?
4. Củng cố:
 - Cho hs đọc lại bài.
 - Tìm tiếng có vần vừa học.
5. Dặn dò:
 - Tuyên dương các em học tốt.
 - Chuẩn bị tiết sau: g, gh.
 - Nhận xét tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS thực hiện.
- Thảo luận và trả lời: 
+ Giống : nét móc hai đầu
+ Khác : p có nét xiên phải và nét sổ
- Hs đọc cá nhân và đồng thanh.
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn kẻ.
- Giống: chữ p. Khác: ph có thêm h
(C nhân- đ thanh)
- Ghép bìa cài,đánh vần, đọc trơn tiếng phố
- Giống: h. Khác: nh bắt đầu bằng n, ph bắt đầu bằng p.
- Đọc: cá nhân, đồng thanh
- Viết bảng con: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
- Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
- Thảo luận và trả lời 
- Đọc thầm và phân tích: nhà, phố.
- Đọc câu ứng dụng (C nhân- đthanh) 
- Đọc SGK(C nhân- đ thanh)
Tô vở tập viết : p, ph, nh, phố xá, nhà lá
- Thảo luận và trả lời.
- Hs đọc lại bài.
- Tìm tiếng có vần vừa học.
[
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
.
Ngày soạn: 13/9
Ngày dạy: 19/9 Môn: Đạo đức
Bài: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Biết được tác dụng của sách vở và đồ dùng học tập.
 - Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 - Thực hiện được giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
 *GV: - Tranh BT1, BT3; bài hát “Sách bút thân yêu ơi”.
 - Điều 28 trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
 - Phần thưởng cho các Hs có sách vở đẹp nhất.
 *HS: - Vở BT Đạo đức 1, bút chì hoặc sáp màu.
III-Hoạt động daỵ-học:
TG
 Hoạt đông của GV
 Hoạt đông của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Cần phải làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cho tốt? 
 - Gv kiểm tra tập, sách một số em.
 - Nhận xét bài cũ. 
3. Bài mới:
 * Thi “Sách vở ai đẹp nhất”
 - Gv nêu yêu cầu cuộc thi & công bố thành phần ban giám khảo gồm: Gv, lớp trưởng, lớp phó, 4 tổ trưởng.
 - Có 2 vòng thi:
 - Vòng 1: Thi ở tổ, Ban giám khảo thực hiện vòng sơ tuyển sách vở ai đẹp nhất của từng tổ, rồi sau đó cho vào vòng 2(mỗi tổ chọn ra 2bộ).
 - Vòng 2: Thi ở lớp, Ban giám khảo chọn ra những bộ sách vở và đồ dùng học tập đẹp nhất, đầy đủ nhất.
 ( cả lớp chọn ra 3 bộ: nhất, nhì, ba).
 - Tiêu chuẩn đánh giá:
 - Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập theo qui định.
 - Sách vở được giữ gìn cẩn thận, không bị bẩn, quăn góc, xộc xệch, được bao bộc cẩn thận và có nhãn.
- Đồ dùng học tập được bảo quản cẩn thận, sạch sẽ và ngăn nắp trong hộp.
BGK làm việc rồi công bố kết quả và trao giải thưởng cho Hs đạt giải nhằm khuyến khích các em có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập tốt.
 - Hs vui văn nghệ theo chủ đề.
 - Gv cho Hs múa hát theo chủ đề: “sách vở, đồ dùng học tập”
- Cho các em đọc thơ
4/Củng cố: 
 - Các em học được gì qua bài này?
 5/Dặn dò: 
 - Thực hiện bài vừa học.
 - Xem bài mới “Gia đình em”
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
Hs xếp tất cả đồ dùng học tập và sách vở của mình lên bàn.
- Hs mỗi tổ chọn sách vở đẹp nhất.
- Mỗi lớp chọn 3 bộ đẹp nhất đầy đủ nhất.
- Hs nào đạt yêu cầu đưa ra 
- Nhận giải thưởng.
- Hs vui văn nghệ: hát múa và đọc thơ.
Cần giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập vì chúng giúp các em thực hiện tốt quyền được học hành của mình.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
.
THỨ BA
Ngày soạn: 13/9 
Ngày dạy : 20/9 Môn: Toán
 Bài: SỐ 10 
I. Mục tiêu:
 - Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10; đọc đếm được từ 0 đến 10; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
 II. Đồ dùng học tập:
 - GV: Phóng to tr. SGK, phiếu học tập, bảng phụ ghi BT4, 5. Các nhóm có 10 đồ vật cùng loại.
 - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1, vở Toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập 3/35: Viết số thích hợp vào chỗ trống: (2HS viết bảng lớp lớp viết bảng con).
 3. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
 Giới thiệu số 10.
- Hướng dẫn HS: GV nêu và cho HS nhắc lại: cho HS quan sát tranh vẽ trong sách và giải thích”chín chấm tròn thêm một chấm tròn là mười chấm tròn, chín con tính thêm một con tính là mười con tính”.
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sách và nhắc lại:
 - GV nêu:”Các nhóm này đều có số lượng là mười, ta dùng số mười để chỉ số lượng đó”.
Giới thiệu chữ số 10 in và số 10 viết.
 - GV giơ tấm bìa có chữ số10 và giới thiệu: “Số mười được viết bằng chữ số 1 và chữ số 0”.
 - GV viết số 10 lên bảng, vừa viết vừa nói: “Muốn viết số mười ta viết chữ số 1 trước rồi viết thêm 0 vào bên phải của 1”. GV chỉ vào số 10.
Nhận biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
 - GV hướng dẫn:
 - GV giúp HS:
* Thực hành 
 + HS biết đọc, viết số 10, đếm và so sánh các số trong phạm vi 10; nhận biết số lượng trong phạm vi 10; vị trí số 10 trong phạm vi từ 0 đến 10.
 HD HS làm các bài tập ở SGK.
* Bài 1: HS làm ở vở bài tập Toán.
 GV hướng dẫn HS viết số 10:
 GV theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
* Bài 2: HS làm ở bảng con.
 - Cho hs đếm số nấm trong tranh và điền số theo yêu cầu.
 - GV nhận xét chữa bài.
* Bài3: HS làm phiếu học tập.
 - GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo số 10.
 VD: Bên trái có mấchấm tròn, bên phải có mấy chấm tròn? Tất cả có mấy chấm tròn? 
GV khuyến khích HS tự nêu cấu tạo số10: 
GV KT và nhận xét cách trả lời của HS
* Bài 4: HS làm ở vở Toán.
- GV HD HS làm bài
- Gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu.
- GV nhận xét chốt lại.
* Bài 5: HS làm ở vở Toán.
Cho hs khoanh vào số lớn nhất.
Gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu.
4. Củng cố:
- Gọi vài học sinh đếm từ 1 đến 10 và ngược lại.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị: sách Toán 1, vở Toán, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Luyện tập”.
 - Nhận xét tuyên dương.
- 2 hs lên bảng làm bài tập
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS lấy ra 9 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói:” chín hình vuông thêm một hình vuông là mười hình vuông”.
Chín bạn thêm một bạn là mười bạn
- Vài HS nhắc lại:”chín thêm một là mười”.
Nhắc lại: “Cómười bạn, mười chấm tròn, mười con tính”.
- HS đọc: “mười”.
- HS đếm từ 0 đến 10 rồi đọc ngược lại từ 10 đến 0.
- HS nhận ra 10 đứng liền sau số 9. 
- HS đọc yêu cầu bài1: “Viết số 10”.
- HS viết số 10 một hàng.
Các số cần điền vào ô trống là:
6, 8, 9, 10.
- HS đọc yêu cầu:” Điền số”.
- HS đếm số lượng rồi viết số thích hợp vào ô trống. 
- 9 thêm 1 là 10
- 8 thêm 2 là 10
- 6 thêm 4 là 10
- 5 thêm 5 là 10.
- HS đọc yêu cầu bài 4: “Điền số thích hợp vào ô trống”. 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm SGK.
 - HS chữa bài: đọc kết quả vừa làm -HS đọc yêu cầu: “Khoanh vào số lớn nhất (theo mẫu)”.
- Vài học sinh đếm từ 1 đến 10 và ngược lại.
-Hs lắng nghe.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
.
Ngày soạn: 13/9
Ngày dạy: 20/9 Môn: Tự nhiên xã hội
 CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I. Mục tiêu:
 - Cáh giữ vệ sinh răng miệng để ngừa sâu răng.
 - Biết chăm sóc răng đúng cách.
 - Nhận ra sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng. Nêu được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Mô hình hàm răng; Tranh các bài tập trong SGK phóng to
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
 Khi nào em rửa tay? (Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh).
Khi nào em rửa chân
- Muốn cho cơ thể sạch sẽ em làm gì?
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
Họat động1: Trò chơi: Ai nhanh – Ai khéo.
- GV nêu luật chơi kết hợp hướng dẫn HS chơi.
Theo dõi HS chơi 
- Kết thúc trò chơi, GV công bố đội thắng nêu rõ lý do (chú ý vai trò của răng). Vậy để hàm răng trắng chắc như thế nào chúng ta cùng học bài: “Chăm sóc răng miệng”
Hoạt động 2: Quan sát răng .
Từng người quan sát hàm răng của nhau
 - GV theo dõi:
 + Đại diện nhóm nào cho cô biết: Răng bạn nào trắng và đều.
 + GV gọi 3 em lên phỏng vấn: Con có bí quyết gì mà răng trắng như vậy?
 + Trong lớp bạn nào răng sún?
 + Vì sao răng em lại sún?
 + Răng của bạn đang trong thời kỳ thay răng chứ không phải răng bị sâu.
 + GV kết luận: Hàm răng trẻ em có 20 chiếc gọi là răng sửa. Đến 6-7 tuổi răng sửa được thay răng mới gọi là răng vĩnh viễn. Nếu răng vĩnh viễ ... ----------------------------------------------------------------
THỨ SÁU
Ngày soạn: 15/9
 Ngày dạy: 23/9 Môn : Thủ công
Bài: XÉ, DÁN HÌNH QUẢ CAM
I.Mục tiêu:
 - Biết cách xé, dán hình quả cam.
 - Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dáng tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. 
II.Đồ dùng dạy học:
 -GV: Bài mẫu về xé, dán hình quả cam, giấy màu da cam, xanh lá cây, hồ, giấy nền, khăn lau.
 -HS: Giấy màu giấy màu da cam, xanh lá cây, hồ, giấy nền, khăn lau.
III.Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
30p
5p
Tiết1 
1. Ổn định : Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
 - Nhận xét kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
 - Cho HS xem tranh và gợi ý trả lời câu hỏi
 - Cho HS xem bài mãu và tìm hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của quả cam. Hỏi:
 - Quả cam có hình gì?
 - Quả nào giống hình quả cam?
Kết luận: Quả cam có hình hơi tròn phía trên có cuống và lá đáy hơi lõm, khi chín có màu vàng đỏ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
- Hướng dẫn HS xé hình quả cam, lá, cuống lá, cách dán hình.
Cách tiến hành:
1.Vẽ và xé hình quả cam chọn giấy hình da cam:
- Dán qui trình lên bảng và hướng dẫn từng bước để vẽ
- Giáo viên làm mẫu xé hình quả cam ở 2 góc ở trên xé nhiều hơn để quả cam được phình ra ở giữa.
- Gọi HS nhắc lại cách xé hình tròn?
2. Xé hình lá:
- Chọn giấy màu xanh lá cây
- Dán qui trình xé lá và hỏi:
 + Lá cam nằm trong khung hình gì?
3. Xé hình cuốn lá: 
 - Chọn giấy màu xanh lá cây
 - Cuống lá cân đối
 - Dán qui trình xé cuống và hỏi:
+ Nêu cách xé cuống lá?
Hoạt động 3: Thực hành trên giấy nháp
Mục tiêu: Hướng dẫn HS vẽ, xé, dán hình quả cam.
- Hướng dẫn xé trên giấy nháp.
- Hướng dẫn sắp xếp hình cho cân đối.
4.Củng cố:
 + Yêu cầu HS nhắc lại qui trình xé, dán , hình quả cam?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị giấy, bút chì, hồ dán cho bài học tiếp tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan hát.
- Quả cam hình hơi tròn, phình ở giữa phía trên có cuốn va lá, phía đáy hơi lõmkhi chín có màu vàng đỏ
- Quả táo, quả quýt
- HS quan sát
- Xé hình vuông 8 ô, xé tiếp 4 góc được hình tròn
- Hs nhắc lại.
- Hình chữ nhật
- Xé hình chữ nhật, xé đôi hình chữ nhật, lấy một nửa làm cuống
- HS quan sát.
- HS thực hành.
- HS dọn vệ sinh.
- 2HS nhắc lại
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:15/9
Ngày dạy : 23/9 Môn: Học vần
 Bài: y - tr
I.Mục tiêu:
 Đọc được: y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng.
 Viết được: y, tr, y tá, tre ngà.
 Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Nhà trẻ.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: - Tranh minh hoạ có tiếng: y tá, tre ngà; Câu ứng dụng: Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Nhà trẻ.
 - HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5p
30p
30p
5p
 Tiết1 
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc và viết: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ.
 - Đọc câu ứng dụng: Nghỉ hè, chị kha ra nhà 
bé nga.
 - Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài:
 Giới thiệu trực tiếp: Hôm nay học âm y, tr
 Dạy chữ ghi âm
 a. Dạy chữ ghi âm y:
 -Nhận diện chữ: Chữ y gồm nét xiên phải, nét móc ngược, nét khuyết dưới.
- Hỏi: So sánh y với u?
- Phát âm: “i” (gọi là chữ y dài)
- Đánh vần: Tiếng khoá: “y” (y đứng một mình)
- Đọc trơn: Từ: “y tá”
b. Dạy chữ ghi âm tr: 
- Nhận diện chữ: Chữ tr ghép từ hai con chữ:t, r
- Hỏi: So sánh tr và t ?
- Phát âm và đánh vần: 
+ Phát âm: đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh
+Đánh vần: Tiếng khoá : “tre”
+Đọc trơn từ: “tre ngà”
c. Hướng dẫn viết bảng con:
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
+ Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ.
d. Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
 y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ
- Đọc lại toàn bài trên bảng
Tiết 2:
a. Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng:
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ?
+T ìm tiếng có âm mới học: ( gạch chân: “y”)
+Hướng dẫn đọc câu: Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
b. Đọc SGK:
c. Luyện viết:
d. Luyện nói:
 Phát triển lời nói : Nhà trẻ
Hỏi: - Trong tranh vẽ gì?
- Các em bé đang làm gì?
- Hồi bé em có đi nhà trẻ không?
-Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là cô gì?
 -Trong nhà trẻ có đồ chơi gì?
 - Nhà trẻ khác lớp Một em đang học ở chỗ nào?
- Em có nhớ bài hát nào hồi đang còn học ở nhà trẻ và mẫu giáo không? Em hát cho cả lớp nghe?
4. Củng cố:
 - Cho hs đọc lại toàn bài.
 - Tìm tiếng có vần vữa học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và xem trước bài: On tập.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
- Hs thực hiện theo yêu cầu.
- Thảo luận và trả lời: 
 + Giống: phần trên dòng kẻ, chúng tương tự nhau
 + Khác: y có nét khuyết dưới.
- (Cá nhân- đồng thanh)
+ Giống : chữ t
+ Khác : tr có thêm r
- (C nhân- đ thanh)
- Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn.
- Viết bảng con : y, tr, y tá, tre ngà
- Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
- Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
- Thảo luận và trả lời 
- Đọc thầm và phân tích: y
- Đọc câu ứng dụng (C nhân- đthanh) 
- Đọc SGK(C nhân- đ thanh)
- Tập viết: y, tr, y tế, tre ngà.
- Thảo luận và trả lời
- (Cô trông trẻ)
-Hs đọc bài.
- Hs gạch chân tiếng vừa được học.
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 15/9
Ngày dạy : 23/9 Môn: Toán
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 42)
I.Mục tiêu:
 - So sánh được các số trong phạm vi 10. Sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phóng to tranh SGK, phiếu học tập, bảng phụ ghi BT 1, 2, 3, 4.
 - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1. Vở BT Toán 1. Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5p
30p
5p
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài tập 4: (Viết các số 6, 1, 3, 7, 10.) 
- Theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
 *Bài tập 1: 
 - Hướng dẫn HS làm bài tập.
 - Cho hs làm việc trong SGK.
 - Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
 - Gv nhận xét bài làm của hs.
*Bài 2: Cả lớp Làm vở Toán 1.
 - Hướng dẫn HS viết:
 - GV chấm điểm, nhận xét bài viết của HS.
*Bài 3: Gọi yêu cầu bài.
- 3HS làm bảng lớp, cả lớp bảng con.
+KL: GV củng cố: Số liền trước số 1 là số 0. Số liền sau số 9 là số 10. Số ở giữa số 3 và số 5 là số 4. 
 - GV nhận xét bài làm của HS.
*Bài 4: 2HS làm bảng lớp, CL làm ở bảng con.
 - Gv theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
 - Nhận xét chữa bài.
*Bài 5: (HS thi đua tìm số hình đã học). 
- GV vẽ hình (như SGK) lên bảng cho HS tìm trên hình đó có mấy hình tam giác.
- Cả lớp lấy 2 hình tam giác ra xếp để có hình tam giác thứ 3.
4. Củng cố:
 - Tuyên dương các em học tốt.
5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị: Sách Toán 1, vở Toán để học bài: “Làm bài Kiểm tra”.
 - Nhận xét tuyên dương.
 - 2 hs lên bảng làm bài tập.
 - Lớp theo dõi nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài1: “Điền số”.
- 2HS làm bài. Chữa bài: HS đọc:
0, 1, 2 ; 1, 2, 3 ; 8, 9, 10 ;
0, 1, 2, 3, 4 ; 8, 7, 6, 5.
- Đọc YC bài 2 “Điền dấu , =”
- 2 HS thực hành viết dấu ơ bảng lớp.
Cả lớp làm vở Toán. 
Học sinh lên bảng làm bài tập.
4 2
7 > 5 ; 4 = 4 ; 10 > 9 ; 7 0
- 1HS đọc yêu cầu: “Điền số”.
 3HS làm bài rồi chữa bài:HS đọc:
0 9 ; 3 < 4 < 5 .
- HS đọc yêu cầu bài 4: 
- HS làm bài, chữa bài: Đọc kết quả.
a, Theo thứ tự từ bé đến lớn: 2, 5, 6, 8, 9.
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé:9, 8, 6, 5, 2.
- HS đọc yêu cầu bài 5: “Xếp hình theo mẫu”:
 - HS 2 đội thi đua trả lời.
- Khi chữa bài HS chỉ vào từng hình tam giác để nhận ra có tất cả 3 hình tam giác : tam giác (1), (2) và tam giác tạo bỡi (1),(2).
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOAÏT LÔÙP TUẦN 6
I/. Noäi dung:
Tieáp tuïc cuûng coá neà neáp hoïc taäp lôùp
Kieåm tra ñoàng phuïc hoïc sinh. Veä sinh caù nhaân
Ñaùnh giaù caùc hoaït ñoäng tuần qua.
II/. Ñaùnh giaù cuï theå lôùp trong tuần 5: 
Nhìn chung, lôùp coù thöïc hieän töông ñoái toá caùc noäi quy do tröôøng, lôùp ñöa ra.
Thöïc hieän maëc ñoàng phuïc töông ñoái ñaày ñuû, beân caïch ñoù coøn 1 soá hoïc sinh chöa thöïc hieän ñöôïc vieäc maëc ñoàng phuïc.
Veä sinh caù nhaân toát.
Học sinh có ý thứ học tập tốt.
Còn vài điểm cần khắc phục là các em phải nhặc rác và bỏ rác vào sọt rác, không vứt rác bừa bải.
Các em nếu vắng học phải nhờ gia đình đến xin phép.
 III/ Phương hướng tới:
 - Đi học đều và đầy đủ.
 - Đồng phục sch5 đẹp đến lớp.
 - Không nói tục chữi thề, không giởn trong giờ học.
 - Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài.
 - Đạt nhiều điểm 10.
 - Động viên tinh thần học tập của cá em.
 - Vệ sinh trường lớp cho sạch sẽ.
 - Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 BGH duyệt Phú Thuận A, ngày thángnăm 2011
  Khối trưởng duyệt
. .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.doc