Giáo án các môn khối 2 - Tuần 9

Giáo án các môn khối 2 - Tuần 9

A. Mục tiêu

- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3,4)

* HS (Y) đọc được 1 cụm từ, câu văn ngắn, đọc được bảng chữ cái.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 9
 (Từ ngày 24/10 đến ngày 28/10/2012)
Thứ,
ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
24/10/2012
1
2
3
4
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Ôn tập và kiểm tra 
Ôn tập và kiểm tra 
Lít
Chăm chỉ học tập 
Ba
25/10/2012
1
2
3
4
5
Thể dục
Chính tả
Toán
Kể chuyện
TN&XH
Ôn bài TD phát triển chung ...
Ôn tập và kiểm tra 
Luyện tập
Ôn tập và kiểm tra 
Đê phòng bệnh giun
Tư
26/10/2012
1
2
3
4
Tập đọc
Toán
Tập viết
Mĩ thuật
Ôn tập và kiểm tra 
Luyện tập chung
Ôn tập và kiểm tra 
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái mũ (nón)
Năm
27/10/2012
1
2
3
4
Thể dục
LT&C
Toán
Chính tả
Tiếp tục ôn bài TD phát triển chung ...
Ôn tập và kiểm tra ( T 7)
Kiểm tra định kì (giữa kì I)
Kiểm tra đọc
Sáu
28/10/2012
1
2
3
4
Tập Làm Văn
Toán
Thủ công
Âm nhạc
Kiểm tra viết
Tìm một số hạng trong 1 tổng
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (T1)
Học bài hát: Chúc mừng sinh nhật 
Ngày soạn: 21/10/2012 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 22/10/2012 
Tiết 1	 Tập đọc
 Bài : ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I ( Tiết 1) 
A. Mục tiêu 
- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3,4) 
* HS (Y) đọc được 1 cụm từ, câu văn ngắn, đọc được bảng chữ cái.
B. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu ghi các bài tập đọc
C. Các hoạt động dạy - học
 I. Kiểm tra bài cũ 
 	Đọc bài: Bàn tay dịu dàng. 
	2 HS đọc (HS K đọc đoạn 1,2; HSY, TB đoạn 3).
 	Trả lời câu hỏi 1,2 SGK. 
 	GV nhận xét, ghi điểm
 II. Bài mới
 1.Giới thiệu bài: ghi bảng.
 2. Kiểm tra lấy điểm đọc (4HS)
- Từng em lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau khi bốc thăm được xem lại bài một lần (2phút)
- HS có thể đọc cả bài hoặc một đoạn trong phiếu đã định.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- Nếu em nào không đạt cho về nhà hôm sau kiểm tra lại.
3. Đọc thuộc lòng bảng chữ cái (miệng)
- Một số HS đọc thuộc bảng chữ cái đọc tiếp nối. GV cùng HS nhận xét.
4. Xếp từ bạn bè, bàn, thỏ, chuối, xoài, mèo, xe đạp, Hùng vào bảng: (Bài 1 VBT/35)
- HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS xác định xe từ nào là từ chỉ người, đồ vât, con vật, cây cối.
- HS làm VBT, 4 lên bảng làm. GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
5. Tìm thêm các từ khác xếp vào bảng ở bài tập trên.
- Hướng dẫn HS tìm và điền vào bài 1 VBT
- 4 HS lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
- GV chốt lại: Những từ các em vừa tìm được gọi là từ chỉ sự vật.
6. Củng cố - dặn dò
- Dặn HS về đọc lại bài tập đọc, bảng chữ cái.
- Nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------- @@@ --------------------------------------------- 
Tiết 2	 Tập đọc
 Bài: ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I ( Tiết 2) 
A. Mục tiêu 
- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?(BT2).Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3)
- HS (Y) đặt câu theo mẫu Ai là gì?
B. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu ghi các bài tập đọc
C. Các hoạt động dạy - học
 I. Kiểm tra bài cũ 
 II. Bài mới
 1.Giới thiệu bài: - ghi bảng.
 2. Kiểm tra lấy điểm đọc (4HS)
- Từng em lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau khi bốc thăm được xem lại bài một lần (2phút)
- HS có thể đọc cả bài hoặc một đoạn trong phiếu đã định. 
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. 
- Nếu em nào không đạt cho về nhà hôm sau kiểm tra lại. 
3. Đặt 2 câu theo mẫu (Bài 1VBT/35)
- 1HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn và làm mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ?: 
 	VD: Bạn Lan là học sinh giỏi.
- HS làm miệng. GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
4. Ghi vào chỗ trống tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7, 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái: (Bài 2 VBT/36) 
- 1HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS đọc tên các bài tập đọc, tìm tên riêng các nhân vật ở từng bài tập đọc và ghi vào bảng theo thứ tự bảng chữ cái. 
- HS làm VBT, lần lượt HS lên bảng làm. GV cùng HS nhận xét, sửa sai. 
 Đáp án: Bài tập đọc: Người thầy cũ; Thời khóa biểu; Người mẹ hiền; Bàn tay dịu dàng.
 	Các nhân vật: An, Dũng, Khánh, Minh, Nam. 
6. Củng cố - dặn dò
- Dặn HS về đọc lại bài tập đọc, bảng chữ cái.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiết 3.
- Nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------- @@@ ---------------------------------------------
Tiết 3 Toán
 Bài: LÍT 
A. Mục tiêu 
- Giúp HS biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu...
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít. 
* HS (Y) làm được một số phép tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít.
* Kết hợp tăng cường tiếng việt cho học sinh.	
B. Đồ dùng dạy học
 	GV: Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước, ...
C. Các hoạt động dạy - học
I. Kiểm tra bài cũ: 
 	2HS lên bảng. HS Y, TB: 98 HS K: 56 Dưới lớp làm bảng con 48
	-	 -	 -
 	 2 ; 44 52
 GV nhận xét - ghi điểm.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: ghi bảng.
2. Hoạt động 1: Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).
- GV lấy hai cái cốc to nhỏ khác nhau. Rót đầy vào hai cốc nước đó. 
H: Cốc nào chứa nhiều hơn ? Cố nào ít hơn ? (TCTV)
3. Hoạt động 2 : Giới thiệu ca 1 lít (chai 1 lít). Đơn vị đo.
- GV giới thiệu và rót nước cho đầy chai và nói : ta được một lít nước.
- GV rót nước từ chai sang ca rồi cho HS quan sát. 
- Ca này cũng được được một lít nước. 
- GV chốt lại: Dể đo sức chứa của một cái chai, cái ca, cái thùng, ... ta dùng đơn vị đo là lít. Lít viết tắt là l. GV ghi lên bảng. 
- Gọi một số HS đọc lại. (TCTV)
- GV ghi bảng: 1l ; 2l ; 16l ; 47l ; ... HS đọc cá nhân cả lớp. 
- GV đọc HS viết bảng con : Hai ba lít, bốn mươi lít ..
4. Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1 VBT/ 43. Đọc, viết (theo mẫu): ( Rèn HS Y, TB )
- 1 em nêu yêu cầu. GV hướng dẫn quan sát hình vẽ đọc số có in trên từng hình rồi ghi vào ô tương ứng, làm mẫu.
- HS làm VBT, HS lần lượt nêu. GV cùng cả lớp nhận xét - sửa sai.
Bài 2 VBT/ 43. Tính (theo mẫu) (HS làm cột 1,2)
- 1em nêu yêu cầu. GV hướng dẫn HS nhắc lại cách tính nhâm, làm mẫu phép tính đầu :
 9l + 8l = 17l. 
- HS làm VBT theo tổ, mỗi tổ làm 1 cột, 3HS của 3 tổ lên bảng làm. 
- GV cùng cả lớp nhận xét - sửa sai.
Bài 4 VBT/ 43. Giải toán. ( Rèn HS K)
- 2 HS đọc bài toán, HS quan sát hình vẽ VBT.
 	H: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? GV ghi tóm tắt lên bảng. 
 	H: Muốn biết cả hai lần bán được bao nhiêu lít nước mắm ta làm phép tính gì?
- Hướng dẫn HS tìm cách giải.
- HS giải vào VBT. 1em lên bảng làm. GV cùng HS nhận xét - sửa sai
- HS: Trung bình ghi phép tính bài toán, HSY làm quen cách ghi và nhắc lại lời giải của bạn sau khi được nhận xét trên bảng.
4. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò 
- Dặn HS về làm bài 2 SGK/41
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
 	 --------------------------------------------- @@@ ---------------------------------------------
Tiết 4 Đạo đức
 Bài: CHĂM CHỈ HỌC TẬP ( T1 ) 
A. Mục tiêu 
- Giúp HS nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
* Kết hợp TCTV cho học sinh qua các hoạt động.
B. Đồ dùng dạy học 
C. Các hoạt động dạy - học
I. Kiểm tra 
 	H: Kể 1số việc em đã làm giúp đỡ gia đình ? (HS Y, TB)
 	H: Ở nhà, em đã làm những việc gì? Kết quả các công việc đó có tốt không? 	GV nhận xét, đánh giá 
II. Bài mới
 1.Giới thiệu bài - ghi bảng
 2. Hoạt động 1: Xử lí tình huống: (Bài tập 1)
Mục tiêu: Giúp HS hiểu một số biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập.
Cách tiến hành
- GV nêu tình huống - HS thảo luận về cách ứng xử. 
 Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thì bạn đến rủ đi chơi đá bóng. Bạn Hà phải làm gì khi đó ? 
- Từng cặp HS thảo luận. GV theo dõi giúp đỡ các em thảo luận. 
- Đại diện 1 vài em lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét. (TCTV)
* GV chốt lại: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập. (TCTV)
3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2)
 Mục tiêu: Giúp HS biết được 1 số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập. 
 Cách tiến hành
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
 - GV nêu từng tình huống và hướng dẫn HS cách làm bài - HS đánh dấu + vào ô vuông trước ý kiến đúng của việc chăm chỉ học tập: 
 a) Cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao. 
 b) Tích cực tham gia học tập cùng bạn trong nhóm, tổ. 
 c) Chỉ dành tất cả thời gian cho việc học tập mà không làm v iệc gì khác. 
 d) Tự giác học bài mà không cần nhắc nhở. 
 đ) Tự sửa chữa sai sót trong bài làm của mình. 
 - Gọi HS đọc các câu em đã đánh dấu. v cùng HS nhận xét sửa sai.
*GV kết luận : - Các ý nêu biểu hiện chăm chỉ họctập là: a, b, d, đ. 
 - Chăm chỉ học tập có ích lợi là :
 	+ Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn. 
 	+ Được thấy cô, bạn bè yêu mến.
 	+ Thực hiện tốt quyền được học tập.
 	+ Làm bố mẹ vui lòng. 
4. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
 - Liên hệ, giáo dục HS - Dặn về ôn lại bài
 - Chuẩn bị bài: Chăm chỉ học tập (T2) Nhận xét tiết học. 
--------------------------------------------- @@@ ---------------------------------------------
Ngày soạn: 22/10/2012 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 23/10/ 2012 
Tiết 1 Thể dục
 Bài : ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
 ĐIỂM SỐ 1-2, 1-2 THEO ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC
A. Mục tiêu 
- Thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cachs điểm số 1 - 2, 2 - 1 theo đội hình hàng dọc và theo hàng ngang (có thể còn chậm)
B. Địa điểm và phương tiện
 	- Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. 
 	- GV chuẩn bị: 1 cái còi, 1 cái khăn để HS chơi trò chơi. 
C. Các hoạt động dạy - học
 I. Phần mở đầu
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay và hát 1 bài.
- Xoay các khớp cổ tay, cánh tay, hông, đầu gối: mỗi chiều 5-8 lần.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
II. Phần cơ bản
1. Điểm số 1-2, 1-2... theo đội hình hàng dọc: 3-4 lần
- GV cho 1 nhóm 5- 6 em lên làm mẫu. GV hô khẩu lệnh “Theo 1-2, 1-2 đến hết... điểm số!” sau đó chỉ từng e ... trả lời được câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học
- Biết cách tra mục lục sách (BT2); nói đúng lời mời, nhờ, đề nghị theo tình huống cụ thể (BT3)
- HS (Y) Ôn luyện cách tra mục lục sách. Nói được 1 lời mời (nhờ, đề nghị). 
B. Đồ dùng dạy học
 	- Phiếu ghi các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.
C. Các hoạt động dạy - học
 I. Kiểm tra bài cũ 
 II. Bài mới
 1.Giới thiệu bài: - ghi bảng.
 2. Kiểm tra học thuộc lòng (4HS)
- Từng em lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau khi bốc thăm được xem lại bài một lần (2phút)
- HS có thể đọc cả bài hoặc một đoạn trong phiếu đã định. 
- GV đặt câu hỏi về đoạn (khổ thơ) vừa đọc. 
- Nếu em nào không đạt cho về nhà hôm sau kiểm tra lại. 
3. Tìm các bài đã học ở tuần 8 ( Chủ yếu rèn HS Y, TB) 
- 1HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS mở mục lục sách, tìm tuần 8 nêu tên tất cả các bài đã học. 
- HS ghi vào bài 1VBT/39. Chữa bài cho HS nêu miệng. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai. 
 4. Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị. ( HS K làm hết. HS (Y, TB) làm 1 câu). 
- 1HS nêu yêu cầu, GV nêu tên từng tình huống - HS nói lời mời, nhờ, yêu cấu, đề nghị cho phù hợp.
- HS làm vào VBT bài2/40. Lần lượt HS lên bảng làm. 
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai. 
Đáp án:a)Mẹ ơi, mẹ mua giúp con một tấm thiếp chúc mừng cô giáo nhân ngày 20-11 mẹ nhé !
b) Để bắt đầu buổi liên hoan văn nghệ, xin mời các bạn cùng hát chung một bài nhé.
c) Thưa cô, xin cô nhắc lại dùm em câu hỏi của cô.
5. Củng cố - dặn dò
- Dặn HS về đọc lại bài tập đọc. Chuẩn bị bài: Kiểm tra đọc.
- Nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------- @@@ --------------------------------------------
Tiết 3 Toán 
	 	 Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ 
(Theo đề của trường ra )
--------------------------------------------- @@@ --------------------------------------------
Tiết 4 Chính tả
 Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ĐỌC
(Theo đề của trường ra )
 -------------------------------------------- @@@ --------------------------------------------
Ngày soạn: 25/10/2012 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 26 /10/2012 
Tiết 1 Tập làm văn
 Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ VIẾT
 (Theo đề của trường ra )
--------------------------------------------- @@@ --------------------------------------------
Tiết 2 Toán
 Bài: TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG
A. Mục tiêu 
- Giúp HS biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a,b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
- Biết cáh tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
- HS (Y) biết cách tìm một số hạng trong một tổng.
*Kết hợp TCTV cho học sinh qua các hoạt động 
B. Đồ dùng dạy học
 	- GV: Tấm bìa có ô vuông trong Bộ THT.
 C. Các hoạt động dạy - học
I. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài kiểm tra giữa kì I của HS.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Hoạt động 1: Giới thiệu ký hiệu chữ và cách tìm một số hạng trong một tổng : 
- GV đính lần lượt tấm bìa có 6 ô vuông, sau đó đính tiếp tấm bìa 4 ô vuông. Hỏi để HS nêu phép tính 6 + 4 = 
 	10 – 4 =
 	10 – 6 = ; HS nêu kết quả, GV ghi bảng.
- GV giới thiệu như H2 SGK và nói: Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết. Ta gọi số đó là số x, gọi vài HS đọc “ích- xì”. GV ghi bảng x + 4 tức là lấy số ô vuông chưa biết (x) cộng với số ô vuông đã biết (4) tất cả có 10 ô vuông ta viết là: x + 4 = 10.
- Gọi một số HS đọc lại phép tính. (TCTV)
- GV hướng dẫn cách làm 	x + 4 = 10.
 	 x = 10 – 4
 	 x = 6
- Tương tự với 10 ô vuông 4 ô vuông bị che lấp 
- Ta có: 6 + x = 10. Hướng dẫn HS tương tự như trên.
 	H: Muốn tìm một số hạng chưa biết ta làm ntn? 
* Quy tắc: Muốn tìm một số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. 
- Gọi 1vài HS nhắc lại. (TCTV)
3. Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1VBT/ 47. Tìm x (theo mẫu): (HS làm ý a,b,c,d,e) ( Chủ yếu rèn HS Y, TB )
- 1HS nêu yêu cầu.(TCTV) - H. dẫn HS áp dụng quy tắc vào làm bài, làm mẫu:
a) x + 3 = 9
 x = 9 – 3
 x = 6
- HS làm vào bảng con theo tổ, mỗi tổ làm 1 phép tính, 3HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét - sửa sai.
Bài 2VBT/4. Viết số thích hợp vào ô trống: (HS làm cột 1,2,3) ( Rèn HS Klàm hết, HS Y, Tb làm 1 phép tính)
- 1 em nêu yêu cầu. (TCTV) - GVHD cách tính bằng cách áp dụng quy tắc :
- HS làm vào VBT, 3HS lên bảng làm.
GV cùng cả lớp nhận xét - sửa sai.
Bài 3VBT/47. Giải toán. ( Rèn HS K)
- 2HS đọc đề toán.
H: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? (TCTV) - GV ghi tóm tắt lên bảng.
H: Muốn biết có bao nhiêu con thỏ ta làm phép tính gì? (TCTV)
- Gợi ý cho nhiều HS nêu câu lời giải.
- HS giải vào VBT. 1em lên bảng làm. GV cùng HS nhận xét - sửa sai.
4. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- Dặn HS về làm bài 1SGK/44.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học
--------------------------------------------- @@@ --------------------------------------------
Tiết 4 Thủ công
 Bài: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (T1) 
A. Mục tiêu
- Giúp HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
B. Chuẩn bị
- GV: Mẫu thuyền phẳng đáy có mui. Quy trình gấp. Giấy màu.
- HS: Giấy nháp.
C. Các hoạt động dạy - học
I. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS quan và nhận xét
- Cho HS quan sát mẫu thuyền.
H: Hãy kể các bộ phận của thuyền? (Gồm có hai bên mạn thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền )
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV mở dần mẫu thuyền phẳng đáy có mui. Sau đó gấp lại từ đầu.
3. Hướng dẫn HS cách gấp thuyền
- GV đính quy trình lên bảng và hướng dẫn HS gấp:
* Bước 1: Gấp tạo mui thuyền
- Đặt ngang tờ giấy hình chữ nhật. Gấp hai đầu tờ giấy vào khoảng 2 - 3 ô như hình vẽ H2 miết dọc theo hai đường mới gấp cho phẳng.
- Các bước gấp tiếp theo tương tự các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui.
* Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều:
- Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp H2 được H3.
- Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp ở H3 được H4.
 - Lật H4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước H5.
 * Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền 
 - Gấp theo đường dấu gấp ở H5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài H6.
 - Lật H7 ra mặt sau, gấp hai lần như H5, H6 được H8. 
 - Gấp theo dấu gấp của H8 được H9. Lật mặt sau H9, gấp giống như mặt trước H10. 
* Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui 
 - Lách hai ngón tay cái vào trong hai mép giấy, các ngón tay còn lại ở 2 phía bên ngoài, lộn các nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền được H11. Miết dọc hai cạnh thuyền. 
 - Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở 2 đầu thuyền lên như H12 được thuyền phẳng đáy có mui H13.
4. HS thực hành
 - HS thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui trên giấy nháp. 
 - GV theo dõi hướng dẫn cho HS.
5. Nhận xét, đánh giá
 - GV chọn 1 số thuyền mà HS gấp đẹp cùng HS nhận xét qua HS tuyên dương.
 - Đánh giá kết quả học tập của HS. 
6. Củng cố - dặn dò
 - GV hệ thống lại bài
 - Dặn HS nào gấp chưa xong về hoàn thiện lại sản phẩm. 
 - Chuẩn bị: Gấp thuyền phẳng đáy có mui 
--------------------------------------------- @@@ --------------------------------------------
Tiết 5 Âm nhạc
 Bài: HỌC BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
A. Mục tiêu 
 - Giúp HS biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Kết hợp TCTV cho học sinh qua lời đọc nhạc.
 B. Đồ dùng dạy học
 	- GV: Thanh phách. 
C. Các hoạt động dạy - học
I. Kiểm tra bài cũ
 Không kiểm tra
II. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
 2. Hoạt động 1: Dạy bài hát Chúc mừng sinh nhật.
- GV hát mẫu, HS lắng nghe.
- Cho HS đọc lời ca, HS đọc theo tốc độ vừa phải, chú ý phân chia chỗ ngắt.
*Kết hợp TCTV cho học sinh.
- HS hát lần lượt từng câu hát.
- HS hát theo tổ, cả lớp cho đến khi thuộc bài. GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
- Nhắc HS khi hát phát âm gọn gàng, thể hiện tnhs chất vui tươi.
3. Hoạt động 2: Hát kết hợp với vỗ tay đệm.
- GV hát và vỗ đệm theo phách.
Mừng ngày sinh một đóa hoa.
* * *
- HS thực hiện. GV theo dõi, sửa sai cho HS.
- GV hát và vỗ tay theo nhịp.
Mừng ngày sinh một đóa hoa.
* * * * * *
- HS thực hiện. GV theo dõi, sửa sai cho HS.
-Thay đổi từng nhóm hát, một bên gõ đệm, một bên vỗ tay theo phách.
- Lớp chia làm 2 nhóm : Tập hát luân phiên.
4. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- HS hát lại bài 1 lần
- Dặn HS về ôn lại các bài vừa hát.
- Chuẩn bị: Học bài: Chúc mừng sinh nhật.
- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------- @@@ ---------------------------------------------
Tiết 5 
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A. Mục tiêu
- Giúp HS nhận thấy được những ưu điểm và những tồn tại của cá nhân, tổ, lớp trong các hoạt động ở tuần qua.
- Phát huy các ưu điểm. Khắc phục các tồn tại.
- Nắm được kế hoạch tuần 10 để thực hiện được tốt.
- Giáo dục HS ngoan ngoãn, lễ phép, chăm học.
B. Nội dung
I. Đánh giá hoạt động tuần 9
1. Đạo đức:
- Nhìn chung các em đều đoàn kết với nhau, ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi biết giúp đỡ lẫn nhau.
2. Học tập :
- Một số em về nhà có học bài có tiến bộ hơn ở môn toán, đọc.
- Trong lớp đa số các em hăng hái xây dựng bài, làm bài.
- Học tập có cố gắng nhiều. Có ý vươn lên học tập.
- Giữ gìn sách vở và đồ dùng tương đối tốt.
- Một số em có tính thần học tập cao đặc biệt là ngày lớp có người dụ giờ.
3. Các hoạt động khác
- Đi học tương đối đầy đủ. Đa số các em ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng..
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
- Trực nhật đúng giờ. Tham gia vệ sinh trường sạch sẽ.
Tồn tại: Còn 1số bạn đi học muộn nhất là những ngày trời mưa.
Đi học quên mang sách giáo khoa.
II. Kế hoạch tuần 10
- Cố gắng hơn nữa trong học tập.
- Tích cực học tập ở lớp cũng như ở nhà.
- Hăng hái xây dựng bài, học tập chăm chỉ dành nhiều điểm 9, 10.
- Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Bảo vệ tài sản chung của trường lớp.
- Thi đua giữ vở sạch chữ đẹp, bảo quản SGK, vở, ... cẩn thận.
- Trang bị lại sách, vở và tu sửa lại chữ viết để chuẩn bị dự thi VSCĐ cấp trường nhân ngày 20/11 tới.
* Biện pháp:
- Động viên HS trong học tập, đi học chuyên cần, đúng giờ.
- HS khá, giỏi kèm HS yếu, trung bình đọc, các bảng cộng đã học.
- GV phụ đạo cho HS yếu TV, Toán.
- Nhắc các em luôn giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Nhắc nhở và kiểm tra hằng ngày, tuyên dương, phê bình kịp thời.
- Khuyến khích và tuyên dương kịp thời những HS có cố gắng...
--------------------------------------------- @@@ --------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 9.doc