Giáo án các môn khối 4 - Tuần 8 năm 2011

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 8 năm 2011

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tính được tổng của 3 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

 2. Kỹ năng:

 - Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.bằng cách nhanh nhất

- Giải bài toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.

3. Thái độ: GD ý thức tự giác làm bài tập

 II. Chuẩn bị:

 1. Đồ dùng dạy học:

 - Kẻ sẵn bảng số.

 2. Phương pháp:

- Quan sát, đàm thoại, Thảo luận nhóm, thực hành

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 8 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8	 
 Soạn ngày: 06/10/2012
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
 Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TOÁN
Tiết 36: LUYỆN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nhận biết tính chất giao hoán, chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng 
 - Tính được tổng của 3 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tính được tổng của 3 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
 2. Kỹ năng:
 - Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.bằng cách nhanh nhất
- Giải bài toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
3. Thái độ: GD ý thức tự giác làm bài tập
 II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học:
	- Kẻ sẵn bảng số.
 2. Phương pháp: 
- Quan sát, đàm thoại, Thảo luận nhóm, thực hành
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (3 phút)
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
 1245 + 7897 + 8755 + 2103
- Nhận xét, cho điểm.
2. HĐ1: Hướng dẫn luyện tập (32 phút)
a. Bài 1:
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Khi thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV cho HS làm bài.
- Chữa bài ® nhận xét đánh giá
 = (1245 + 8755) + (7897 + 2103) 
 = 10 000 + 10 000 
 = 20 000
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét.
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
 26387 54293 2814
+14075 + 61934 + 1429
 9210 7652 3046
 49672 123879 7289
- Nhận xét.
b. Bài 2:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng những tính chất nào của phép cộng.
- Tính bằng cách thuận tiện.
- Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là các số tròn chục, trăm.
- 2 HS lên bảng, cả lớp thực hiện vào vở.
 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 
 = 100 + 78 
 = 178
67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) 
 = 67 + 100
 = 167
- Cho HS chữa bài
- Nhận xét.
408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85
 = 500 + 85
 = 585
- Nhận xét
c.Bài 3: 
- HS làm vào vở
- HD HS làm bài tập.
- Tìm các số bị trừ chưa biết.
x - 306 = 504
 x = 504 + 306
 x = 810
- Cách tìm số hạng chưa biết
x + 254 = 680
x = 680 - 254
x = 426
d. Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán
- 1 HS đọc
- Bài toán cho biết gì?
 Có : : 5256 người
- Sau 1 năm tăng thêm : 79 người
- Sau 1 năm nữa tăng thêm: 71 người
- Bài toán hỏi gì?
- Số người tăng thêm sau 2 năm
- Tổng số dân sau 2 năm có bao nhiêu người?
- Muốn biết sau 2 năm số dân tăng thêm bao nhiêu người ta làm ntn?
- Biết số người tăng thêm muốn tìm tổng số người sau 2 năm ta làm gì?
- Nhận xét.
- Nêu
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Giải:
Số dân tăng thêm sau 2 năm
79 + 71 = 150 (người)
Tổng số dân của xã sau 2 năm
5256 + 150 = 5406 (người)
Đáp số: 5406 người
- Nhận xét.
e. Bài 5:
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật
- Lấy chiều dài + chiều rộng được bao 
nhiêu rồi nhân với 2 (cùng đơn vị)
- GV nêu công thức tổng quát
- Cho HS áp dụng tính chu vi hình chữ nhật khi biết số đo các cạnh.
- GV nhận xét bài.
3- HĐ2: Củng cố - dặn dò. (3 phút)
- Nêu cách tính tổng của nhiều số?
- Cách tính chu vi hình chữ nhật.
- NX giờ học.
- P = (a + b) x 2
- HS tính.
a) a = 16 cm; b = 12 cm; P = ?
P = (16 + 12) x 2 = 56 (cm)
b) a = 45 m; b = 15 m; P = ?
P = (45 + 15)x 2 = 120 (m)
- Nêu
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3 TẬP ĐỌC
Tiết 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục đích - yêu cầu
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho toàn thế giới trở lên tốt đẹp.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ, của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; học thuộc 1,2 khổ thơ)
 II. Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh minh hoạ.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ.
	- Đọc theo vai 2 màn của vở kịch "ở vương quốc Tương Lai"
	- Nêu ý nghĩa.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
* Luyện đọc: Đọc toàn bài
- 2 HS đọc và nêu ý nghĩa.
- Nhận xét.
- Nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nghe kết hợp với sửa phát âm.
- GV nghe kết hợp với giải nghĩa từ.
- 4 học sinh đọc tiếp nối nhau lần 1.
- 4 học sinh đọc tiếp nối lần 2.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
HS theo dõi
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Câu: Nếu chúng mình có phép lạ.
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất thiết tha.
- Mỗi khổ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ, những điều ước ấy là gì?
- Khổ 1: Ước muốn cây mau lớn để cho quả.
- Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
- Khổ 3:Ước trái đất không còn mùa đông.
- Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái chứa toàn kẹo với bi tròn. 
- Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn 
thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
- HS tự nêu
VD: Em thích ước mơ hạt vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả ăn được ngay. Vì em rất thích ăn hoa quả, thích cái gì cũng ăn được ngay. 
Þ ý chính:
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
*Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏbộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
+ 4 học sinh đọc nối tiếp bài thơ.
- Cho HS nêu cách đọc từng khổ thơ
- Khổ 1: Nhấn giọng những TN thể hiện ước mơ: nảy mầm nhanh, chớp mắt tha hồ, đầy quả.
- Khổ 4 Trái bom, trái ngon, toàn kẹo bi tròn
+ HS đọc diễn cảm lại bài thơ.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 Khổ và Khổ 4.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp 2®3 học sinh.
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng.
- Đọc tiếp sức từng tổ, mỗi tổ 1 khổ.
- HS đọc thầm
- Lớp đọc đồng thanh:
+ Lần 1: mở SGK
+ Lần 2: gấp SGK
- Cho HS đọc thuộc lòng
3. Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học.Về Nhà học thuộc lòng bài thơ.
- HS xung phong đọc:
- Nghe và thục hiện.
___________________________
Tiết 4 : 	KHOA HỌC
Tiết 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá : Tiêu chảy, tả lị.
 - Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Uống nước lã, ân uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi
 - Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh: Hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn sốt
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh: Hắt hơI, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn sốt
 2. Kỹ năng: 
- Biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường. 
 3 Thái độ: - Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc oơ thể bị bệnh.
 II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy - học:
 - Hình trang 32, 33 SGK.
2. Phương pháp:
- Quan sát, hỏi đáp ,thảo luận nhóm
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ(3 phút)
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
- Nhận xét.
2. HĐ1: Quan sát hình trong sách giáo khoa & kể truyện (15 phút)
* Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh 
	* Cách tiến hành
- Cho HS quan sát hình trang 32 
- 1HS nêu
- Nhận xét.
- Xếp các hình thành 3 câu chuyện và kể trong nhóm 2 .
- Cho đại diện các nhóm kể trước lớp.
- Kể tên một số bệnh em đã bị mắc ?
- Mỗi nhóm trình bày 1 truyện 
Các nhóm khác bổ sung.
- Khi bị bệnh đó em cảm thấy thế nào? 
- Đau răng, đau bụng, đau đầu...
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường em phải làm gì? Tại sao? 
- Tự nêu (lo lắng, đau nhức, mệt...)
* Kết luận: 
- Nói với cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện và chữa trị.
- Nêu cảm giác khi cơ thể khoẻ và khi bị bệnh. 
3. HĐ 2: Trò chơi :Đóng vai.(15 phút)
* Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
* Cách tiến hành:
+ Cho HS thảo luận nhóm.
* Nêu mục bóng đèn toả sáng ý 1.
- Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.
- GV nêu VD:
a) Tình huống 1: Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu là Lan em sẽ làm gì?
b) Tình huống 2: Đi học về Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu, nuốt nước bọt thấy đau họng, ăn cơm không thấy ngon Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm sóc em không để ý nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng em sẽ làm gì?
- Nhóm trưởng phân vai, các vai hội ý lời thoại và diễn xuất.
Lớp nhận xét góp ý.
- lên đóng vai, HS khác theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để lựa chọn cách ứng xử đúng.
* Kết luận:
- Khi bạn cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường, bạn cần làm gì?
- GV cho vài học sinh nhắc lại.
- Cần nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
- HS nêu mục bóng đèn toả sáng ý 2.
- GV nhận xét
4. Hoạt động nối tiếp:
- Khi bị bệnh em cảm thấy trong người ntn?Cần phải làm gì khi bị bệnh.
- Nhận xét giờ học. 
- 3 ® 4 học sinh nêu
- Nêu.
- Nghe và thục hiện.
______________________________
Tiết 5: THỂ DỤC
( GV bộ môn dạy )
 Soạn ngày: 06/10/2012
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: TOÁN
Tiết 37: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ
HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Tính được tổng của 3 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
 - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng 2 cách.
I. Mục tiêu:
1 Kiến thức: 
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng 2 cách.
2. Kỹ năng: 
- Bước đầu biết giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
3, Thái độ : Tự giác học tập
 II. Chuẩn bị: 
 1. Đồ dùng dạy học:
 2. Phương pháp:
- Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm...
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ. (3')
- Áp dụng CT : a + (b - c) = (a + b) - c. Hãy tính giá trị của biểu thức sau:
a) 426 + (574 - 215) 
b) 789 + (211 - 250) 
- Nhận xét, ghi điểm.
 2. HĐ1: Hướng dẫn tìm hai số khi biế ... ung
- GV cho HS nhận xét: Câu chuyện ấy có đúng được kể theo trình tự thời gian không?
3. Củng cố, dặn dò. 
- Khi kể chuyện theo trình tự thời gian em cần ghi nhớ điều gì?
- Nêu
- Nhận xét giờ học.VN kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
- Nghe và thực hiện.
______________________________
Tiết 4: ÂM NHẠC
( GV bộ môn dạy )
______________________________
Tiết 5: MĨ THUẬT
( GV bộ môn dạy )
_______________________________________________________
 Soạn ngày: 06/10/2012
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: TOÁN
Tiết 40: GÓC NHỌN - GÓC TÙ - GÓC BẸT
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Biết góc vuông
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
2. Kỹ năng: - Biết sử dụng ê-ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
3. Thái độ: Tự giác làm BT
 II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học:
	- Thước thẳng , ê-ke.
 2. Phương pháp:
 - Quan sát, đàm thoại, thực hành.
	III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu
- Nhận xét.
- 1 HS nêu.
- Nhận xét.
2. HĐ1: Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt (15 phút)
+ Cho HS quan sát góc nhọn.
- Đọc tên đỉnh và tên cạnh của góc này.
- Góc AOB 	
- Đỉnh O 
- Cạnh OA và OB 
- Cho HS dùng ê-ke kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB so với góc vuông.
b. Góc tù:
- Góc nhọn AOB < góc vuông
 M
 O N
- Đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
-Góc MON 
- Đỉnh O 
- Cạnh OM và ON
- Cho HS dùng ê-ke để kiểm tra độ lớn của góc tù so với góc vuông.
- Góc tù lớn hơn góc vuông.
c. Góc bẹt:
C D
+ Cho HS quan sát góc bẹt
 O
- Đọc tên góc, đỉnh, cạnh.
- Góc COD - Đỉnh O 
- Cạnh OC và OD
- Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau.
- Cho HS kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
- 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông.
3. HĐ2: Luyện tập:(15 phút)
a. Bài số 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát các góc và nêu miệng.
- Các góc nhọn là: MAN; UDV
- Các góc vuông là: ICK
- Các góc tù là: PBQ; GOH
- Các góc bẹt: XEY
b. Bài số 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Dùng ê-ke để kiểm tra góc.
- GV hướng dẫn HS dùng ê-ke để kiểm 
- Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.
- Hình DEG có 1 góc vuông.
tra.
- Hình MNP có 1 góc tù
4. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- So sánh độ lớn của góc nhọn so với góc tù; góc tù so với góc bẹt.
- Nhận xét giờ học.VN ôn bài + chuẩn bị bài sau
- Góc bẹt > góc tù > góc nhọn.
- Nghe và thực hiện.
__________________________
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
Tiết 16: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch ở vương quốc tương lai 
- Bước đầu Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.qua thực hành luyện tập với sự góp ý cụ thể của GV ( BT2 , BT3. )
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Ghi sẵn bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện ở Vương Quốc Tương Lai (theo trình tự thời gian). Lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể (kể theo trình tự không gian).
 III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ.
 - Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Bài 1:
+ Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu
- Nhận xét.
- Chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
* Văn bản kịch:
- Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
- Em bé thứ nhất:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
* Chuyển thành lời kể:
C1: Tin-tin và Min-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé ấy nói, mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.
C2: Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Nhìn thấy một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi
- Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé nói:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên .. 
- GV cho HS đọc đoạn trích: ở vương quốc Tương lai.
- HS đọc trong nhóm 2.
- Tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- 2 ® 3 học sinh thi kể.
b. Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- Trong bài tập 1 các em đã kể câu chuyện theo trình tự ntn?
- Theo trình tự thời gian: Việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.
- ở bài tập 2 yêu cầu ta làm gì?
- Kể câu chuyện theo một cách khác:
VD: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh còn Mi-tin ở khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
- GV cho HS trao đổi theo cặp.
- HS tập kể lại theo trình tự không gian trong nhóm 2.
- Cho HS thi kể.
- HS kể chuyện trước lớp 2® 3 HS
Lớp nhận xét - bổ sung.
- GV đánh giá chung.
c. Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Cho HS quan sát bảng ghi so sánh 2 cách mở đầu.
+ HS quan sát 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự thời gian/ kể theo trình tự không gian).
- Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các sự việc.
- Có thể kể đoạn: Trong công xưởng xanh trước, trong khu vườn kì diệu sau hoặc ngược lại.
- Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi ntn?
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết 1 ®2 đoạn văn hoàn chỉnh vào vở.
+ Cách 1: - Đoạn 1: Trước hết....
 - Đoạn 2: Rời công xưởng xanh..
+ Cách 2: Đ1: Mi-tin đến khu vườn.... 
 Đ2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn
- Nghe và thực hiện.
______________________________
Tiết 3: LỊCH SỬ
Tiết 8: ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, trận Bạch Đằng năm 938
- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 2 thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Từ bài 1 ® bài 5 học 2 giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
 - Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 2 thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian.
 2. Kỹ năng:
 - Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ một trong 3 nội dung: Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang; Khởi nghĩa 2 Bà Trưng; Chiến thắng Bạch Đằng.
 3. Thái độ: Lòng khâm phuc và kính trọng , ông cha ta. 
 II. Chuẩn bị: 
 1. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ ghi sẵn các sự kiện lịch sử
 2. Phương pháp: 
 - Thảo luận, hỏi đáp..
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ
(3 phút)
- Nêu nguyên nhân, ý nghĩa của trận Bạch Đằng?
- Tường thuật diễn biến cuả trận Bạch Đằng?
- Nhận xét.
- 2 em trả lời.
- Lớp nhận xét.
2. HĐ1: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu (15 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
* Mục tiêu: Kể tên các sự kiện lịch sử gắn với các mốc thời gian trên trục thời gian.
- Đọc
* Cách tiến hành: 
+ Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS quan sát trục thời gian.
Yêu cầu học sinh ghi lại các sự kiện tiêu biểu theo mốc thời gian.
+ Đọc bài 2 tr.24
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm báo cáo.
Nước Văn Lang
Chiến thắng Bạch Đằng
Nước Âu Lạc
Năm 179
khoảng năm 938
700 năm
* Kết luận: GV chốt ý
3. HĐ2: Thi hùng biện: (15 phút)
* Mục tiêu: Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ các nội dung sau: Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chiến thắng Bạch Đằng.
* Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 3 nhóm
a) N1: Kể về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
- Các nhóm thi hùng biện theo nội dung:
N1: Các mặt sản xuất, ăn, mặc, ở, ca hát, lễ hội.
b) N2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng
* N2: Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
c) N3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng
* N3: Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
- GV tổ chức cho HS thi nói trước lớp.
- GV đánh giá nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Nêu các sự kiện tiêu biểu trong hai giai đoạn lịch sử của dân tộc.
- NX giờ học. VN ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nêu.
- Nghe và thực hiện.
_______________________________
 Tiết 5: KĨ THUẬT
Tiết 8: KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 2) 
 I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- HS có thói quen kiên trì và cẩn thận.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 + GV: -Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
	- Khâu mũi đột thưa bằng len trên bìa
	- Vật liệu cần thiết.
+ HS: - Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ
- Nêu các thao tác khâu đột thưa?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
3. HĐ 1: Thực hành
- Nhắc lại nghi nhớ.
- Nêu các thao tác khâu đột thưa.
- 2 ® 3 học sinh nêu.
- Nhận xét
- Để thực hiện khâu mũi đột thưa ta phải thực hiện qua mấy bước?
- Qua 2 bước:
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Cho học sinh thực hành
- GV quan sát - hướng dẫn
- HS khâu mũi đột thưa trên vải.
4. HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của các em.
5. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.Chuẩn bị vật liệu cho giờ học sau.
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn GV đưa ra.
- Nghe và thực hiện.
_____________________________
Tiết 5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I. Thành phần:
- GV chủ nhiệm
- HS: 21/21
II. Lớp trưởng lên điều khiển lớp
* Tuyên dương:
+ Tổ 1: Bạn Phượng, Lan Anh.
+ Tổ 2: Bạn Nam, Hoàng Lan, Liễu.
+ Tổ 3: Bạn Linh, Hoàng, Thông, Trọng, Hậu.
* Nhắc nhở:
+ Tổ 1: Bạn Tùng, Huy nói chuyện.
+ Tổ 2: Bạn Cương, Việt làm việc riêng.
 III . GV Nhận xét chung:
* Tuyên dương:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
 - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
- Có ý thức tự quản cao.
- Trong học tập có nhiều tiến bộ, hăng hái xây dựng bài.
- Biết giúp bạn cùng tiến:
- Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ.
	* Tồn tại:
	- 1 số em đi học còn hay quên đồ dùng, về nhà không học bài làm bài tập
	- Còn lười học và mất trật tự trong lớp.
 IV. Phương hướng tuần 9:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 8.
- Thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Thi đua rèn luyện chữ viết. Giữ vở sạch.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 4 chi tiet Tuan 8.doc