Giáo án các môn khối 5 năm 2009 - 2010 - Tuần 16

Giáo án các môn khối 5 năm 2009 - 2010 - Tuần 16

I. Mục tiêu:

 - Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác. Trẻ em có quyền được giao kết, hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc.

 - HS có những hành vi, việc làm cụ thể, thiết thực trong việc hợp tác giải quyết công việc của trường, của lớp, của gia đình và cộng đồng.

 - Vận dụng vào trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị: + GV : Phiếu thảo luận nhóm.

 + HS: Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiêt1.

III. Các hoạt động dạy và học: ( thời gian 37 -40 phút)

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 năm 2009 - 2010 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 16 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
 ĐẠO ĐỨC ( tiết 16)
 HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: 
 - Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác. Trẻ em có quyền được giao kết, hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc.
 - HS có những hành vi, việc làm cụ thể, thiết thực trong việc hợp tác giải quyết công việc của trường, của lớp, của gia đình và cộng đồng.
 - Vận dụng vào trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị: + GV : Phiếu thảo luận nhóm.
 + HS: Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiêt1.
III. Các hoạt động dạy và học: ( thời gian 37 -40 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ 
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài – ghi đề.
b.Hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hai tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi được nêu dưới tranh.
- Yêu cầu HS lên trình bày.
 => GV kết luận
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để làm bài tập 1.
- GV kết luận 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT 2)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập2.
- GV mời một vài HS giải thích lý do.
- GV kết luận từng nội dung :
(a) , ( d) : tán thành
( b) , ( c) : Không tán thành
- GV chốt rút Ghi nhớ (SGK) + Liên hệ GD.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp .
- Yêu cầu từng cặp HS thực hành nội dung SGK , trang 27
- GV nhận xét, khuyến khích HS thực hiện theo những điều đã trình bày.
3. Củng cố - dặn dò: 
 - Thực hiện những nội dung được ghi ở phần thực hành (SGK/ 27).
 - Chuẩn bị: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2). Nhận xét tiết học. 
- HS theo dõi.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4. 
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- nghe, nhớ.
- HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến.
- HS giải thích lí do
- HS nghe.
- 3-4 HS thực hiện đọc to, lớp đọc thầm.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện trình bày kết quả trước lớp.
- HS nghe, nhớ.
TẬP ĐỌC (tiết 31) THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màn danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK).
 - GDHS biết quý trọng những người làm thầy thuốc.
II. Đồ dùng dạy học: SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học: ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Về ngôi nhà đang xây
- GV nhận xét và ghi điểm.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: ghi đề.
b.Luyện đọc:
 - Gọi 1HS đọc cả bài 
 -Y/c HS chia đoạn( 3đoạn)
 -Cho HS đọc đoạn nối tiếp lượt 1
 -Luyện đọc từ ngữ khó đọc: nhà nghèo, khuya
 - HS đọc lượt 2
 - Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ: thuyền chài, vời.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.
c.Tìm hiểu bài:
 -Cho HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
 H: câu 1 SGK/154
-chốt ý đúng..
 -Y/c HS đọc đoạn 2.
 H: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
 H: Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? 
-GV chốt, nêu câu hỏi rút đại ý ghi bảng.
d. Đọc diễn cảm:
 - HS đọc tiếp nối và nêu cách đọc 
 - GV hướng dẫn đọc toàn bài
 -GV hướng dẫn đọc diễn cảm trên bảng phụ
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 
- GV nhận xét,khen những HS đọc diễn cảm tốt.
3.Củng cố :
-H: Qua bài văn tác giả ca ngợi điều gì?
4) Nhận xét, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học 
 -Yêu cầu HS về nhà đọc lại bà-Đọc trước bài Thầy cúng đi bệnh viện
 - HS lắng nghe.
 - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
 -HS nêu,dùng bút chì đánh dấu đoạn 
 - 3 HS đọc nối tiếp 
 - HS luyện đọc từ khó.
 -HS đọc tiếp nối
 1HS đọc chú giải, 2HS giải nghĩa từ
 - Luyện đọc theo cặp
 -Cả lớp theo dõi bài GV đọc
 -1HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm.
 -HS nêu, lớp bổ sung.
 - HS thực hiện.
 - Lãn Ông rất nhân từ, ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh. Ông hối hận vì cái chết của một người bệnh.
 -HS nêu, lớp bổ sung. 
 - HS nêu.
 - HS đọc đoạn và nêu cách đọc
 -HS theo dõi
 - HS nghe.
 - Luyện đọc theo cặp
 - 3 HS thi đọc. Lớp nhận xét.
 - Vài em nhắc lại nội dung bài.
 - HS nghe
TOÁN (Tiết 76)
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
 - Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
 - HS làm bài đúng, chính xác.BT cần làm : Bài 1 ; Bài 2.
 - HS cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Chuẩn bị: SGK, nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy –học: ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ: Gọi 2 HS làm BT3 tiết 75.
GV nhận xét, ghi điểm và chữa bài.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài : 
 b.Hoạt động 
Bài 1: 
-GV phân tiết bài mẫu : 6% +15% = 21%.
-Để tính 6% + 15% ta cộng nhẩm 6 + 15 = 21, rồi viết thêm kí hiệu % sau 21
-Các bài còn lại làm tương tự 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: 
-GV hd để HS làm.
GV nhận xét, hỏi:
*Tỉ số 90% cho ta biết gì ?
*Tỉ số 117,5 % cho biết gì , còn tỉ số 17,5 % là gì ?
Bài 3: (Nếu còn thời gian). GV hd tóm tắt:
Tiền vốn: 42 000 đ
Tiền bán: 52 500 đ
a) Tìm tỉ số % của số tiền bán rau so với tiền vốn.
b) Tìm xem người đó lãi bao nhiêu %?
3. Củng cố:
4. Dặn dò:
- HS nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo).
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc đề.
- HS theo dõi.
-HS tự làm, nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc đề toán.
- HS nghe.
- HS làm vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- Coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch .
- Tỉ số phần trăm này cho biết :Coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5%kế hoạch .Còn tỉ số 17,5% cho biết :Coi kế hoạch là 100% thì đã vượt 17,5%kế hoạch .
- HS theo dõi
- HS làm bài.
 Tỉ số % của tiền bán rau và tiền vốn là:
52 500 : 42 000 = 1,25
1,25 = 125%
b) Tỉ số % của tiền bán rau và tiền vốn là 125%- nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó số phần trăm tiền lãi là:
125% - 100% = 25%
Đáp số: a) 125% ; b) 25%.
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số % của 2 số.
- HS nghe.
KHOA HỌC ( tiết 31) :	CHẤT DẺO 
I.Mục tiêu : 
 - Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
 - HS có thể kể được các đồ dùng trong nhà làm bằng chất dẻo.
 - Có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong nhà.
II.Đồ dùng dạy học :SGK. Một ssố vật làm từ chất dẻo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : (thời gian 38 -40 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Cao su 
 - Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su ?
 - Nêu tính chất , công dụng & cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su 
 - Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: Chất dẻo 
 Hoạt động 1: Quan sát.
* HS nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm từ chất dẻo. 
 - Yêu cầu các nhóm quan sát 1 số đồ dùng bằng nhựa HS đem đến lớp ; kết hợp quan sát hình trang 58 SGK để tìm hiểu tính chất các đồ dùng làm bằng chất dẻo 
 - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt ý.
 Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế.
* HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các dồ dùng bằng chất dẻo.
 - Gọi HS lần lượt trả lời từng câu hỏi :
 + Có thể chia chất dẻo thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào?
 + Nêu tính chất chung của chất dẻo và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo 
 + Ngày nay , chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày ? Tại sao? 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng. 
- Gọi HS đọc bài học.
3. Cũng cố:
- HS chơi trò chơi “ Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo . Trong 2 phút , nhóm nào viết được nhiều tên đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng 
4. Dặn dò:
 - Dặn dò về nhà ôn bài.
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị: Tơ sợi 
- 3 em lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu GV
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . 
- HS theo dõi.
- Suy nghĩ, trả lời cá nhân các câu hỏi GV
- HS đọc Bạn cần biết. 
- HS chơi theo yêu cầu của GV .
- HS nghe 
- Xem bài trước 
 Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009 
THỂ DỤC: (Tiết 31)
BÀI TD PHÁT TRIỂN CHUNG.TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC.
I.Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. 
 -HS thuộc bài và tập đúng kỹ thuật. Tham gia chơi nhiệt tình, chủ động.
- Giáo dục tác phong nhanh nhẹn, nâng cao tinh thần luyện tập thể dục, thể thao đúng kỹ thuật động tác.
II. Địa điểm phương tiện : - Vệ sinh sân bãi, Còi, bóng, kẻ sân. 
III.Nội dung phương pháp : (thời gian 37 -40 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu : 
*GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
* Khởi động :
+ Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
+ Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông.
2. Phần cơ bản :
a/ Ôn bài thể dục phát triển chung : 
- GV chỉ định cho HS tập.
- Y/c cán sự lớp điều khiển.
- Giữa các lần, GV theo dõi sửa chữa sai sót.
* Các tổ thi xem tổ nào nhiều HS tập đúng và đẹp nhất. 
* GV nhận xét, đánh giá – tuyên dương.
b/Chơi trò chơi“Lò cò tiếp sức”. 
- GV nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi và luật chơi.
- Hướng dẫn mẫu cho HS.
- Các tổ thi đua chơi.
- GV quan sát nhận xét, tuyên dương. 
3. Phần kết thúc:
- Động tác thả lỏng, vỗ tay và hát.
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
* Dặn dò: Về nhà ôn bài thể dục phát triển chung.
- HS lắng nghe..
- HS thực hiện.
- HS tập đồng loạt
-Cán sự điều khiển, từng tổ tập, cả lớp nhận xét, đóng góp ý kiến.
- HS nghe.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS thực hiện.
- nghe, nhớ.
CHÍNH TẢ: (Tiết 16)
NGHE-VIẾT:VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY.
I.Mục tiêu : 
 - Nghe-viết hai khổ thơ đầu trong bài: Về ngôi nhà đang xây. Làm các bài tập phân biệt những tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn .
 - HS viết đúng chính tả, trình bày đúng. Làm được BT(2) a hay b, BT3. 
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.Chuẩn bị: SGK, nội dung bài. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra 3 em làm bài tập 2a hoặc 2b trong tiết trước 
 - Nhận xét , cho điểm
2.Bài mới : 
a. GTB: ghi đề. 
b.Hoạt động:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ... làm vào vở.
Tổng số sản phẩm là:
732 x 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm)
 Đáp số: 800 (sản phẩm)
-HS nhắc lại cách tìm một số khi biết một số % của nó.
- nghe, nhớ.
KHOA HỌC (Tiết 32)
TƠ SỢI
I.Mục tiêu : 
 - Nhận biết một số tính chất, công dụng của tơ sợi.
 - Nêu được tính chất, một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi. Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
* GDBVMT (Liên hệ) : GD HS ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: - SGK , nội dung bài..
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: ( thời gian 38 -40 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Chất dẻo 
 - Gọi 2 em lên kiểm tra 
 - Nhận xét, cho điểm .
2.Bài mới : 
a. GTB: ghi đề. Tơ sợi 
b. Hoạt động
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
 - Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm điều khiển các bạn nhóm mình Qs và TLCH trang 60 
- Nhận xét, chốt: Có thể chia các loại tơ sợi thành 2 nhóm: tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo 
Hoạt động 2: Thực hành
 - Cho HS làm việc theo nhóm theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trong SGK trang 61
- Nhận xét , kết luận :
 + Tơ sợi tự nhiên :Thấm nước , khi cháy có mùi khét. 
 + Tơ sợi nhân tạo: Không thấm nước , khi cháy sợi sun lại, không có mùi khét 
Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
 - Phát mỗi HS 1 phiếu học tập 
 - Y/c HS đoc kĩ mục Bạn cần biết trang 61 SGK
 - Gọi HS nêu miệng BT vừa điền 
 - Nhận xét, chốt kết quả SGK. 
3.Củng cố: 
- Gọi đọc mục bạn cần biết.
- Liên hệ GDBVMT
4. Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò về nhà.
- 2 em lần lượt trả lời các câu hỏi GV nêu 
- HS lắng nghe
- Các nhóm tiến hành trao đổi theo yêu cầu đưa ra 
 - Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu trả lời . Các nhóm khác bổ sung
- nghe, nhớ.
- Các nhóm trao đổi , thư kí ghi lại kết quả quan sát 
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình 
 - Mỗi em nhận phiếu 
 - HS thực hiện,điền vào phiếu 
 - Vài em nêu 
 - HS đọc 
- nghe, nhớ.
- Chuẩn bị: Ôn tập HK1.
 Thứ sáu ngày 11tháng 12 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (Tiết 32)
TỔNG KẾT VỐN TỪ.
I.Mục tiêu : 
 -HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm đồng nghĩa đã cho.Tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình.
 - HS làm bài đúng, chính xác.
 - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: SGK, nội dung bài.Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Nhận xét, cho điểm 
 2.Bài mới : Tổng kết vốn từ 
 Bài 1: 
 - Cho 2 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT
 - Phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm 
 -Nhận xét, chốt kết quả:
 a/ đỏ- điều – son ; trắng- bạch 
 xanh – biếc- lục ; hồng – đào 
 b/ bảng đen mắt huyền .
 ngựa ô. mèo mun.
 chó mực. quần thâm. 
Bài 2: 
 -Cho HS đọc toàn văn BT2.
 -GV giao việc:
*Mỗi em đọc thầm lại bài văn.
 -Cho HS làm việc.
 - GV chốt lại:
+Khi viết bài văn miêu tả, các em cần ghi nhớ những điểm sau đây:
*Không viết rập khuôn, bài phải có cái riêng, cái mới.
*Phải biết quan sát để tìm ra cái riêng, cái mới
Bài 3: 
-GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-GV giao việc:
*Các em cần dựa vào gợi ý ở đoạn văn trên BT2.
*Cần đặt câu miêu tả theo lối so sánh hay nhân hoá.
 -Cho HS làm bài +đọc những câu văn mình đặt.
 -GV nhận xét + khen những HS đặt câu có cái mới, cái riêng của mình.
-GV chấm và chữa bài. Chẳng hạn:
a) Dòng sông Hồng như một dải lụa đào duyên dáng.
b) Đôi mắt bé tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi.
3.Củng cố:
4. Dặn dò - Dặn HSvề nhà ôn bài, ghi nhớ các từ ở BT 1a.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 em lên làm lại 1, 2 ý ( a hoặc b , c, d) trong các BT 1 và 2 (Tiết Luyện từ và câu trước )
 - 1 em đọc ý a, 1em đọc ý b. Cả lớp đọc thầm 
 - Các nhóm thảo luận 
 - Đại diện nhóm dán nhanh kết quả lên bảng lớp 
 -Cả lớp nhận xét
 - Ghi nhận kết quả đúng vào vở .
 - 2HS đọc nối tiếp 
 - Lớp chăm chú nghe.
 - HS tìm và nêu kết quả.
- HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
- HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2. 
- HS nghe, nhớ.
- 1 HS giỏi đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm 
- HS nghe
 -HS đặt câu, ghi ra nháp.
 -HS lần lượt đọc câu mình đặt.Lớp nhận xét
- HS tự làm vào vở.
- HS tự sửa bài theo gợi ý của GV.
-HS nhắc lại nội dung vừa ôn. 
TOÁN: (Tiết 80)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
 - Biết làm 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm: Tính tỉ số phần trăm của 2 số. Tìm giá trị một số phần trăm của 1 số. Tìm 1 số biết giá trị 1 số phần trăm của số đó.
 - HS vận dụng làm đúng các bài tập: Bài 1b ; Bài 2b ; Bài 3a.
 - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng học nhóm.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 em lên kiểm tra 
 - Nhận xét, cho điểm 
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: ghi đề.
b.Luyện tập 
 Bài 1b:
- Gọi đọc đề.
 -Yêu cầu HS làm việc theo cặp 
- Nhận xét, sửa chữa chốt kết quả đúng.
- Y/c HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 Bài 2b: -Gọi HS đọc đề.
 - Y/c nêu dạng toán, nhắc lại cách làm.
 - Y/c HS làm vở, 1 em làm bảng lớp.
 - Thu chấm, nhận xét kết quả đúng.
 b/ Tiền lãi cửa hàng là: 
 6 000 000 : 100 x 15 = 900 000(đồng)
 Đáp số: b/ 900 000 đồng 
 Bài 3a: 
 - HS đọc đề, nêu dạng toán.
 - Cho HS làm cá nhân.1 em làm bảng.
 - Gọi HS nhận xét.
 * Kết quả : 
 a/ Số cần tìm là:
 72:30 x100 = 240
 Đáp số: a/ 240
3. Củng cố:
 - HS nhắc lại cách tính một số % của 1 số.
4. Dặn dò: 
 -Về nhà làm lại các bài tập làm 1a, 2a, 3b. 
 - Nhận xét tiết học .
 - Dặn dò về nhà: ôn bài, chuẩn bị bài Luyện tập chung.
- 2 em lên sửa bài tập số 2 tiết 79.
- HS lắng nghe.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Các cặp trao đổi tìm cách giải bài 1 .
- Đại diện vài cặp lên trình bày cách giải của mình 
- HS theo dõi, sửa sai.
- HS nêu.
- HS đọc. 
- HS nêu: tính 1 số phần trăm của 1 số
- HS làm bài 
 - HS sửa sai ( nếu có) 
- HS thực hiện.
- HS suy nghĩ làm bài.
- HS nhận xét, sửa sai. 
-Sửa kết quả đúng vào vở 
 - HS nêu. 
- nghe, nhớ.
ĐỊA LÍ: (Tiết16)
ÔN TẬP.
I.Mục tiêu: 
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta. Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
 - Có ý thức tự hào về quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị: Bản đồ (Trống) VN.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KT bài cũ:
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
HĐ1:G.thiệu bài: GV nêu MT, YC và ND của tiết Ôn tập.
HĐ 2: HD HS ôn tập:
 - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm:Mỗi nhóm hoàn thành các BT ở SGK sau đó trình bày kết quả 1 bài và hoàn thiện kiến thức.
- GV nhận xét, kết luận:
1.Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số người đông nhất...
2.Câu a: sai; câu b: đúng; câu c: đúng; câu d: đúng; câu e: sai.
3.Các thành phố vừa là TTCN lớn, vừa là nơi có hđ thương mại p.triển nhất cả nước là tp HCM; HN; những tp cảng lớn: HP; ĐN; TP HCM.
- Y/c HS lên chỉ bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số ngành k.tế của nước ta.
3. Củng cố - Gọi vài em nhắc lại
4. Dặn dò: 
- Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-2 HS nêu các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta.
-HS theo dõi
- HS làm việc theo nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
- HS theo dõi, sửa sai.
- HS thực hiện, lớp nhận xét.
- Vài HS nhắc lại các nd vừa ôn.
- nghe, nhớ.
Tập làm văn: (Tiết 32)
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC.
I.Mục tiêu: 
 -Học sinh nhận ra sự giống nhau , khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản một vụ việc .
 -Biết làm biên bản một vụ việc .
 -Có thài độ trung thực trong làm biên bản.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn mẫu biên bản một vụ việc. Một tờ giấy khổ to và bút dạ.
III.Các hđ dạy học chủ yếu: (thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KT bài cũ:
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV nêu MT,YC của tiết học.
b.H.dẫn HS luyện tập.
Bài 1:-Giúp HS nắm vững YC của bài tập.
-GV nhận xét sửa bài. (Xem SGV)
Bài 2: 
-Gọi HS nêu YC bài tập.
-GV h.dẫn HS làm bài vào vở; đọc cho HS tham khảo mẫu ở SGV.
-GV nhận xét, ghi điểm HS làm bài tốt.
3.Củng cố : Gọi HS nhắc lại sự giống nhau và khác nhau về nd và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
4. Dặn dò:
-Dặn HS về nhà sửa chữa, hoàn thành biên bản trên
-Nhận xét tiết học.
- HS đọc đoạn văn tả 1 em bé đã được viết lại.
-1 HS đọc YC bài tập.
-2 HS nối tiếp đọc biên bản ở SGK.
-HS làm việc theo nhóm rồi báo cáo k. quả; cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc lại YC của bài tập và đọc các gợi ý ở SGK.
-Cả lớp làm bài vào vở; 2 HS làm vào phiếu lớn rồi dán k.quả lên bảng.Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 16
 I.Mục tiêu: 
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 16, biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
 - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Duy trì SS lớp tốt.
 * Học tập: 
 - Dạy đúng PPCT và TKB, một số HScó học bài và làm bài trước khi đến lớp như: Bảo, Huyền, Quỳnh
 - HS yếu tiến bộ chậm. 
 - Duy trì bồi dưỡng HS yếu trong các tiết học hàng ngày.
 - Vẫn còn tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập.
 * Văn thể mĩ:
 - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
 - Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 III. Kế hoạch tuần 17:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều.
 * Học tập:
- Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua học tập chào mừng các ngày lễ lớn.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 17.
- Tiếp tục phụ đạo HS yếu.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
- Chất lượng qua kiểm tra bài ở lớp chưa cao 
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, Heo đất 

Tài liệu đính kèm:

  • docT16L5.doc