Giáo án lớp 5 năm 2011, 2012 - Tuần 27, 28

Giáo án lớp 5 năm 2011, 2012 - Tuần 27, 28

I. Mục tiêu

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.

- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi các nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

II. Chuẩn bị :

1. Đồ dùng dạy học:

- Gv : Trang ảnh, sgk, bảng phụ.

- HS : sgk.

2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm, trực quan.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 55 trang Người đăng huong21 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 năm 2011, 2012 - Tuần 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Chào cờ
-------------------------------------------------
Thể dục
Gv chuyên soạn giảng
-------------------------------------------------
Tập đọc
Tiết 53: Tranh làng Hồ
Những kiến thức hs đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết đọc đúng, đọc ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, đọc diễn cảm.
- HS đọc hiểu các từ:Làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình... 
- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi các nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi các nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
- Gv : Trang ảnh, sgk, bảng phụ.
- HS : sgk.
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm, trực quan.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động :5’ ôn bài đã học.
- Đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng vân và trả lời câu hỏi.
? Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?
? Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Giới thiệu bài: gián tiếp.2’
Hoạt động 1: Luyện đọc: 12’
- Gọi hs đọc mẫu.
? Bài chia làm mấy đoạn?
-Lần 1: Đọc sửa phát âm. 
-Lần 2: Đọc giải nghĩa từ: Làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình...
-Đọc ngắt nhịp câu văn dài:Màu đen không pha bằng thuốc/mà.....rụng lá.
 - Luyện đọc nhóm
- GVnêu cách đọc và đọc mẫu.
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài: 10’
? Hãy kể tên một bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?
? Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
?Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
? Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
? Bài văn muốn nói lên điều gì?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: 7’
- GV HD hs đọc diễn cảm đoạn 1.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động nối tiếp : 4’
? Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn?
- Dặn về đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
-2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1hs đọc bài .
+ 3 đoạn.
- 3 hs đọc nối tiếp 
- 3 hs đọc nối tiếp 
- Hs nêu cách đoc và đọc.
- Đọc nhóm 3; Hai nhóm thi đọc.
* Hs đọc và trả lời .
+Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ
+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp....
+Tranh lợn ráy có những khoáy âm, đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
+Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã đem lại cáI nhìn thuần phác
* Ca ngợi nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền văn hoá dân tộc.
- HS nêu cách đọc và đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc cá nhân.
- Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................................
Toán
Tiết 131: Quãng đường
Những kiến thức hs đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết cách nhân số thập phân, biết tính vận tốc liên quan đến toán chuyển động đều. 
-Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
I. Mục tiêu 
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- Thực hành tính quãng đường.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
– Gv : sgk, bảng phụ,vbt.
- HS : sgk, vbt, nháp.
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm(KT khăn phủ bàn), thực hành luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Khởi động :5’ ôn bài đã học.
- HS lên bảng làm bài tập 1, 2 VBT.
? Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta làm như thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B.Giới thiệu bài: trực tiếp 1’
Hoạt động 1:Thực hành tính quãng đường.10’
Bài toán 1: SGK /140.
? Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
? Để tínhS đi của ô tô ta làm như thế nào?
-Yêu cầu hs thực hiện phép tính. 
- Gọi hs nêu cách làm. 
 42,5 x 4 =?
? 42, 5 km / giờ là gì của chuyển động?
? 4 là gì của chuyển động ô tô?
? Từ cách làm trên để tính quãng đường ôtô đi được ta làm như thế nào?
? Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
*Quy tắc: sgk.
- Gv nêu : Quãng đường là :S
 Thời gian là :T Vận tốc là: V
- Gọi hs nhìn công thức nhắc lại quy tắc. 
Bài toán 2: SGK
? Bài toán cho biết gì? yêu cầu gì?
? Muốn tính quãng đường ô tô đi ta làm như thế nào?
-Yêu cầu hs làm bài.
- GV nhận xét.
? V của người đi xe đạp được tính theo đơn vị nào?
? Vậy thời gian đi phải tính theo đơn vị nào là phù hợp?
Hoạt động 2: Luyện tập: 20’
Bài 1: Giải toán.
- HD hs tự làm bài.:
- Gọi hs đọc bài làm 
- Nhận xét, chữa bài.
? Nêu cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường ?
Bài 2: giải toán.
- HD HS làm bài theo cặp.
? Có nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong bài này?
? Vậy có thể thay các số đo đã cho vào công thức tính ngay chưa ? trước hết phải làm gì? 
- GV nhận xét, chữa bài. 
? Khi tính quãng đường, ta cần lưu ý điều gì về đơn vị thời gian trong số đo thời gian và số đo vận tốc?
Bài 3: Giải toán.
- HD hs tự làm bài.
- Gọi hs đọc bài làm.
- Nhận xét, chữa bài.
? Nêu lại cách làm bài?
Hoạt động nối tiếp : 5’
? Muốn tính S của chuyển động ta làm như thế nào?
- Dặn vê làm bài tập 1, 2, 3 VBT.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 lên bảng làm bài.
- 2 hs nêu quy tắc.
- HS đọc bài toán.
- HS nêu tóm tắt.
- HS nêu cách làm. Tính S ô tô đi.
- 1 hs lên bảng làm, lớp làm nháp
Bài giải
Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là.
 42, 5 x 4 = 170 ( km)
- HS làm bài- nhận xét.
+ là vận tốc.
+ là thời gian
+ lấy V nhân với t
- 3 hs đọc quy tắc.
- 1 hs lên bảng viết công thức, lớp viết nháp. S = v x t
b) Bài toán 2:
- HS đọc đề, nêu tóm tắt, và cách làm.
-1 hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
Bài giải:
2 giờ 30 phút =2,5 giờ
Quàn đường người đó đi được là:
12 x 2,5 = 30(km)
Đáp số: 30(km)
+ km/ giờ
+ đơn vị giờ
* Làm cá nhân.
-HS đọc đề, nêu tóm tắt và cách làm.
- 1 hs lên bảng làm, lớp làm vbt.
Bài giải:
Quãng đường mà ô tô đi trong 3 giờ là:
15,2 x 3 = 45,6(km)
Đáp số: 45,6(km)
* Làm cặp đôi.
- HS đọc đề, tóm tắt, nêu cách làm.
- 1 cặp làm bảng phụ, lớp làm vbt.
Bài giải.
Đổi 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường mà người đi xe đạp đã đi là: 12,6 x 0,25 = 3,15(km)
Đáp số: 3,15(km)
* Làm cá nhân.
- HS đọc đề, tóm tắt, làm bài.
- HS đọc bài làm, lớp nhận xét.
 Đáp số: 112 (km)
Rút kinh nghiệm:........
Đạo đức
Tiết 27: Em yêu hòa bình ( tiết 2)
Những kiến thức hs đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
- Yêu hoà bình, ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
I. Mục tiêu
- Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm 
tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình
- Yêu hoà bình, ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa 
và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh
- HS yêu hòa bình, quí trọng, ủng hộ hòa bình.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
– Gv :Tranh ảnh, thẻ màu, sgk, phiếu học tập.
- HS : sgk, vbt.
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp (KTđặt câu hỏi), TLnhóm (KT khăn phủ bàn), trực quan, thực hành luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Khởi động :5’ ôn bài đã học.
? Nêu những biểu hiện của hòa bình?
- Nhận xét, đánh giá.
B.Giới thiệu bài: trực tiếp: 2’
Hoạt động 1: Giới thiệu tư liệu sưu tầm: bài 4 sgk: 10’
+ Mục tiêu: HS biết được các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới
+ Cách tiến hành 
- Yêu cầu hs giới thiệu trước lớp các tranh ảnh đã sưu tầm về hoạt động bảo vệ hòa bình.
- GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh ảnh 
Hoạt động 2: Vẽ “Cây hoà bình”:12’
+ Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình. 
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm và hướng dẫn vẽ cây hoà bình ra giấy 
+ Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm các ứng sử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày. Hoa, quả và lá là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em và mọi người.
- Gọi hs giới thiệu.
- Nhận xét, khen, kết luận.
Hoạt động nối tiếp : 10’
- Gọi hs giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề.
- HS trình bày bài hát hoặc bài thơ về chủ đề em yêu hoà bình 
- GV nhận xét, tổng kết giờ học.
- 2 hs trả lời.
* Làm việc nhóm.
- HS trưng bày giới thiệu trước lớp tranh ảnh, bài báo theo nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
* Làm việc nhóm.
- Các nhóm vẽ
- Đại diện nhóm giới thiệu về tranh của mình, 
- Các nhóm khác nhận xét 
- HS trình bày - Lớp xem tranh và bình luận
- Hs trình bày bài hát hay bài thơ 
 Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................
--------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
Toán
Tiết 132: luyện tập
Những kiến thức hs đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết tính quãng đường, nhân số thập phân. 
- Giúp hs vận dụng cách tính vào giải toán nhanh.
I.Mục tiêu.
- Củng cố kĩ năng tính quãng đường trong toán chuyển động đều.
- Rèn kĩ năng vận dụng công thức để làm bài tập. 
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
– Gv : Bảng phụ, sgk, vbt.
- HS : sgk, vbt, nháp
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp (KTđặt câu hỏi), TLnhóm (KT khăn phủ bàn), thực hành luyện tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Khởi động :5’ ôn bài đã học.
- HS lên bảng làm bài 2, 3 VBT.
? Muốn tính S của chuyển động ta làm như thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B.Giới thiệu bài: trực tiếp: 1’
Hoạt động 1: Luyện tập: 30’
Bài 1: Tính quãng đường.
- HD hs làm bài theo cặp.
- Gọi hs đọc kết quả.
- Nhận xét và chữa bài.
? Muốn tính S ta làm như thế nào?
Bài 2: Giải toán.
- HD hs tự làm bài.
- Gọi  ... ần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó?
- Yêu cầu HS dựa vào hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk và thực hành lắp.
- GV quan sát giúp đỡ HS 
Hoạt động nối tiếp: 3’
 ? Nêu các bước lắp máy bay trực thăng?
- Nêu những việc làm thể hiện tiết kiệm xăng dầu khi sử dụng các loại phương tiện giao thông và máy móc.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- HS chọn chọn theo nhóm.
- 1 HS đọc ghi nhớ
+ Cần 5 bộ phận : thân, đuôi, sàn ca bin và giá đỡ, ca bin, cánh quạt, càng máy bay
- HS thực hành lắp theo hóm 4 hs.
Rút kinh nghiệm:.........
Thứ sáu 18 tháng 3 măm 2011
Toán
Tiết 140: Ôn tập về phân số
Những kiến thức hs đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết đọc, viết biểu tượng, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh phân số. 
- Giúp hs nhớ và nắm chắc về khái niệm phân số 
I.Mục tiêu 
- Giúp HS ôn tập về khái niệm phân số bao gồm: đọc, viết biểu tượng, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh phân số.
- HS nhớ và vận dụng kiến thức đã học để làm bài.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bảng phụ, sgk, vbt.
- HS : sgk, vbt, nháp.
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp (KTđặt câu hỏi), TLnhóm, luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Khởi động: 5’ôn bài đã học.
- Gọi HS làm bài 1, 2 VBT.
- Nhận xét, ghi điểm.
B.Giới thiệu bài: trực tiếp: 1’
Hoạt động 1: Ôn tập về phân số: 30’
Bài 1: Viết phân số chỉ phần đã tô màu...
- GV treo tranh vẽ ,yêu cầu HS viết, đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.
? Phân số gồm mấy phần?Là những phần nào?
? Hỗn số gồm mấy phần? Là những phần nào? 
Bài 2: Rút gọn các phân số.
?Sử dụng tính chất nào để rút gọn phân số ?
- Gọi HS trình bày cách làm.
- GV nhận xét ,chữa bài. 
? Phân số tối giảm có đặc điểm gì ?
Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi hs đọc kết quả và cách làm.
? Muốn quy đồng mẫu số hai phân số khác mẫu ta làm như thế nào?
Bài 4 : So sánh
- HD HS tự làm bài
- HS đọc bài- nhận xét
? Để điền dấu so sánh phân số ta làm gì ?
Hoạt động nối tiếp: 4’
? Muốn rút gọn, quy đồng, so sánh phân số ta làm thế nào?
- Dặn về làm bài 1, 2, 3, vbt 
- Nhận xét giờ học.
- 2 hs lên bảg làm.
* Làm cá nhân.
- HS thực hiện yêu cầu.
a) 3 ; 2 ; 5 ; 3 b) 
 4 5 8 8
* Làm cặp đôi..
-2cặp làm bảng phụ- lớp làm vbt.
 - 1 ; 1 ; 3 ; 4 ; 5 
 2 7 4 9 2
-Tử số và mẫu số không còn cùng chia hết cho số tự nhiên nào khác 1.
* Làm cặp đôi.
-3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vbt.
a) 3 và 2 ta có MSC:20
 4 5
 3 và 2 Thành 15 và 8 
 4 5 20 20
* làm cá nhân.
- 3 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- ; ; 
- Lớp nhận xét, chữa bài. 
Rút kinh nghiệm:.......
Tiếng việt
Tiết 56: ôn tập (Tiêt 8)
Những kiến thức hs đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết cấu tạo của một bài văn. 
- Giúp hs viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thực.
I. Mục tiêu
- Viết đúng nội dung yêu cầu. Kết cấu bài đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận.
- Hình thức diễn đạt: Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác , không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thực.
- HS có ý thức làm bài.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Gv : Bảng lớp ghi đề bài
- HS : sgk, vbt, nháp.
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp (KTđặt câu hỏi), TL nhóm, luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Khởi động: 3’ôn bài đã học.
B. Giới thiệu bài: trực tiếp: 1’ 
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài: 7’
- GV viết đề bài lên bảng.
- GV lưu ý hs : cách trình bày, cách dùng từ, đặt câu.
? Bài văn tả người gồm mấy phần?
? Phần mở bài viết gì?
? Phần thân bài tả những gì?
? Phần kết bài nêu những gì?
Hoạt động 2: HS làm bài: 25’
- Yêu cầu hs làm bài.
- GV theo dõi, quan sát hs làm bài.
- GV thu bài về chấm.
Hoạt động nối tiếp: 4’
? Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- Dặn hs về nhà đọc trước bài tập đọc của tuần 29.
- GV nhận xét tiết học
- 1HS đọc đề bài.
- HS nghe
+ Gồm 3 phần
+ Giới thiệu người định tả.
+ Tả ngoại hình, tả hoạt động và tính cách.
+ Nêu cảm nghĩ về người định tả.
- HS làm bài vào vở.
- HS nộp bài.
 Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................
Khoa học
Tiết 56: Sự sinh sản của côn trùng
Những kiến thức hs đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết tên một số côn trùng và đặc điểm của chúng.
-Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những con côn trùng có hại đối với cây cối , hoa màu và sức khỏe con ngươi. 
I. Mục tiêu
 - Hiểu được quá trình phát triển của một số côn trùng 
 - Biết được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng 
 -Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những con côn trùng có hại đối với cây cối , hoa màu và sức khỏe con ngươi 
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Gv :Tranh ảnh, phiếu học tập, sgk, vbt.
- HS : sgk, vbt, nháp.
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp (KTđặt câu hỏi), TLnhóm(KT mảnh ghép), luyện tập thực hành.
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: 5’ôn bài đã học.
? Kể tên các con vật đẻ trứng và con vật đẻ con ?
? Động vật được chia làm mấy giống là những giống nào ? 
- Nhận xét , ghi điểm.
B.Giới thệu bài: Trực tiếp. 1’
Hoạt động1:Tìm hiểu về bướm cải : 15’
*Mục tiêu: Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh, xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải . Nêu một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu 
*Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 sgk. 
? Côn trùng sinh sản bằng cách nào?
- Gv đưa sơ đồ quá trình phát triển của bướm cải và giới thiệu.
? Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
? ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
? Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm bớt thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối hoa màu ?
? Gia đình em đã làm gì để rau không bị sâu?
* Kết luận : sgk.
Hoạt động2: Tìm hiểu về ruồi và gián: 15’ (KT mảnh ghép)
*Mục tiêu: Giúp HS so sánh tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián . Nêu được dặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt 
*Cách tiến hành 
- GV chia nhóm – giao nhiệm vụ.
 + Quan sát hình trong sgk, trả lời.
? Gián sinh sản như thế nào?
? Ruồi sinh sản như thế nào?
? Chu trinh sinh sản của ruồi và gian có gì giống và khác nhau?
? Ruồi thường đẻ trứng ở đâu?
? Gián dẻ trứng ở đâu?
? Nêu cách diệt ruồi và gián mà gia đình em làm?
*Kết luận :sgk.
Hoạt động nối tiếp: 4’
? Nêu quá trình sinh sản,và phát triển của bướm cải và tác hại của chúng ? 
? Nêu đặc điểm giống và khác nhau về sự sinh sản của ruồi và gián?
- Dặn về đọc bài, thực hiện diệt ruồi, gián.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 hs trả lời.
*Làm việc cá nhân.
- HS quan sát hình 1,2,3,4,5 sgk.
- HS trả lời.
+ ..đẻ trứng.
- HS theo dõi.
+ Để vào mặt dưới của lá rau.
+ ở giai đoạn sâu.
+ Bắt sâu, phun thuốc sâu,..
- HS phát biểu .
* Làm theo nhóm
- Nhóm 4 em trao đổi thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Đẻ trứng
+Đẻ trứng->nở ra ròi->nhộng-..
+ Giống : cùng đẻ trứng.
+Khác: trứng gián nở thành con
- trứng ruồi nở thành ròi, nhộng
+Nơi có phân, rác, xác chết.
+ở bếp, ngăn kéo tủ,..
+Gĩ vệ sinh môi trường, phun thuốc, .
Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................................
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô giáo
Hoạt động 3: giao lưu nữ sinh xuất sắc
Những kiến thức hs đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết cách tổ chức buổi lễ lớn.
- Giúp hs được giao lưu, khẳng định mình.
I. Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho các nữ sinh xuất sắc được gặp gỡ, giao lưu, tự khẳng định mình.
- Động viên khuyến khích các em nữ sinh tích cực học tập, rèn luyện vươn lên về mọi mặt.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
– Gv : Cờ, hoa, phông màn, khẩu hiệu, phần thưởng, máy ảnh, câu hỏi kiến thức.
- HS : nội dung kiến thức, bài hát, thơ, ...
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: 3’ôn bài đã học.
- Hát một bài hát về chủ đề “Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3”
B. Giới thiệu bài: Trực tiếp :2’
Hoạt động 1: Chuẩn bị: 8’
- Thành lập ban tổ chức, xây dựng chương trình
- Bình chọn các nữ sinh xuất sắc.
- Tập hợp danh sách các nữ sinh xuất sắc.
- Gửi giấy mời.
- Các nữ sinh đăng kí tham dự phần thi.
- Trang trí địa điểm giao lưu.
Hoạt động 2: Giao lưu.17’
- Chương trình giao lưu gồm 5 phần.
+ Phần chào hỏi, giới thiệu.
+ Phần tôn vinh các nữ sinh xuất sắc.
+ Phần thi kiến thức.
+ Phần thi tài năng.
+ Phần thi ứng xử.
Hoạt động 3: Đánh giá và trao giải .5’
- Ban giám khảo công bố kết quả và giải thưởng.
- Đại biểu tặng hoa và trao giải thưởng.
- Cả lớp hát.
- HS đạt hs giỏi học kì I, đạo đức tốt.
- Lớp trưởng.
- HS khối lớp 5.
- Tại lớp học.
- Các nữ sinh thực hiện các phần thi.
+ Tự giới thiệu về bản thân.
+ Lên bục nhận hoa.
+ Trả lời câu hỏi về chủ đề phụ nữ VN
+ Tự do lựa chọ : hát, múa, đọc thơ,...
+ Bốc thăm và trả lời câu hỏi sau 5 phút
- Các nữ sinh đạt giải nhận phần thưởng
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 28
1. nhận xét chung các mặt trong tuần.
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép chào hỏi thầy cô, đoàn kết với bạn bè. Tuy nhiên vẫn có một số em cha thực sự lễ phép với thầy cô.
- Học tập: Duy trì nề nếp đi học đúng giờ, học bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài nh : Oanh, Uyên, Quang, ....Tuy nhiên vẫn còn có một số em trong giờ học cha chú ý nghe giảng, quên đồ dùng học tập, đọc bài còn yếu, tính toán chậm nh : Dũng, Lý, Hiển, Sơn.
- Thể dục vệ sinh sạch sẽ, đều, trang phục cha gọn gàng sạch sẽ
- Lao động tích cực, nhiệt tình.
- Thực hiện thi giữa kì II đạt kết quả chưa cao.
2. Phương hướng tuần tới.
- Duy trì nề nếp học tập, giúp nhau trong học tập cùng tiến bộ.
- Giữ gìn vệ sinh chung trong trờng, lớp học, tạo thói quen vứt rác đúng nơi quy định.
- Thực hiện nghiêm túc thể dục đầu giờ, múa hát tập thể giữa giờ.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27 - 28.doc