Giáo án các môn khối 5 năm 2009 - 2010 - Tuần 33

Giáo án các môn khối 5 năm 2009 - 2010 - Tuần 33

I. Mục tiêu:

 - Giúp HS biết được cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương từ đội đến huyện.Biết tên một số cán bộ và công việc của họ.

 -HS nêu đúng, chính xác cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương.

 - Tôn trọng và thực hiện hiện tốt trách nhiệm của một công dân nhỏ.

II. Chuẩn bị: nội dung bài.

III. Các hoạt động dạy – học: ( thời gian 37- 40 phút)

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 năm 2009 - 2010 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 
 Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
ĐẠO ĐỨC ( tiết 33) 
 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS biết được cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương từ đội đến huyện.Biết tên một số cán bộ và công việc của họ.
 -HS nêu đúng, chính xác cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương.
 - Tôn trọng và thực hiện hiện tốt trách nhiệm của một công dân nhỏ.
II. Chuẩn bị: nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy – học: ( thời gian 37- 40 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – Ghi đề.
b.Hoạt động:
HĐ 1: Nêu những hiểu biết của em về xã phường: 
GV nêu câu hỏi –Y/c HSTL
H:Em ở xã nào? huyện nào? 
H: Kể tên cán bộ ở đội, thôn em đang ở?
H:Kể công việc chính của họ?
-Cả lớp trình bày, trao đổi, bổ sung.
GV nhận xét chốt :đội phó, đội trưởng, ban tự quản thôn, thôn phó, thôn trưởng, ban, hội., nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, công an thôn
HĐ 2: Trình bày hiểu biết của em về xã phường: 
- Yêu cầu HS giới thiệu tranh ảnh UBND 1 phường, xã mình và giới thiệu với cả lớp.
- GV treo tranh chỉ cho HS thấy rõ nơi làm việc của uỷ ban nhân dân xã phường.
- Cho HS kể các phòng làm việc của UBND thị trấn gồm? (phòng của chủ tịch, Phó chủ tịch, công an thị trấn 
- GV=> UBND thị trấn là một cơ quan chính quyền , người đứng đầu là Chủ tịch và nhiều ban hành như phóp chủ tịch , chủ tịch hội đồng nhân dân 
Ủy ban nhân dân xã (phường) luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Do đó, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ Ủy ban làm việc, đứng đầu là chủ tịch xã, phó chủ tịch.
- Cho HS thi kể những hiểu biết của mình về các chức vụ trong UBND thị trấn và của huyện cùng những người nắm giữ các chức vụ đó.
- GV nhận xét chốt ý đúng.
4. Củng cố – dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS thực hiện.
-HS lần lượt trình bày; các em khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi .
- Quan sát - Lắng nghe.
-HS kể.
- HS thi kể trước lớp.
- nghe, nhớ.
TẬP ĐỌC( tiết 65)
LUẬT BẢO VỆ , CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM 
(Trích )
I.Mục tiêu :
 - Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài.Đọcđúng các từ mới và khó trong bài.Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng ; ngắt giọng làm rõ từng điều luật , từng khoản mục .
 - Hiểu nghiã các từ ngữ mới ,nội dung từng điều luật .Hiểu luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em , quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội .biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi của trẻ em , quy định bổn phần của trẻ em.
 - Giáo dục HS ý thức thực hiện luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II.Đồ dùng dạy học : SGK, nội dung bài
III.Các hoạt động dạy học( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra :-Kiểm tra 2HS .Đọc và trả lời 
-Gv nhận xét +ghi điểm .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
-Chia đoan theo 4 điều luật :15 , 16 , 17 , 21 .
-Luyện đọc các tiếng khó :quyền , chăm sóc sức khoẻ ban đầu ,công lập , bản sắc 
-Gv đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
GV Hướng dẫn HS đọc.
* Điều 15,16 , 17 :
-Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ?
Giải nghĩa từ :quyền .
- Hãy đặt tên cho mỗi điều luật nói trên .
* Điều 21 :
- Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật .
- Em đã thực hiện những bổn phận gì , còn những bổn phận gì cần tiếp tục thực hiện ?
-GV đọc mẫu toàn bài .
c/Luyện đọc lại :
- Gọi đọc bài.
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Điều 21 
" Trẻ em có bổn phận sau đây :
. vừa sức mình ."
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
3.Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần và thực hiện luật .
-Chuẩn bị tiết sau :Sang năm con lên bảy .
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm , trả lời câu hỏi 
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp .
- Luyện đọc từ khó đọc
- Đọc lượt 2
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-HS lắng nghe .
-1HS đọc đoạn + câu hỏi 
-HS đọc lướt từng điều luật để trả lời .
-HS đặt tên ngắn gọn .
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
-HS đọc 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong luật .
-Hs trả lời .
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .Nêu cách đọc
- HS nghe.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyện đọc cá nhân , cặp , nhóm .
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
-HS nêu :Những nội dung về luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-HS lắng nghe .
TOÁN ( tiết 161) 
 ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH , THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I.Mục tiêu :
 - Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học .
 - HS làm bài đúng, chính xác có sáng tạo.
 - Có thái độ ham thích học toán , tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học : SGK, nội dung bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách tính diện tích của hình thang và hình chữ nhật.
 - Nhận xét,sửa chữa .
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài 
b.Hoạt động : 
* HĐ 1: Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích một số hình.
- GV treo mô hình hình hộp chữ nhật: 
- H: Hãy nêu tên hình?
- Hãy nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh của HHCN?
- Hãy nêu quy tắc và công thức tính diện tích toàn phần của HHCN?
- Hãy nêu quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật?
- HS nêu công thức.
- Tương tự vậy với hình lập phương.
* HĐ 2: Thực hành- luyện tập
Bài 1:- Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt. 
HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2:
- HS đọc đề.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài. 
Bài 3:
HS đọc đề bài .
Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
Chữa bài:
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
3.Củng cố :
- Gọi HS nêu cách tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
4.Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
- HS nêu, lớp nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS nêu Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
Hình hộp chữ nhật.
Chu vi đáy nhân với chiều cao.
Viết: Sxq = (a+ b) x 2 x c
S toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng hai lần diện tích đáy.
Stp = (a + a) x 2 x c + 2 x a x b
Thể tích hình hộp chữ nhật bằng tích 3 kích thước (cùng đơn vị đo).
V = a x b x c 
- HS đọc đề
HS thực hiện.
HS làm bài.
 Bài giải:
Diện tích xung quanh phòng học là:
 (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
 6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là:
 84 + 27 – 8,5 = 102,5 ( m2) 
 Đáp số: 102,5 m2
- HS nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm bài.
 Bài giải:
Thể tích các hộp hình lập phương là:
10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
Diện tích giấy màu cần dán chính là diện tích toàn phần của hình lập phương.
Vậy diện tích giấy màu cần dùng là
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
 Đáp số: a) 1000 cm3
 b) 600 cm2
- HS nhận xét. 
- HS chữa bài.
HS đọc.
 Bài giải:
Thể tích bể nước là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- nghe, nhớ
 Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
KHOA HỌC( tiết 65) 
 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG 
I.Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : 
 - Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.Nêu tác hại của việc phá rừng.
 - HS nêu đúng, chính xác nguyên nhân và tác hại của việc phá rừng.
 - Biết bảo vệ môi trường và vận động mọi người làm theo
II.Đồ dùng dạy học : SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: ( thời gian 37 -40 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : “ Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người “
 -Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì? 
 -Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì? 
 - Nhận xét, KTBC
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài : ghi đề 
 b.Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Quan sát và thảo luận .
 Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 - GV cho các nhóm quan sát các hình trang 134,135 SGK và trả lời các câu hỏi:
 +Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
 +Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
=>Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá : đốt rừng làm nương ; lấy củi , đốt than , lấy gỗ làm nhà , đóng đồ dùng ,; phá rừng để lấy đất làm nhà , làm đường ,
 b) HĐ 2 :.Thảo luận .
 Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 -GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi: Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn 
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 -GV theo dõi nhận xét- Cho hS quan sát tranh
=> Kết luận: Hậu quả của việc phá rừng :
 -Khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên .
 -Đất bị xói mòn trở nên bạc màu .
 - Động vật & thực vật quý hiếm giảm dần , một số loài đã bị tuyệt chủng & một số loài có nguy cơ tuyệt chủng .
 3.Củng cố : Dặn HS sưu tầm các thông tin , tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
4.Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “Tác động của con người đến môi trường đất” 
- HS trả lời .
- HS nghe .
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134,135 SGK và trả lời :
+Đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi,đốt than lấy gỗ làm nhà,đóng đồ dùng
 +Ngoài nguyên nhân rừng bị tàn phá do chính con người khai thác, rừng bị tàn phá do những vụ cháy rừng
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình ..
HS nghe
-HS quan sát các hình 5, 6,trang 135 SGK, và tham khảo các thông tin sưu tầm để trả lời
-Đại diện từng nhóm trình bày bình kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
HS sưu tầm các thông tin , tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
 -HS nghe
- HS xem bài trước .
CHÍNH TẢ (tiết 33) Nghe - viết : 
 TRONG LỜI MẸ HÁT
I. Mục tiêu:
 -Nghe – viết đúng , trình bày đúng chính tả bài thơ : Trong lời mẹ hát .
 -Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị .
 - Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học : SGK, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy và học : ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 02 HS lên bảng viết : Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, Công ti Dầu khí Biển Đông , Nhà xuất bản Giáo dục .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu b ... nh 1,2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi.
- H1 và 2 cho thấy : Trên cùng một dịa điểm, trước kia con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần động ruộng hai bên bờ sông đã sử dụng để làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát ; hai cây cầu được bắc qua sông.
- Do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- HS nghe.
- HS liên hệ thực tế trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi và trả lời.
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học  làm cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Việc sử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả . Các nhóm khác bổ sung.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước .
 Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 66) 
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
( Dấu ngoặc kép )
I.Mục tiêu :
 - HS củng cố , khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép , nêu được tác dụng .
 - Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng .
 - Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt .
II.Đồ dùng dạy học :
-Bút dạ + giấy khổ to ghi ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép , giấy để HS ALM2 BÀI 3 ,2,1 + băng dính .
III.Các hoạt động dạy học (thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra :-Kiểm tra 2HS 
-Gv nhận xét +ghi điểm .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn HS ôn tập :
*Bài 1 :
-Gv Hướng dẫn HS làm BT 1.
-Mời Hs nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép . Gv dán tờ giấy đã viết nội dung ghi nhớ .
-Nhắc HS : Đoạn văn đã có những chỗ phải điền dâu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp . Để làm đúng bài tập , các em phải đọc kĩ đề , phát hiện chỗ nào để điền cho đúng .
-GV nhận xét , chốt lời giải đúng .
*Bài 2 :
-Gv Hướng dẫn HS làm BT2.
-Nhắc Hs chú ý : Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép . Nhiệm vụ của các em là đọc kĩ và phát hiện để làm bài .
- HS làm cá nhân, 2 em làm bảng phụ.
-GV nhận xét , chốt lời giải đúng .
*Bài 3 :
-Gv Hướng dẫn HS làm BT3.
-Nhắc Hs : Dể viết đoạn văn đúng yêu cầu ,dùng dấu ngoặc kép đúng : Khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ , các em phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ , dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt .
-Gv phát bút dạ và phiếu cho HS .
-Nhận xét , chấm điểm cho HS .
3.Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện dùng dấu ngoặc kép .-Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận .
-2 hs làm lại bài 2 ,4 tiết trước.
-Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe .
-Hs đọc nội dung Bt1 .
-Nhắc lại tác dụng trên bảng .
-HS lắng nghe và điền đúng .
-Lên bảng dán phiếu và trình bày .
-Lớp nhận xét .
-Hs đọc nội dung Bt2 .
- HS nghe
- HS thực hiện.
-Lớp nhận xét .
-Hs đọc nội dung Bt3.
- Hs theo dõi .
-Suy nghĩ và viết vào vở , HS làm phiếu lên bảng dán phiếu , trình bày kết quả , nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép .
-Lớp nhận xét .
-HS nêu .
-HS lắng nghe .
TOÁN ( tiết 165) LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu :
 -Ôn tập, củng cố kiến thức kĩ năng giải một số dạng toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số, tổng và tỉ số, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán về tỉ số phần trăm.
 - HS làm bài đúng, chính xác.
 - Có tính cẩn thận , thích học toán 
II. Đồ dùng dạy học : SGK, nội dung bài , bảng phụ.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. 
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 . 
 - Nhận xét,sửa chữa .
2.Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : 
 b– Hoạt động : 
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán. 
Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi.
HS dưới lớp làm bài vào vở,1 HS lên bảng làm bài.
+ HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả và hướng dẫn HS làm cách khác.
Gọi 1 HS nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số.
 Bài 2:
- HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét .
+ GV hướng dẫn HS cách làm khác.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 3:
- HS đọc đề bài và tóm tắt.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài , dưới lớp làm vào vở.
Chữa bài:
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài , dưới lớp làm vào vở.
3.Củng cố :
- Gọi HS nhắc lại : + Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
+ Nêu cách tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số.
4. Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
- 2 HS nêu. 
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
HS đọc đề tóm tắt.
Trả lời.
HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS nghe và về nhà làm.
+ Bước 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt.
+ Bước 2: Tìm hiệu số phần và tìm giá trị một phần.
+ Bước 3: Tìm số bé, số lớn.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- Nghe và về nhà làm.
- HS chữa bài.
HS đọc.
HS làm bài.
 Bài giải:
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
 12 : 100 x 75 = 9 (l)
 Đáp số: 9 l
- Nhận xét.
- Chữa bài.
2 HS nêu.
Trả lời.
 Đáp số: 50 HS giỏi
 30 HS trung bình.
+ HS nêu.
- nghe, nhớ.
 ĐỊA LÝ( tiết 33) ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
 - Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên.Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
 - Yêu thích môn học.
 II.Đồ dùng dạy học :Bản đồ thế giới. Quả Địa cầu.
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : ( thời gian 40 -45 phút)
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 1.Kiểm tra bài cũ : “Các đại dương trên Thế giới”.
 + Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả Địa cầu ? + Mô tả từng đại dương theo trình tự : vị trí địa lí, diện tích, độ sâu .
 - Nhận xét,
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài : 
 b. Hoạt động : 
 HĐ 1 :.(làm việc cá nhân )
 -Bước 1: 
 + GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
 + GV tổ chức cho HS chơi trò:”Đối đáp nhanh” (tương tự như ở bài 7) để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. Ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 8 HS.
 -Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 *HĐ2: (làm việc theo nhóm)
 -Bước1: HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. (nếu có điều kiện, GV có thể in bảng ở câu 2b vào giấy A3 và phát cho từng nhóm).
 -Bước 2: 
 + GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng .
 Lưu ý: Ở câu 2b, có thể mỗi nhóm điền đặc điểm của cả 6 châu lục, nhưng cũng có thể chỉ điền 1 hoặc 2 châu lục để đảm bảo thời gian.
3.Củng cố : Gọi một số HS đọc lại nội dung chính của bài.
4.Nhận xét - dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
HS thực hiện theo y/c
+ HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK.
+ Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
+ HS lên bảng điền.
- Một vài HS đọc .
-HS nghe .
TẬP LÀM VĂN ( tiết 66)
 TẢ NGƯỜI 
( Kiểm tra viết 1 tiết ) 
I.Mục tiêu:
 HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh , có bố cục rõ ràng , đủ ý , thể hiện được những quan sát riêng , dùng từ , đặt câu , liên kết câu đúng , câu văn có hình ảnh cảm xúc . 
II.Đồ dùng dạy học: Dàn ý cho đề văn của mỗi HS ( đã lập từ trước )
III.Hoạt động dạy và học : ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu dàn bài văn tả người 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn làm bài :
-Cho HS đọc 03 đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả người . 
-GV nhắc HS : 
+ Những đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước , các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập , tuy nhiên nếu muốn các em vẫn có thể thay đổi và chọn các đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước .
+ Các em cần kiểm tra lại dàn ý , chỉnh sửa ( nếu cần ) , sau đó dựa vào dàn ý , viết hoàn chỉnh bài văn. 
3.Học sinh làm bài :
-GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV , chú ý cách dùng dùng từ đặt câu , một số lỗi chính tả mà các em đã mắc trong lần trước .
-GV cho HS làm bài .
-GV thu bài làm HS .
4.Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Tiết sau trả bài văn tả cảnh đã viết .
- 2 em nêu, lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài và gợi ý .
-HS lắng nghe.
-HS chú ý .
-HS làm việc các nhân 
-HS nộp bài kiểm tra .
-HS lắng nghe.
Sinh hoạt tuần 33
I. Mục tiêu:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 33 và lên kế hoạch tuần 34.
+ HS có ý thức tự giác trong học tập và tham gia như các hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch hoạt động ngoài giờ cũng như các hoạt động của nhà trường.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 33:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. 
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ. 
- GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Huyền, Bảo, Quỳnh.Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ 
xấu, trình bày bài cẩu thả: Lương, Kiều, Phúc, Miều.
- Tham gia kiểm tra khảo sát kết quả môn Toán TV 
 2 .Kế hoạch tuần 34: 
- Học chương trình tuần 34.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản. Chăm sóc công trình măng non theo sự phân công.
- Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
- Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ.
- Hưởng ứng tích cực thi đua đợt 4 học tốt giành nhiều điểm tốt.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docT33L5.doc