Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 10

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 10

I. Mục tiêu

 Giúp HS củng cố về :

 - Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.

II. Đồ dùng dạy – học

 Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.

III. Phương pháp.

 - Động não, luyện tập, quan sát, thảo luận nhóm.

IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn 20/10/2011	 Ngày giảng: Thứ hai ngày 24/10/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Âm nhạc
GV chuyên dạy
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
 	 Giúp HS củng cố về :
	- Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
II. Đồ dùng dạy – học
 	 Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. Phương pháp.
	- Động não, luyện tập, quan sát, thảo luận nhóm.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
a.Giới thiệu bài : 
b.Hướng dẫn luyện tập
 * Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi :
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 2 (Giảm)
* Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 5
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và thảo luận nhóm đôi:
+ Xem túi cam cân nặng bao nhiêu?
+ Viết khối lượng đó theo yêu cầu của đề bài.
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Mời đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét và KL bài làm đúng.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị bài sau.
3'
32’
1'
31’
8’
8’
8’
7’
2'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- HS : Bài tập yêu cầu chúngta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) 42dm 4cm = 42dm = 42,4dm
b) 56cm 9mm = 56,9mm
c) 26m2cm = 26,02m
- HS làm bài vào vở bài tập.
a) 3kg5g = 3kg = 3,005kg
b) 30g = 0,03kg
c) 1103g = 1,103kg
- 1 HS đọc bài làm trước lớp.
- HS cả lớp theo dõi , nhận xét và tự kiểm tra bài của mình.
- HS cả lớp quan sát hình.
.
- HS đọc lại đề bài và nêu : Bài tập yêu cầu viết cân nặng của túi cam thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc kết quả trước lớp.
a) 1kg 800g = 1,8kg
b) 1kg 800g = 1800g
Tiết 4: Tập đọc
ÔN TẬP (Tiết 1)
I. Mục tiêu
 	1. Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu 
 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chẩy 1số bài tập đọc đã học trong 9 tuần , phát âm rõ tốc đọ 100 - 115 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ , biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
 	2. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm VN- Tổ Quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
	- Phiếu kẻ bảng ở bài tập 2
III. Phương pháp
	- Luyện tập, đàm thoại, động não.
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
 A. Giới thiệu bài: Nêu mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc.
 B. Hướng dẫn làm bài tập
 * Bài 1:
- Cho HS chuẩn bị trong khoảng 4 –5': Đọc lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài (Cứ em trước lên đọc và trả lời thì em sau lên bốc thăm và chuẩn bị).
- GV cho điểm. 
* Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
H: Em đã được học những chủ điểm nào?
H: Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy ?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong VBT.
- HS nối tiếp đọc từng chủ điểm.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng
1'
34'
18'
15'
- HS lần lượt lên bốc thăm.
- Đọc lại bài
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nêu chủ điểm và tên bài
+ VN- tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên.
+ Sắc màu em yêu của Phạm Hổ.
+ Bài ca về trái đất của Định Hải.
+ Ê-mi-li, con... của Tố Hữu.
+ Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà của Quang Huy.
+ Trước cổng trời của Nguyễn Đình Ánh
- Làm bài và trình bày bài làm
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
VN- Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình 
Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật con người trên đất nước VN
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên không có chiến tranh
Ê-mi-li, con
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh XL của Mĩ ở VN
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp
Trước cổng trời
Nguyễn Đình
Ánh
Vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của một vùng cao.
C. Củng cố dặn dò( 1')
	- Nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS chuẩn bị kiểm tra tiếp lần sau.
Tiết 5: Đạo đức
TÌNH BẠN (Tiết 2)
I. Mục tiêu
	Học xong bài này, HS biết:
	- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được kết giao bạn bè.
	- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. 
	- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Tài liệu và phương tiện
GV: SGK, SGV
HS: SGK
III. Phương pháp
	- Thảo luận nhóm, đóng vai, kể chuyện.
IV. Các hoạt động dạy - học
	 Tiết 2
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Hoạt động 1: Đóng vai: bài tập 1.
+ Mục tiêu: HS biết ứng sử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều gì sai.
+ Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập: N 1;2: Tình huống a, b,c; 
N 3 ;4: Tình huống còn lại.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp:
H: Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên bạn không?
H: Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận có trách bạn không?
H: Em có nhận xét gì về cách ứng sử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng sử nào là phù hợp? vì sao?
GVKL: Cần khuyên ngăn bạn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, Như thế mới là người bạn tốt
2. Hoạt động 2: Tự liên hệ.
+ Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối sử với bạn bè
+ Cách tiến hành
- Yêu cầu HS tự liên hệ: Em đã đối xử với bạn bè như thế nào?
- HS trao đổi trong nhóm. 
- Gọi 1 số HS bày trước lớp.
- GV nhận xét 
3. Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề tình bạn
+ Mục tiêu: Củng cố bài.
+ Cách tiến hành
Có thể tự HS xung phong lên kể, đọc thơ...
- GV nhận xét.
* NX tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau.
15’
14’
8’
- HS hoạt động nhóm, thảo luận và đóng vai.
- Vài nhóm lên đóng vai.
- HS lần lượt trả lời.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- 2- 3 HS trình bày.
Ngày soạn 21/10/2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 25/10/2011
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
	Sau tiết học, HS: 
	- Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân ; đọc, viết số thập phân.
	- So sánh độ dài.
	- Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đó có đơn vị cho trước.
	- Giải bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
	- SGK
III. Phương pháp
	- Luyện tập, thực hành, động não.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Mời 2 em lên bảng làm bài, mỗi em hai phần.
- Cho lớp nhận xét số bạn vừa viết được.
- Gọi 1 số em lần lượt đọc.
 * Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: ? Muốn biết những số nào bằng 11, 02 km ta làm thế nào?
- GV yêu cầu 1 HS làm bài trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1HS đọc bài làm trước lớp rồi nhận xét và cho điểm HS.
- Mời 1 em giải thích cách làm.
- NX và KL bài làm đúng.
 * Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV : Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV hỏi : Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền phải trả sẽ thay đổi như thế nào ?
- GV : Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này ?
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách trên.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu rõ đâu là bước “rút về đơn vị” , đâu là bước “tìm tỉ số” trong Bài giải của mình.
- GV cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
- Chẩn bị bài sau.
2'
33'
1'
32'
6'
8'
8'
10'
2'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS đọc các số thập phân viết được.
- Chuyển các số đo về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Một số em giải thích cách làm.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) 4m85cm = 4,85m
b) 72ha = 0,72km²
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS : Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180000 đồng.
- Bài toán hỏi : Mua 36 hộp đồ dùng như thế thì hết bao nhiêu tiền ?
- HS : Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua bao nhiêu lần thì số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán.
* Cách 1 : Rút về đơn vị
* Cách 2 : Tìm tỉ số
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS nhận xét.
- HS lần lượt nêu : 
* Bước tìm giá tiền của 1 hộp đồ dùng là bước “rút về đơn vị”
* Bước tìm số lần 36 hộp gấp 12 hộp là bước “tìm tỉ số”.
Tiết 2: Khoa học.
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
	Sau bài học ,HS có khả năng:
	- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ và một số biện pháp an toàn giao thông.
	- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học
	- Các hình trang 40;41 (SGK).
	- Sưu tầm các hình ảnh về thông tin về một số tai nạn giao thông.
III. P ... i câu hỏi của GV
- Nhận phiếu và thảo luận nhóm 4
- Đọc nội dung phiếu
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ xung.
- Nhận nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm để hoàn thành sơ đồ phòng bệnh.
- 2 nhóm dán bài lên bảng. Lớp xem và nhận xét bổ xung cho sơ đồ của nhóm bạn.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Ngày soạn 25/10/2011 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28/10/2011
Tiết 1: Toán
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu
 	 Sau tiết học, HS :
 	 - Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân.
	- Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân.
	- Biết sử dụng các tính chất kết của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện.
II. Đồ dùng dạy – học
	- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số của bài tập 2.
III. Phương pháp dạy học.
	- Đàm thoại, diễn giải, động não, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 3 trong VBT.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
 a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân.
* Ví dụ :
- GV nêu bài toán , mời HS đọc lại đề toán.
- GV hỏi : Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng ?
- GV nêu : Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5.
- GV gọi 1 HS thực hiện cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét và nêu lại : Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng đặt tính và thực hiện lại phép tính trên.
* Bài toán
- GV nêu bài toán , cho HS đọc lại đề toán.
- GV hỏi : Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
- GV yêu cầu HS giải bài toán trên.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi : Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10 .
- GV nhận xét.
c.Luyện tập thực hành
 * Bài 1
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chữa bài, sau đó hỏi : Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 2
- GV yêu cầu đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp.
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi : 
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 25 ; b = 6,8 ; c = 12.
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 1,34 ; b= 0,52 ; c= 4
+ Vậy giá trị của biểu thức (a+b) + c như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi ta thay các chữ bằng cùng một bộ số ?
- GV viết lên bảng :
(a+b) + c = a + (b+c)
- GV hỏi : Em đã gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên?
- Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- GV hỏi : Theo em, phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không, vì sao ?
- GV yêu cầu HS nêu tính chất kếp hợp của phép cộng.
 * Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- Cho HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị bài sau.
3'
 31'
1'
8'
8'
 7'
6'
 2'
- 2 HS lên bảng thực hịên yêu cầu.
- HS đọc đề toán.
- HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán.
- HS nêu : Tính tổng 37,5 + 36,75 + 14,5.
- HS trao đổi với nhau và cùng tính 
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS vừa lên bảng nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến để thống nhất :
* Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vảo tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- HS nghe và phân tích bài toán.
- HS: Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
 Chu vi của hình tam giác là :
 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95(dm)
 Đáp số : 24,95 dm
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 4 HS lên bảng làm bài nối tiếp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- HS: Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm bài đúng/sai.
- HS trả lời :
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 10,5.
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 5,86.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Khi học tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ta có :
(a+b) + c = a + (b+c)
- 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS trao đổi và nêu : Phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp, vì ở bài toán trên ta thấy khi ta cộng một tổng hai số với số thứ ba hay cộng số thứ nhất với tổng hai số còn lại đều cho cùng một kết quả.
- HS nêu như trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS nêu như giải thích.
- 1 HS nhắc lại quy tắc tính
Tiết 2: Mĩ thuật
GV chuyên dạy
Tiết 3: Tập làm văn.
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. Mục tiêu
	- Qua tiết học, HS bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
II. Đồ dùng dạy học
	 - Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1. 
III. Phương pháp dạy học
	- Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS trả lời câu hỏi
H: Em hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
H: khi thuyết trình tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1
- Gọi HS đọc phân vai mẩu truyện
H: Các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì?
H: Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
GV ghi các ý sau lên bảng
+ Đất: có chất màu nuôi cây.
+ Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây.
+ không khí: cây cần khí trời để sống
+ Ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh.
H: Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
GVKL: Đất, nước, không khí, ánh sáng là 4 điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên cây sẽ không thể phát triển được.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. Cho 1 nhóm ghi kết quả thảo luận vào giấy khổ to.
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai.
- Nhận xét khen ngợi.
KL: Trong thuyết trình., tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. - Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất,nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
H: Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
H: Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Mời 1 số HS dưới lớp đọc bài của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm bài tập 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe.
3’
32
1'
31’
15’
15’
2'
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời
- 5 HS đọc phân vai
+ Cái cần nhất đối với cây xanh
+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh
 - Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được
 - Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...
+ HS nêu theo suy nghĩ của mình
- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào phiếu
- 1 nhóm đóng vai tranh luận , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
+ Cây xanh cần đất nước, không khí, ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào ít cần thiết hơn đối với cây xanh.
- HS đọc
+ Bài 2 yêu cầu thuyết trình.
+ Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- HS suy nghĩ và làm vào vở.
- HS dưới lớp đọc bài của mình.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 4: Kể chuyện. (Giảm thay bằng tiết luyện toán)
Tiết 4: Luyện toán
LUYỆN TOÁN
I. Mục tiêu
 	 Sau tiết học, HS :
 	 - Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân.
	- Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân.
	- Biết sử dụng các tính chất kết của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện.
II. Đồ dùng dạy – học
	- SBT
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
* ÔĐTC
* Luyện tập
1. Giao bài cho hs làm
- BT 120; 121và 124 trong SBT (trang 22;23) 
- Cho hs thời gian làm bài 
- Mời 1 số em chữa bài trên bảng
2. HS khá giỏi:
- Ngoài những bài tập trên, giao thêm cho các em bài tập 129 (SBT- 23)
- Trong thời gian các bạn khác làm 3 bài tập trên, HS khá giỏi làm luôn bài tập 117
- Cho 1 em lên bảng làm bài
- Cho lớp nhận xét, chữa bài
- KL bài làm đúng
* NX tiết học
4’
30’
1’
- Chơi 1 trò chơi nhỏ
- HS làm bài vào vở.
- Chữa bài
- HS khá giỏi làm thêm bài tập rồi chữa bài
- 1 em chữa bài tập trên bảng.
Tiết 5: Hoạt động tập thể.
NHẬN XÉT TUẦN
I. Nhận xét chung 
	1. Đạo đức: 
 	Các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau, không gây mất đoàn kết. 
 2. Học tập:
 Hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
3. Thể dục.
 - Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa. Thực hiện tập thể dục giữa giờ tương đối đều và đẹp.
	4. Vệ sinh.
 Các em VS trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
	5. Sinh hoạt Đội: 
 - Lớp tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, hiệu quả.
II . Phương hướng tuần tới 
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
	- Thực hiện tốt nội quy trường lớp, đi học đều, đúng giờ, mang đủ khăn quàng, hoàn thành BTVN trước khi lên lớp.
	- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng; đoàn kết thương yêu bạn bè.
 - Thi đua học tập tốt, đạt nhiều điểm giỏi chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
	- Tiếp tục thực hiện rèn chữ nét đẹp, vở sạch sẽ.
	- Mặc sạch đẹp, ăn uống hợp vệ sinh, đi lại đảm bảo ATGT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuần 10.doc