Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 13

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 13

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

2. Kĩ năng :

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

3. Thái độ :

 - GD tinh thần trách nhiệm với công tác bảo vệ rừng.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
=============================================
Tập đọc
Tiết 25. NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON (T124)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
2. Kĩ năng :
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
3. Thái độ :
	- GD tinh thần trách nhiệm với công tác bảo vệ rừng.
II. Đồ dùng dạy - học : 
	- GV + HS : Tranh trong SGK, bảng phụ (ND).
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định ‘
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Hành trình của bầy ong.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : Quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Mời HS giỏi đọc bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài, lưu ý HS về giọng đọc.
b) Tìm hiểu bài : 
- Cho HS đọc phần 1, TLCH 1, kết hợp tìm quan hệ từ và đại từ xưng hô.
- Giảng từ : nghề gác rừng, tuần rừng, to cộ.
- Hỏi : Phần 1 kể về điều gì ?
- Chốt ý 1.
- Cho HS đọc phần 2, TLCH 2 trong SGK.
- Giảng từ : lén chạy.
- Hỏi : Phần 2 kể về điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Cho HS đọc phần còn lại và thảo luận nhóm yêu cầu 3.
- Giảng từ : đứng khựng lại.
- Hỏi : Phần 3 kể về điều gì ?
- Chốt ý 3. 
- Hỏi : Câu chuyện nói lên điều gì ?
- Chốt nội dung, treo bảng phụ.
- Mời HS nhắc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc bài.
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu cách chia (3 đoạn).
- 6 em đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm.
- Nghe và đọc thầm. 
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Phát hiện của bạn nhỏ.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Cậu bé thông minh, dũng cảm.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, trao đổi nhóm 4, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Việc bắt những kẻ trộm gỗ thành công.
- Lắng nghe.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- 3 em đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc, lớp nhận xét.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ về việc bảo vệ rừng ở địa phương.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS đọc bài, đọc và chuẩn bị các câu hỏi của bài Trồng rừng ngập mặn.
===============================================
Toán
Tiết 61. LUYỆN TẬP CHUNG (T61)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
2. Kĩ năng :
	- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (Bài 4a).
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài. 
* Bài 2 : 
- Cho HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000...; 0,1; 0,01 ; 0,001...
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, kết luận bài làm đúng. 
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Hướng dẫn HS tìm cách giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Kết luận bài làm đúng.
* Bài 4 : 
- Treo bảng phụ, mời HS lên bảng làm.
- Hướng dẫn HS rút ra nhận xét khi nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
- Cho HS đọc phần nhận xét.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài. 
- 3 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm vào vở.
- HS còn lại đổi vở, kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả :
 a) 404,91 ; b) 53,648 ; c) 163,744
- 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Nhẩm và nêu miệng nối tiếp.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) 782,9 ; 7,829
 b) 26530,7 ; 2,65307
 c) 6,8 ; 0,068
- HSG nêu cách giải, lớp bổ sung.
- Làm bài vào nháp sau khi làm xong bài 2, 1 HSK lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
 Giá tiền 1kg đường là :
 38 500 : 5 = 7700 (đồng)
 Số tiền mua 3,5kg đường là :
 7700 x 3,5 = 26 950 (đồng)
 Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5kg đường (cùng loại) là :
 38 500 – 26 950 = 11 550 (đồng)
 Đáp số : 11 550 đồng.
- 1 em lên bảng, lớp làm vào nháp ý a (HS làm nhanh làm luôn ý b).
- HSK&G nêu, lớp bổ sung.
- 1 em đọc công thức, 1 em đọc thành lời.
- Ý b : 2 HSG lên bảng, lớp làm nháp.
- Nhận xét, chữa bài : 93 ; 3,5.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân số thập phân ; nhân nhẩm với 10, 100, 1000,, 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; nhân một tổng 2 số thập phân với một số thập phân.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập và xem trước bài Luyện tập chung.
=============================================
Đạo đức
Tiết 13. KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiếp-T19)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già ; yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
2. Kĩ năng :
	- Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
3. Thái độ :
	- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
	- HSK&G biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
III. Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại Ghi nhớ.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Đóng vai (Bài tập 2).
- Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm :
 + Nhóm 1 và 2 : Tình huống a.
 + Nhóm 3 và 4 : Tình huống b.
 + Nhóm 5 và 6 : Tình huống c.
- Kết luận cách xử lý đúng.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- 3 nhóm đại diện lên thể hiện ; các nhóm khác thảo luận, nhận xét, thống nhất cách xử lý :
 a) Dừng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Dẫn em bé đến đồn công an gần nhất nhờ tìm gia đình của em bé, hoặc dẫn em về nhà nhờ bố mẹ giúp đỡ.
 b) Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
 c) Nếu biết đường thì hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết đường thì trả lời cụ một cách lễ phép.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ (Bài tập 3, 4).
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Kết luận ý đúng.
- Nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét, thống nhất ý kiến.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS.
- Kết luận về các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
- Nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS thực hiện những việc làm thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
==============================================
Buổi chiều
Ôn Toán 
Tiết 10. LUYỆN TẬP 
NHÂN SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,...(T70-VBT)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Giúp HS củng cố lại cách nhân một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải các bài toán liên quan.
3. Thái độ : 
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần Luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
	- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
	+ HS cả lớp làm bài tập 1-4 (T70-VBT).
	+ HSK&G làm thêm bài tập 9 và 11 (T6 - Bồi dưỡng HSG Toán 5).
	- HS làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao, GV theo dõi, giúp đỡ.
	- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS. 
	- Kết quả bài 9 và 11 : 
	+ Bài 9 : a) 10 lần ; b) 100 lần ; 100 lần.
	+ Bài 11 : a) 10 lần ; 10 lần ; 100 lần.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức vừa ôn luyện để vận dụng.
====================*****=====================
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 62. LUYỆN TẬP CHUNG (T62)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân vào thực hành tính.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng nhóm, bút dạ.
III. Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại tính chất nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
* Bài 2 :
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Cho HS nhắc lại cách nhân một tổng (một hiệu) hai số thập phân với một số thập phân.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 :
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Kết luận bài làm đúng.
* Bài 4 :
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chốt lại bài làm đúng.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- 2 em lên bảng, lớp làm nháp.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : 
 a) 316,93 ; b) 61,72.
- 2 em nêu, lớp bổ sung.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- 2 em làm trên bảng nhóm, lớp làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng nhóm. Kết quả : a) 42 ; b) 19,44.
- Theo dõi.
- Nhẩm và nêu miệng ý b (HS thực hiện xong ý b làm luôn ý a, nêu miệng kết quả và cách làm).
- Nhận xét, thống nhất kết quả.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Lớp làm bài ra nháp, 1 em lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
 Số tiền mua 1m vải là :
60 000 : 4 = 15 000 (đồng)
 Số tiền mua 6,8m vải là :
 6,8 x 15 000 = 102 000 (đồng)
 Số tiền phải trả nhiều hơn là :
 102 000 - 60 00 ... 3 và 4, TLCH ở mục 4.
- Kết luận về các trung tâm công nghiệp của nước ta.
- Quan sát, thảo luận theo cặp, phát biểu ý kiến về các trung tâm công nghiệp của nước ta : TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, ...
- Lắng nghe.
4. Củng cố :
	- HS đọc nội dung tóm tắt của bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS về ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các sản phẩm của ngành công nghiệp, đặc biệt là sản phẩm của ngành khai thác khoáng sản và công nghiệp điện ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Giao thông vận tải.
==============================================
Buổi chiều
Lịch sử
Tiết 13. “THÀ HI SINH TẤT CẢ 
CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” (T27)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết : Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
2. Kĩ năng :
	- Nêu được tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
3. Thái độ :
	- GD lòng tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Thông tin tham khảo trong SGV.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- TLCH : Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguyên nhân làm cho nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những nguyên nhân làm cho nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc thông qua các câu hỏi :
 + Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc ?
 + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ?
- Nhận xét, chốt ý đúng, ghi bảng nguyên nhân.
- Đọc thầm nội dung trong SGK, suy nghĩ tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến : Thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta. Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, chúng mở rộng xâm lược Nam Bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu diễn biến của những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
- Nêu câu hỏi thảo luận để hình thành biểu tượng về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến :
 + Tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào ?
 + Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ?
 + Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy ?
- Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.
- Chốt lại ý đúng, ghi bảng diễn biến.
- Đọc cho HS nghe những thông tin tham khảo trong SGK.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung : 
 + Hà Nội nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ròng rã suốt 60 ngày đêm ta đánh hơn 200 trận.
 + Huế, rạng sáng 20-12-1946, quân và dân ta nhất tề vùng lên.
 + Đà Nẵng, sáng ngày 20-12-1946, ta nổ súng tấn công địch.
 + Tại các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt. 
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
4. Củng cố :
	- HS đọc phần Ghi nhớ, nhắc lại nội dung chính của bài.	
5. Dặn dò :
	- GV hướng dẫn HS đọc và chuẩn bị bài Thu - Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp.
==============================================
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 14. LUYỆN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
2. Kĩ năng :
	- HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả người.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT, dàn ý.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập : 	
- Ghi đề bài lên bảng, mời HS đọc đề.
- Mời HS nêu phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- Yêu cầu HS nêu cấu trúc của đoạn văn và cách viết đoạn văn.
- Nhắc HS chú ý :
 + Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài để viết một đoạn văn.
 + Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD : tả đôi mắt, mái tóc, dáng người)
 + Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ HS.
- Cùng cả lớp bình chọn CN viết đoạn văn tả ngoại hình nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
- Nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HSK đọc.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Viết đoạn văn vào VBT-T95.
- Đọc nối tiếp đoạn văn trước lớp.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò : 
- GV nhắc HS ghi nhớ cách tả ngoại hình nhân vật để vận dụng vào bài viết.
==============================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Tiếng hát mùa gặt 
trong vở Luyện viết chữ lớp 5)
=====================*****=====================
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 65. CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100,1000,... (T66)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Giúp HS hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học :
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Muốn chia một STP cho một STN ta làm thế nào ? 
- Vận dụng tính : 12,5 : 5 ; 0,568 : 3.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động dạy - học :
* Hoạt động 1 : Hình thành phép chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
* Ví dụ 1 :
- Nêu ví dụ : 213,8 : 10 = ?
- Ghi bảng và yêu cầu HS nhận xét về vị trí dấu phẩy ở kết quả của phép chia với số bị chia.
- Hỏi : Muốn chia một số thập phân cho 10 ta làm thế nào ?
* Ví dụ 2 :
- Nêu ví dụ : 89,13 : 100 = ?
- Ghi bảng, yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hỏi : Muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm thế nào ?
* Quy tắc :
- Hỏi : Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,ta làm thế nào ?
- Mời HS đọc quy tắc trong SGK.
- Thực hiện phép chia ra nháp, nêu miệng kết quả.
- 1, 2 em nêu.
- HSK nêu, lớp bổ sung.
- Thực hiện ra nháp và nêu kết quả, nhận xét về vị trí dấu phẩy.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- HSK nêu, lớp theo dõi, bổ sung.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1 : 
- Kết luận bài làm đúng.
Bài 2 : 
- Theo dõi, giúp đỡ HSY.
- Chữa bài, hướng dẫn HS nêu cách tính nhẩm. 
Bài 3 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- Chốt lại bài làm đúng.
- Nhẩm và nêu miệng nối tiếp.
- Tính ra nháp ý a và b, nêu kết quả và so sánh (HS làm xong, thực hiện luôn 2 ý còn lại). 
- HSK&G giải thích cách làm.
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra kết quả.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
 Số gạo đã lấy ra là :
 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là :
 537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số : 483,525 tấn
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... 
5. Dặn dò :
	- GVnhắc HS ghi nhớ cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, để vận dụng.
=========================================
Tập làm văn
Tiết 26. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (T132)
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
2. Kĩ năng :
	- HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả người.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT, dàn ý bài văn tả một người em thường gặp.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập : 	
- Mời HS đọc yêu cầu của và 4 gợi ý trong SGK
- Mời HS phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn và cách viết đoạn văn.
- Nhắc HS chú ý :
 + Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của người, nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài để viết một đoạn văn.
 + Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD : tả đôi mắt, mái tóc, dáng người)
 + Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ HSY.
- Cùng cả lớp bình chọn CN viết đoạn văn tả ngoại hình nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
- Nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
- 5 em đọc nối tiếp.
- HSK đọc.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Viết đoạn văn vào VBT-T95.
- Đọc nối tiếp đoạn văn trước lớp.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò : 
- GV nhắc HS ghi nhớ cách tả ngoại hình nhân vật để vận dụng vào bài viết ; xem trước bài Làm biên bản cuộc họp.
============================================
Âm nhạc
Tiết 13. ÔN TẬP BÀI HÁT : ƯỚC MƠ. TĐN SỐ 4 (24)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
2. Kĩ năng :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Biết đọc bài TĐN số 4.
3. Thái độ :
- Giáo dục cho HS biết ước mơ cao đẹp.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bài TĐN số 4-TBDH.
- HS : Thanh phách. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần ôn tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Ước mơ.
- Hát lại bài hát.
- Theo dõi, chỉnh sửa.
- Lắng nghe.
- Hát đồng ca bài hát 2 lần.
- 1 vài em trình bày bài hát, kết hợp vận động phụ họa.
* Hoạt động 2 : Học bài TĐN số 4.
- Treo bài TĐN số 4 lên bảng, hướng dẫn HS luyện đọc cao độ theo thang âm các nốt có trong bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc theo tiết tấu (T24-SGK)
 - Hướng dẫn HS bắt chước tiếng trống để đọc theo tiết tấu vừa học.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và cả bài TĐN.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp ghép lời ca và gõ phách.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Đọc theo lớp, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện lớp, nhóm, cá nhân.
4. Củng cố :
	- HS đọc lại bài TĐN 4 lần, hát lại bài hát kết hợp gõ đệm.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ôn luyện các bài hát đã học và bài TĐN số 4.
===============================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết chữ hoa bài 6)
====================***&&&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 13.doc