Giáo án các môn khối 5 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Tuần 32

Giáo án các môn khối 5 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Tuần 32

I.Mục tiêu :

 -Kĩ năng :-Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài.

 -Kiến thức :Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi Ut Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai , thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ .

-Thái độ : Giáo dục HS ý thức làm chủ tương lai.

II.Đồ dùng dạy học :

 -Tranh ảnh minh hoạ bài học .

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
ÚT VỊNH
	I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng :-Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài.
 -Kiến thức :Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi Uùt Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai , thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ .
-Thái độ : Giáo dục HS ý thức làm chủ tương lai.
II.Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
III.Các hoạt động dạy học:
\Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra : ( 5 phút)
-Kiểm tra 2HS .
-Gv nhận xét +ghi điểm .
B.Bài mới : (25phút)
1.Giới thiệu bài : ( 1phút)Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Út Vịnh , một bạn nhỏ có ý thức của một chủ nhân tương lai , thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ .
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi , trả lời câu hỏi 
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài (25phút)
a/ Luyện đọc :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
-Chia đoạn : 4 đoạn .
Đoạn 1 : Từ đầuđến lên tàu .
-Luyện đọc các tiếng khó :chềnh ềnh 
Đoạn 2 : Từ Tháng trước.đến như vậy nữa .
-Luyện đọc các tiếng khó :chuyến tàu 
Đoạn 3:Từ Một buổi chiều . tàu hoả đến 
-Luyện đọc các tiếng khó :giục giã 
* Đoạn 4 : Còn lại .
-Gv đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
GV Hướng dẫn HS đọc.
Đoạn 1 :
H:Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ?
Giải nghĩa từ :chềnh ềnh 
Ý 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh có sự cố.
*Đoạn 2 : 
H:Út Vịnh đã làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt ?
Giải nghĩa từ :khó thuyết phục 
Ý 2:Út Vịnh tham gia boả vệ đường sắt .
Đoạn 3:
H:Khi nhge tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã , nhìn ra đường sắt Út Vịnh thấy gì ?
Giải nghĩa từ :giục giã 
Ý 3:Hiểm hoạ trên đường tàu .
Đoạn 4:
H:Út Vịnh đã làm gì để cưu hai em nhỏ ?
Ý 4 : Sự dũng cảm của Út Vịnh .
-Gv đọcdiễn cảm bài .
c/Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: "Thấy lạ ,. gang tấc ."
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp .
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
_HS lắng nghe .
-1HS đọc đoạn + câu hỏi 
-Lúc thì đá tảng nằm trên đường ray , lúc thì mất ốc , trẻ em ném đá lên tàu .
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
-Tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em , thuyết phục các bạn không thả diều trên đường sắt .
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
-Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường ray.
-1HS đọc đoạn + câu hỏi.
-Lao lên cứu các em bất chấp nguy hiểm .
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyệïn đọc cá nhân , cặp , nhóm .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
C. Củng cố , dặn dò : ( 5 phút)
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần .
-Chuẩn bị tiết sau :Những cánh buồm .
-HS nêu : Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai
-HS lắng nghe .
------------------------------- 
Toán : LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
-Giúp HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân, tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : ( 1phút)
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4phút)
- Gọi HS nêu các tính chất của phép chia.
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 2.
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : (25phút)
 a- Giới thiệu bài : ( 1phút) Luyện tập 
- Hát 
- 1 HS nêu các tính chất.
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
b– Hoạt động : (24phút)
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài. 
Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nối tiếp đọc bài làm.
+ HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2:
- Tổ chức trò chơi “Ai nhẩm giỏi”
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 2 cột ở phần a) và phần b).
- Đội nào xong sớm nhất và đúng thì được cả lớp khen.
- GV tổng kết khen thưởng.
Bài 3:
HS đọc đề bài.
Giới thiệu mẫu:
GV viết: 3 : 4 chuyển phép chia sang phân số.
- Chuyển sang số thập phân.
Gọi 3 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
Chữa bài:
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:
Hs thảo luận nhóm đôi.
Gọi HS nêu kết quả và cách làm.
HS đọc đề.
- HS làm bài.
- HS đọc kết quả.
- HS khác nhận xét.
- HS chữa bài.
Các nhóm nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận.
N1: 3,5 : 0,1 = 35
 7,2 : 0,01 = 720
 12: 0,5 = 24
 11 : 0,25 = 44
N2: 8,4 : 0,01 = 840
 6,2 : 0,1 = 62
 20 : 0,25 = 80
 24 : 0,5 = 48
N3: 9,4 : 0,1 = 94
 5,5 : 0,01 = 550
 15 : 0,25= 60
HS đọc.
- 3 : 4, ta viết: 
Trong đó: Số bị chia là tử số; số chia là mẫu số; dấu chia thay bằng dấu gạch ngang.
Thực hiện phép chia 2 số tự nhiên.
 1 : 5 = 0,5
 7 : 4 = 1,75
- HS nhận xét.
2 HS thảo luận với nhau và nêu kết quả: D
HS nêu.
4- Củng cố : ( 3phút)
- Gọi HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách chia nhẩm.
5- Nhận xét – dặn dò : ( 2phút)
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập. 
- HS nêu.
- Hs lắng nghe
-----------------------------------------------
Thứ ba, ngày 28 tháng 4 năm 2009
CHÍNH TẢ
Nhớ - viết BẦM ƠI 
( Từ đầu đến tái tê lòng Bầm )
 I / Mục tiêu :
-Nhớ – viết đúng , trình bày đúng chính tả 14 dòng đầu của bài Bầm ơi .
-Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên của cơ quan , đơn vị .
II / Đồ dùng dạy học : -3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 2 .
	 -Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị .
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A / Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút) 02 HS lên bảng viết : Huy chương vàng , Quả bóng vàng, Đôi giày vàng , Nghệ sĩ Nhân dân .
B / Bài mới : (25 phút)
1 / Giới thiệu bài : ( 1phút) Trong tiết học hôm nay , chúng ta sẽ nhớ - viết chính tả 14 câu thơ đầu của bài thơ : Bầm ơi và về cách viết hoa tên các cơ quan , đơn vị 
-HS lên bảng viết :Huy chương vàng , Quả bóng vàng ...
 ( Cả lớp viết nháp )
-HS lắng nghe.
2 / Hướng dẫn HS nhớ – viết : ( 14hút)
-1 HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi .
-Cho HS đọc thầm 14 câu thơ đầu của bài thơ trong SGK để ghi nhớ.Chú ý các từ ngữ dễ viết sai ,chú ý cách trình bày bài thơ viết theo thể lục bát . 
-GV cho HS gấp SGK , nhớ lại và tự viết bài .
-Chấm chữa bài :+GV chọn chấm một số bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập : (10phút)
* Bài tập 2 :
-1 HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 2 .
-Cho HS làm bài tập vào vở , rồi nêu miệng kết quả .
-Cho 3 HS làm bài trên phiếu lên dán phiếu lên bảng 
-GV nhận xét , sửa chữa .
-GV treo bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị .
* Bài tập 3:
-1HS đọc nội dung bài tập 3.
-GV cho HS làm việc cá nhân .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV chốt lại kết quả đúng .
-HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi .
-HS đọc thầm và ghi nhớ .
-HS nhớ - viết bài chính tả.
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu nội dung, cả lớp theo dõi SGK .
-HS làm bài tập vào vở, nêu miệng kết quả.
-3 HS làm bài trên phiếu , dán phiếu lên bảng.
-HS nhận xét , bổ sung . 
-HS thảo luận ,phát biểu. , GV cho 02 HS nhắc lại.
-HS đọc nội dung bài tập 3.
-Cả lớp làm việc cá nhân .
-HS trình bày kết quả.
-HS nhận xét , bổ sung .
4 / Củng cố dặn dò : ( 5 phút)
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-Ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị .
-Chuẩn bị bài sau nghe – viết : Trong lời mẹ hát .
-HS lắng nghe.
----------------------------------------------- 
Toán : LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
Oân tập, củng cố về:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Bảng phụ
 2 – HS : Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : ( 1phút)
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4phút)
- Gọi HS nêu các chia nhẩm một số với 0,5; 0,25 
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 1.
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : (25 phút)
 a- Giới thiệu bài : ( 1phút) Luyện tập 
- Hát 
- 1 HS nêu cách nhẩm. 
- 2 HS làm bài.
HS nghe .
- HS nghe .
b– Hoạt động : (24phút)
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài. 
Gọi HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
GV viết ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của 1 và 6.
Tìm thương của 1 và 6.
- Nếu tỉ số là số thập phân thì chỉ lấy đến 2 chữ số sau dấu phấy.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
+ HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2:
Gọi 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài. 
Bài 3:
HS đọc đề bài và tóm tắt.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
Chữa bài:
+ HS khác nhận xét.
Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3.
Gọi 2 Hs lên bảng làm; mỗi em 1 cách.
HS dưới lớp làm vào vở. 
HS đọc đề.
+ Tìm thương của hai số đó dưới dạng STP.
+ Nhân nhẩm thương đó với 100 và thêm kí hiệu %.
- 1 : 6 = 0,16666
- Nhân nhẩm thương đó với 100 và thêm kí hiệu %.
- Ta có: Tỉ số phần trăm của 1 và 6 là 16,66%.
- HS làm bài.
a) 2 và 5, ta c ...  DẤU CÂU
(Dấu hai chấm )
I.Mục tiêu :
	-Kiến thức :HS củng cố kiến thức về dấu hai chấm , tác dụng : dẫn lời nói trực tiếp , dẫn lời giải thích cho điều đã nêu ra trước đó .
	-Kĩ năng :Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm .
-Thái độ : Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt .
	II.Đồ dùng dạy học :
	-Bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm .
	-Bút dạ + giấy khổ to viết lời giải Bt 2, BT3 + băng dính .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra : ( 5 phút)
-Kiểm tra 2HS .
-Gv nhận xét +ghi điểm .
B.Bài mới : ( 25phút)
1.Giới thiệu bài : ( 1phút)
Hôm nay chúng ta cùng HS củng cố kiến thức về dấu hai chấm , tác dụng : dẫn lời nói trực tiếp , dẫn lời giải thích cho điều đã nêu ra trước đó .
-2HS làm laị BT2 tiết trước.
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
2.Hướng dẫn HS làm bài tập : ( 24hút)
Bài 1 :
-Gv Hướng dẫn HSlàm BT1 .
-Dán lên bảng tờ phiếu viết nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm .
-GV nhận xét chốt ý đúng .
Bài 2 :
-Gv Hướng dẫn HSlàm BT2 .
-Dán lên bảng tờ phiếu viết nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm .
-GV nhận xét chốt ý đúng .
*Bài 3 :
-Gv Hướng dẫn HSlàm BT3 .
-Dán lên bảng tờ phiếu viết nội dung chuyện vui : Chỉ vì quên một dấu .
-Tổ chưc cho HS thi với nhau .
-GV nhận xét chốt ý đúng .
-HS đọc yêu cầu của đề bài .
-Nhìn bảng đọc lại . Suy nghĩ , phát biểu .
-Lớp nhận xét .
-HS đọc yêu cầu của đề bài .
-Nhìn bảng đọc lại , đọc thầm từng khổ thơ, câu văn , xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp . Suy nghĩ , phát biểu .
-Lớp nhận xét .
-HS đọc yêu cầu của đề bài .
-Nhìn bảng đọc lại , đọc thầmchuyện vui : Chỉ vì quên một dấu.
-Lên bảng thi làm với nhau .
-Lớp nhận xét .
C. Củng cố , dặn dò : ( 5 phút)
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc kiến thức .
-Chuẩn bị tiết sau :Mở rộng vốn từ : Trẻ em .
-Hs nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm .
-HS lắng nghe .
----------------------------
KHOA HỌC : VAI RÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 
 ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI
 A – Mục tiêu :
 Sau bài học, HS biết :
 _ Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
 _ Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV :_ Hình trang 132 SGK.
 _ Phiếu học tập.
 2 – HS : SGK.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I – Ổn định lớp : ( 1phút)
II – Kiểm tra bài cũ : ( 4phút) “Tài nguyên thiên nhiên”
 Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
 - Nhận xét, KTBC
III – Bài mới : (25 phút)
 1 – Giới thiệu bài : ( 1phút) “Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người”.
- Hát 
-HS trả lời.
-HS nghe.
- HS nghe .
2 – Hoạt động : ( 24hút)
 a) HĐ 1 : Quan sát. 
 @Cách tiến hành:
 _Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 + Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì ?
 + Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt của con người những gì ?
 _ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 132 SGK để phát hiện :
 Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: chất đốt, đất đai để xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí bãi cỏ để chăn nuôi gia súc, nước uống, thức ăn.
 _ Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. 
Kết luận:
 _ Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người :
 + Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, 
 + Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước, ) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
 _ Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. 
b) HĐ 2 : “Trò chơi nhóm nào nhanh hơn ?”.
 @Cách tiến hành: GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
 GV tuyên dương những nhóm viết được nhiều.
 Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại
_HS chơi theo hướng dẫn của GV.
_Tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm
3 Củng cố : ( 3phút)Tài nguyên thiên nhiên là gì?
4– Nhận xét – dặn dò : ( 2phút)
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau: “Tác động của con người đối với môi trường rừng”
_HS trả lời.
_ HS lắng nghe.
_ Xem bài trước.
--------------------------------- 
Toán : LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :
Oân tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình, vận dụng đểt giải toán.
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : ( 1phút)
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4phút)
- Gọi HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông. 
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 .
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : ( 25phút)
 a- Giới thiệu bài : ( 1phút)Luyện tập 
- Hát 
- 1 HS nêu. 
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe
b– Hoạt động : ( 24hút)
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài. 
HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2:
- HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài. 
Bài 3:
HS đọc đề bài .
Thảo luận nhóm đôi tìm cách tính.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
Chữa bài:
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
.
HS đọc đề.
HS làm bài.
Bài giải:
Chiều dài sân bóng là:
11 x 1000 = 11000 (cm) = 110 (m) Chu Chiều rộng sân bóng là:
9 x 1000 = 9000 (cm) = 90 (m)
Chu vi sân bóng là:
( 110 + 90 ) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
 110 x 90 = 9900 (m2)
 Đáp số: a) 400m
 b) 9900 m2; 
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
Bài giải:
Số đo một cạnh sân gạch là:
 48 : 4 = 12 (m) 
Diện tích sân gạch là:
 12 x 12 = 144 (m2)
 Đáp số: 144m2
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
HS đọc.
HS thảo luận.
Bài giải:
Chiều rộng thửa ruộng là:
 100 x = 60 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
 100 x 60 = 6000 (m2)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:
 6000 : 100 x 55 = 3300 (kg)
 Đáp số: 3300 kg
- HS nhận xét.
- HS làm bài
4- Củng cố : ( 3phút)
- Gọi HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
 5- Nhận xét – dặn dò : ( 2phút)
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Oân tập về tính diện tích, thể tích một số hình 
- HS nêu.
Hs theo dõi
---------------------------- 
 TẬP LÀM VĂN 
 TẢ CẢNH 
( Kiểm tra viết 1 tiết ) 
I / Mục tiêu
 HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh , có bố cục rõ ràng , đủ ý , thể hiện được những quan sát riêng , dùng từ , đặt câu , liên kết câu đúng , câu văn có hình ảnh cảm xúc . 
II / Đồ dùng dạy học: Dàn ý cho đề văn của mỗi HS ( đã lập từ trước )
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A / Kiểm tra bài cũ : 
B / Bài mới : (30hút)
1 / Giới thiệu bài : ( 1hút)
 Bốn đề bài của tiết viết bài văn tả cảnh hôm nay cũng là 4 đề của tiết ôn tập về tả cảnh cuối tuần 31 .Trong tiết học ở tuần trước , mỗi em đã lập 1 dàn ý và trình bày miệng của bài văn tả cảnh theo dàn ý . Trong tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn.
-HS lắng nghe.
2 / Hướng dẫn làm bài : ( 10 phút)
-Cho HS đọc 04 đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả cảnh . 
-GV nhắc HS : 
+ Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập .Tuy nhiên , nếu muốn các em vẫn có thể chọn 1 trong các đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước .
+ Các em cần kiểm tra lại dàn ý , chỉnh sửa ( nếu cần ) , sau đó dựa vào dàn ý , viết hoàn chỉnh bài văn. 
3 / Học sinh làm bài : ( 19phút)
-GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV , chú ý cách dùng dùng từ đặt câu , một số lỗi chính tả mà các em đã mắc trong lần trước .
-GV cho HS làm bài .
-GV thu bài làm HS .
-HS đọc đề bài và gợi ý .
-HS lắng nghe.
-HS chú ý .
-HS làm việc các nhân 
-HS nộp bài kiểm tra .
4 / Củng cố dặn dò : ( 5 phút)
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Về nhà xem trước nội dung tiết TLV tiếp theo :Ôn tập về văn tả người để chọn đề bài , quan sát trước đối tượng các em sẽ miêu tả .
-HS lắng nghe.
-------------------------- 
SINH HOẠT
	I/Nhận xét chung:
	1/Ưu điểm:
	-Đi học đúng giờ, chuyên cần, sinh hoạt đầu giờ tốt.
	-Chuẩn bị đồ dùng học tập tốt, xây dựng bài sôi nổi.
	-Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
	-Tác phong gọn gàng, đúng qui định, vệ sinh sạch sẽ.
	-Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
	2/Khuyết điểm:
	*Tuyên dương: 
-Tổng kết tuần
-Tuyên dương các bạn học tốt
-Tuyên dương, động viên những em chưa được cố gắng.
*Phê bình: 
	II/ Nhiệm vụ tuần đến:
	-Chấp hành tốt nội qui lớp học.
	-Ôn bài cũ, xem bài cho tuần đến 
	-Thực hiện mặc đồng phục theo qui định chung, tham gia sinh hoạt đội. 
-Khắc phục những tồn tại của tuần trước.
III/ Văn nghệ:
-Cho học sinh thi hát 
-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc