Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 1

Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 1

I. Mục đích yêu cầu

- Đọc rành mạch, lưu loát; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung của bức thư: Bác Hồ khuyên hs chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

- Học thuộc lòng đoạn: “Sau 80 năm.công học tập của các em.” (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.

- Giáo dục Hs lòng kính yêu Bác Hồ.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết đoạn thư hs cần học thuộc lòng.

- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
Tiết 1 - Hoạt động tập thể
Tiết 2 - Tập đọc
T1: Thư gửi các học sinh
I. Mục đích yêu cầu 
- Đọc rành mạch, lưu loát; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung của bức thư: Bác Hồ khuyên hs chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc lòng đoạn: “Sau 80 năm...công học tập của các em.” (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
- Giáo dục Hs lòng kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết đoạn thư hs cần học thuộc lòng.
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu
- Giới thiệu 5 chủ điểm của kì I lớp 5. 
- GV nêu 1 số điểm cần lưu ý khi học giờ tập đọc lớp 5.
2. Dạy bài mới: 
2.1, Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam 
- Giới thiệu bức thư Bác gửi hs nhân ngày khai trường 
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a, Luyện đọc 
+ Bài có thể chia làm mấy đoạn?
- Hướng hẫn Hs đọc đúng
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b, Tìm hiểu bài
Câu 1:
+ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Câu 2 : 
+ Sau cách mạng tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Câu 3:
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước?
+ Bức thư Bác Hồ Gửi cho hs khuyên các em điều gì? 
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn Hs đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn: “Sau 80... công học tập của các em.”
- GV nhận xét cho điểm 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn đọc thuộc lòng đoạn đã chỉ định. 
Chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- 2 Hs nêu tên 5 chủ điểm, cả lớp chú ý. 
- 1 HS kháđọc toàn bài, lớp đọc thầm. 
+ Chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu vậy các em nghĩ sao. 
Đoạn 2 : Phần còn lại. 
- HS đọc nối tiếp đoạn (2-3 lượt).
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 -2 nhóm đọc lại.
- 1- 2 HS đọc toàn bài.
* HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
+ Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày khai trường ở một nước Việt Nam độc lập sau hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ.
* HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2,3 
+ Xây dựng lại cơ đồ mà cha ông để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
+ phải cố gắng siêng năng học tập ngoan ngoãn nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu.
- HS nêu nội dung bài như mục I.
- 2 HS nối tiếp đọc bài.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
- HS nhẩm thuộc lòng đoạn “từ sau 80 năm  của các em ” 
- Hs thi đọc thuộc lòng và diễn cảm trước lớp
Tiết 3 – Toán
T1: Ôn tập: Khái niệm phân số
I. Mục tiêu 
- Biết đọc, viết phân số. 
- Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ sgk.
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, cá nhân. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu 
- GV nêu 1 số yêu cầu học môn toán lớp 5. 
2. Dạy bài mới 
2.1, Giới thiệu bài : Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số 
2.2, Ôn tập: Khái niệm phân số 
- GV hướng dẫn cho hs quan sát từng tấm bìa và gọi tên các phân số, tự viết và đọc phân số 
* Tiến hành tương tự với các tấm bìa còn lại: 
* Ôn cách viết thương 2 số tự nhiên , cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số .
- Hướng dẫn hs lần lượt viết 1 : 3 ; 
4 : 10; 9 : 2dưới dạng phân số.
- Các chú ý 2,3,4, thực hiện tương tự:
+ Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
+ Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khcs 0.
+ Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0.
2.3, Thực hành.
Bài 1: 
a, Đọc các phân số 
- GV viết bảng các phân số: 
a, Nêu tử số và mẫu số của phân số trên
Bài 2 : Viết các thương sau đây dưới dạng phân số 
- Cho hs nhận xét chữa bài, GV chấm 1 số bài. 
Bài 3 : Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1 
- Nhận xét chữa bài 
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ trống 
Cho hs nhận xét 
3, Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
- HS quan sát tấm bìa và nêu:
Một băng giấy được chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số: , đọc là: hai phần ba, viết là: 
- 2 - 3 HS nhắc lại. 
- HS chỉ các phân số và nêu: Hai phần ba; năm phần mười, ba phần tư  là các phân số.
- 1 : 3 = ; HS nêu 1 : 3 có thương là một phần ba,... 
- 1 Hs nêu yêu cầu.
- HS nhìn sgk và đọc theo nhóm đôi sau đó lần lượt đọc trước lớp:
Năm phần mười
Hai mươi lăm phần một trăm 
chín mươi mốt phần ba mươi tám ...
- HS nêu
Tử số là 5 , mẫu số là 10 
- HS viết vào vở, 1 Hs lên bảng 
3 : 5 = ; 75 : 100 = 
9 : 17 = 
- HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: 
32 = 105 = 
1000 = 
- Cả lớp viết vào vở, 2 hs lên bảng viết. 
1 = 0 =
Tiết 4 - Lịch sử
 T1: “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định 
I. Mục tiêu 
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1858).
+ Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết ở một số địa phương các đường phố, trường học mang tên Trương Định.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Bản đồ hành chính VN, Phiếu học tập của hs.
- HS: Sưu tầm các câu chuyện về Trương Định.
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, nhóm.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV nêu 1 số yêu cầu của môn học 
2. Dạy bài mới 
2.1, Giới thiệu bài: 
2.2, Giảng bài 
* HĐ1: Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp xâm lược (Làm việc cả lớp) 
+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
- GV dùng bản đồ chỉ vị trí Đà Nẵng (nơi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tấn công vào đất nước ta), 3 tỉnh miền Tây và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
* HĐ 2: Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược (Làm việc theo nhóm)
- Chia nhóm giao nhiệm vụ.
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao? 
+ Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân đánh giặc.
* HĐ 3: Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với “Bình tây đại nguyên soái” (Làm việc cả lớp)
- Gv nêu câu hỏi cho HS trả lời:
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định? 
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự về ông?
+ Hãy kể thêm một số truyện mà em biết về ông?
+ Em hãy kể tên một số địa phương có các đường phố, trường học mang tên Trương Định?
- Gv kết luận.
3. Củng cố dặn dò: 
- Gọi hs đọc lại kết luận sgk 
- Nhận xét tiết học, dặn Hs sưu tầm các truyện về Nguyễn Trường Tộ. 
- Hs lắng nghe.
- HS đọc SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
+ ... đã dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Triều đình nhà Nguyễn đã nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước.
- HS đọc thầm bài sgk 
* HS làm việc với phiếu học tập trả lời câu hỏi, ghi ý kiến vào phiếu.
+ Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn lại ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Lệnh của nhà vua là không hợp lí vì lệnh đó thể hiện sự nhượng bộ của triều đình với thực dân Pháp, kẻ đang xâm lược nước ta, và trái với nguyện vọng của nhân dân ta. 
+ ... Trương Định băn khoăn suy nghĩ: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng, một dạ tiếp tục kháng chiến.
+ Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định là “Bình Tây đại nguyên soái”. điều đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc.
+ Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giặc.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận (Mỗi nhóm một câu). Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
+ Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước,...
+ Nhân dân ta lập đền thờ ông, ghi lại những chiến công của ông, lấy tên ông đặt cho đường phố, trường học,...
+ HS kể truyện mình sưu tầm được.
+ Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,...
 	Tiết 5 - Đạo đức 
 T1: Em là học sinh lớp 5 
I. Mục tiêu : 
- HS biết: HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là HS lớp 5.
II. Tài liệu phương tiện 
- HS: Các bài hát về chủ đề trường em 
- GV: Mi cờ rô dùng để chơi trò chơi phóng viên 
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gv nêu yêu cầu học môn đạo đức 
2. Dạy bài mới 
2.1, Khởi động: Cả lớp hát bài hát: Em yêu trường em 
2.2, Giảng bài : 
HĐ 1: Quan sát tranh và thảo luận 
* Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5. Thấy vui và tự hào mình đã là hs lớp 5.
* Cách tiến hành : Yêu cầu hs quan sát tranh 
+ Tranh vẽ gì ? 
+ Em nghĩ gì khi xem tranh ảnh trên ? 
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS khối lớp khác? 
+ Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5 ?
* GV kết luận: Chúng ta là hs lớp 5 cần gương mẫu về mọi mặt cho các em khối khác HT.
HĐ 2: Làm bài tập 1 SGK 
* Mục tiêu: Giúp hs xác định được nhiệm vụ của hs lớp 5 
* Cách tiến hành : 
- GV nêu yêu cầu bài tập 1 
- Cho hs thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét, kết luận : Các điểm a,b,c,d,e là những nh ... 
- Nhấn mạnh cho HS về mẫu số của phân số thập phân.
- Gọi một số HS trình bày.
Bài 4:
- GV hướng dẫn HS các thực hiện.
- Nhận xét, chữa bài
*KL: Ta có thể nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho (với) cùng 1 số tự nhiên lớn hơn 1 để có mẫu số là 10; 100; 1000
3. Củng cố dặn dò
+ Phân số thập phân là những phân số có mẫu số như thế nào?
- Nhân xét giờ học
- Nhắc HS về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
- 1 hs lên bảng, cả lớp làm vào bảng con, so sánh : và 
Vì nên 
+ Có mẫu số là 10, 100, 1000.
- HS nhắc lại 
- HS làm vào nháp:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc theo cặp, một số em đọc to trước lớp.
: đọc là 9 phần mười,...
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- Cả lớp viết bảng con, 1 HS lên bảng: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự tìm và ghi vào vở: 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vảo vở, 2 HS lên bảng.
a, ; b,
c, ; d, 
+ Là những phân số có mẫu số 10, 100, 1000
Tiết 2 - Tập làm văn
 T2: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu 
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh quang cảnh một số vườn cây, cánh đồng nương rẫy.
- Những ghi chép kết quả quan sát cảnh 1 buổi trong ngày.
- Vở bài tập tiếng việt.
- Bút dạ 2, 3 tờ giấy to để học sinh viết dàn ý.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết trước về cấu tạo của bài văn tả cảnh. 
- Nhận xét.
2. Dạy học bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài tập 1: Gọi học sinh đọc ND bài 1
- Gọi học sinh nối tiếp nhau trình bày
- GV cùng hs nhận xét 
- GV nhấn mạnh nghệ thuật QS và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
+ Tác giả quan sát sự vật bằngnhững giác quan nào?
+ Tìm một chi tiết thể hiện sự quan tâm tinh tế của tác giả?
Bài tập 2:
- Giáo viên và HS giới thiệu tranh, ảnh minh hoạ cảnh vườn cây, nương rẫy
- Kiểm tra sự quan sát ở nhà của học sinh.
- Gọi HS trình bày.
- GV chấm điểm những dàn ý tốt
- GV chốt lại. 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục làm dàn ý đã viết, viết lại vào vở và chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
- 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài Nắng trưa: 2 HS
- 2 em đọc SGK
- Lớp đọc thầm đoạn văn: Buổi sớm trên cánh đồng để lần lượt TLCH
- HS nối tiếp trình bày ý kiến.
+ Tả cánh đồng buổi sớm: Vòm trời; những giọt mưa; những sợi cỏ; những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng; bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc.
+ Bằng cảm giác của làn da (xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.
+ Bằng mắt (thị giác): thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
- HS có thể thích một chi tiết bất kì. VD: Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi,...
- Một HS đọc yêu cầu.
- HS dựa trên kết quả quan sát, mỗi em tự lập dàn ý vào vở bài tập cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- 1 HS viết vào giấy khổ to.
- HS nối tiếp trình bày.
- Nghe trình bày tự sửa chữa dàn ý của mình.
Tiết 3 - Kể chuyện
 T1: Lý Tự trọng
I. Mục đích yêu cầu 
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, hs kể được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ truyện. 
- Bảng phụ ghi sẵn lời thuyết minh của 6 tranh:
+ Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập.
+ Tranh 2: Về nước, anh dược giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
+ Tranh 3: Trong công việc, anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí.
+ Tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt.
+ Tranh 5: Trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lý tưởng cách mạng của mình.
+ Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng hát vang bài Quốc tế ca.
III. Các hoạt động dạy học 
1, Mở đầu 
 - Nêu 1 số yêu cầu khi học môn kể chuyện. 
2, Dạy bài mới 
2.1, Giới thiệu bài : Lý Tự Trong tham gia cách mạng lúc 13 tuổi. Để bảo vệ đ/c của mình anh đã bắn chết 1 tên mật thám Pháp, anh hy sinh khi mới 17 tuổi.
2.2, Giáo viên kể chuyện 
- GV kể lần 1: Vừa kể vừa giải nghĩa từ ngữ, viết lên bảng tên các nhân vật trong truyện: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ- grăng, luật sư).
- GV kể làn 2: Kể và chỉ tranh minh hoạ.
2.3, Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu 1:
+ Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ em hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh?
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn lời thuyết minh. Gọi hs đọc lại lời thuyết minh 
- Gọi hs đọc yêu cầu 2,3 
Lưu ý hs: Chỉ cần kể đúng cốt truyện không lặp lại nguyên văn. Kể xong trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
* Kể chuyện theo nhóm : 
+ Kể từng đoạn 
+ Kể toàn bộ câu chuyện 
* Thi kể trước lớp 
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Cho hs nhận xét và bình xét người kể hay nhất 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học. Dặn VN kể chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài kể chuyện tuần 2.
- HS nghe kể 
- HS theo dõi và quan sát tranh. 
- 1 HS đọc bài tập sgk. 
- HS trao đổi theo cặp 
- 2-3 em nói lời thuyết minh cho mỗi tranh
- 2 em HS đọc. 
- 1 HS đọc yêu cầu 2,3 
- HS kể trong nhóm 4 em. Mỗi em kể 1-2 tranh. 
- HS kể toàn chuuyện và trao đổi nội dung nghĩa của chuyện.
- HS thi kể trước lớp: Kể theo đoạn, kể toàn bài: 3- 4 em.
- Hs nêu 
* ý nghĩa: Người cách mạng là người yêu nước, dám hi sinh vì đất nước. 
Tiết 4 - Khoa học
T2: Nam hay nữ
I. Mục tiêu 
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 sgk.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình dòng họ?
2, Dạy bài mới
2.1,Giới thiệu bài: 
2.2, Các hoạt động
*Hoạt động 1: Thảo luận 
+ Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
+ Cách tiến hành: - Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận câu hỏi 1, 2, 3 (trang 6 SGK)
 Làm việc cả lớp: Đại diện nhóm trình bày (Mỗi nhóm 1 câu)
* Kết luận : Ngoài điểm chung, nam nữ có sự khác biệt. Cấu tạo chức năng của cơ quan sinh dục 
- Nam có râu, cơ quan sinh dục tạo tinh trùng.
- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục tạo trứng.
+ Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
+ Mục tiêu: HS phận biệt được các điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
+ Cách tiến hành : 
- GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu đã chuẩn bị như sgk. 
- Hướng dẫn cách chơi: Thi xếp các tấm phiếu vào bảng.
- GV nhận xét đánh giá kết luận tuyên dương những nhóm thắng cuộc. 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học 
- 2HS nêu
- Thảo luận câu hỏi sgk Trang 6.
* Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- 1 -2 HS trả lời.
- Thi xếp các tấm phiếu vào bảng 
- Giải thích tại sao xếp như vậy.
- Đại diện nhóm trình bày, giải thích.
Tiết 6 – Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 1
1. Chuyên cần: 
- Các em đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học có xin phép.
2. Học tập: 
- Đa số các em có ý thức trong học tập, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp và các bài tập giao về nhà. Trong lớp học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài học, có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập đạt kết quả tốt.
- Một số em còn chưa đủ sách: Việt Anh, Lò Lâm,...
- Một số em còn mất trật tự trong giờ học, không chú ý nghe giảng: Lê Lâm, Trường Thành, Tài, Việt.
3. Vệ sinh: 
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Bước đầu có ý thức phòng chống bệnh cúm A(H1N1).
4. Hoạt động đội:
- Tham gia thể dục, múa hát đầu giờ đầy đủ, nhanh nhẹn.
- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
5. Phương hướng: (Tuần 2)
- Đi học chuyên cần, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
- Lao động, vệ sinh: sạch sẽ, gọn gàng.
- Tích cực phòng, chống bệnh cúm A(H1N1)
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao? 
+ Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thé nào?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Phiếu thảo luận
Các em hãy cùng xem lược đồ Việt Nam(trang 67, SGK), Bảng số liệu về diện tích của một số nước châu á và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? Đánh dấu vào ô Ê sau các ý đúng
Phần đất liền Việt Nam
a, hẹp ngang.
Ê
b, rộng, hình tam giác.
Ê
c, chạy dài.
Ê
d, có đường biển như hình chữ S.
Ê
Câu 2: điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:
a, Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài............................
b, Từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất là ở ............................... chưa đầy.......................... 
c, Diện tích lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng................................
d, So với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào và Cam- pu- chia thì diện tích nước ta rộng hơn diện tích các nước..................................................................... và hẹp hơn diện tích của........................................................................ 
+ Chỉ phần đất liền nước ta trên bản đồ?
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
+ Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
+ Kể tên 1 số đảo và quần đảo của nước ta?
+ Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập.
+ Tranh 2: Về nước, anh dược giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
+ Tranh 3: Trong công việc, anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí.
+ Tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt.
+ Tranh 5: Trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lý tưởng cách mạng của mình.
+ Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng hát vang bài Quốc tế ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc