Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10

I- MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học;tốc độ đọc khoảng 100tiếng/ phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ ,đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1- 9theo mẫuSGK

* hs kg: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

* Rèn kỷ năng tìm kiém và xử lý thông tin cho hs. - Thể hiện sự tự tin khi thuyết trình kết quả.

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ Hai, ngày 01 tháng 11 năm 2010.
Tập đọc
Ôn tập tiết 1
I- Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học;tốc độ đọc khoảng 100tiếng/ phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ ,đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1- 9theo mẫuSGK
* hs kg: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
* Rèn kỷ năng tìm kiém và xử lý thông tin cho hs. - Thể hiện sự tự tin khi thuyết trình kết quả.
 II- Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
HĐ 1:Giới thiệu bài:
 Ôn tập, củng cố kiến thức và k/ tra đọc.
HĐ 2:Kiểm tra tập đọc và HTL.
- Y/C HS lên bốc thăm chọn bài trước 2 phút.
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc.
- GV đánh giá cho điểm(HS nào chưa đạt y/c, cho HS về nhà luyện đọc lại và kiểm tra vào tiết sau)
HĐ3.Lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
- Em đã học những chủ điểm nào?
- Cho HS làm bài vào VBT 
- Chữa bài trên bảng lớp.
Kết luận lời giải đúng.
 Hoạt động của HS
- Từng HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài ( bài bốc thăm)
- Trả lời câu hỏi GV nêu.
- Các chủ điểm: Việt Nam –Tổ quốc em;
Cánh chim hoà bình; con người với thiên nhiên.
- HS tự làm bài.
- Báo cáo kết quả bài làm.
- Theo dõi và tự chữa bài.
III. GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
-----------------------------------------------
Đạo đức
Tình bạn (tiết 2)
I- Mục tiêu: 
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
* HS KG: Biết được ý nghĩa của tình bạn.
- Kỹ năng: Giúp hs biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè. Hs biết thể hiện sự cảm thônbg, chia sẻ với bạn bè.
II- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
HĐ1.Bài cũ:
- Vì sao chúng ta cần phải đối xử tốt với bạn bè?
- Em đã làm được những việc gì tốt với bạn bè của mình chưa?
HĐ2: Bày tỏ thái độ:
-Hãy ghi vào...chữ Đ trước ý kiến đồng ý mà em cho là đúng,chữ K trước ý kiến mà em không đồng ý.
- Chỉ cư xử tốt với bạn khi bạn đã cư xử tốt với mình.
- Cần đối xử tốt với bạn bè mà không phân biệt nam-nữ.
- Người nghèo cũng có thể là bạn tốt của nhà giàu.
- Chỉ có bạn bè cùng lớp mới có t/ bạn đẹp.
- Chỉ nhận sự giúp đỡ của bạn khi mình có khả năng giúp bạn.
- Cần đối xử tốt với bạn bè mà không phân biệt xa hay gần.
HĐ 3:Giúp bạn lớp mình.
- Trong lớp mình bạn nào khó khăn cần được giúp đỡ(về học tập,sinh hoạt,c/sống... 
- Các em có thể giúp những bạn đó thế nào
* GV kết luận.
HĐ4:Báo cáo kết quả sưu tầm.
- Sau mỗi nội dung trình bày, có thể nêu câu hỏi: “Bạn hiểu câu tục ngữ, ca dao đó như thế nào?”
- GV tổng kết.
HĐ5 .Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động của HS
- Trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm 4 để hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và giải thích vì sao đồng ý, ( không đồng ý).
- cả lớp theo dõi,nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm HS thảo luận với nhau
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS lần lượt báo cáo kết quả sưu tầm: ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, mẫu chuyện... về tình bạn.
- Thực hiện việc giúp đỡ bạn trong lớp gặp khó khăn.
- Các tổ lập danh sách những bạn trong lớp cùng ngày sinh để cả lớp chúc mừng.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết:
- Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viét dưới một số dạng khác nhau. 
- Giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”.
II. Hoạt động dạy và học
 Hoạt động của GV 
HĐ1.Kiểm tra bài cũ:
Viết số thích hợp vào ô trống:
3 km 5m =.km ; 6m 7 dm =m 16m4cm =..m ; 2 tấn 7kg =tấn 5 tạ 9kg = ..tạ ; 86005 m2 = ha
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1.GV hướng dẫn HS chuyển PSTP thành STP.
- Kết luận bài làm đúng.
Bài 2: 
- Nêu cách làm bài?
- Chữa bài: y/c hs giải thích vì sao các số đo (b, c,d) đều bằng 11,02 km?
- Chốt bài làm và câu giải thích đúng.
Kết luận bài làm đúng.
Bài 3: Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.
- Kết luận bài làm đúng.
Bài 4: Nêu bài toán.
Hướng dẫn giải bằng 2 cách: Rút về đơn vị và tìm tỉ số.
 - Gọi một hs lên bảng làm.
- Chữa bài trên bảng phụ.
- GV cùng HS thống nhất 2 cách giải đúng.
 Hoạt động của HS
- 1HS lên bảng làm bài.
Cả lớp theo dõi, nhận xét Đ, S.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài- đọc các số thập phân vừa viết được.
- Chuyển các số đo đã cho về dạng STP có đơn vị là ki- lô- mét và rút ra kết luận.
- hs làm bài và nêu kết quả .
- hs giải thích .
- HS tự làm bài . 1HS đọc kết quả:
a. 4m 85 cm = 4,85 m
b. 72 ha = 0, 72 km2
- HS đọc đề bài . xác định dạng toán.
- 1hs giải vào bảng phụ.
 Cả lớp giải vào vở .
 HĐ4.Củng cố dặn dò:
 - Về nhà ôn tập các kiến thức đã học về số thập phân, giải bài toán có liên quan đến “ rút về đơn vị “ hoặc “ tìm tỉ số” 
--------------------------------------------
Buổi chiều: Khoa học
Phòng tránh tai nạn giao thông Đường bộ
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Kỹ năng: Giúp hs có kỷ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn. Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng dạy và học: Hình minh họa trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1.Kiểm tra bài cũ.
- Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
- Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẽ, tâm sự?
 HĐ2: Giới thiệu bài mới:
HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn giao thông
- Nêu các nguyên nhân gây tai nạn giao thông mà các em biết?
- GV ghi một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông phổ biến lên bảng.
- GV kết luận: các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
HĐ4 : Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó
- Y/ C HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 40 để thảo luận:
+ hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông.
+ Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó?
+ Hậu quả của vi phạm đó là gì?
+ Qua những vi phạm về giao thông em có nhận xét gì?
- GV chốt ý đúng.
HĐ4: Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông.
-Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 6.
HĐ5.Củng cố dặn dò
- Luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 
- HS kể các nguyên nhân gây tai nạn giao thông mà các em biết.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
Các nhóm cử đại diện trình bày , các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Cả lớp thống nhất ý đúng. 
+ HS quan sát hình vẽ minh họa trang 41 SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đố tìm thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông.
- đọc lại những phần đã học để chuẩn bị ôn tập.
Tiếng anh:
Gv chuyên
Toán
kiểm tra định kì
I.Mục tiêu: Kiểm tra hs về:
- Viết số thập phân; giá trị theo vị trí các chữ số trong STP; Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- So sánh số thập phân ; đổi đơn vị đo diện tích.
- Giẩi bài toán có liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”
II. Đề bài:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a. Số “ hai mươi mốt phẩy tám mươi sáu” viết là:
 A. 201,806 B. 21,806 C. 21,86 D. 201,86
b. Viết 7/10 dưới dạng STP ta được:
 A. 7,0 B. 70,0 C. 0,07 D. 0,7
c. Số lớn nhất trong các số 6,97 ; 7,99 ; 6,79 ; 7,9 là:
 A. 6,97 B. 7,99 C. 6,79 D. 7,9
d. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm trong “ 7 dm2 4 cm2 =  cm2” là :
 A. 74 B. 704 C. 6,79 D. 7400 
 2. Viết STP thích hợp vào chỗ chấm:
 9m 34 cm =  m 56 ha =  km2 
 3. Một khu rừng hình chữ nhật có chiều rộng dài 300 m và bằng 2/3 chiều dài. Tính diện tích của khu rừng đó?
 4. Mua 15 quyển sách Toán 5 hết 135 000 đồng. Hỏi mua 45 quyển sách Toán 5 hết bao nhiêu tiền?
III. Đáp án:
( 4 điểm) Mỗi lần khoanh vào chữ đứng trước câu trả lời đúng đựơc 1 điểm.
( 1 điểm) Làm đúng 1 phép tính được1 điểm.
(2 điểm) Viết đúng mỗi số vào chỗ chấm được 1 điểm. 
( 3 điểm) HS có thể giải bằng 2 cách.
Thứ Ba, ngày 02 tháng 11 năm 2010.
Luyện từ và câu
Ôn tập tiết 2
I- Mục tiêu: 
 - Tiếp tục kiểm tra đọc ( y/c về kĩ năng đọc như tiết 1)
 - Nghe và viết đúng chính tả bài :Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. Tốc độ khoảng 95 chữ 
 Trong 1 phút , không mắc quá 5 lỗi.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ1. Bài cũ:
 - HS nhắc lại cách viết dấu thanh trong tiếng có chứa yê âm cuối.
 - HS lên bảng ghi 3 tiếng có chứa ươ,uô,ua.GV nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
HĐ2. Kiểm tra tập đọc,HTL.
- GV gọi tiếp 1/5 HS khác lên kiểm tra, lấy điểm.
HĐ3: Hướng dẫn chính tả.
a. Tìm hiểu nội dung bài văn.
- GV đọc bài chính tả sẽ viết trong SGK.
- Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang có cơ man nào là sách?
- Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước,rừng?
b. H/D viết chính tả.
- y/c viết đúng các tiếng khó: ghềnh, cầm trịch, canh cánh, nỗi niềm, giận
- Tìm những từ phải viết hoa?
- GV đọc từng câu .
- GV đọc chậm từng câu . 
c. GV chấm một số bài.
 Nhận xét về bài viết.
III..Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Lưu ý những từ HS dễ viết sai.
- hs đọc bài .
- Vì sách làm bằng bột nứa , bột của gỗ rừng.
- Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
- HS viết nháp.
 những chữ đầu câuvà tên riêng: Đà, Hồng.
- HS nghe đọc viết bài vào vở.
- HS đổi chéo vở để soát lỗi
------------------------------------------
Luyện viết 
 Đất Cà Mau 
 I- Mục tiêu :
 - Giúp HS viết đúng kích thước , cỡ chữ , trình bày đúng đẹp đoạn: “Cà Mau đất xốp 
  thân cây đước”
 - Viết đúng các tiếng , từ khó :phập phều, rạn nứt, quây quần, 
 - Có ý thức trau dồi chữ viết , giữ gìn sách vở .
 II- Hoạt động dạy học :
 HĐ1: Giới thiệu bài viết.
 HĐ2: Hướng dẫn viết từ khó .
Gọi 1 HS đọc bài 1 lần. HS nêu các từ dễ viết sai, hay nhầm lẫn .
GV đọc những từ khó đó cho HS luyện viết vào giấy nháp ....
 HĐ3: HS viết bài .
GV đọc cho HS viết bài vào vở.
GV theo dõi , uốn nắn tư thế ngồi cho HS.
Viết xong cho HS đổi vở cho nhau để khảo bài .
 * GVchấm một số bài, nhận xét chữ viết.
 III.Củng cố , dặn dò .
Nhận xét chung giờ học.
Dặn HS về nhà luyện viết thêm .
 -------------------------------------------
Chính tả
Ôn tập tiết 3
I. Mục tiêu.
- Mức độ y/c về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đả học(BT2)
- HS K G: Nêu được cảm nghĩ về chi  ...  tiêu:
- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Kiến thức cần nhớ:
- HS nhắc khái niệm về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- HS tự lấy VD; đặt câu với những từ vừa lấy.
- GV và cả lớp nhận xét.
HĐ 2:HS làm bài tập trong VBT.
HĐ 3:Chữa bài.
Bài 1: Các từ cần điền: bưng, mời, xoa, làm.
Bài 2: Các từ trái nghĩa cần điền: no; chết; bại; đậu, đẹp.
Bài 3,4:- HS nêu câu mình đã đặt, đọc to trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
III-Củng ccó,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Trò chơi: Đặt câu nhanh, đúng,hay.
Đạo đức:
Bài 5:Tình bạn (tiết 2)
I- Mục tiêu:
-Tự nhận xét được những hành vi, việc làm của mình đối với bạn.
-Thực hiện được những hành vi, việc làm tốt dành cho bạn.
-Yêu quý, tôn trọng, đoàn két với bạn bè.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
- Vì sao chúng ta cần phải đối xử tốt với bạn bè ?
- Chúng ta cần cư xử như thế nào với bạn bè ?
- Em đã làm được những việc gì tốt với bạn bè của mình chưa ?
B- Bài mới:
HĐ 1: Bày tỏ thái độ:
HS thảo luận theo nhóm 4 để hoàn thành bài tập:
Hãy ghi vào...chữ Đ trước ý kiến đồng ý mà em cho là đúng, chữ K trước ý kiến mà em không đồng ý.
- Chỉ cư xử tốt với bạn khi bạn đã cư xử tốt với mình.
- Cần đối xử tốt với bạn bè mà không phân biệt nam-nữ.
- Người nghèo cũng có thể là bạn tốt của nhà giàu.
- Chỉ có bạn bè cùng lớp mới có tình bạn đẹp.
- Chỉ nhận sự giúp đỡ của bạn khi mình có khả năng giúp bạn.
- Cần đối xử tốt với bạn bè mà không phân biệt xa hay gần.
HĐ 2: Giúp bạn lớp mình
- Các nhóm HS thảo luận với nhau
+ Trong lớp mình bạn nào khó khăn cần được giúp đỡ (về học tập, sinh hoạt, cuộc sống...)
+ Các em có thể giúp những bạn đó như thế nào ?
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV kết luận.
HĐ 3: Báo cáo kết quả sưu tầm.
- GV tổ chức cho HS lần lượt báo cáo kết quả sưu tầm: ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, mẫu chuyện... về tình bạn
- Sau mỗi nội dung trình bày, ban có thể nêu câu hỏi ”Bạn hiểu câu tục ngữ, ca dao đó như thế nào ? ”
- GV tổng kết.
III-Củng cố,dặn dò:
- Thực hiện việc giúp đỡ bạn trong lớp gặp khó khăn.
- Các tổ lập danh sách những bạn trong lớp cùng ngày sinh để cả lớp chúc mừng.
_________________________
Toán
Tiết 49: Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân.
Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân.
Giải bài toán có nội dung hình học, bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ
 Đặt tính rồi tính:
 34, 76 + 57,19 19,4 + 120,41 0, 324 + 6, 54 123 + 43,67
2. Dạy học bài mới.
HĐ1 : Giới thiệu bài
HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập
- HS làm bài tập 1, 2 (a, c), 3 trong SGK
- HS khá, gỏi làm hết các BT trong SGK
HĐ3 : Chấm chữa bài
- Bài tập 1 HS rút ra được : Phép cộng số thập phân cũng có tính chất giao hoán như đối với số tự nhiên.
- Bài tập 2. Biết sử dụng tính chất giao hoán để thử lại.
- Bài tập 3. Củng cố cách tính số trung bình cộng.
III- Củng cố dặn dò: Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân
- GV tổng kết tiết học
 ____________________________
Buổi chiều: Luyện Toán
I- Mục tiêu: 
 Tiếp tục củng cố về : So sánh số thập phân. Cộng hai só TP. Một số bài toán có lời văn.
II- Hoạt động dạy học:
1- GV lần lượt ghi các bài tập lên bảng:
Bài 1: Tìm số tự nhiên x biết:
a) 22,94 < x < 23,01	b) 82,96 < x < 84,96
Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
 5,578	; 	8,56	;	8,375	; 	7,999	;	7,1
Bài 3: Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại
a) 8,52 + 3,6	b) 78,16 + 20,18	c) 0,07 + 0,09
 Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 1100m. Chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi cả thửa ruộng này thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc? Biết rằng trên thửa ruộng đó trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 60 kg thóc.
GV lần lượt hd hs làm các bài tập
HS làm vào vở.
Gọi một số hs lên bảng chữa bài..
GV cùng hs nhận xét.
4- Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung giờ học.
Tự học
Ôn luyện 
I- Mục tiêu :
Giúp hs tự học những môn các em còn yếu . Hoàn thành các bài tập , cũng cố
lại kiến thức những chỗ còn bị hỗng
II- Hoạt động tự học :
1- Học sinh tự học cá nhân.
 Giáo viên theo dõi cách học của từng học sinh , hớng dẫn cách học cho từng học sinh .
 Giáo viên kiểm tra kiến thức một số em ...
 2- Học theo nhóm .
 Trong nhóm tự nêu câu hỏi , phỏng vấn nhau 
3- Củng cố , dặn dò :
 Giáo viên nhận xét chung giờ học 
Luyện Tiếng Viêt:
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I- Mục tiêu: 
 - Tiếp tục giúp hs củng cố kỹ năng thuyết trình, tranh luận.
 - Biết cách mở rộng lý lẻ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
II- Hoạt động dạy học:
1- GV ghi đề bài lên bảng.
 Em và các bạn trong nhóm đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề: “ Đọc truyện có ích hay có hại”. Em hãy ghi lại cuộc tranh luận ấy và đưa ra kết luận của mình.
2- HS làm bài độc lập.
- Gọi một ssó hs trình bày
- Cả lớp cùng gv nhận xét
3- Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung giờ học.
Thứ Sáu, ngày 29 tháng 10 năm 2009
Thể dục
Bài 20: Chạy nhanh theo số
I. Mục tiêu:
 - Chơi trò chơi “ chạy nhanh theo số”. Yêu cầu nắm được cách chơi.
 - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
II. Đồ dùng dạy và học:
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
Địa điểm trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
III. Hoạt động dạy và học:
Phần mở đầu
GV phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
Khởi động tại chỗ.
Kiểm tra bài cũ: Tập 4 động tác đã học.
Phần cơ bản
Ôn 4 động tác thể dục đã học.
Chơi trò chơi “ Chạy nhanh theo số”
Phần kết thúc
Thực hiện các động tác thả lỏng toàn thân và các khớp.
GV đánh giá kết quả tiết học.
 _________________________
Tập làm văn
Bài luyện tập
Đề bài: Tả cảnh ngôi trường đã từng gắn bó với em.
I- Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả cảnh trường hoàn chỉnh.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài.
* Hướng dẫn HS xác định y/c của đề bài
- Em hãy cho bíêt đề bài thuộc kiểu nào ?
- Đối tượng em chọn tả là gì ?
- Nội dung trọng tâm của đề bài là gì ?
- Em tả cảnh đó nhằm mục đích gì ?
* Tìm ý, lập dàn ý.
HĐ 3: Hướng dẫn HS viết bài.
HĐ 4: Hướng dẫn HS đọc, sữa lỗi và hoàn chỉnh bài làm
- Bài văn đã giúp người đọc hình dung cảnh trường em tả chưa ?
- Bài văn đã có bố cục ba phần rõ ràng chưa ?
- Trình tự miêu tả từng phần đẫ hợp lí chưa ?
- Trong bài đã có những hình ảnh nhân hóa,so sánh chưa ?
IV-Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn chỉnh tiếp bài viết.
___________________________
Toán
Tiết 50 : Tổng của nhiều số thập phân
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
 + Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân.
 + Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng số thập phân.
 + Biết sử dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ
 - Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm
 a) 12, 34 + 12, 66 .. 12,66 + 12,34
 b) 56,07 + 0,09 .. 52,39 + 4,09
 c) 15,82 + 34,57 .. 21,78 + 23,98
B. Dạy học bài mới
HĐ1 : Giới thiệu bài
HĐ2 : Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân
a) Ví dụ 1: HS đọc bài toán, tóm tắt và nêu phép tính .
 27,5 +36,75 + 14,5
- HS tự làm bài theo những hiểu biết của bản thân các em.
- GV nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
- HS thực hiện phép tính trên.
b) Bài toán. HS nêu cách tính chu vi hình tam giác và thực hiện phép tính.
+ HS nhắc lại cách tính tổng của nhiều số thập phân.
HĐ3 : Luyện tập thực hành
- HS làm bài tập 1 (a, c), 2, 3 (a, c) trong vở .
- HS khá, giỏi làm hết các BT 
HĐ4 :Chấm chữa bài
- Lưu ý :
+ Bài tập 2. HS rút ra được phép cộng số thập phân cũng có tính chất giao hoán như phép cộng số tự nhiên.
 + Bài tập 3. Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính theo cách thuận tiện.
IV-Củng cố dặn dò:
GV tổng kết tiết học
 ________________________
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khỏe(tiết 1)
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Xác định được giai đoạn tuổi dậy thì ở con trai và con gái trên sơ đồ phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. Khắc sâu được đặc điểm tuổi dậy thì.
- Ôn tập các kiến thức về sự sinh sản ở người và thiên chức người phụ nữ.
- Viết được sơ đồ thể hiện cách phòng tránh các bệnh: Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy và học:
 Vở bài tập khoa học lớp 5.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ
 + Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông ?
 + Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào ?
2.Dạy học bài mới
 HĐ1: Ôn tập về con người
 + HS hoàn thành bài tập 1 trong vở bài tập
 Hãy vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì của con trai và con gái.
 + Bài tập 2,3: HS làm vào vở bài tập.
 + HS thảo luận để ôn lại các kiến thức bằng hệ thống câu hỏi sau:
 ? Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới ? Nữ giới ?
 ? Hãy nêu sự hình thành một cơ thể con người ?
 ? Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ ?
III- Củng cố dặn dò:
 Tiếp tục ôn ở nhà cách phòng tránh một số bệnh.
 ____________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Sinh hoạt:
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập : 
Đề ra kế hoạch tuần tới
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
Buổi chiều: Luyện viết :
Đất Cà Mau 
I- Mục tiêu : 
	- Giúp HS viết đúng kích thước, cỡ chữ, trình bày đúng đẹp. Viết đúng các tiếng, từ khó ...
	- Có ý thức trau dồi chữ viết, giữ gìn sách vở .
II- Hoạt động dạy học :
1. Hdẩn viết từ khó .
- Gọi 1 HS đọc bài 1 lần. HS nêu các từ khó .
- GV đọc những từ khó đó cho HS luyện viết vào giấy nháp ....
2. HS viết bài .
- GV đọc cho HS viết bài ...
- GV theo dõi , uốn nắn t thế ngồi cho HS
- Viết xong cho HS đổi vở cho nhau để khoả bài .
3. Củng cố , dặn dò .
Nhận xét chung giờ học.
Dặn HS về nhà luyện viết thêm .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 Tuan 10 Chuan.doc