Giáo án các môn khối 5 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2

TẬP ĐỌC

CHUỖI NGỌC LAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc diễn cảm bài văn biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật .

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

HS1: Đọc đoạn 1 bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

HS2: Đọc đoạn 2 bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi : Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc diễn cảm bài văn biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh minh họa trong SGK.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
HS1: đọc đoạn 1 bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
HS2: Đọc đoạn 2 bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi : Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài qua tranh.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm.
- GV chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến người anh yêu quý. Đoạn 2: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
 - HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: áp trán, kiếm, chuỗi, Nô-en, Gioan, Pi-e, rạng rỡ.
- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ở phần Chú giải.
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- 1HS đọc đoạn 1 - Cả lớp đọc thầm.
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
+ Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc đó không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
- 1HS đọc đoạn 2 - Cả lớp đọc thầm.
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
+ Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- 1 HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm, cho biết ý nghĩa của câu chuyện.
(HS trình bày ý kiến, bổ sung, GV kết luận, ghi bảng, HS nhắc lại).
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS luyện đọc theo nhóm 3 theo cách phân vai.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
 Nghe - viết: Chuỗi ngọc lam
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi 
- Tìm được tiếng thích hợp đẻ hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu bài tập 3, làm được bài tập 2a/b 
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển.- Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- GV đọc các từ cần viết cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: sương giá, xương xẩu, siêu nhân.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Viết chính tả
- GV đọc đoạn chính tả cần viết trong bài Chuỗi ngọc lam, HS theo dõi trong SGK.
? Theo em, đoạn chính tả nói gì?
- HS luyện viết các từ ngữ khó: lúi húi, Gioan, rạng rỡ.
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc cho HS khảo bài.
- GV chấm bài và nhận xét.
Hoạt động 3: Bài tập
- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 1: Viết những từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau:
- HS trao đổi theo nhóm 4, GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn khi làm bài.
- Mời 4 nhóm lên thi tiếp sức viết vào bảng học nhóm trên bảng lớp.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 2: Điền tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu tin sau:
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân.
- HS trình bày ý kiến.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên 
mà thương tìm được là một số thập phân
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết chia số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. 
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 3 HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
a.Ví dụ 1:
- Gv nêu bài toán - HS theo dõi.
+ Để biết cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta làm thế nào?
+ Theo em ta có thể chia tiếp được hay không? Làm thế nào để có thể chia tiếp số dư 3 cho 4?
- HS trình bày ý kiến - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
b. Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ: Đặt tính và tính 43 : 52 = ?
+ Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không? Vì sao?
+ Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi.
- HS thực hiện phép tính.
- HS trình bày kết quả - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
c. Quy tắc thực hiện phép chia
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS thảo luận và nêu cách thực hiện phép chia.
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
- GV kết luận như trong SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1(a): Đặt tính rồi tính:
- HS tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài. 
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
HSKG làm thêm bài 1b
Bài tập 2: Giải toán:
- HS đọc bài toán.Tóm tắt và nêu cách làm.
- HS tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài. 
- Nhận xét, chữa bài.
B1. Tính số vải may một bộ quần áo: 70 : 25 = 2,8 (m)
B2. Tính số vải cần để may 6 bộ quần áo: 2,8 x 6 = 16,8 (m)
Bài tập 3: HS khá-giỏi. Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân.
 - HS tự làm bài, trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
= 2 : 5 = 0,4 = 3 : 4 = 0,75 	= 18 : 4 = 4,5
3. Củng cố, dặn dò : (5 phút)
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về ôn bài và chuẩn bị bài mới.
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Toán
 Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 2HS nhắc lại cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. Sau đó yêu cầu cả lớp thực hiện: 882 : 36
- Gv nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Tính: HS nhắc lại cỏch tớnh giỏ trị của biểu thức.
- HS tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Bài tập 2: HS K – G. Tính rồi so sánh kết quả tính:
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS tự làm bài sau đó trình bày kết quả.
 - Nhận xét, chữa bài, rút ra kết luận: chuyển phép nhân một số thập phân với 0,4 thành phép tính nhân số đó với 10 rồi chia cho 25.GV giải thích vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia
- HS làm tương tự với phần b,c.
Bài tập 3: Giải toán:
- HS đọc bài toán.
- HS phân tích tóm tắt và tự làm bài, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu.
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. 
+ B1. Tính chiều rộng mảnh vườn: 24 : 5 x 2 = 9,6 (m)
+ B2. Tính chu vi mảnh vườn: (24 + 9,6 ) x 2 = 67,2 (m)
+ B3. Tính diện tích mảnh vườn: 24 x 9,6 = 230,4 (m2)
Bài 4: Giải toán:
- Một HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS nêu cách làm bài.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
B1. Tính mỗi giờ xe máy đi được: 93 : 3 = 31(km)
B2.: Tính mỗi giờ ô tô đi được: 103 : 2 = 51,5(km)
Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy: 51,5 – 31 = 20,5 (km)
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 GV nhận xét tiết học. Dặn về ôn bài và chuẩn bị bài mới.
lịch sử:
Thu đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến):
+ Âm mưu của pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
+ Quân pháp chia làm 3 mũi (nhảy dù, đường bộ và đường thủy) tiến công lên Việt Bắc 
+ Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng ..
Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta đánh chặn dữ dội 
- ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ kháng chiến. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- VBT LS.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
HS1: Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.
HS2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? Đọc một đoạn trong lời kêu gọi mà em thích nhất.
HS3: Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài bằng cách chỉ trên bản đồ một số địa danh thuộc Căn cứ địa Việt Bắc để vào bài.
Hoạt động 2: Âm mưu của địch và chủ trương của ta
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu cá nhân.
- HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố thực dân Pháp có âm mưu gì? (tấn công lên căn cứ Việt Bắc)
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì? (phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc)
- HS trình bày - HS nhận xét.
- Gv nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày một số sự kiện của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
Câu hỏi gợi ý:
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường?
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao?
- Đại diện các nhóm trình bày - HS nhận xét.
- Gv chuẩn kiến thức trên lược đồ.
Hoạt động 4: ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu cá nhân.
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh - thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp?
+ Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào?
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
+ Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân dân cả nước?
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức: Phá tan âm mưu đánh nhanh - thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân pháp. Bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não kháng chiến tại Việt Bắc.; cho thấy sức mạnh của s ... ạt: 
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể lại từng đoạn truyện, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. 
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện
 II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ phóng to.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- 2 HS kể lại câu chuyện mà em được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung bảo vệ môi trường đã kể ở tuần trước.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ.
Hoạt động 2: GV kể chuyện
- GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1.
- Gv kể lại lần 2 có sử dụng tranh.
Lưu ý: Vừa kể vừa ghi lên bảng tên nhân vật và ngày tháng đáng nhớ: Lu-i Pa-xtơ; Giô-dép; vắc-xin; ngày 6 - 7 -1885; ngày 7 - 7 - 1885
- HS theo dõi.
Hoạt động 3: HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể lại từng đoạn câu chuyện
+ HS dựa vào tranh minh hoạ kể từng đoạn theo nhóm 4.
+ Đại diện nhóm kể từng đoạn - HS nhận xét.
+ 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
 - HS kể xong, trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 ? Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc-xin cho Giô- dép?
 ? Câu chuyện muốn nói điều gì ?
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GV chốt lại: Ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
3. Củng cố, dặn dò : (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau
Tập đọc
 Hạt gạo làng ta
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh(trả lời được các câu hỏi trong SGK, học thuộc lòng 2-3 khổ thơ).
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
HS1: đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Cô bé mua chuỗi ngọc lam cho ai? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
HS2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (5 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1HS khá đọc bài thơ - Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: phù sa, trành, quyết, tiền tuyến
- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: Kinh Thầy, hào giao thông, trành 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2HS đọc toàn bộ bài thơ.
- GV đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc khổ thơ 1 - Cả lớp đọc thầm.
+ Hạt gạo được làm nên từ những gì?
- 1 HS đọc khổ thơ 2 - Cả lớp đọc thầm.
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
- HS đọc thầm các khổ thơ còn lại.
+ Em hiểu câu “Em vui em hát hạt vàng làng ta” như thế nào?
+ Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ?
- HS trình bày - HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm, cho biết ý nghĩa bài thơ? 
HS trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận, ghia bảng, HS nhắc lại.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc thuộc và diễn cảm bài thơ.
- GV nhận xét và khen HS đọc hay.
- Cả lớp hát bài Hạt gạo làng ta.
3. Củng cố, dặn dò : (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 01 tháng 12 năm 2011
.
Tập làm văn
Làm biên bản cuộc họp
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức nội dung của biên bản,
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III),biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2). 
KNS : Kĩ năng ra quyết định . Hiểu trừơng hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản.
II. Đồ dùng dạy học:
 bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình đã làm ở tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Nhận xét
 - Một HS đọc bài tập 1- toàn văn biên bản đại hội chi đội , cả lớp theo dõi trong SGK.
 - Một HS đọc yêu cầu bài tập 2
 + HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong bài tập 2
 + Một đại diện trình bày kết quả trao đổi trước lớp.
Chi đội lớp 4A ghi biên bản để làm gì?
Cách mở đầu biên bản có điểm gì giống , điểm gì khác cách mở đầu đơn?
Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách kết thúc đơn?
Nêu tóm tắt những điều cần ghi trong biên bản?
Hoạt động 3: Ghi nhớ
- 3 HS đọc ghi nhớ - HS theo dõi, nói lai nội dung cần nhớ..
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài tập 1 :
- Một HS đọc nội dung BT 1
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi :
? Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần ? Vì sao ?
- HS phát biểu ý kiến, Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Trường hợp cần ghi biên bản
Lí do
a. Đại hội chi đội
- Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
b. Bàn giao tài sản
- Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng. 
e. Xử lý vi phạm pháp luật về giao thông
g. Xử lí việc xây dựng nhà tría phép.
- Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
Trường hợp không cần ghi biên bản
Lí do
b. Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử
- Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hện ngay, không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng.
d. Đêm liên hoan văn nghệ
- Đây là một sinh hoạt vui, không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng.
Bài tập 2 : HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1.
VD : Biên bản Đại hội chi đội, Biên bản bàn giao tài sản, Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông, Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại
I. Yêu cầu cần đạt:
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập 1.
- Dựa vào ý hai khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta ,viết được đoạn văn theo yêu cầu bài tập 2.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
HS1: Danh từ có những đặc điểm gì? Cho ví dụ?
HS2: Danh từ chia làm mấy loại? Cho ví dụ ?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài tập 1: Ghi ác từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại dưới đây:
- 2 HS đọc nội dung bài tập.
- Một số HS nhắc lại kiến thức cần nhớ về động từ, tính từ, quan hệ từ, sau đó HS đọc định nghĩa trên bảng phụ.
- HS làm bái cá nhân, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
xa, vời vợi, lớn
qua, ở, với
Bài tập 2: Dựa vào ý của khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta, viết một đoạn văn ngắn
- Một HS đọc to yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi.
- 2HS đọc thành tiếng 2 khổ thơ đó.
- HS làm bái cá nhân, GV theo dõi chung.
- Một số HS trình bày bài làm trước lớp, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
 Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
HS Biết:
 - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- 2HS nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
- HS làm bài tập 1,2,3 trong SGK vào vở.
- HS kgá giỏi làm đầy đủ 4 bài.
Bài 1: Tính rồi so sánh kết quả tính:
- HS tự làm bài cá nhân, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu.
 GV gọi hai HS lên bảng và lần lượt thực hiện hai phép tính.
5 : 0,5 = 10
3 : 0,2 = 15
5 x 2 = 10
3 x 5 = 15
 - Cả lớp làm các trường hợp còn lại vào vở.
 - GV nhận xét và chữa từng bài trên bảng và rút ra quy tắc nhẩm khi chia cho 0,5; 0,2; 0,25 lần lượt ta nhân số đó với 2, 5, 4.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 2: Tìm X:
- HS nêu tên các thành phần chưa biết trong BT.
- HS tự làm bài (1HS làm trên bảng phụ).
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Giải toán:
- HS đọc đề toán, tóm tắt bài toán.
- Giải vào vở , gọi HS chửa bài GV nhận xét, chữa bài.
Có tất cả số chai dầu là: (21 + 15) : 0,75 = 48 (chai)
Bài 4: Giải toán:
- HS đọc bài toán, nêu cách giải.
- HS tự làm bài sau đó chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài mới.
Khoa học
Xi măng
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết một số tính chất của xi măng. 
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát nhận biết xi măng. 
II. Đồ dùng dạy học:
 Hình và thông tin trang 58, 59 SGK; VBT KH5
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
HS1: Hãy phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ?
HS2: Nêu công dụng của gạch, ngói?
HS3: Nêu tính chất của gạch, ngói?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2.2. Hoạt động 2: Thảo luận.
- GV cho HS thảo luận theo cặp:
+ Xi măng được dùng trong những việc gì?
+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GV kết luận: Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà. Một số nhà máy xi măng như: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên
2.3. Hoạt động 3: Thực hành xử lí thông tin
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, đọc thông tin và thảo luận hoàn thành BT1, 2 trong VBT KH5.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét.
- Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
- GV kết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 chuan KTKN giam tai va KNS.doc