Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Sơn Kim 2

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Sơn Kim 2

TẬP ĐỌC

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (trả lời đựoc câu hỏi 1,2,3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

HS1: Đọc bài Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?

HS2: Đọc bài Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?

- GV nhận xét.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Sơn Kim 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (trả lời đựoc câu hỏi 1,2,3).
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
HS1: Đọc bài Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
HS2: Đọc bài Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1HS khá đọc cả bài, cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến cho thêm gạo, củi.
Đoạn 2: Tiếp theo đến càng hối hận.
Đoạn 3: Còn lại
- HS luyện đọc từ khó đọc: Hải Thượng Lãn Ông, thuyền chài, nhà nghèo, khuya,
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ trong phần Chú giải.
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc đoạn 1 - Cả lớp đọc thầm.
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
- HS đọc thầm đoạn 2, cho biết:
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
- HS đọc thầm đoạn cuối, trả lời:
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
- HS đọc thầm hai câu thơ cuối.
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
- HS đọc thầm toàn bài, cho biết nội dung chính của bài.
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay, tiến bộ.
3. Cũng cố, dặn dò: (5 phút)
 - HS nhắc lại nội dung bài học.
 - GV nhận xét tiết học. Dổn về nhà.
Chính tả
Nghe- viết: Về ngôi nhà đang xây
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ: 
Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được bài tập(2) a/b; tìm được những từ thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3).
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS1: Làm lại bài tập 2a của tiết trước.
HS2: Làm bài tập 2b.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Viết chính tả
- 1HS đọc lại hai khổ thơ đầu của bài Về ngôi nhà đang xây.
- GV nhắc các em lưu ý về cách trình bày một bài thơ theo thể tự do.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả.
- GV chấm một số bài.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 1: Viết những từ ngữ chứa các tiếng cho trước.
- HS làm bài theo nhóm 4, câu a) và câu c), GV theo dõi, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn khi làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, GV hướng dẫn HS chữa bài.
Bài 2: Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống.
- HS làm bài cá nhân.
- Trình bày và nhận xét kết quả.
Thứ tự các tiếng cần điền : rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị
3. Củng cố, dặn dò : (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- 2 HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Gv nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
- HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tậpToán.
Bài 1: Tính (theo mẫu):
- HS tự làm theo mẫu, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- HS nêu kết quả từng bài, GV hướng dẫn HS chữa bài.
 a. 27,5% + 38% = 65,5% b. 30% - 16% = 14% 
 c. 14,2% x 4 = 56,8% d. 216% : 8 = 27% 
Bài 2: Giải toán có lời văn:
- 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán. GV giải thích cho HS 2 khái niệm mới: 
- Số phần trăm đã thực hiện được.
- Số phần trăm vượt mức so với kế hoạch đầu năm.
- Một số HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. (1 HS làm trên bảng phụ).
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. 
a. 18 : 20 = 0,9 = 90%. Tỉ số này cho biết : Coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch.
b. 23,5 : 20 = 1,175 = 17,5 %. Tỉ số này cho biết : Coi kế hoạch là 100% thì đã vượt 17,5 % kế hoạch.
Bài 3:Dành cho học sinh khá-giỏi. 
Cần chỉ cho HS rõ tiền vốn và tiền bán
 - Tiền vốn: tiền mua.
 - Tiền bán: tiền mua + tiền lãi.
 - HS làm bài vào vở, chấm chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò : (5 phút)
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài mới.
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm (Tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách tìm một số phần trăm của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
II. Hoạt động dạy học:
 A-Bài cũ: (5 phút)
- HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B-Bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm
a.Ví dụ: Hướng dẫn tính 52,5% của 800
- GV nêu bài toán trong SGK.
? Em hiểu câu “số học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh cả trường” như thế nào?
Cả trường có bao nhiêu học sinh?
- GV ghi bảng: 100% : 800 HS
 1% :  HS
 52,5% :  HS
+ Coi số HS toàn trường là 100% thì 1% là mấy HS?
+ 52,5 % số HS toàn trường là bao nhiêu HS?
+ Vậy trường đó có bao nhiêu HS nữ ?
- HS trình bày ý kiến - HS nhận xét- GV kết luận.
b. Bài toán về tìm một số phần trăm của một số
- GV nêu bài toán.
+ Em hiểu câu “Lãi suất tiết kiệm 0,5% một tháng” nghĩa là thế nào?
- HS làm bài và trình bày bài.
- HS nhận xét- GV kết luận.
+ Để tính 0,5% của 1 000 000 đồng chúng ta làm như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: HS đọc bài toán, tóm tắt vào vở.
- HS làm bài cá nhân, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài. 
 Tìm 75% của 32 học sinh (là số HS 10 tuổi): 32 : 100 x 75 =24 (HS)
 Tìm số HS 11 tuổi. 32 – 24 = 8 (HS)
Bài 2, Tiến hành tương tự (2HS làm trên bảng phụ).
 - Tìm 0,5% của 5 000 000 đồng (là số tiền lãi sau một tháng): 
 5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồng)
 - Tính tổng số tiền lãi và tiền gửi: 5 000 000 + 25 000 = 5 025 000 (đồng)
Học sinh khá - giỏi làm cả 3 bài. 
 - Tìm số vải may quần (tìm 40% của 345m)
 - Tìm số vải may áo.
3. Củng cố, dặn dò : (5 phút)
 - HS nhắc lại cách tìm một số phần trăm của một số.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà.
Lịch sử
Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh :
+ Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ hai của đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhăm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến .
+ Đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 -1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. 
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
HS1: Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
HS2: Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
HS3: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông 1950.
HS4: Cảm nghĩ của em về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
- HS quan sát hình 1 SGK và trả lời câu hỏi: Hình chụp cảnh gì?
- GV nêu tầm quan trọng của Đại hội.
- HS đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2 - 1951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần có các điều kiện gì?
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá - giáo dục thể hiện như thế nào?
+ Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
+ Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến?
+ Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống pháp nói lên điều gì?
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất
- GV tổ chức cho HS thảo luận tập thể:
+ Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức khi nào?
+ Đại hội nhằm mục đích gì?
+ Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn.
+ Kể về chiến công của một trong 7 tấm gương anh hùng trên.
- HS trình bày - HS nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển.
- Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
HS1: Tìm một số câu từ ngữ, thành ngữ nói về quan hệ gia đình, thầy cô, bè bạn.
HS2: Tìm các từ ngữ miêu tả mái tóc của con người.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
- HS đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- GV nhận xét và kết luận.
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,..
bất nhân, tàn ác, bạc ác, độc ác, tàn bạo, hung bạo,..
Trung thực
thành thực, thành thật, thật thà, chân thật, thẳng thắn,
dối trá, dan dối, gian manh, gian xảo, giả dối, lừa đảo,
Dũng cảm
anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ, dám nghĩ dám làm,
hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược,
Cần cù
chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo,
lười biếng, lười nhác,
Bài tập 2: Đọc bài Cô Chấm, nêu nhận xét.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận và hoàn thành bài tập 2 v ...  Giải toán có lời văn:
- 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán. Một số HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. 
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
Số gạo nếp bán được là: 120 x 35 : 100 = 42 (kg)
Bài 3: Tiến hành tương tự.
 Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 18 x 15 = 270 (m2)
 Diện tích để làm nhà là: 270 x 20 : 100 = 54 (m2)
Bài 4: HS KG nhẩm rồi nêu kết quả. HS khác nhận xét, chữa bài.
C- Củng cố, dặn dò : (5 phút)
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài mới.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- 2HS lần lượt kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mưới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề bài.
- GV ghi đề bài lên bảng - HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc gợi ý - Cả lớp đọc thầm.
+ Theo em, thế nào là gia đình hạnh phúc?
+ Em tìm ví dụ về hạnh phúc gia đình ở đâu?
+ Em kể những chuyện gì về gia đình đó?
- HS trình bày - HS nhận xét
- GV chốt lại.
Hoạt động 3: Kể chuyện
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện - HS nhận xét.
- GV và HS bầu chọn HS kể chuyện hay, nội dung chuyện hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Thầy cúng đi bệnh viện
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán những cách chữa bệnh bằng cáng bái, khuyên mọi người chữ bệnh phải đi bệnh viện.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
HS1: Đọc bài Thầy thuốc như mẹ hiền và trả lời câu hỏi sau: Hai mẩu chuyện Lãn Ông chữa bệnh nói lên lòng nhân ái của ông như thế nào?
HS2: Đọc bài và trả lời câu hỏi sau: Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1HS khá đọc cả bài, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1:
Đoạn 1: 3 câu đầu. Đoạn 3: Từ Thấy cha  bệnh không lui.
Đoạn 2: 3 câu tiếp. Đoạn 4: Còn lại
- HS luyện đọc từ khó đọc: đau quặn, quằn quại.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ trong phần Chú giải.
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc đoạn 1 - Cả lớp đọc thầm.
+ Cụ ún làm nghề gì?
- 1 HS đọc đoạn 2- Cả lớp đọc thầm.
+ Khi mắc bệnh cụ đã tự chữa cho mình bằng cách nào? Kết quả ra sao?
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Nhờ đâu cụ ún khỏi bệnh? Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
- HS đọc thầm toàn bài, nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm thi đọc .
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn
Kiểm tra viết
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (3 phút)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn chung. (5 phút)
- 1 HS đọc đề kiểm tra 
1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
2. Tả một người thân (ông, bà, ch, mẹ, anh, em,) của em.
3. Tả một bạn học của em.
4. Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sỹ, y tá, cô giáo, thấy giáo,) đang làm việc.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS chọn đề bài.
- GV hướng dẫn cách làm bài.
Hoạt động 3: HS làm bài. (30 phút)
- HS làm bài - GV theo dõi.
- GV thu bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. (2 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
- Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- 2 HS tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ nhân hậu, diễn cảm, trung thực, cần cù.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Tự kiểm tra vốn từ của mình.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận và hoàn thành bài tập 1 vào bảng học nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm mình trước lớp.
- HS nhận xét.
- Gv chuẩn kiến thức.
a. Các nhóm từ đồng nghĩa:
- đỏ, điều, son. – xanh, biếc, lục.
- trắng, bạch. – hồng, đào.
b. - Bảng màu đen gọi là bảng đen - Mèo màu đen gọi là mèo mun.
 - Mắt màu đen gọi là mắt huyền. - Chó màu đen gọi là chó mực.
 - Ngựa màu đen gọi là ngựa ô - Quần màu đen gọi là quần thâm
Bài tập 2: Đọc bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả, đặt câu theo yêu cầu.
- HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
- HS tìm hình ảnh so sánh , nhân hóa trong đoạn 2.
- Tìm câu văn có chứa cái mới, cái riêng.
Gv nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ :
+ Trong miêu tả người ta hay so sánh
+ So sánh thường kèm theo nhân hoá
+ Gọi 1 HS nhắc lại những câu văn có cái mới, cái riêng.
- HS tự làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
- GV nhận xét và khen những HS đặt câu có cái mới, cái riêng của mình.
Bài tập 3. 
- HS tự đặt câu.
- Nối tiếp nhau trình bày câu văn đã đặt.
- GV kết luận, cho HS làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Vận dụng để giải một số bài toándạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
II. Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5 phút)
- HS nêu cách tìm một số phần trăm của một số.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B-Bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm một số khi biết một số phần trăm của nó
a. Hướng dẫn tìm một số khi biết 52,5% của nó là 420
- GV đọc đề toán.
+ 52,5% số HS toàn trường là bao nhiêu em?
+ 1% số HS toàn trường là bao nhiêu em?
+ 100% số HS toàn trường là bao nhiêu em?
+ Như vậy, để tính số HS toàn trường khi biết 52,5% số HS toàn trường là 420 em ta đã làm như thế nào?
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
b. Bài toán về tỉ số phần trăm
- GV nêu bài toán - HS theo dõi.
+ Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì?
- HS làm bài và trình bày bài.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Giải toán có lời văn:
- 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán.
- Một số HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. (1 HS làm trên bảng phụ).
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
Số HS trường Vạn Thọ là: 552 : 90 x 100 = 600 (học sinh)
Bài 2:. Tiến hành tương tự.
Tổng số sản phẩm là: 732: 91,5 x 100 = 800 (sản phẩm)
Bài 3: (dành cho HS khá-giỏi) HS nhẩm rồi nêu kết quả. HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò : (5 phút)
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt: 
Biết làm ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm,
+ Tính tỉ số phần trăm của hai số.
+ Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
+ Tím một số khi biết một số phần trăm của số đó.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Hoạt động 2: Luyện tập
- HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập Toán.
Bài 1: Giải toán có lời văn:
Câu a) Cho HS tính vào vở nháp rồi trình bày kết quả.
Câu b) Dành cho HS khá - giỏ:- 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán.
- Một số HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. (1 HS làm trên bảng phụ).
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tiến hành tương tự. (2HS làm trên bảng phụ)
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
a) 97 x 30 : 100 = 29,1; hoặc 97 :100 x 30 = 29,1.
b) Bài giải: 
 Số tiền lãi là:
6000000 : 100 x 15 = 900000 (đồng).
 Đáp số: 900 000 đồng.
Bài 3(a): HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
Kết quả: Câu a) 240; 
 Câu b) dành cho HS khá - giỏi.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài mới.
Khoa học
Tơ sợi
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi. Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tợi .
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. 
KNS : Kĩ năng bình luận về cách làm và kết quả quan sát.
II.Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị các mẫu vải.
- GV chuẩn bị bát đựng nước, diêm.
- Phiếu học tập. Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
HS1: Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? Nó có tính chất gì?
HS2: Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.
2.2. Hoạt động 2: Nguồn gốc của một số loại sợi tơ
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS quan sát hình minh hoạ trang 66 SGK và cho biết những hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay. Những hình nào liên quan đến làm ra tơ tằm, sợi bông.
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
- GV kết luận: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. Tơ sợi được làm từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo.
2.3. Hoạt động 3: Tính chất của tơ sợi
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập. 
- Đại diện nhóm lên trình bày thí nghiệm.
- GV nhận xét và khen những nhóm làm thí nghiệm đúng và ghi chếp kết quả đầy đủ. (Tơ sợi tự nhiên khi cháy tạo thành tro; tơ sợi nhân tạo khi cháy thì vón cục lại).
- HS đọc thông tin trang 67 SGK.
3. Củng cố, dặn dò
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 CKTKN KNSgiam tai Tuan 16.doc