Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn

TẬP ĐỌC

 Tiết 31: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

- Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông.

- Giải nghĩa được các từ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông. danh lợi, bệnh đậu, vời,

- Nói được nội dung của bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

- Ngồi học đúng tư thế.

II/ Đồ dùng dạy học.

 - Tranh minh họa SGK, bảng phụ.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai, ngày 10 tháng 12 năm 2012
TẬP ĐỌC
 Tiết 31: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông.
- Giải nghĩa được các từ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông. danh lợi, bệnh đậu, vời, 
- Nói được nội dung của bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- Ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh họa SGK, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Kiểm tra bài cũ
 	- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Về ngôi nhà đang xây, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2/ Dạy – học bài mới
 Giới thiệu bài
	Dạy - học bài mới
a/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc.
	- HS chia đoạn: 3 đoạn.
	- 3 HS đọc nối tiếp đoạn 2- 3 lượt kết hợp luyện phát âm, giải nghĩa từ khó.
	- Luyện đọc theo cặp
	- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc: Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện tái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
* Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm bàn và TL các câu hỏi trong SGK.
+ Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào? (Giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.)
+ Tìm những chi tiết cho thấy lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho đứa con người thuyền chài. (Tự tìm đến thăm, ông tận tụy chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại bẩn, ngại khổ. Ông chữa khỏi bệnh cho cháu bé chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo củi.)
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người 
phụ nữ? (Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác song ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận.)
+Vì sao nói Lãn Ông là người không màng danh lợi? (Ông được mời vào cung để chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã từ chối.)
+ Em hiểu 2 câu thơ cuối bài như y thế nào?( Ông coi tiền bạc, danh tước trôi đi như nước còn tình nghĩa thì còn mãi.)
	+ Bài văn cho em biết điều gì? HS phát biểu, GV nêu ý chính của bài.
(Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.)
b/Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
	- Yêu cầu 3 HS nối tiếp đọc bài, lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
	- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
	- Luyện đọc theo cặp. 
	- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
	- Bình xét bạn có giọng đọc hay nhất. GV nhận xét và ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò:
	- Em học tập ở Hải Thượng Lãn Ông những đức tính gì? 
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
..........................................................................................
TOÁN
 Tiết 76: LUYỆN TẬP
I / Mục tiêu: Giúp HS
 - Luyện tập tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho học sinh.
 II/ Đồ dùng day- học
 - Bảng phụ để làm bài tập 3
 III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (76): Tính (theo mẫu)
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (76): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV Hướng dẫn HS và lưu ý: “Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm”
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (76):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
- Một em làm trên bảng phụ
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 a) 65,5% b) 14%
 c) 56,8% d) 27%
*Bài giải:
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
 18 : 20 = 0,9
 0,9 = 90%
b) Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là:
 23,5 : 20 = 1,175
 1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã thực hiện vượt mức kế hoạch là:
 117,5% - 100% = 17,5%
 Đ/ S: a) Đạt 90% 
 b) Thực hiện 117,5% ; Vượt 17,5%
*Bài giải:
a)Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
 52500 : 42000 = 1,25
 1,25 =125%
b)Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:
 125% - 100% = 25%
 Đáp số: a) 125% ; b) 25%
3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
.................................................................................
KHOA HỌC
 Tiết 31: CHẤT DẺO
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nói được một số đồ dùng làm bằng chất dẻo và đặc điểm của chúng.
- Nói được nguồn gốc và tính chất của chất dẻo.biết cách bảo quản đồ dùng được làm từ chất dẻo
- Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học.
	Hình minh họa SGK. Một số đồ dùng bằng chất dẻo.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
	- Kiểm tra bài cũ.
	HS 1: Tính chất và công dụng của cao su.
	HS 2: Cao su được sử dụng để làm gì? Cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
	- Giới thiệu bài
* HĐ1: đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa
	- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng quan sát tranh minh họa và một số các đồ dùng làm bằng nhựa mà các em chuẩn bị , dựa vào kinh nghiệm để tìm hiểu và nêu đặc điểm của chúng.
	- Gọi HS phát biểu ý kiến.( Mỗi HS nói về một hình.)VD: Hình 1: Đây là ống nhựa và máng luồn dây điện. Các đồ dùng này cứng, chịu được nén, không thấm nước, nhiều màu ắc, kích cỡ khác nhau.
	- Các đồ dùng bằng nhựa có điểm chung gì?( Có nhiều màu sắc hình dáng, có loại mềm, có loại cứng nhưng đều có chung một đặc điểm là không thấm nước, có tính cách nhiệt, cách điện tốt.)
* HĐ 2: Tính chất của chất dẻo.
	- Tổ chức cho HS trao đổi cặp, đọc SGK trả lời các câu hỏi:
	+ Chất dẻo được làm từ nguyên liệu nào?( dầu mỏ và than đá)
	+ Chất dẻo có tính chất gì? (Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính chất dẻo ở nhiệt độ cao.)
	+ Có mấy loại chất dẻo là những loại nào?( Có 2 loại chất dẻo là: Loại có thể tái chế, và loại không thể tái chế.)
	+ Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì?( Phải rửa sạch hoặc lau chùi sạch sẽ)
	+ Ngày nay chất dẻo được thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?( Các sản phẩm làm ra từ chất dẻo được dùng rộng rãi thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thủy tinh, kim loại, mây tre vì chúng vừa rẻ vừa tiện dụng và có nhiều màu sắc đẹp).
* HĐ 3: Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo.
	- Tổ chức cho HS chơi trò chơi kể tên các đồ dùng được làm từ chất dẻo.
	- Mỗi tổ được phát một tờ phiếu to và ghi tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo, tổ nào ghi được nhiều tổ đó thắng cuộc, GV tổng kết cuộc thi tuyên dương đội thắng cuộc.
*HĐ kết thúc:
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chất dẻo có tính chất gì?
	-Tại sao ngày nay các sản phẩm làm từ chất dẻo có thể thay thế những sản phẩm làm bằng vật liệu khác?
	- GV nhận xét tiết học dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
................................................................................
 Thứ ba ngày 11 Tháng 12 năm 2012
TOÁN
 Tiết 77: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TIẾP THEO)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết tìm một số phần trăm của một số.
- Vận dụng vào giải bài toán đơn giản có nội dung về tìm giá trị một số phần trăm của 1 số.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Bảng nhóm làm bài tập 2
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
*HD HS giải toán về tỉ số phần trăm.
- Giới thiệu cách tìm 52,5% của số 800.
- HD nêu các bước tìm .
- HD nêu quy tắc tìm 52,5% của số 800. 
*Giới thiệu bài toán có nội dung liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Ghi vắn tắt lên bảng nội dung ví dụ và hướng dẫn học sinh thực hiện.
* Luyện tập thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm bảng, nêu miệng.
- Lưu ý cách viết.
Bài 2: GV giới thiệu mẫu.
- Hướng dẫn làm nhóm.
- Gọi các nhóm chữa bảng.
Bài 3: Hướng dẫn làm vở theo bài toán mẫu.
-Chấm chữa bài.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* Đọc bài toán (sgk).
+ HS ghi tóm tắt các bước thực hiện .
+ Nêu lại cách tính: 
 800 : 100 x 52,5% = 420.
Hoặc: 800 x 52,5 : 100 = 420.
* Làm bảng ví dụ (sgk).
+ Chữa, nhận xét.
Đáp số: 5000 đồng.
* Đọc yêu cầu.
- Làm bảng, chữa (nêu bằng lời kết hợp với viết bảng).
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- Làm nhóm, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
Đáp số: 5 025 000 đồng.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
Bài giải:
Đáp số: 207 m.
........................................................................................
ÂM NHẠC
 Tiết 16: BÀI HÁT GIÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
( Soạn – giảng: GV chuyên)
CHÍNH TẢ ( N-V)
 Tiết 16: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn từ “Chiều đi học về cong nguyên màu vôi gạch” trong bài Về ngôi nhà đang xây.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt: r/ d; gi/v hoặc iêm/im; iêp/ ip.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II/ đồ dùng dạy học
	Bảng phụ để làm bài tập 3.
III/ các hoạt động dạy học
A/ Kiểm tra bài cũ
2 HS lên bảng viết các từ có âm đầu tr/ch hoặc có thanh hỏi/ ngã.
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn HS nghe- viết.
*Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- HS đọc to đoạn bài viết. Lớp theo dõi.
- Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho êm biết điều gì về đất nước ta?( đất nước ta đang trên đà phát triển.)
*HS tìm từ khó viết và dễ lẫn: Vễnây dở, giàn giáo,huơ huơ, sẫm biếc
	- GV đọc cho HS viết các từ khó vào nháp.
* HS viết bài: GV đọc cho HS viết chính tả.
* Soát lỗi và chấm 1/3 số bài của HS trong lớp
- GV nêu nhận xét bài viết của HS 
3/ Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1a: HS đọc yêu cầu bài tập, làm theo nhóm, một nhóm viết vào bảng phụ ròi gắn bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét kết luận:
Giá rẻ, đắt rẻ,rẻ quạt, rẻ sườn
Rây bột, mưa rây
Hạt dẻ, mảnh dẻ
Nhảy dây, chăng dây, dây thừng, dây phơi, dây giày
giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân
Giây bẩn, giây mực
1b/ 
Vàng tươi, vàng bạc
Ra vào, vào ra.
Vỗ về, vỗ vai, vỗ sóng.
Dễ dàng, dềnh dàng
Dồi dào
Dỗ dành.
1c/:
Chiêm bao, lúa chiêm, vụ chiêm
Thanh liêm, liêm khiết, liêm sỉ
Chim gáy
Tủ lim, gỗ lim, lòng lim dạ đá.
Rau diếp
Số kiếp, kiếp người
Dao díp, díp mắt.
kíp mổ, cần kíp.
* bầi tập 2:
	- Gọi HS đọc yêu cầu nôij dung bài tập.
	- HS dùng bút chì để viết từ còn thiếu vào vở bài tập. Một em là ... oàn trường là 420 HS. 
+1% số HS toàn trường làHS?
+100% số HS toàn trường làHS?
-GV: Hai bước trên có thể viết gộp thành:
 420 : 52,5 x 100 = 800
Hoặc 420 x 100 : 52,5 = 800
b) Quy tắc: Muốn tìm một số biết 52,5% của số đó là 420 ta làm như thế nào?
c) Bài toán:
-GV nêu ví dụ và hướng dẫn HS giải.
-Cho HS tự làm ra nháp.
-Mời 1 HS lên bảng làm. Chữa bài.
-HS thực hiện cách tính:
1% số HS toàn trường là:
 800 : 100 = 8 (HS)
Số HS nữ hay 52,5% số HS toàn trường là:
 8 x 52,5 = 420 (HS)
-HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp đọc quy tắc trong SGK.
*Bài giải:
Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là:
 1590 x 100 : 120 = 1325 (ô tô)
 Đáp số: 1325 ô tô.
	* Luyện tập:
*Bài tập 1 (78): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài.
*Bài tập 2 (78): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (78):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Bài giải:
Số HS trường Vạn Thịnh là:
 1590 x 100 : 92 = 600 (HS)
 Đáp số: 600 HS.
*Bài giải:
 Tổng số sản phẩm là:
 732 x 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm)
 Đáp số: 800 sản phẩm.
*Bài giải:
 Ta có: 10% = 1/10 25% = 1/4 
 Nhẩm:
5 x 10 = 50 (tấn)
5 x 4 = 20 (tấn)
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thứa học.
......................................................................................
 KỂ CHUYỆN
 Tiết 16: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
 HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	- Tìm và kể được một câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
	- Biết sắp xếp các tình tiết trong truyện theo một trình tự hợp lí.Hiểu ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể.Nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó
	- Lời kể tự nhiên, sáng tạo kết hợp với nét mặt cử chỉ, điệu bộ.
	- Biết nhận xét, đánh gía lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Ghi sẵn đề bài lên bảng, tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
 - Học sinh: Chuẩn bị chuyện để kể. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Kiểm tra bài cũ 
	- 2HS lên kể câu chuyện đã được nghe được đọc về những người đã gớp sức mình chống lại đói nghè, lạc hậu.GV nhận xét ghi điểm.
B/ Bài mới.
1/ Giới thiệu bài
2/ GV hớng dẫn HS kể
a/ Tìm hiểu đề bài
	- Gọi HS đọc đề bài, GV gạch chân những từ ngữ : một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
	- Phân tích đề bài:Đề bài yêu cầugì?( Kể một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
	- Gọi 2 HS đọc phần gợi ý SGK.
	- Gọi một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
	- VD: Gia đình tôi sống rất hạnh phúc, tôi sẽ kể về buổi sum họp gia đình tôi vào tối thứ bảy khi bố tôi đi công tác về,
b/ Kể chuyện trong nhóm
	-Kể trong nhóm 4. HS kể cho nhau nghe.
	- GV đi giúp đỡ những HS yếu theo gợi ý:
	+ Khi kể chuyện các em cần lưu ý: 
	- Lời nói việc làm của từng người trong buổi sum họp.Lời nói, việc làm của nhân vật thể hiện sự yêu thương , quan tâm đến nhau. 
	- Em làm gì trong buổi sum họp đó?Việc làm của em có ý nghĩa gì?Em có cảm nghĩ gì sau buổi sum họp đó?
	- Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
c/ Thi kể trớc lớp.
	- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp , trao đổi ý nghĩa truyện.( 5-7 em thi kể)
	- GV gợi ý để HS dưới lớp đặt câu hỏi lại bạn về ý nghĩa của câu chuyện, hành động của nhân vật trong chuyện mà bạn kể.
	- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.Bạn có câu hỏi hay nhất.
3/ Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau 
..................................................................................................
 Tiết 16: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I/ mục tiêu:
	Giúp HS :
- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn từ “Chiều đi học về cong nguyên màu vôi gạch” trong bài Về ngôi nhà đang xây.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt: r/ d; gi/v hoặc iêm/im; iêp/ ip.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II/ đồ dùng dạy học
	Bảng phụ để làm bài tập 3.
III/ các hoạt động dạy học
A/ Kiểm tra bài cũ
2 HS lên bảng viết các từ có âm đầu tr/ch hoặc có thanh hỏi/ ngã.
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn HS nghe- viết.
*Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- HS đọc to đoạn bài viết. Lớp theo dõi.
- Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho êm biết điều gì về đất nước ta?( đất nước ta đang trên đà phát triển.)
*HS tìm từ khó viết và dễ lẫn: Vễnây dở, giàn giáo,huơ huơ, sẫm biếc
	- GV đọc cho HS viết các từ khó vào nháp.
* HS viết bài: GV đọc cho HS viết chính tả.
* Soát lỗi và chấm 1/3 số bài của HS trong lớp
- GV nêu nhận xét bài viết của HS 
3/ Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1a: HS đọc yêu cầu bài tập, làm theo nhóm, một nhóm viết vào bảng phụ ròi gắn bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét kết luận:
Giá rẻ, đắt rẻ,rẻ quạt, rẻ sườn
Rây bột, mưa rây
Hạt dẻ, mảnh dẻ
Nhảy dây, chăng dây, dây thừng, dây phơi, dây giày
giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân
Giây bẩn, giây mực
1b/ 
Vàng tươi, vàng bạc
Ra vào, vào ra.
Vỗ về, vỗ vai, vỗ sóng.
Dễ dàng, dềnh dàng
Dồi dào
Dỗ dành.
1c/:
Chiêm bao, lúa chiêm, vụ chiêm
Thanh liêm, liêm khiết, liêm sỉ
Chim gáy
Tủ lim, gỗ lim, lòng lim dạ đá.
Rau diếp
Số kiếp, kiếp người
Dao díp, díp mắt.
kíp mổ, cần kíp.
* bầi tập 2:
	- Gọi HS đọc yêu cầu nôij dung bài tập.
	- HS dùng bút chì để viết từ còn thiếu vào vở bài tập. Một em làm trên bảng lớp.
	-Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn.
	-GV nhận xét kết luận:Thứ tự các từ cần điền là: rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
- Gọi 1 HS đọc lại bài tập sau khi đã chữa bài.
	- Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?( anh thợ vẽ truyền thần quá xấu khiến bố mẹ vợ không nhận ra, anh lại tưởng bố mẹ quên mặt con).
3/ Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học , dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
LỊCH SỬ
 Tiết 16: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM 
 SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI 
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS nêu được:
	- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương.
	- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.
	-Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học
	- Các hình minh họa SGK, phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học
* Hoạt động khởi động.
	HS 1: Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950?
	HS2: Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
	HS 3: Nêu cảm nghĩ của em về gương chiến đấu của anh La Văn Cầu.
	- Giới thiệu bài mới.
* HĐ1: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2-1951)
	- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 1SGK và hỏi: Hình chụp cảnh gì?Sau đó GV nêu tầm quan trọng của Đại hội.
	-GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu nhiện vụ cơ bản của Đại hội mà Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng( 2-1951) đã đề ra cho cách mạng.Để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì? ( Phát triển tinh thần yê nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.)
* HĐ2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năn sau chiến dịch biên giới.
	- HS trao đổi làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và tìm hiểu các vấn đề sau:
	+ Sự lớn mạnh của hậu phương những nănm ssau chiến dịch Biên giới trên các mặtKinh tế, văn hóa, giáo dục thể hiện như thế nào?( Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm, các trường đại học tích cực đào tạo cán bộ cho khánh chiến,xây dựng các xưởng công binh chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến )
	+ Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển lớn mạnh như vậy?(Vì đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.Vì nhân dân có tinh thần yêu nước cao.)
	+ Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào dến tiền tuyến?( Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người sức của có sức mạnh chiến đấu cao.)
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV nhận xét kết luận:
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa 2,3và nêu nội dung của từng hình.
Tiền tuyến được chi viện đầy đủ vững vàng chiến đấu.
Hậu phương lớn mạnh:Sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm.đào tạo dược nhiều cán bộ
Đảng phát động thi đua yêu nước, nhân dân tích cực thi đua.
- GV hỏi: Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong khánh chiến chống Pháp nói lên điều gì?( Tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến.Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để bảo đảm cung cấp cho tiền tuyến.)Lập Sơ đồ minh họa:
THẮNG LỢI
*HĐ3:Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
	- Cả lớp cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau:
	+ Đại hội Chiến sĩ thi đau và các cán bộ gương mẫu được tổ chức khi nào?( ngày 1-5-1952)
	+ Đại hội nhằm mục đích gì?( Tổng kết biẻu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.)
	+ Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn.( Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh) 
	+ Kể về chiến công của một trong 7 anh hùng nêu trên.
* Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
1/ Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bài tập 1: 
a/ tìm các từ láy, từ ghép trong các từ sau:
	Tươi tắn, buôn bán, mặt mũi, nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, mong mỏi, mập mạp, đi đứng.
b/ gạch dưới động từ in đậm trong các cặp câu dưới đây:
	- Lan đang suy nghĩ.
	- Những suy nghĩ của Lan rất sâu sắc.
	- Trang ước mơ trở thành một ngôi sao ca nhạc.
	- Những ước mơ của Trang thật viển vông.
	- HS tự làm bài vào vở, một em lên bảng làm bài.
	- Lớp cùng GV nhận xét chữa bài.
Đáp án: a/ Từ ghép:buôn bán, mặt mũi, nhỏ nhẹ, đi đứng, tươi tốt. Cò lại là từ láy.
	 b/ + Lan đang suy nghĩ ( ĐT). Trang ước mơ trở thành ngôi sao ca nhạc.(ĐT)
 * Bài tập 2: Đánh dấu (x) trước câu có dùng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân- kết quả.
a/ Tuy Hà không được khỏe nhưng Hà Vẫn đi học.
b/ Chẳng những Lãn Ông không láy tiền mà còn cho thêm gạo củi.
c/	 Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.
d/	 Nhờ cả tổ giúp đỡ tận tinhg nên Thảo Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
	- HS trao đổi cặp, đại diện phát biểu ý kiến, lớp cùng GV nhận xét Kết luận:
	* Đáp án: c-d.
 * Bài tập 3:Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ đồng ngiã in đậm sau:
a- Bông hoa huệ trắng muốt. (Trắng mịn màng, trông rất đẹp.)
b- Hạt gạo trắng ngần.( Trắng và bóng, vẻ tinh khiết sạch sẽ)
c/- Đàn cò trắng phau.(Trắng đẹp và tự nhiên, không có vết bẩn) 
d- Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.( Trắng đều trên diện rộng)
	- HS nối tiếp phát biểu ý kiến. GV nhận xét kết luận:
* Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học dặn HS về nhà sử dụng một số từ ngữ để đặt câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 116.doc