Giáo án các môn khối 5 - Tuần 18 - Dương Quốc Huy

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 18 - Dương Quốc Huy

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 110 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu bài tập 2

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của bài tập 3

* HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nhệ thuật được sử dụng trong bài.

- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2) ; biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3)

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 18 - Dương Quốc Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG Tuần 18
THỨ
MÔN
PPCT
TÊN BÀI DẠY
Đ D D H
HAI
21/12/09
TẬP ĐỌC 
TOÁN
LỊCH SỬ
ĐẠO ĐỨC
35
86
18
18
Ôn tập tiết 1
Diện tích hình tam giác
Kiểm tra cuối học kì 1
Thực hành cuối học kì 1
Phếu
Phiếu
Giấy KT
Phiếu
BA
22/12/09
LT-CÂU
TOÁN
KHOA HỌC
KỂ CHUYỆN
THỂ DỤC
35
87
35
18
35
Ôn tập tiết 3
Luyện tập
Sự chuyển thể của chất
 Kiểm tra định kỳ (đọc)
Đi vòng phải ,vòng trái ,đổi chân khi đi đều sai nhịp.Trò chơi”Chạy tiếp sức vòng tròn”
Phiếu
Phiếu
Phiếu
Giấy KT
Còi
TƯ
23/12/09
MĨ THUẬT
TẬP ĐỌC
TOÁN
TL-VĂN
ĐỊA LÍ
18
35
88
18
18
Vẽ trang trí : Trang trí hình chữ nhật
Ôn tập tiết 2
Luyện tập chung
Ôn tập tiết 5
Kiểm tra cuối học kì 1
Mẫu vẽ
Phiếu
Phiếu
Phiếu
Giấy KT
NĂM
24/12/09
ÂM NHẠC
CHÍNH TẢ
TOÁN
LT-CÂU
THỂ DỤC
18
18
89
36
36
Tập biểu diễn hai bài hát:Những bông hoaước mơ. Tập đọc nhạc”Số 4”
Ôn tập tiết 4
Kiểm tra định kì
Ôn tập tiết 6
Sơ kết học kì 1
Phách 
Phiếu
Giấy KT
Phiếu
Còi 
SÁU
25/12/09
KHOA HỌC
TL-VĂN
TOÁN
KĨ THUẬT
SINH HOẠT
36
36
90
18
18
Hỗn hợp
Kiểm tra định kỳ (viết)
Hình thang
Thức ăn nuôi gà
Sinh hoạt lớp
Phiếu
Giấy KT
Phiếu
Tranh 
Ngày soạn:19/12/2009
Ngày dạy:21/12/2009 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tiết :1 TẬP ĐỌC	PPCT:35
 ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 110 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu bài tập 2
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của bài tập 3
* HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nhệ thuật được sử dụng trong bài.
- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2) ; biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3)
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập tiết 1.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Giáo viên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Giữ lấy màu xanh”.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu lập bảng thống kê.
Giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm.
-Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về nhân vật Mai (truyện “Vườn chim” của Vũ Lê Mai). 
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về nhân vật Mai.
-Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc bài văn.
Học sinh tự đọc câu hỏi – Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ khác nhau.
Hoạt động nhóm, lớp.
-1 học sinh đọc yêu cầu.
® Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc theo nhóm – Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
-Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài.
Học sinh trình bày.
Dự kiến: Mai rất yêu, rất tự hào về đàn chim và vườn chim. Bạn ghét những kẻ muốn hại đàn chim . Chi tiết minh họa:
+ Mai khoe tổ chim bạn làm.
+ Khiếp hãi khi thấy chú Tâm định bắn chim, Mai đã phản ứng rất nhanh: xua tay và hô to cho đàn chim bay đi, rồi quay ngoắt không thèm nhìn chú Tâm.
® Cả lớp nhận xét.
-Học sinh đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét.
Tiết :2 TOÁN	PPCT:86	
 DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC 
I. Mục tiêu:
	- Biết tính diện tích hình tam giác . Bài tập cần làm : Bài 1
	-Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	2 hình tam giác bằng nhau.
+ HS: 2 hình tam giác, kéo.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hình tam giác.
Học sinh sửa bài nhà .
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Diện tích hình tam giác.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình tam giác.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình tam giác.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt hình.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép hình.
Giáo viên so sánh đối chiếu các yếu tố hình học.
Yêu cầu học sinh nhận xét.
Giáo viên chốt lại: 
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết vận dụng cách tính diện tích hình tam giác.
	* Bài 1
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích tam giác.
	* Bài 2 ( HS khá giỏi)
-Giáo viên lưu ý học sinh bài a) 
+	Đổi đơn vị đo để độ dài đáy và chiều cao có cùng một đơn vị đo
+ Sau đó tính diện tích hình tam giác 
	v	Hoạt động 3: Củng cố.
Học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài nhà: bài1
Chuẩn bị: “Luyện tập”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh thực hành cắt hình tam giác – cắt theo đường cao ® tam giác 1 và 2.
 A
 C H B
Học sinh ghép hình 1 và 2 vào hình tam giác còn lại ® EDCB
Vẽ đường cao AH.
Đáy BC bằng chiều dài hình chữ nhật EDCB
Chiều cao CD bằng chiều rộng hình chữ nhật.
® diện tích hình tam giác như thế nào so với diện tích hình chữ nhật (gấp đôi) hoặc diện tích hình chữ nhật bằng tổng diện tích ba hình tam giác.
+ SABC = Tổng S 3 hình (1 và 2)
+ SABC = Tổng S 2 hình tam giác 	 (1và 2)
Vậy Shcn = BC ´ BE
Vậy	 vì Shcn gấp đôi Stg
Hoặc
	 BC là đáy; AH là cao
Nêu quy tắc tính Stg – Nêu công thức.
Hoạt động cá nhân, lớp.
a, 8x6:2=24(cm2)
b, 2,3x1,2:2=1,38(dm2)
a,5m=50dm
 50x24:2=600(dm2)
b, 42,5x5,2:2=110,5(m2)
 Hoạt động cá nhân.
-3 học sinh nhắc lại.
TIẾT:3 LỊCH SỬ PPCT:18
 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TIẾT:4. ĐẠO ĐỨC: 	PPCT:18	
 THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ 1
I. Mục tiêu: 
- HS được củng cố để nhớ lại kiến thức đạo đức đã học từ bài 1 đến bài 8
 -Nhớ lại những kĩ năng thực hành thông qua các bài tập trắc nghiệm và xử lí tình huống cho sẵn 	
 xử lí các tình huống chính xác,sắm vai tự nhiên,thể hiện được các hành vi đạo đức trong bài tập cho sẵn để từ đó áp dụng vào cuộc sống.	
- Thể hiện đúng mực các hành vi đạo đức đã học trong cuộc sống	
Nhận xét5,4,3,2,1 ..
II. Chuẩn bị: 
HS: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN
GV: Băng hình về Tổ quốc VN
 Băng cassette bài hát “Việt Nam quê hương tôi”
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Em đã thực hiện việc hợp tác với mọi người ở trường, ở nhà như thế nào? Kết quả ra sao?.
Nhận xét, ghi điểm
3. Giới thiệu: Việt Nam-Tổ quốc em
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Phân tích thông tin trang 28/ SGK.
Học sinh đọc các thông tin trong SGK 
Treo 1 số tranh ảnh về cầu Mỹ Thuận, thành phố Huế, phố cổ Hội An, Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long.
Các em có nhận ra các hình ảnh có trong thông tin vừa đọc không?
Ai có thể giới thiệu cho các bạn rõ hơn về các hình ảnh này?
Nhận xét, giới thiệu thêm.
Nêu yêu cầu cho học sinh® khuyến khích học sinh nêu những hiểu biết của các em về đất nước mình, kể cả những khó khăn của đất nước hiện nay.
• Gợi ý:
+ Nước ta còn có những khó khăn gì?
Em có suy nghĩ gì về những khó khăn của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết những khó khăn đó?
® Kết luận:
Tổ quốc chúng ta là VN, chúng ta rất yêu quí và tực hào về Tổ quôc mình, tự hào mình là người VN.
Đất nước ta còn nghèo, vì vậy chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
® Tóm tắt:
Quốc kì VN là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, là danh nhân văn hóa thế giới.
Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
· Ở hoạt động này có thể tổ chức cho học sinh học nhóm để lựa chọn các tranh ảnh về đất nước VN và dán quanh hình Tổ quôc, sau đó nhóm sẽ lên giới thiệu về các tranh ảnh đó.
v	Hoạt động 3: Học sinh thảo luận nhóm bài tập 2.
Nêu yêu cầu cho học sinh.
® Kết luận:
Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn đọc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó, ngày 2/ 9 được lấy làm ngày Quốc Khánh của nước ta.
 7/5/1954 Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
30/4/1975 Ngày giải phóng Miền Nam.
Quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Ải Chi Lăng: thuộc Lạng Sơn, nơi Lê Lợi đánh tan quân Minh.
Sông Bạch Đằng: gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông_Nguyên
Là người VN, chúng ta cần biết các mốc thời gian và địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Hoạt động 4: Củng cố.
Ng ...  chất rắn không tan,
v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 75 SGK. (1 trong 3 bài).
* Bài 1: 
Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
 Chuẩn bị:
Cách tiến hành:
* Bài 2:
 Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
Chuẩn bị:
Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm.
Cách tiến hành:
* Bài 3:
Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn .
 Chuẩn bị:
- Cách tiến hành:
v Hoạt động 4: Củng cố.
Đọc lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Dung dịch”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào?
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
 Hoạt động nhóm , cá nhân, lớp.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Không khí là hỗn hợp.
-(đường lẫn cát, muối lẫn cát, gạo lẫn trấu)
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
- Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước 
- Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá.
Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới .
TIẾT:2 TẬP LÀM VĂN PPCT:36
 ÔN TẬP : TIẾT:8
 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
 -------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết:3 TOÁN PPCT:90
HÌNH THANG 
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hình thang
- nhận biết được một số đặc điểm của hình thang với các hình đã học
- Nhận biết được hình thang vuông.
* Bài tập cần làm : 1,2,4
- Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ vẽ cn, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
+ HS: 2 tờ giấy thủ công, kéo.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét bài kiểm tra.
Học sinh làm lại một vài bài dễ làm sai.
3. Giới thiệu bài mới: Hình thang.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành biểu tượng về hình thang.
-Giáo viên vẽ hình thang ABCD.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
Giáo viên đặt câu hỏi.
+ Hình thang có những cạnh nào?
+ Hai cạnh nào song song?
- Giáo viên chốt.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt hình thang với một số hình đã học, rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang.
 * Bài 1:
Giáo viên chữa bài – kết luận.
	*Bài 2:
Giáo viên chốt: Hình thang có 2 cạnh đối diện song song.
	*Bài 3 (HS khá giỏi)
Giáo viên theo dõi thao tác vẽ hình chú ý chỉnh sửa sai sót.
* Bài 4:
Giới thiệu hình thang.
 v	Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu lại đặc điểm của hình thang.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài tập: 3, 4/ 100.
Chuẩn bị: “Diện tích hình thang”.
Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
Nhận xét tiết học 
Hát 
 Hoạt động cá nhân, lớp.
-Học sinh quan sát hình vẽ trong SGK sau đó dùng kéo cắt hình tam giác.
Học sinh quan sát cách vẽ.
Học sinh lắp ghép với mô hình hình thang.
Vẽ biểu diễn hình thang.
Lần lượt từng nhóm lên vẽ và nêu đặc điểm hình thang.
Các nhóm khác nhận xét.
Lần lượt học sinh lên bảng chỉ vào hình và trình bày.
Hoạt động lớp, nhóm đô
Học sinh đọc đề.
Học sinh đổi vở để kiểm tra chéo.
Học sinh làm bài, cả lớp nhận xét.
Học sinh nêu kết quả.
Học sinh vẽ hình thang.
Học sinh nhận xét đặc điểm của hình thang vuông.
1 cạnh bên vuông góc với hai cạnh đáy.
Có 2 góc vuông, Chiều cao hình thang vuông là cạnh bên vuông góc với hai đáy.
Đọc ghi nhớ.
Thực hành ghép hình trên các mẫu vật bằng bìa cứng.
 Hoạt động cá nhân.
-Học sinh nhắc lại đặc điểm của hình thang.
Thi đua vẽ hình thang trong 4 phút. (học sinh nào vẽ nhiều nhất. Vẽ hình thang theo nhiều hướng khác nhau).
BÀI 6. KHÔNG CHẠY TRÊN ĐƯỜNG KHI TRỜI MƯA
I. MỤC TIÊU: 
 Giúp học sinh nhận thức được sự nguy hiểm khi chạy trên đường lúc trời mưa.
Giúp học sinh có ý thức không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là nơi có nhiều xe qua lại.
II. CHUẨN BỊ.
GV:Đĩa “ Pokémon cùng em học ATGT” , đầu VCD, TV
HS : cuốn truyện tranh Pokémon (bài 6)
2 câu hỏi tình huống để thực hành trong bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học. 
Bước 1 : GV kể 1 câu chuyện có nội dung tương tự như bài 6 sách “Pokémon cùng em học ATGT” sau đó dặt câu hỏi :
+Hành động chạy tắm mưa trên đường khi có xe cộ qua lại của bạn trong câu chuyện thầy vừa kể là sai hay đúng? Vì sao?
Bước 2 : Học sinh phát biểu
Bước 3 : GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu bài mới
 Không chạy trên đường khi trời mưa 
TIẾT:5 KĨ THUẬT PPCT:18
 THỨC ĂN NUÔI GÀ 
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn 	thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
Nhận xét 5: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn chủ yếu để nuôi gà .
	- Một số mẫu thức ăn nuôi gà .
	- Phiếu học tập .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Chọn gà để nuôi .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thức ăn nuôi gà .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm tác dụng của thức ăn nuôi gà .
- Hướng dẫn HS đọc mục 1 , đặt câu hỏi : Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại , sinh trưởng , phát triển ?
- Gợi ý HS nhớ lại kiến thức đã học ở môn Khoa học để nêu được các yêu tố : nước , không khí , ánh sáng , các chất dinh dưỡng .
- Hỏi tiếp : Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu ?
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà .
- Giải thích , minh họa tác dụng của thức ăn theo SGK . Kết luận : Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì , phát triển cơ thể gà . Khi nuôi gà , cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục 1 SGK 
- Từ nhiều loại thức ăn khác nhau .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm được các loại thức ăn nuôi gà .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà . Gợi ý HS nhớ lại những thức ăn thường dùng cho gà ăn trong thực tế , kết hợp quan sát hình 1 để trả lời câu hỏi .
- Ghi tên các thức ăn của gà do HS nêu ở bảng theo nhóm .
Hoạt động lớp .
- Một số em trả lời câu hỏi .
- Nhắc lại tên các loại thức ăn nuôi gà .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm được tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà .
- Hỏi : Thức ăn của gà được chia làm mấy loại ? Hãy kể tên các loại thức ăn 
- Nhận xét , tóm tắt , bổ sung các ý trả lời của HS : Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn , người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm : 
+ Nhóm cung cấp bột đường .
+ Nhóm cung cấp đạm .
+ Nhóm cung cấp khoáng .
+ Nhóm cung cấp vi-ta-min .
Trong các nhóm trên , nhóm cung cấp bột đường cần cho ăn thường xuyên và nhiều vì là thức ăn chính . Các nhóm khác cũng phải thường xuyên cung cấp đủ cho gà .
- Giơí thiệu mẫu phiếu học tập , hướng dẫn nội dung thảo luận , điền vào phiếu .
- Chia nhóm , phân công nhiệm vụ , vị trí thảo luận , quy định thời gian là 15 phút .
- Tóm tắt , giải thích , minh họa tác dụng , cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc mục 2 SGK .
- Một số em trả lời .
 Thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
 4. Củng cố : (3’) 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS học thuộc ghi nhớ .
 SINH HOẠT LỚP
 I.Mục tiêu:
 -Tổng kết,đánh giá hoạt động trong tuần
 -Nêu ưu điểm và những tồn tại
 -Kế hoạch tuần 19
II.Các tổ thảo luận:
 -Nề nếp
 -Chuyên cần
 -Học tập 
 -Lao động vệ sinh
 -Điểm 10 trong tuần
III.Đánh giá tuần qua :
	- Đi học đúng giờ, lớp học sạch sẽ
	- Tham gia các phong trào đội tốt , tích cực
	- Sinh hoạt đội đầy đủ, đều
 -Lao động vệ sinh tốt
 -Vừa thi vừa học hết chương trình HK 1
 -Một số em điểm thi còn thấp
IV.Kế hoạch :
 -Sơ kết học kì 1
	- Tiếp tục học văn hoá của HK2
	-Học bài và làm bài đầy đủ hơn
 -Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
	-Sách ,vở bao lại sạch sẽ 
	-Rèn thêm chữ viết 
 -Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi
 -Phụ đạo HS yếu 
 - Văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân.
	 KÍ DUYỆT
 KHỐI
 CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 t18(1).doc