Giáo án các môn khối 5 - Tuần 19

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 19

I- Mục tiêu

1. Biết đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các daus chấm, các cụm từ, nhấn giọng giữa các từ ngữ chỉ tính cách, tâm trạng của từng nhân vật

- Đọc phân biệt lời các nhân vật. (anh thành, anh lê), lời tác giả.

- Đọc diễn cảm toàn bài: đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. đọc phân vai theo đoạn kịch

2. Hiểu các từ khó trong bài: Anh Thành, phắc- tuya, trường Sa- xơ- lu Lô- ba.

- Hiểu nội dung bài : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Tất Thành.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
 Thứ 2 ngày 04 tháng 1 năm 2010
Tập đọc:	Người Công Dân Số Một
I- Mục tiêu
1. Biết đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các daus chấm, các cụm từ, nhấn giọng giữa các từ ngữ chỉ tính cách, tâm trạng của từng nhân vật 
- Đọc phân biệt lời các nhân vật. (anh thành, anh lê), lời tác giả.
- Đọc diễn cảm toàn bài: đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. đọc phân vai theo đoạn kịch
2. Hiểu các từ khó trong bài: Anh Thành, phắc- tuya, trường Sa- xơ- lu Lô- ba...
- Hiểu nội dung bài : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Tất Thành.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ (sgk).
- ảnh chụp Bến Nhà Rồng.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài : (dùng tranh)
Hai người thanh niên trong tranh minh hoạ là ai? Một trong số họ là người công dân số Một? Tại sao anh thanh niên lại được gọi là như vậy? Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc hôm nay để biết điều đó.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Y/c HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cxảnh trí.
HD đọc theo từng đoạn.
? Tìm trong bài những từ ngữ khó đọc.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
? Y/c HS đọc 1 số từ cần giải nghĩa.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn 1 số câu khó đọc, ngắt, nghỉ.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
b) Tìm hiểubài
HS đọc thầm toàn bài, trả lời.
? Anh Lê giúp Anh Thành việc gì?
? Anh Lê giúp Anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào?
? Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào?
? Theo em vì sao anh Thành lại nói như vậy?
? Những câu nói nào của Anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước ?
? Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành?
? Câu chuyện giữa Anh Thành và Anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
? Theo em, tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn nhập với nhau.
GV: Sở dĩ câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau vì mỗi ngfười theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê quan tâm tới công ăn việc làm cho anh Thành ở Sài Gòn nên rất sốt sắng, hồ hởi, còn anh Thành thì lại nghĩ đến những vấn đề xa xôi, trừu tượng hơn, anh nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân. Điều đó thể hiện ở thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê thông báo kết quả tìm việc, vào những câu nói, câu trả lời đầy vẻ suy tư, ngẫm nghĩ của anh.
? Phần một của đoạn kịch cho em biết điều gì?
? Nêu nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm
? Chúng ta nên đọc vở kịch với giọng như thế nào cho phù hợp?
- GV đọc mẫu.
- Luyện đọc thành thạo.
- Thi đọc diễn cảm.
HS 1: Nhận vật, cảnh trí.
HS 2: Lê: - Anh thành...làm gì ?
HS 3: Thành: - Anh Lê này...này nữa.
HS4: Còn lại.
Phắc tuya, Sa-lu-xơ, Lô-ba,...
- 4 HS đọc.
- HS đọc thầm “Chú giải”.
- Theo dõi.
- Tìm việc làm ở Sài Gòn.
- Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào.
- Anh Thành không đế ý tới công việc và món lương mà anh Lê tìm cho> Anh nói “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống”
- Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước.
- Chúng ta là đồng bào, ....nghĩ đến đồng bào không ?
- Vì anh với tôi ...công dân đất Việt.
+ Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác.
Những chi tiết: Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh lại không nói tới chuyện đó. Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuyện. Cụ thể: Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?....
Anh Thành trả lời: Anh Lê ạ,.... không có mùi, không có khói.
- Vì anh Lê nghĩ đến miếng cơm, manh áo hàng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ việc cứu nước, cứu dân.
- HS lắng nghe
- HS tự trả lời theo hiểu biết
ND: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Tất Thành.
+ Người dẫn chuyện: to, rõ, mạch lạc
+ Anh Thành: Chậm rái, trầm tĩnh, ssau lắng.
+ Anh Lê: Hồ hởi, nhịêt tình.
- 3 HS tạo thành 1 nhóm.
- 2 nhóm tham gia thi - lớp nhận xét.
	3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS xem ảnh Bến Nhà Rồng. Nêu ý nghĩa của đoạn kịch.
GV: Anh Thành từ Phan Thiết vào Sài Gòn, anh Lê lập tức xin được việc làm cho anh nhưng anh Thành không hề tỏ ra thiết tha với miếng cơm manh áo hàng ngày mà lại nghĩ đến những vấn đề khác. Câu chuyện giữa hai anh sẽ kết thúc như thế nào? Anh Thành sẽ làm gì? Các em sẽ tiếp tục chuẩn bị phần tiếp theo của vở kịch.
-------------------------------------------------------
Toán:	Diện Tích Hình Thang
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành công thức tính DT của hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng những công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II- Đồ dùng dạy học
GV: Hình thang bằng bìa.
HS: Giấy kẻ ô vuông, kéo, thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ
- Hình thang là hình như thế nào?
- Hình thang vuông ?
- Hình có một cặp cạnh đối diện song song.
- Có một cảh bên vuông góc với 2 đáy
2- Giới thiệu bài:
Chúng ta dựa vào công thức tính diện tích tam giác và cắt ghép hình để xây dựng công thức tính diện tích hình thang.
3- Xây dựng công thức tính diện tích hình thang.
a) GV gắn lên bảng hình thang ABCD.
- Xác định trung điểm M của canh BC
- Cắt hình tam giác ABM, ghép với hình tứ giác AMCD ta được hình tam giác ADK
- Yêu cầu HS kẻ đường cao AH của hình thang ABCD, nối A với M
- Yêu cầu HS dùng kéo cắt hình thang ABCD thành 2 mảnh theo đường AM.
Xếp 2 mảnh thành một hình tam giác.
b) So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và hình tam giác ADK
- So sánh diện tích ABCD so với diện tích tam giác ADK?
? Tính diện tích tam giác ADK?
? So sánh độ dài của DK với DC và CK?
? So sánh độ dài CK với độ dài AB?
? Vậy độ dài của DK ntn so với DC và AB?
? Biết DK = (DC + AB) em hãy tính diện tích tam giác ADK bằng cách khác thông qua DC và AB?
=> Vì diện tích ABCD bằng diện tích tam giácADK nên diện tích hình thang ABCD là 	
c) Công thức và quy tắc tính diện tích hình thang
? DC và AB là gì của hình thang ABCD?
? AH là gì của hình thang ABCD?
? Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
GV giới thiệu công thức
- Gọi diện tích là S
- Gọi a, b lần lượt là 2 đáy của hình thang
- Gọi h là đường cao của hình thang
 Từ đó ta có công thức tính diện tích hình thang?
HS nêu lại công thức
4- Luyện tập
Bài 1: Tính diện tích hình thang biết
a) a = 12cm; b = 8cm; h = 5cm
Gọi HS chữa bài.
GV nhận xét, chấm điểm
Bài 2: Tính diện tích mỗi hình thang sau:
4cm
5cm
9cm
4cm
3cm
7cm
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
? Nêu cách tình diện tích hình thang?
? Nêu độ dài 2 đáy và chiều cao của hình thang a, b?
? Vì sao em biết chiều cao của hình thang b là 4 cm?
- Yêu cầu HS làm vào VBT
- 2 HS làm bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV đọc bài thơ vui về công thức tính diện tích hình thang
- Làm bài tập ở nhà.
- HS dùng thước để xác định trung điểm M
- HS dùng thước để vẽ hình
A
D
A
D
M
B
C
H
H
M
C
K
- HS thực hành cắt ghép
- Thực hành xếp hình
- Bằng nhau( Vì tam giác ADK được ghép thành từ 2 mảnh của hành thang ABCD)
S
+ Độ dài DK = DC + CK
+ CK = AB
+ DK = (DC+AB) 
Diện tích tam giác ADK là:
S
- Nhắc lại: Diện tích hình thang ABCD là:
- Là đáy lớn và đáy bé của hình thang
- Là đường cao của hình thang
- Lấy tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo) rối chia cho 2
 (Cùng một đơn vị đo)
- Học sinh vận dụng công thức làm bài.
Nhận xét
- Tính diện tích hình thang
- 1 HS nêu
- Vì hình thang này là hình thang vuông, độ dài cạnh bên chính là chiều cao của hình thang
a) Diện tích hình thang là:
 (4 + 9) x 5 : 2 = 32,5 (cm2)
b) Diện tích hình thang là:
 (3 + 7) x 4 : 2 = 20 (cm2)
 Đáp số: 32,5cm2 ; 20cm2
-----------------------------------------------------------
Lịch Sử:	 Chiến Thắng Lịch Sử Điện Biên Phủ
I- Mục tiêu: 	Sau bài học, HS nêu được:
- 
- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Trình bày Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam, hình minh hoạ sgk.
- Tranh ảnh tư liệu.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho Cách mạng VN?
- Kể tên một số anh hùng được bầu chọn trong Đại hội?
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ngày 7- 5 hàng năm ở nước ta có ngày lễ kỉ niệm gì?
 Nhà thơ Tố Hữu đã viết: 	Chín năm làm một Điện Biên
	 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng
Đó chình là niềm tự hào, là tiếng reo ca của dân tộc VN về chiến thắng ĐBP, “Một mốc vàng chói lọi trong lịch sử” như Bác Hồ đã khẳng định. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng ĐBP.
2. Hoạt động 1: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của thực dân Pháp.
- Y/c HS đọc sgk và tìm hiểu hai khái niệm: Tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí ĐBP.
- HS đọc Chú giải
+ Tập đoàn cứ điểm là nhiều cứ điểm (vị trí phòng ngự có công sự vững chắc) hợp thành một hệ thống phòng thủ kiên cố
+ Pháo đài: Công trình quân sự kiên cố, vững chắc để phòng thủ
- 2 HS chỉ.
 GV nêu một số thông tin về tập đoàn cứ điểm ĐBP: Vị trí ĐBP là một vị trí trọng yếu, án ngữ cả một vùng Tây Bắc VN- Thượng Lào. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ của Mĩ về đô la, vũ khí, chuyên gia quân sự đã xây dựng tập đoàn cứ điểm ĐBP kiên cố nhất ở Đông Dương. Tổng số binh lính lúc đông nhất là 16200 người gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội tăng M24, 1 đại đội vận tải, 1 phi đội 12 máy bay thường trực. Pháp huênh hoang cho rằng ĐBP là “pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
? Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
- HS nêu.
GV: Thực dân Pháp đã xây dựng ĐBP thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
*Hoạt động2:	 Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Thảo luận nhóm tổ.
N1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ ?
GV gợi ý: Muốn kết thúc kháng chiến quân và dân ta buộc phải tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm nào của địch?
? Để tiêu diệt được cứ điểm này chúng ta cần sức người, sức của ntn?
N2: Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch này ntn ?
N3: Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công ? Thuật lại từng đ ... 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
? Người em định tả là ai.
? Em gặp gỡ, quen biết ntn.
? Tình cảm của em với người đó rất yêu quý; thân thiết;...ntn.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn hai kiểu mở bài.
- Y/c HS tự làm bài.
- 2 HS dán bài lên bảng và đọc.
GV và HS nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài.
- GV cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
+ GV đọc cho HS tham khảo về 2 cách mở bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Kiểu bài văn tả người.
- Người bà trong gia đình, được giới thiệu trực tiếp.
- Xuất hiện trực tiếp.
- Mở bài trực tiếp.
+ Không giới thiệu trực tiếp.
+ Mở bài dán tiếp.
+ Đoạn a: Mở bài trực tiếp.
+ Đoạn b: Mở bài dán tiếp.
- 1 HS đọc.
VD: Ông nội, bạn Nga, anh Minh Quân...
- Học cùng lớp, về quê thăm ông...
- HS đọc và làm bài.
- 2 HS viết vào giấy khổ to, Lớp làm vở bài tập.
- Nhận xét.
- 3-5 HS đọc.
----------------------------------------------------------
 Kĩ Thuật nuôi dưỡng gà
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nêu đợc mục đích , ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- Kĩ năng:Biết cách cho gà ăn uống
B. Đồ dùng dạy học: 
- Hình ảnh minh hoạ cho bài học theo SGK
- Phiếu đánh giá kết quả HT
- Xem trước bài.
C. Các hoạt động dạy học: 
	I. ổn định tổ chức: 
- hát 
	II. Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy nêu cách phân loại thức ăn nuôi gà.
	III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài. Ghi bảng
2.Tìm hiểu bài. 
HĐ 1: Tìm hiểu mục đích , ý nghĩa của việc nuôi gà
- Nêu khái niệm của việc nuôi dưỡng gà. 
- Nêu mục đích , ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
HĐ 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn và cho gà uống
- Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trởng?
- Nêu cách cho gà uống nước.
 Nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp nước ?
HĐ 3: Đánh giá kết quả 
- GV nhận xứt cho điểm từng nhóm.
- Công việc cho gà ăn uống đợc gọi chung là nuôi dỡng .
- Nuôi dưỡng gà gồm 2 công việc chủ yếu là cho gà ăn và cho gà uống
- Nuôi hợp lí sẽ giúp gà khoẻ mạnh , lớn nhanh sinh sản tốt 
+ chất bột đường , chất đạm tạo thịt , mỡ 
+ chất đạm , chất khoáng tạo thành trứng
- các thời kì khác nhau có các nhu cầu về nước khác nhau.
- Gà rất cần nước, nếu không đủ nước uống gà sẽ bị chết.
- HS làm bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
+ Nước cho gà uống phải là và đựng trong.. 
+ Khi gà còn nhỏ và trời rét,..hoà nước ấm cho gà uống.
+ Không nên cho gà uống nước đã ..hoặc nước không đảm bảo vệ sinh.
(Các từ : nên, bị vẩn đục, nước sạch, máng nước). 
- HS làm bài theo nhóm rồi nêu miệng.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
	IV. Củng cố:
Nêu lại nội dung vừa học.
Nhận xét tiết học.
 V. Dặn dò: 
- Về nhà học bài. 
- CBBS: Chăm sóc gà.
----------------------------------------------------------
 Thể Dục tung và bắt bóng 
 Trò Chơi: “Lò Cò Tiếp Sức”Và “bóng chuyền sáu”
I- Mục tiêu
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân, Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Làm trò chơtừ ngữ “Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết được cách chơi và được tham gia vào trò chơi.
 II- Địa điểm, Phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- Phương tiện: Còi, sân chơi.
III- Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến yêu cầu tiết học.
- chạy quanh sân tập, xoay các khớp.
- Chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
4-5’
1-2’
2’
1-2’
 *
 * *
 * *
 * *
 * 
2. Phần cơ bản
- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức”.
+ GV nêu tên trò chơi, quy định chơi, cho HS chơi thử 1 lần, - Chơi chính thức phân thắng bại.
- Ôn đi đều 2-4 hàng dọc và đổi chân khi sai nhịp.
+ Thi đua giữa các tổ.
- Chơi trò chơi: “Bóng chuyền sáu”.
- Nhắc lại cách chơi.
- Các tổ thi đua dưới sự điều khiển của GV.
18-22’
5-7’
5’
6-8’
**********
**********
3. Phần kết thúc
- Đi thường, vừa đi vừa thả lỏng.
- Hệ thống bài học, nhận xét, đánh giá.
- Giao bài tập về nhà.
4-6’
1-2’
2’
1’
***********
***********
----------------------------------------------------------
 Thứ 06 ngày 08 tháng 01 năm 2010	
 Toán Chu vi hình tròn.
A. Mục tiêu: Giúp hs:
- Nắm được quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn.
- Vận dụng được quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn để giải toán.
- Giup hs học tốt loại toán hình học và yêu thích học loại toán này.
B. Đồ dùng dạy học
- Compa, thước.
- SGK, vở bài tập,hình tròn bằng bài, thước kẻ, com pa, kéo sợi chỉ.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:
- Hát, báo cáo sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ: (Làm mẫu vở bài tập)
- Mở vở bài tập trang 11.
- Bài 1: Gọi 1 hs nêu miệng.
- Bài 2,3,4: Gọi hs chữa bài trên bảng.
- 2 hs nêu.
- 1 hs chữa.
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu ghi bảng.
2. Nhận biết chu vi của hình tròn.
? Theo em, chu vi của một hình là gì? 
? Vậy chu vi hình tròn là gì? 
- Tổ chức ch hs làm việc theo nhóm để đo hình tròn, bán kính.
- Mời một số hs đại diện nhóm báo cáo.
- Tổ chức cho hs tìm độ dài của đường tròn theo sgk.
3. Giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn.
- Tính chu vi hình tròn đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính với 3,14: 
4 x 3,14 = 12,5(cm)
- Gọi hs nêu quy tắc, công thức.
4. Ví dụ về tính chu vi của hình tròn.
- Yêu cầu hs vận dụng công thức tính chu vi hình tròn đường kính 6cm, 5cm.
5. Luyện tập:
Bài 1a.b
- Yêu cầu hs tự làm bài .
- Yêu cầu hs làm bài của các bạn trên bảng.
Bài 2c
- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 hs đọc bài trước lớp để chữa bài.
- Nhận xét bài làm trên bảng, đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 3:
- Gọi 1 hs đọc đề bài.
? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tim gì?
- Yêu cầu hs làm bài. 
- 2 hs nêu.
- Mỗi nhóm 4 hs.
- Một số nhóm báo cáo, hs khác theo dõi bổ sung.
- Cả lớp làm.
- Cả lớp tính chu vi hình tròn đương kính 2cm.
- Một số hs nêu:
 C = d x 3,14
 C = r x 2 x 3,14
- Nêu kết qủa.
Chu vi hình tròn là:
6 x 3,14 = 18,84 (cm)
- 2 hs làm trên bảng, mỗi hs làm một phần, hs cả lớp làm bài vào vở.
a) Chu vi của hình tròn là:
0,6 x 3,24 = 1,884 (cm)
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 hs đọc, hs khác nhận xét.
	IV. Củng cố:
- Yêu cầu hs nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- Nhận xét giờ học.
	V. Dặn dò:
- Làm các bài tập tiết 95(vở bài tập trang 11).
- Chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”.
 ----------------------------------------------------------
 Luyện từ và câu cách nối các vế câu ghép
A. Mục đích,yêu cầu: Giúp hs:
- Hiểu được 2 cách nối về câu trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối và nối trực tiếp.
- Phân tích được cấu tạo của câu ghép.
- Đặt được câu ghép theo yêu cầu.
* HS hiểu được cách nối các vế của câu ghép.
B. Đồ dùng dạy – học:
- Ghi sẵn ví dụ phần nhận xét viết sẵn bảng lớp.
- Bài tập 1 ghi bảng phụ.
- Giấy khổ to, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra chéo sách vở.
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs đặt câu ghép và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.
- Gọi 1 số hs đọc ghi nhớ.
- 2 hs làm, mỗi hs 1 câu.
- 3 hs đọc.
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu ghi bảng.
2. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1,2:
- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu hs làm bài tập.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét bài làm của hs như đã làm mẫu vở bài tập trang 5.
3. Ghi nhớ:
- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu hs lấy ví dụ.
4. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét bài làm của hs như đã làm mẫu trong vở bài tập trang 6.
Bài 2:
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- 2 hs dán bài lên bảng, đọc đoạn văn.
- Cho điểm hs viết đoạn văn đạt yêu cầu.
- Gọi hs đọc đoạn văn.
- Đọc mẫu đoạn văn đã làm vở bài tập.
- 1 hs đọc.
- 3 hs làm bảng. Dưới lớp làm bài vào vở.
- 3 hs đọc, cả lớp đọc thầm thuộc tại lớp.
- 3 hs đọc câu vừa đặt.
- 1 hs đọc.
- 3 hs làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.
- 1 hs đọc.
- 2 hs viết giấy khổ to, cả lớp làm vở bài tập.
- Dán phiếu, đọc đoạn văn.
- 3 hs đọc.
	IV. Củng cố:
- Nêu lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
	V. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: “Mở rộng vốn từ: Công dân”.
----------------------------------------------------------
 Tập làm văn luyện tập tả người 
 (dựng đoạn kết bài)
A. Mục đích, yêu cầu: Giúp hs:
- Củng cố kiến thức về cách viết đoạn kết bài khong mở rộng và mở rộng.
- Thực hành viết đoạn kết bài cho bài văn tả người theo kiểu không mở rộng và mở rộng.
- Giúp hs học tốt loại văn tả người và càng yêu thích học văn.
* HS làm tốt đoạn kết bài không mở rộng và mở rộng.
B. Đồ dùng:
- Viết sẵn bảng phụ kết bài mở rộng và không mở rộng.
- Giấy khổ to, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra chéo sách vở.
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs đọc 2 đoạn mở bài cho bài văn tả người.
- 2 hs đọc.
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu ghi bài: Giới thiệu ghi bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Gọi 1 số hs dán giấy khổ to lên bảng rồi đọc.
- Gv nhận xét như đã làm mẫu vở bài tập.
- Nhận xét như đã làm mẫu vở bài tập.
Bài 2:
- Gọi hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho hs chọn đề bài.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi 2 hs dán giấy khổ to đã làm bài.
- Gọi hs khác đọc kết bài đã làm.
- Nhận xét cho điểm bài làm đạt.
- Nhận xét như đã làm mẫu vở bài tập.
.
- 1 hs đọc.
- Cho 1 hs làm vào giấy khổ to,cả lớp làm vở bài tập.
- Nhận xét bài của bạn.
- 1 hs đọc.
- 2 hs làm giấy khổ to.
- Hs khác nhận xét.
- 3 hs đọc.
	IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
	V. Dặn dò:
- Viết lại kết bài chưa đạt. 
- Chuẩn bị bài sau: “Tập tả người”.
 ----------------------------------------------------------
 Sinh hoạt tuần 19
I Mục tiêu
-Đáng giá hoạt động tuần 19 - Rút kinh nghiệm tuần sau
-Vạch kế hoạch tuần 20
II Nội dung sinh hoạt
 1. Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của lớp tuần 19
+ Nề nếp
+ Sinh hoạt 15 phút
+ Lao động vệ sinh
+ Học tập ở nhà: tương đối đầy đủ.
2 . GV đánh giá chung
+ Nề nếp học tập : - Có nhiều tiến bộ 
 - Học tăng buổi đi đầy đủ
 + Hoat động Đội : đúng kế hoạch, tương đối đầy đủ.
 + Sinh hoạt 15 phút: Tốt
 + Học tập: vắng 1P
 + Lao động vệ sinh : Tốt 
 + Tổ dẫn đầu: tổ 5
 3 Kế hạch thời gian tới :(Tuần 20)
 - Khắc phục tồn tại tuần 19
 - Chăm sóc bồn hoa,cây cảnh.
 - Nạp các loại quỹ.
 ----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc