TẬP ĐỌC
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc diễm cảm bài văn. đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Kiểm tra 2 nhóm HS: Đọc phân vai trích đoạn kịch ( phần 2 ).
? Anh Lê, anh Thành đều là những người yêu nước nhưng họ khác nhau như thế nào?
Người công dân số 1 là ai? Tại sao lại gọi như vậy?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn đọc và chia đoạn:
Đoạn 1:Từ đầu đến mới tha cho.Đoạn 2:Tiếp theo đến thưởng cho.Đoạn 3:Phần còn lại.
- HS luyện đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền,
- HS luyện đọc nối tiếp theo cặp.
- HS đọc thầm phần chú giải + Giải nghĩa từ (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu).
- 1HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
Tuần 20 Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2012 Tập đọc Thái sư Trần Thủ Độ I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đọc diễm cảm bài văn. đọc phân biệt lời các nhân vật. - Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Kiểm tra 2 nhóm HS: Đọc phân vai trích đoạn kịch ( phần 2 ). ? Anh Lê, anh Thành đều là những người yêu nước nhưng họ khác nhau như thế nào? Người công dân số 1 là ai? Tại sao lại gọi như vậy? - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện đọc - 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn đọc và chia đoạn: Đoạn 1:Từ đầu đến mới tha cho.Đoạn 2:Tiếp theo đến thưởng cho.Đoạn 3:Phần còn lại. - HS luyện đọc nối tiếp. - HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền, - HS luyện đọc nối tiếp theo cặp. - HS đọc thầm phần chú giải + Giải nghĩa từ (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu). - 1Hs đọc cả bài. - GV đọc mẫu. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - 1HS đọc đoạn 1 - Cả lớp đọc thầm. + Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? + Theo em, cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì? - HS đọc thầm đoạn 2. + Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? - 1HS đọc đoạn 3 - Cả lớp đọc thầm. + Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? - Đọc thầm toàn bài và cho biết ý nghĩa của truyện? Hoạt động 4: Đọc diễn cảm - GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3. - HS luyện đọc theo nhóm 2. - Đại diện nhóm thi đọc - nhận xét, bình chọn. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Chính tả (Nghe - viết):Cánh cam lạc mẹ I. Yêu cầu cần đạt: - Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ. - Làm được BT(2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp các từ do GV đọc: giảng giải, dành dụm, dung dăng. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Viết chính tả - GV đọc bài chính tả một lượt, cả lớp đọc thầm. ? Bài chính tả cho em biết điều gì? (cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè). - GV lưu ý HS cách viết chính tả. - GV đọc - HS viết bài. - GV đọc - HS khảo bài. - GV chấm một số bài. - GV hướng dẫn HS chữa lỗi chính tả. Hoạt động 3: Luyện tập - HS làm bài tập trong vở bài tậpTiếng Việt. Bài 1: Tìm và viết lại các từ theo yêu cầu. - HS làm việc độc lập, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV hướng dẫn HS chữa bài. Bài 2: Điền âm đầu và dấu thanh thích hợp: a) Điền âm đầu: HS làm việc cá nhân sau đó trình bày bài làm. - Cả lớp nhận xét, kết luận bài làm đúng. b) Điền dấu thanh: Tiến hành tương tự. ? Tính khôi hài của mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn. (Anh chàng ích kỉ không hiểu ra rằng : nếu thuyền chìm thì anh ta cũng rồi đời.) 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn. - GV nhận xét. 2.Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1(b,c): Tính chu vi hình tròn có bán kính r: - HS tự làm bài cá nhân, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV hướng dẫn HS chữa bài. b. C = 4,4 x 2 x 3,14 =27,632 (dm) c, C = 2 x 2 x 3,14 = 15,7(cm) Bài 2: Tính đường kính và bán kính hình tròn khi biết chu vi hình tròn: - HS nêu cách tính đường kính và bán kính khi biết chu vi. - HS làm bài cá nhân sau đó nêu kết quả và giải thích cách làm. - Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. a. d = 15,7 : 3,14 = 5(m) b. r = 18,84 : 3,14 : 2 =3(dm) Bài 3(a): Giải toán có lời văn: - HS đọc đề bài và nêu cách làm. - HS làm bài vào vở . Nhận xét, chữa bài. b. HS K – G: HD HS : Bánh xe lăn một vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe. Bài 4(Dành cho HS khá-giỏi): Chọn câu trả lời đúng: - HS chọn câu trả lời đúng và giải thích kết quả. Đáp án đúng: D – 15,42cm 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2012 Toán Diện tích hình tròn I. Yêu cầu cần đạt: Biết qu tắc tính diện tích hình tròn. II. Đồ dùng dạy học: - HS chuẩn bị 1 hình tròn bằng bìa mỏng, bán kính 5 cm, kéo, hồ dán và thước kẻ thẳng. - GV chuẩn bị hình tròn bán kính 10 cm và băng giấy mo tả quá trình cắt, dán các phần của hình tròn. Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ? Viết công thức tính chu vi hình tròn. Nêu công thức tính chu vi hình bình hành? - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Hình thành công thức tính diện tích hình tròn a. Tổ chức hoạt động trên phương tiện trực quan: - HS lấy hình tròn bán kính 5cm, rồi thảo luận cách gấp chia thành 16 phần bằng nhau. - HS trình bày cách gấp. - Mở các nếp gấp ra và yêu cầu HS kẻ các đường thẳng theo các nếp gấp đó. - GV treo hình tròn đã được cắt dán ghép lại như hình vẽ - HS quan sát. - HS cắt hình tròn thành 16 phần rồi dán các phần đó lại để được một hình gần giống như trên bảng. - Các nhóm gắn kết quả của mình trên bảng. b. Hình thành công thức tính: - HS nhận xét hình mới tạo thành gần giống hình nào đã học. + So sánh diện tích hình tròn với diện tích hình mới tạo được? + Hãy nhận xét về độ dài đáy và chiều cao của hình bình hành? - HS ước lượng chiều diện tích hình bình hành mới tạo được. - HS trình bày kết quả. + Qua kết quả tính được, ai nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết độ dài bán kính? - HS trình bày - HS nhận xét - GV chuẩn kiến thức. - HS đọc quy tắc trong SGK. Hoạt động 3: Luyện tập - HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập Toán. Bài 1(a, b): Tính diện tích hình tròn có bán kính r: - HS làm bài cá nhân, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV hướng dẫn HS chữa bài. a. S = 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2) b. S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024(dm2) Bài 2(a, b): Tính diện tích hình tròn có đường kính d: - HS nêu cách làm bài sau đó tự làm vào vở. - Nhận xét, chữa bài. a. r = 12 : 2 = 6 (cm) S = 6 x 6 x 3,14 = 113,04(cm2) b. r = 7,2 : 2 = 3,6(dm) S = 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944(dm2) Bài 3: HS tự làm bài (1HS làm vào bảng phụ). Nhận xét, chữa bài. Diện tích mặt bàn là: 45 x 45 x 3,14 = 6358,5(cm2) Học sinh khá - giỏi làm đủ 3 bài. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Lịch sử Ôn tập: 9 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc ( 1945 - 1954 ) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết sau cách mạng tháng tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm”. - Thống kê những kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp: + 19 -12 -1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. + Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. + Chiến dịch Điện Biên Phủ. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt nam. Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: (5 phút) Học sinh nhắc lại một số sự kiện trong chiến dịch Điện Biên Phủ. ý nghĩa của chiến tháng Điện Biên Phủ. GV nhận xét, ghi điểm. 2. Ôn tập: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954. - HS lập bảng thóng kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945-1954. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, GVghi vào bảng sau: Thời gian Sự kiện lịch sử tiêu biểu. Cuối năm 1945-1946 Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt 19-12-1946 TW Đảng và chính phủ phát động phong trào toàn quốc kháng chiến 20-12-1946 Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 20-12-1946 đến 2-1947 Cả nước đồng loạt nổ súngHN quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Thu-đông 1947 Chiến dịch Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” Thu đông 1950 Chiến dịch biên giới Sau chiến dịch biên giới Tháng 2-1951. 1-5-1952. Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng Khai mạc Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. 30-3-1954 đến 7-5-1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Hoạt động 3: Trò chơi: Hái hoa dân chủ. 18’ - GV nêu cách chơi và luật chơi. - GV tổ chức cho HS chơi. Câu hỏi: 1.Vì sao nói: Ngay sau c/m tháng 8, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”? 2.Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói, nạn dốt là giặc đói, giặc dốt? 3. Kể một câu chuyện cảm động về Bác Hồ trong những ngày cùng nhân dân diệt giặc đói, giặc dốt. 4. Nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói và giặc dốt? 5. Em hãy cho biết câu nói: “không! Chúng ta thà hi sinh.....”là của ai, nói vào thời gian nào? 6.Trong những ngày đầu kháng chiến, tinh thần chiến đấu của nhân dân Hà Nội được thể hiện rõ bằng câu khẩu hiệu nào? 7.Tại sao nói chiến dịch Việt Bắc thu- đông là “mồ chôn giặc Pháp”? 8. Em hãy trình bày chiến dịch Việt Bắc thu-đông trên lược đồ? 9. Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947? 10. Hãy giới thiệu về bức ảnh Bác Hồ trong chiến dịch biên giới thu-đông 1950? 11. Phát biểu cảm nghĩ của em về anh hùng La Văn cầu? 12. Chiến thắng biên giới thu-đông 1950 có ý nghĩa như thế nào với cuộc kháng chiến của dân tộc ta? 13. Kể tên 7 anh hùng được bầu trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất? 14. Vì sao giặc Pháp nói Điện Biên Phủ là “pháo đài không thể công phá”? 15. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ? 3. Củng cố, dặn dò : (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Công dân I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4) - Học sinh khá giỏi làm được BT4 và giải thích được lí do không thể thay thế được từ khác. II. Đồ dùng dạy học: Từ điển ... ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xẩy ra dưới tác dụng của ánh sáng. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Dặn: nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2012 Toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tính diện tích hình tròn khi biết: + Bán kính hình tròn + Chu vi hình tròn. II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ bài tập 3. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút - Nêu công thức và quy tắc tính diện tích hình tròn? - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: (30 phút Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện tập - HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập Toán. Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r: - HS làm bài cá nhân, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV hướng dẫn HS chữa bài. a. S = 6 x 6 x 3,14 = 113,04(cm2) b. S = 0,35 x 0,35 x 3,14 = 0, 38465(dm2) Bài 2: Tính diện tích hình tròn biết chu vi C = 6,28cm: - HS nêu cách làm bài sau đó tự làm vào vở. - Nêu kết quả rồi nhận xét, chữa bài. B1- Tính bán kính hình tròn: 6,28 : 2 : 3,14 = 1(cm) B2- Tính diện tích hình tròn: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2) Bài 3(Dành cho HS khá - giỏi): GV treo hình minh hoạ lên bảng cho HS quan sát. - HS phân tích bài toán qua hình vẽ. - HS tự làm bài GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV hướng dẫn HS chữa bài. B1- Tính diện tích hình tròn nhỏ: 0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386(m2) B2- Tính bán kính của hình tròn lớn: 0,7 + 0,3 = 1(m) B3- Tính diện tích hình tròn lớn: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 (m2) B4- Tính diện tích thành giếng là: 3,14 – 1,5386 = 1,6014(m2) 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Yêu cầu cần đạt: Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: Một số sách báo có những câu chuyện về các tấm gương sáng, làm việc theo pháp luật. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) HS1: Kể đoạn 1 câu chuyện Chiếc đồng hồ và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của tranh 1 + 2. HS2: Kể đoạn 2 câu chuyện Chiếc đồng hồ và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của tranh 3 + 4. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Kể chuyện a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài - GV viết đề bài lên bảng lớp. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. - HS đọc gợi ý 1 SGK - Cả lớp đọc thầm. - GV nêu một số vấn đề cần lưu ý khi kể. - HS nêu tên câu chuyện mình định kể. b. HS kể chuyện - HS đọc gợi ý 2 SGK - Cả lớp đọc thầm. - GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 4, mỗi HS kể xong cần nêu ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp - HS nhận xét. - GV nhận xét và khen HS kể hay. 3. Củng cố, dặn dò : (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Tập đọc Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đống góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho cách mạng. - Hiểu được nội dung : Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền cho cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1,2). - HS khá giỏ phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước ( câu hỏi 3). II. Đồ dùng dạy học: ảnh chân dung nhà từ thiện Đỗ Đình Thiện trong SGK. Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - 2 HS đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ: Nêu nội dung chính của bài? - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV giới thệu bài qua tranh minh hoạ. Hoạt động 2: Luyện đọc - 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn đọc và chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến Hoà Bình. Đoạn 2: Tiếp theo đến 24 đồng. Đoạn 3: Tiếp theo đến phụ trách quỹ. Đoạn 4: Tiếp theo đến cho Nhà nước. Đoạn 5: Phần còn lại. - HS luyện đọc nối tiếp. - HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: tiệm, Lạc Thuỷ, sửng sốt, màu mỡ. - HS luyện đọc nối tiếp theo cặp. - HS đọc thầm phần chú giải + Giải nghĩa từ. - 1Hs đọc cả bài. - GV đọc mẫu. Hoạt động 3:Tìm hiểu bài (10 phút ) - 1HS đọc đoạn 1 + 2 - Cả lớp đọc thầm. + Trước Cách mạng, ông Thiện đã có đóng góp gì cho cách mạng? - Cả lớp đọc thầm đoạn 3. + Khi Cách mạng thành công, ông Thiện đã đóng góp những gì? - 1HS đọc đoạn 4- Cả lớp đọc thầm. + Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ông đã đóng góp những gì? + Hoà bình lập lại, gia đình ông đã có những đóng góp gì thật to lớn? - HS đọc thầm đoạn 5. + Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì? + Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước? Hoạt động 4: Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. - Đại diện nhóm thi đọc. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2012 Tập làm văn Tả người ( Kiểm tra viết) I . Yêu cầu cần đạt: - Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài,thân bài, kết bài) ; đúng ý, dùng từ , đặt câu đúng. II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung đề văn ví dụ ảnh chụp một ca sĩ đang hát, tranh minh hoạ nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, cô bé quàng khăn đỏ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: (2 phút) GV nêu nhiệm vụ học tập. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài: (35phút) - HS đọc 3 đề bài trong SGK. - Giúp học sinh hiểu yêu cầu đề bài bằng cách phân tích các đề đã cho. - HS chọn đề bài. - Suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp thành dàn ý và xây dựng thành bài viết hoàn chỉnh. - Gọi một số HS nêu đề bài mình chọn, nêu những điểm chưa rõ cần thầy cô giải thích thêm( nếu có). Ví dụ: Em chọn đề 1: Em sẽ tả ca sĩ Trọng Tấn đang biễu diễn hoặc em chọn đề 2.......... - HS làm bài - GV theo dõi chung: 30 phút 3. Củng cố, dặn dò : (3 phút) GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I. Yêu cầu cần đạt: - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. (ND Ghi nhớ). - Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép ( BT3). - HS khá giỏi giải thích được rõ lí do sao lược bỏ bớt quan hệ từ trong đoạn văn (BT2). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, vở bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) - 2HS làm lại bài tập 2 tiết học trước. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: (30 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Nhận xét Bài 1:- 1Học sinh đọc yêu cầu - Cả lớp đọc thầm. - HS làm bài. - HS trình bày bài - HS nhận xét. - GV chốt lại : Câu 1: Anh công nhân...... nữa tiến vào. Câu 2: Tuy đồng chí..... cho đồng chí. Câu 3: Lê nin không tiện....ghế cắt tóc. Bài 2:- HS đọc yêu cầu- Cả lớp đọc thầm. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày bài - HS nhận xét. GV chuẩn kiến thức. Bài 3- HS đọc yêu cầu của BT3. - GV gợi ý : ngoài hai cách nối bằng từ nối và nối trực tiếp (bằng dấu câu) các em hãy đọc lại từng câu văn, xem các vế trong mỗi câu được nối với nhau bằng cách nào, có gì khác nhau ? - HS phát iểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt lời giải đúng. Hoạt động 3: Ghi nhớ Một vài HS rút ra ghi nhớ từ nhận xét, GV kết luận, HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 4: Luyện tập - HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. Bài 1: Gạch dưới câu ghép, gạch chéo giữa các vế câu, khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu: HS làm bài cá nhân, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV hướng dẫn HS chữa bài. + Câu 1 là câu ghép có hai vế câu. + Cặp quan hệ từ trong câu là: Nếu...thì... Bài 2:HSKG: Khôi phục lại câu văn để có cặp quan hệ từ phù hợp; giải thích vì sao tác giả lại lược các từ đó? - HS suy nghĩ làm bài cá nhân sau đó trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài 3: Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: - HS làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài. -Tấm chăm chỉ hiền lành còn cám thì lười biếng,độc ác. - Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe. - Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình? 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập chung I. Yêu cầu cần đạt: Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi và diện tích của hình tròn. II. Đồ dùng dạy học: Com pa III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) - Gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 2, 3 tiết 98 - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: (5 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập. Hỏi: bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? - GV lưu ý độ dài của sợi dây thép chính là tổng chu vi của 2 hình tròn (có bán kính 7cm và 10cm. - HS làm bài - Chữa bài. GV chốt lại cách tính tổng chu vi của 1 hình bao gồm: hình vuông và 4 nửa hình tròn. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập. ? Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? - GV hướng dẫn HS tính bán kính hình tròn lớn dài hơn bán kính hình tròn bé bao nhiêu m? Sau đó tính chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé là bao nhiêu cm? - HS làm bài - Chữa bài. GV chốt lại kết quả đúng. Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập. - Gợi ý cho HS tính tổng diện tích của hình chữ nhật và hai nửa hình tròn. - HS làm bài - Chữa bài. GV chốt lại kết quả đúng. Bài giải Chiều dài hình chữ nhật :7 x 2 = 14 (cm) Diện tích hình chữ nhật : 14 x 10 = 140 (cm2) Diện tích của hai nửa hình tròn : 7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2) Diện tích hình đã cho:140 + 153,86 = 293,86 (cm2 Bài 4 (Dành cho học sinh khá - giỏi): - Gợi ý cho HS tính diện tích phần đã tô màu bằng hiệu của diện tích hình vuông và diện tích của hình tròn . - Học sinh làm bài - Chữa bài. GV chốt lại kết quả đúng. Diện tích phần tô màu là hiệu của diện tích hình vuông và diện tích hình tròn có đường kính là 8 cm. Khoanh vào A. 3. Củng cố , dặn dò: (5 phút) - GV tổng kết giờ học. Khắc sâu kiến thức về tính chu vi và diện tích của hình tròn. Tính tổng diện tích của một hình gồm có nhiều hình khác nhau. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: