Giáo án các môn khối 5 - Tuần 27 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 27 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

Tập đọc

 TRANH LÀNG HỒ

I. Mục đích yêu cầu :

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.)

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, biết yêu quý và duy trì những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học :

- Hình minh họa trong SGK.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 27 - Trường tiểu học Hải Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 19 tháng 3 năm 2012
 Tập đọc 
 TRANH LÀNG HỒ
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.)
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, biết yêu quý và duy trì những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và nêu nội dung của bài.
- GV nhận xét ,ghi điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
b. Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Hướng dẫn chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
c. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 để trả lời câu hỏi :
+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
+ Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
+ Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- GV tiểu kết rút ra nội dung bài. Cho HS nêu lại nội dung bài.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. 
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn : từ ngày con ít tuổihóm hỉnh và vui tươi trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại ND bài.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau : Đất nước.
2 - 3 HS đọc và nêu nội dung bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
+ Lần 1: đọc kết hợp luyện phát âm
+ Lần 2: đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc đoạn theo cặp
1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh vẽ tố nữ.
- HS đọc đoạn còn lại.
+ Đề tài trong tranh làng Hồ
 - Màu đen không pha bằng thuốc mà..
+ Rất có duyên, tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, đã đạt tới sự trang trí
+ Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh, và vui tươi.
+ Nét đặc sắc trong tranh làng Hồ.
Nội dung : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. 
- HS đọc nối tiếp bài .
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
 Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
- HS làm được các BT 1, 2, 3. 
* Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
- SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
b. Bài tập 1 (139): Tính
- Mời 1 HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (140):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bằng bút chì và SGK. Sau đó đổi sách chấm chéo.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (140): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập và chuẩn bị bài sau :Quãng đường.
- 1 - 2 HS nêu
 Tóm tắt :
 5 phút : 5250 m
 Vận tốc :m/phút ?
 Bài giải:
 Vận tốc chạy của đà điểu là:
 5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút.
 - 1 HS đọc yêu cầu
Viết tiếp vào ô trống (theo mẫu):
S
147km
210 m
1014 m
t
 3 giờ
6 giây
13 phút
v
49 km/ giờ
35 m/ giây
78 m/ phút
- 1 HS nêu yêu cầu.
 Bài giải:
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:
 25 – 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là: giờ hay 0,5 giờ 
Vận tốc của ô tô là:
 20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
 Hay 20 : = 40 (km/giờ)
 Đáp số: 40 km/giờ.
 Khoa học 
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. Mục đích yêu cầu : 
- HS biết được cấu tạo của hoa .
- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
* Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Ươm một số hạt lạc hoặc đậu trước, mang đến lớp (nếu có ).
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS kể tên một số hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng.
- GV nhận xét ,ghi điểm.
2. Bài mới : 
a.GV giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng. 
* Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
+ Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình tách các hạt đã ươm làm đôi, từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.
+ GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
+ HS quan sát các hình 2 - 6 và đọc thông tin trong khung chữ trang 108, 109 SGK để làm BT
+ Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận: Hạt gồm: vở, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
b. Hoạt động 2 : Thảo luận
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu:
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
+ Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
+ Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình.
+ GV nhận xét, khen ngợi nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công.
c. Hoạt động 3 : Quan sát
+ Hai HS cùng quan sát hình trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa kết quả và cho hạt mới.
+ Mời một số HS trình bày trước lớp.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà thực hành 
- 1- 2 HS nêu
- HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
- HS trao đổi theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày.
 Đáp án bài 2: 
 2 nối với b ; 3 - a ; 4 - e ; 
 5 - c ; 6 – d .
+ Để hạt nảy mầm cần có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
- HS nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.
+ Gieo hạt – cây hai lá mầm – cây con - ra hoa - kết quả - tạo hạt
********************************
CHIỀU: Chính tả : nhớ – viết
 CỬA SÔNG 
 Mục đích yêu cầu :
- Nhớ viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài ( BT2 ) .
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng daỵ học : 
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
- GV nhận xét,ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : - Ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- Mời 1 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 4 khổ thơ để ghi nhớ.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+ Bài gồm mấy khổ thơ?
+ Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+ Những chữ nào phải viết hoa?
- HS tự nhớ và viết bài.
- Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài. Gạch dưới trong VBT các tên riêng vừa tìm được; giải thích cách viết các tên riêng đó.
- GV phát phiếu riêng cho 2 HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- GV nhận xét giờ học .
- Về chữa lỗi chính tả và chuẩn bị bài sau :Ôn tập giữa HKII.
1 - 2 HS nhắc quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài.
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- HS nhẩm lại bài.
- HS viết bản con: bạc đầu, thuyền, lấp loá,
+ Bài thơ gồm 6 khổ thơ
+ Tình bày các dòng thơ thẳng hàng với nhau. 
+ Viết hoa những chữ cái đầu dòng.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
Lời giải:
 Tên riêng
Tên người: Cri-xtô-phô-rô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Et-mâm Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay.
Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân.
 Cách viết
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
Tên địa lí: Mĩ, Ân Độ, Pháp.
Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam.
*****************************
 TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN : TẬP LÀM VĂN
I.Mục tiêu: Củng cố về cách viết văn tả cây cối. Cấu tạo của bài văn tả cây cối. Trình tự miêu tả, các nghệ thuật được sử dụng khi miêu tả cây cối.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Muốn tả được cây cối chúng ta cần phải ( Quan sát, nghe, sờ)
Phát hiện những đặc điểm riêng biệt.
* Bài tập vận dụng:
Đề bài: Viết đoạn văn tả caây coå thuï.
VD: Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiếc rẽ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm.Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành khẳng khiu như những bàn tay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phuợng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. 
III. Củng cố dặn dò: Về nhà viết tốt bài văn tả caây coái
 H/s nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
H/s làm bài cá nhân.
Một số em trình bày kết quả. - Nhận xét bổ sung.
TOÁN: ÔN LUYỆN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
1. KT: HS nắm vững cách tính số đo thời gian
2- KN: Vận dụng để giải được bài toán liên quan. Rèn kĩ năng trình bày bài.
3-GD: Giúp HS có ý thức học tốt.
 II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 2,8 phút 6 = ...phút ...giây.
A. 16 phút 8 giây B. 16 phút 48 giây
C. 16 phút 24 giây D. 16 phút 16 giây
b) 2 giờ 45 phút 8 : 2 = ...?
A. 10 giờ 20 phút B. 10 giờ 30 phút 
C. 10 giờ D. 11 giờ
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
6 phút 43 giây 5.
4,2 giờ 4 
92 giờ 18 phú ... vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì. Câu văn sẽ là: Vậy (vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì) bố hãy tắt đèn đi và kí vào số liên lạc cho con.
Toán 
 LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu : 
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- HS làm được các bài tập: 1, 2, 3. 
* Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Cho HS nêu quy tắc và công thức tính thời gian của một chuyển động.
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi bảng.
b. Luyện tập
Bài tập 1 (141): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào bảng nháp.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (141): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở. 
- 1 HS làm vào bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (142): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Mời 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, 
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
1 - 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS lên bảng làm
 Viết số thích hợp vào ô trống.
S(km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
t(giờ)
4,35
2
6
2,4
- 1 HS nêu yêu cầu
- 1 HS lên bảng :
 Tóm tắt:
 V: 12cm/phút
 S : 1,08m
 t :phút ?
 Bài giải:
 1,08m = 108cm
 Thời gian ốc sên bò là:
 108 : 12 = 9(phút)
 Đáp số : 9 phút. 
- 1 HS nêu yêu cầu.
 Bài giải:
Thời gian đại bàng bay quãng đường đó là: 72 : 96 = 0,75(giờ)
 0,75giờ = 45phút 
 Đáp số: 45phút.
Tập làm văn 
 TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu :
 - Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
* Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực làm bài, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Vở viết.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi bảng
- Trong tiết TLV trước, các em đã ôn lại kiến thức về văn tả cây cối, viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh theo một trong 5 đề đã cho.
 a. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
- GV nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị. 
b. HS làm bài kiểm tra:
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. 
- Em đã làm gì để cây cối tươi tốt?
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; HTL các bài thơ từ tuần 19 đến tuần 27 để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.
- Học sinh lắng nghe.
- HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
- HS trình bày.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết bài.
- Thu bài.
- Tích cực chăm sóc, bảo vệ cây...
Địa lí 
 CHÂU MĨ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: Núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
- HS khá, giỏi:
+ Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.
+ Quan sát bản đồ (lược đồ) nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.
* Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Phi?
- GV nhận xét ,ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:- Ghi bảng.
b. Vị trí địa lí và giới hạn:
* Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm)
- HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu Mĩ giáp với đại dương nào?
+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới ?
- HS trả lời và chỉ lãnh thổ châu Mĩ trên bản đồ.
- GV kết luận. Kết luận: Châu Mĩ có diện tích lớn thứ hai trên thế giới.
b. Đặc điểm tự nhiên: 
 *Hoạt động 2: (Làm việc nhóm) 
- Cho HS quan sát các hình 1, 2 và dựa vào nội dung trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ cái a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó chụp ở đâu?
+ Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
+ Nêu tên và chỉ trên hình 1: Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ, hai đồng bằng lớn của châu Mĩ, các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ, hai con sông lớn của châu Mĩ
- GV : - Châu Mĩ có thiên nhiên đa dạng phong phú.
 *Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn?
- GV cho HS giới thiệu bằng tranh, ảnh hoặc bằng lời về rừng rậm A-ma-dôn.
- GV kết luận:
 Châu Mĩ trải dài nên có nhiều đới khí hậu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau :Châu Mĩ ( tiếp ).
- Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển.
+ Giáp Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
+ Diện tích châu Mĩ lớn thứ 2 trên thế giới, sau châu á.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Các ảnh chụp ở hình a ,e, d, là ở nam Mĩ,
+ Các ảnh b, c chụp ở Bác Mĩ
+ ảnh g chụp ở Trung Mĩ
+ Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông.
- HS chỉ lược đồ theo cặp
- Đại diện một số HS lên chỉ.
- HS nhận xét:
+ Có nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
+ Do địa hình trải dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.
+ Rừng rậm A-ma-dôn là lá phổi xanh của trái đất.
- khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.
- 1-2 HS đọc .
CHIỀU
Kĩ thuật 
 LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu : 
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
-Biết cách lắp và lắp đuợc máy bay trực thăng theo mẫu.Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
- Nhận xét ,ghi điểm.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
-GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn và đặt câu hỏi: 
? Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) Chọn các chi tiết:
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 (SGK).
- Gọi HS đọc tên các chi tiết theo bảng trong SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
b) Lắp từng bộ phận: 
*Lắp thân và đuôi máy bay (H. 2-SGK)
? Để lắp được thân đuôi máy bay cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
-GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay.
*Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H. 3-SGK)
? Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện lắp.
*Các phần khác thực hiện tương tự.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng:
-Gv hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
-GV nhắc nhở HS.
d) Tháo các chi tiết, xếp gọn gàng vào hộp.
3 .Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Lắp máy bay trực thăng” (tiết 2).
- HS để đồ dùng đã chuẩn bị lên bàn .
- HS quan sát
+ Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay ; sàn ca bin và giá đỡ ; ca bin ; cánh quạt ; càng máy bay.
- HS đọc mục 1 SGK
1 HS đọc tên các chi tiết trong bảng
+ 4 tấm tam giác, 2 thanh 11 lỗ, 1 thanh chữ U ngắn, 2 thanh 5 lỗ, 1 thanh 3 lỗ , 8 ốc vít.
+ 1 thanh chữ U, 1 tấm chữ L,1 tấm nhỏ.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV
Tiếng Việt(LT)
Luyện tập: Liên kết các câu trong bài bằng từ nối.
I. Mục tiêu: 
1- KT: HS tìm, nhận biết được cách liên kết câu bằng các từ nối.
2-KN: Vận dụng làm đúng các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, nhỏp, ụn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra: thế nào là liên kết câu trong bài bằng từ nối? 
3. Dạy học bài mới:
ïGiới thiệu bài
ïHướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Tìm từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn trích sau, nói rõ từ ngữ này nói kết những nọi dung gì với nhau.
“ Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bốViệt Minh hơn trước. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
 Tuy vậy đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo.”
*Nhận xét, chữa bài
Bài 2: Mỗi từ ngữ được viết khác màu dưới đây có tác dụng gì?
a, Chúa gà trống rừng có tiếng gáy rất hay, trong trẻo và vang xa. Cứ mỗi sáng, khi tiếng gáy của chú cất lên là mọi người biết đã đến giờ đi làm việc nên ai cũng thích nghe.
 Thế nhưng, ở trong rừng rậm có lão hổ vằn. Lão không thích tiếng gáy của gà trống rừng tí nào.
b, Một hôm chim Gõ Kiến gõ cửa nhà Công- chị Công đang mải múa ... Gõ cửa nhà Chim Ri, Chim Ri chạy đi tìm Sáo Sậu. Cuối cùng, Chim Gõ Kiến đã đến nhà gà.
*Chữa bài, nhận xét 
Bài 4: Viết một đoạn văn tả cây cho bóng mát trong đó có sử dụng từ nối
* Chấm, chữa bài
4. Củng cố- Dặn dò:
 -Nhận xét giờ.
- Về nhà làm bài tập 4
Hát
Làm bài theo cặp
Vài cặp báo cáo:tuy vậy- có tác dụngbiểu thị sự đối lập giữa ý trên và ý dưới: sự tán ác, nhẫn tâm của thực dân Pháp và sự khoan hồng của nhân dân ta
Làm việc theo nhóm
Báo cáo: 
a,thế nhưng-biểu thị sự đối lập
b,Cuối cùng- biểu thị ý kết thúc
Làm vở
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN & VLCN
GIÁO ÁN SOẠN RIÊNG

Tài liệu đính kèm:

  • docL5 TUAN 27 GTAI CA NGAY KNS CKT.doc