Giáo án các môn khối 5 - Tuần 34 - Phan Trí Dũng

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 34 - Phan Trí Dũng

Luyện từ và Câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU.(Dấu ngoặc kép)

I/ Mục tiêu:

- Nêu được t/dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.

- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có sử dụng dấu ngoặc kép (BT3).

- Bieỏt yeõu thớch Tieỏng Vieọt, caựch duứng daỏu caõu trong vaờn baỷn.

II/ Đồ dùng: - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép (TV 4 - Tập 1, trang 83); Bảng phụ để HS làm BT 1, 2, 3.

III/ Hoạt động dạy học:

A/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - HS làm lại BT 3, 4 tiết trước.

B/ Bài mới:

Hoạt động 1:(3 phút). GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.

Hoạt động 2:(27 phút). HDHS làm bài tập:

Bài tập 1:- HS đọc nội dung BT, cả lớp theo dõi SGK.

- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. HS đọc lại.

* Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.

 

doc 55 trang Người đăng hang30 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 34 - Phan Trí Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Thứ 2 ngày 6 tháng 5 năm 2013
Chào cờ
--------------------------------------------------------------
Dạy bài thứ 5- tuấn 33. Luyện từ và Câu
ôn tập về dấu câu.(Dấu ngoặc kép)
I/ Mục tiêu:
- Nờu được t/dụng của dấu ngoặc kộp và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kộp.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 cõu cú sử dụng dấu ngoặc kộp (BT3).
- Bieỏt yeõu thớch Tieỏng Vieọt, caựch duứng daỏu caõu trong vaờn baỷn.
II/ Đồ dùng: - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép (TV 4 - Tập 1, trang 83); Bảng phụ để HS làm BT 1, 2, 3.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - HS làm lại BT 3, 4 tiết trước.
B/ Bài mới:
Hoạt động 1:(3 phút). GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2:(27 phút). HDHS làm bài tập:
Bài tập 1:- HS đọc nội dung BT, cả lớp theo dõi SGK.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. HS đọc lại.
* Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
* Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- HS làm bài, điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp.
- HS trình bày. GV nhận xét.
- Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: "Phải nói ngay điều này để thầy biết.". Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: "Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này".
Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
* ý nghĩ và lời nói trực tiếp của Tốt-tô-chan là những câu văn trọn vẹn nên trước dấu ngoặc kép có dấu hai chấm.
Bài tập 2:- HS đọc yêu cầu BT.
- GV nhắc HS: Đoạn văn có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Các em hãy tìm và điền cho đúng.
- HS làm và nêu. GV nhận xét, bổ sung.
	Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn "Người giàu có nhất". Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một "gia tài" khổng lồ về sách các loại: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc...
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu BT.
- GVHDHS viết đoạn văn vào VBT.
- Một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Ví dụ về một đoạn văn:
Bạn Hạnh, tổ trưởng tổ tôi, mở đầu cuộc họp thi đua bằng một thông báo rất "chát búa"(1): "Tuần này, tổ nào không có người mắc khuyết điểm thì thầy giáo sẽ cho cả tổ cùng thầy lên thị xã xem xiếc thú vào sáng chủ nhật"(2). Cả tổ xôn xao. Hùng "phệ"(3) và Hoa "bột"(4) tái mặt vì lo mình có thể làm cả tổ mất điểm, hết cả xem xiếc thú.
Dấu ngoặc kép (1) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Dấu ngoặc kép (2) đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật (là câu trọn vẹn nên được dùng kết hợp với dấu hai chấm).
Dấu ngoặc kép (3,4) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
C/ Cũng cố, dặn dò: (3 phút). - HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------
Khoa học
66. tác động của con người đến môi trường đất
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nờu nguyờn nhõn dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoỏi.
II/ Đồ dùng dạy học: - Hình trang 136, 137 SGK.
	- Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay.
III/ Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: (15 phút). Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1, 2 trang 136 SGK để trả lời các câu hỏi:
- Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc, các nhóm khác bổ sung.
Đáp án:
- Hình 1 và 2 cho thấy: Trên cùng một địa điểm trước kia, con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đông ruộng hai bên bờ sông đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; hai cây cầu được bắc qua sông.
- Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi đó là do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế:
	+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
	+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
Ví dụ: Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu đô thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở rộng hoặc mở thêm đường, ...
Kết luận:
- Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào việc khác như thành lập khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông ...
* Hoạt động 2: (15 phút). Thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm; Các nhóm thảo luận câu hỏi.
	+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, ... đến môi trường đất.
	+ Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
Bước 2: Làm việc cả lớp; Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:
- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ... Những việc làm đó khiến cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
IV/ Cũng cố, dặn dò: (3 phút). - GV hệ thống lại bài học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------
Toán
164. một số dạng bài toán đã học.
Soạn viết
-----------------------------------------------------
Chính tả
Nghe - viết: Trong lời mẹ hát
I/ Mục tiêu:
	1. Nghe - Viết đúng chính tả bài thơ "Trong lời mẹ hát".
	2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Bảng phụ để HS làm BT 2.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Một HS đọc to cho các bạn viết trên bảng lớp tên các cơ quan, đơn vị ở BT2, 3 tiết trước.
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: (3 phút). Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
Họat động 2: (15 phút). HDHS nghe - viết:
	- GV đọc bài chính tả "Trong lời mẹ hát". HS theo dõi SGK.
	- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ. Nội dung bài thơ nói điều gì? (Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ).
	- HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em những từ dễ viết sai VD: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru...
	- GV đọc - HS chép.
	- GV đọc - HS khảo bài.
	- GV chấm, chữa 7 - 10 bài.
	- GV nêu nhận xét chung.
	- GV treo bảng phụ đã viết sẵn về ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Họat động 3: (12 phút). HDHS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: HS đọc nội dung BT 2.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Công ước về quyền trẻ em. Đoạn văn nói điều gì? (Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em. Quá trình soạn thảo công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em).
 - GV mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn? (Liên hợp quốc, 
Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển, Đại hội đồng Liên hợp quốc).
- GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. 
	- HS viết lại cho đúng chính tả tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
	- GV cho HS làm ở bảng phụ và trình bày vì sao em sửa như vậy?
Phân tích tên thành các bộ phận
Liên hợp quốc
Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc
Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc
Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế
Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em
Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em
Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế
Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển
Đại hội đồng/ Liên hợp quốc
Cách viết hoa
Viết hoa chữ cái đầu củ mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Bộ phận thứ ba là tên địa lí nước ngoài viết như tên riêng Việt Nam.
Chú ý: Chữ về và chữ của là quan hệ từ nên không viết hoa.
3/ Củng cố, dặn dò: (3 phút). - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em. Dặn HTL bài thơ Sang năm con lên bảy
- Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 3 ngày 7 thỏng 5 năm 2013
Buổi sỏng: Dạy bài thứ 6 tuần 33) Tập làm văn
 Tả người. (Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
	- Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
 - Bài văn rừ nội dung miờu tả, đỳng cấu tạo bài văn tả người đó học.
 - Giaựo duùc hoùc sinh yeõu quyự caỷnh vaọt xung quanh vaứ say meõ saựng taùo.
II/ Đồ dùng dạy học: - Dàn ý cho đề văn của mỗi HS.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài: (3 phút). GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
2/ HDHS làm bài: (5 phút). 
	- HS đọc 3 đề bài trong SGK.
	- GV nhắc HS vận dụng dàn ý.
3/ HS làm bài: (25 phút). 
4/ Cũng cố, dặn dò: (2 phút). - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------
Toán
165. luyện tập.
Soạn viết
-----------------------------------------------------
Lịch sử
ôn tập: lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ xix đến nay.
I. Muùc tieõu:	 Nắm được một số sự kiện, nhõn vật lịch sử tiờu biểu của nước ta từ 1858 đến nay:
+ Thực dõn Phỏp xõm lược nước ta, nhõn  ... 	- Trước khi kể HS đọc lại gợi ý 3, 4.
	- HS ghạch nhanh dàn ý câu chuyện.
	- Kể chuyện theo nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- Thi kể chuyện trước lớp. Nêu ý nghĩa của chuyện.
	- GV chọn một câu chuyện có ý nghĩa nhất để trao đổi.
	- Cả lớp và GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò: :( 3 phút). - GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
--------------------------------------------------
Toán
T161. ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.
I/ Mục tiêu:
- Thuộc cụng thức tớnh diện tớch, thể tớch một số hỡnh đó học.
- Vận dụng tớnh diện tớch, thể tớch một số hỡnh trong thực tế. 
- Cả lớp làm bài 2; 3. HSKG làm thờm bài 1.
- Giaựo duùc hoùc sinh tớnh chớnh xaực, caồn thaọn..
II/ Hoạt động dạy học:
HĐ1 : ( 5 phút)
- Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV cho HS nêu lại các công thức tính diện tích, thể tích HHCN, HLP.
 HĐ2 : ( 30 phút) Thực hành:
Bài 1. (HS khá giỏi) GVHDHS tính diện tích cần quét vôi bằng cách: Tính diện tích xung quanh cộng với diện tích trần nhà, rồi trừ đi diện tích các cửa.
Giải:
Diện tích xung quanh phòng học là: (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
 Diện tích trần nhà là: 6 x 4,5 = 27 (m2)
 Diện tí.ch cần quét vôi là: 84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2)
	 Đáp số: 102,5 m2.
Bài 2: GVHD rồi cho HS chữa bài.
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình lập phương. Diện tích giấy màu cần dùng là: 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
Bài 3:Yêu cầu HS tính thể tích bể nước, sau đó tính thời gian để vòi nước chảy đầy bể.
	Giải:
	Thể tích bể là: 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
	Thời gian để vòi nước chảy vào bể là: 3 : 0,5 = 6 (giờ)
	 Đáp số: 6 giờ.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: ( 5 phút) - GV nhận xét tiết học.
- Dặn ôn luyện ở nhà.
-----------------------------------------------------
Đạo đức
Phòng chống các tệ nạn xã hội
I . Mục tiêu: Giúp HS biết 1 số tệ nạn xã hội và cách phòng chống các tệ nạn đó.
II . Chuẩn bị: Tranh ảnh, 1 số câu chuyện về hậu quả của tệ nạn xã hội.
III . Hoạt động dạy học:
HĐ1: ( 3phút). Giới thiệu bài.
HĐ2: ( 5 phút). Tìm hiểu 1 số tệ nạn xã hội: Làm việc cá nhân
- GV nêu 1 số tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện ma tuý, đánh điện tử...
- HS nêu thêm 1 số tệ nạn xã hội khác mà em biết.
HĐ3: ( 7 phút). Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến con người mắc tệ nạn XH: Làm việc theo cặp.
- HS thảo luận theo cặp rồi đại diện nêu nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn XH.
- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến con người mắc tệ nạn XH nhưng nguyên nhân chính là do sự thiếu ý thức của con người.
HĐ4: ( 8 phút). Hậu quả của các tệ nạn XH:
- Em hãy nêu tác hại của việc nghiện cờ bạc? 
- Em hãy nêu tác hại của việc nghiện rượu chè? 
 - Em hãy nêu tác hại của việc nghiện ma tuý? 
 - Em hãy nêu tác hại của việc nghiện đánh điện tử? 
HS trả lời, GV kết luận: Nghiện cờ bạc, rượu chè, ma tuý,... có tác hại rất lớn tới bản thân và người xung quanh. Nghiện cờ bạc, rượu chè, ma tuý,...rất dễ dẫn đến trộm cắp, đánh đập những người thân đặc biệt nghiện ma tuý có thể mắc bệnh AIDS.
HĐ5: ( 8 phút). Cách phòng chống các tệ nạn XH:
HS nêu cách phòng các tệ nạn XH:
- Không chơi với những người có hành vi nghiện ngập.
-Bố mẹ không nên quá cưng chiều con cái, không nên cho các em nhiều tiền.
- Có ý thức tuyên truyền mọi người không tham gia các tệ nạn XH.
HĐ6: ( 4 phút). Củng cố, dặn dò: HS liên hệ 1 số người nghiện ngập ở địa phương, thống kê số người mắc các tệ nạn ở xóm em.
Nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà nhắc nhở mọi người cùng tham gia phòng chống tai nạn XH.
I/ Mục tiêu: - Biết tớnh diện tớch, thể tớch trong cỏc trường hợp đơn giản. 
- Cả lớp làm bài 1; 2. HSKG làm thờm bài 3.
- Giaựo duùc hoùc sinh tớnh chớnh xaực, khoa hoùc, caồn thaọn..
II. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra: (5 phút ) Gọi HS nêu công thức tính Sxung quanh ;Stoàn phần HLP và HHCH
 GV nhận xét bổ sung
2 . Bài mới:
Hoạt động 1: (30 phút). Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS tính S xung quanh, S toàn phần, thể tích HLP và HHCN
Hình lập phương
(1)
Hình HCN
(1)
(2)
Chiều cao
5cm
0,6cm
Chiều dài
8cm
1,2cm
Chiều rộng
6cm
0,5cm
Sxung quanh
140cm2
2,04cm2
Stoàn phần
236cm2
3,24cm2
Thể tích
240cm3
0,36cm3
(2)
 Độ dài cạnh
12cm
3,5cm
Sxung quanh
576cm2
49cm2
Stoàn phần
864cm2
73,5cm2
Thể tích
1728cm3
42,875cm3
 Bài 2: GV gợi ý cho HS biết cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó (Chiều cao bằng thể tích chia cho diện tích đáy).
Giải:
Diện tích đáy bể là: 1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao của bể là:: 1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
 Đáp số: 1,5 m.
Bài 3: GVgợi ý.
Trước hết tính cạnh khối gỗ là: 10 : 2 = 5 (cm). Sau đó có thể tính diện tích toàn phần 
của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của hai khối đó.
Diện tích toàn phần của khối nhựa hình lập phương là: (10 x 10) x 6 = 600 (cm2)
Diện tích toàn phần của khối gỗ hình lập phương là: (5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
 Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần khối gỗ số lần là: 
600:150 = 4 (lần)
3/ Củng cố, dặn dò:( 3 phút) - GV nhận xét tiết học.
- Dặn ôn luyện ở nhà.
--------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết thực hành tớnh diện tớch và thể tớch cỏc hỡnh đó học.
-Cả lớp làm bài 1;2. HSKG làm thờm bài 3.
- Giaựo duùc tớnh chớnh xaực, caồn thaọn khoa hoùc 
II/ Hoạt động dạy học:
A . Bài mới:
Hoạt động 1: (30 phút). Luyện tập 
Bài 1: GV gợi ý để HS tính được chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều rộng hình chữ nhật đó. Từ đó tính được diện tích hình chữ nhật và số ki-lô-gam rau thu hoạch được trên mảnh vườn hình chữ nhật đó.
Giải:
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là: 160 : 2 = 80 (m)
 Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật đó là: 80 - 30 = 50 (m)
 Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật đó là: 50 x 30 = 1500 (m2)
 Số ki-lô-gam rau thu hoạch được là: 15 : 10 x 1500 = 2250 (kg)
 Đáp số: 2250 kg.
Bài 2: GVgợi ý để HS biết "Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân với chiều cao". Từ đó "Muốn tính chiều cao hình hộp chữ nhật ta có thể lấy diện tích xung quanh chia cho chu vi đáy hình hộp"
	Giải:
	Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là: (60 + 40) x 2 = 200 (cm)
C
A
B
D
E
3cm
5cm
4cm
2,5cm
	Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là: 6000 : 200 = 30 (cm) 
	Đáp số: 30 cm.
Bài 3: GVHDHS.
	- trước hết tính độ dài thật của mảnh đất:
	Độ dài thật cạnh AB là:
	5 x 1000 = 5000 (cm) = 50 m.
	Độ dài thật cạnh BC là:
	2,5 x 1000 = 2500 (cm) = 25 m.
	Độ dài thật cạnh CD là:
	3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 m.
	Độ dài thật cạnh DE là:
	4 x 1000 = 4000 (cm) = 40 m.
- GV cho HS n/xét: Mảnh đất gồm mảnh hình chữ nhật và mảnh hình tam giác vuông.
	Chu vi mảnh đất là: 50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m)
	Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE là: 50 x 25 = 1250 (m2)
	Diện tích mảnh đất hình tam giác vuông CDE là: 30 x 40 : 2 = 600 (m2)
	Diện tích mảnh đất hình ABCDE là: 1250 + 600 = 1850 (m2)
 Đ/S : 1850 (m2)
B/ Cũng cố, dặn dò:( 3 phút). - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn ôn luyện ở nhà
–––––––––––––––––––––––––––
Toán
164. một số dạng bài toán đã học.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết một số dạng toỏn đó học.
- Biết giải bài toỏn cú liờn quan đến tỡm số trung bỡnh cộng, tỡm hai số biết tổng và hiệu của hai số đú. 
- Cả lớp làm bài 1, 2. HSKG làm thờm bài 3.
II/ Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:(10phút)./ Tổng hợp một số dạng bài toán đã học (Như trong SGK):
2. Hoạt động 2: (25 phút). Thực hành:
Bài 1: Bài này là dạng toán "Tìm số trung bình cộng", Yêu càu HS tìm số hạng thứ 3.
Quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba: (12 + 18) : 2 = 15 (km)
Từ đó tính được trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quãng đường là bao nhiêu km.
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
Bài 2: GVHDHS đưa về dạng toán: "Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó".
	Giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật (tổng của chiều dài và chiều rộng) là: 120 : 2 = 60 (m)
 Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10m.
60m
Chiều dài :
10m
Chiều rộng:
 Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: (60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 35 - 10 = 25 (m)
 Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 35 x 25 = 875 (m2)
 Đáp số: 875 m2.
Bài 3: Bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị.
	Tóm tắt	Giải:
3,2 cm3:	22,4g	1cm3 kim loại cân nặng là: 22,4 : 3,2 = 7 (g)
4,5 cm3:	..?.. g	 4,5 cm3 kim loại cân nặng là: 7 x 4,5 = 31,5 (g)
 Đáp số: 31,5 g.
3/ Cũng cố, dặn dò: (3 phút). - GV nhận xét tiết học. Dặn ôn
-----------------------------------------------------
Toán
165. luyện tập.
I/ Mục tiêu:
- Biết giải một số bài toỏn cú dạng đó học.
- Cả lớp làm bài 1, 2, 3. HSKG làm thờm bài 4.
II/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: (3 phút). Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
Họat động 2: (30 phút). Tổ chức cho HS làm và chữa bài 
 Bài 1: GV gợi ý: Bài này là dạng toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó".
13,6cm2
Diện tích hình tam giác BEC:
A
B
C
D
E
Diện tích hình tứ giác ABED:
Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BEC là:
	13,6 : (3 - 2) x 2 = 27,3 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
	27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
	40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
* Hoặc tìm tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 phần.
Từ đó tính được Diện tích hình tứ giác ABCD là: 13,6 x 5 = 68 (cm2).
Bài 2: GVgợi ý cho HS: 35 học sinh
Trước hết tìm số HS nam, số HS nữ dựa vào dạng toán "Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó".
	Nam:
	Nữ:
	Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là: 35 : (4 + 3) x 3 = 15 (học sinh)
	Số HS nữ trong lớp là: 35 - 15 = 20 (học sinh)
	Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là: 20 - 15 = 10 (học sinh)
Bài 3: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách "Rút về đơn vị".
	Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 : 100 x 75 = 9 (lít).
Bài 4: Theo biểu đồ có thể tính số % học sinh lớp 5 xếp loại khá của Trường Thắng Lợi.
Gỏi
25%
	Tỉ số phần trăm HS khá của Trường Thắng Lợi là:
	100% - 25% - 15% = 60%.
	Mà 60% HS khá là 120 HS.
	Vậy số HS khối lớp 5 của trường là:
Trung bình
15%
 120 : 60 x 100 = 200 (học sinh)
? %
	Số HS giỏi là: 200 : 100 x 25 = 50 (học sinh)
	Số HS trung bình là: 200 : 100 x 15 = 30 (học sinh)
4/ Cũng cố, dặn dò: : (3 phút).
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn ôn luyện ở nhà.
–––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 3334.doc