Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Môn Khoa học

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Môn Khoa học

Yêu cầu

- Nêu được một số ví dụ về dung dịch

- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất

II. Chuẩn bị

- Hình vẽ trong SGK trang 76, 77

 - Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li (cốc) thuỷ tinh, thìa nhỏ

III. Các hoạt động

 

doc 47 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 4957Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 19
BÀI 37: DUNG DỊCH
I. Yêu cầu
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 76, 77
 - Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li (cốc) thuỷ tinh, thìa nhỏ 
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ
-Câu hỏi:
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn
-GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Thực hành 1 “Tạo ra một dung dịch”.
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
a) Tạo ra một dung dịch nước đường (nước muối).
Thảo luận các câu hỏi:
+Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
+Dung dịch là gì?
+Kể tên một số dung dịch khác mà bạn biết.
-GV giải thích: Hiện tượng đường không tan hết là vì khi cho quá nhiều đường hoặc muối vào nước, không tan mà đọng ở đáy cốc. Khi đó ta có một dung dịch nước đường bão hoà.
-GV kết luận: Tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng, chất kia hoà tan trong chất lỏng.Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó.
v Hoạt động 2: Thực hành 2
-GV thực hành theo dẫn SGK trang 77 SGK yêu cầu HS quan sát, dự đoán kết quả thí nghiệm 
-Yêu cầu đại diện HS lên thử nếm những giọt nước đọng trên đĩa
-GV nhận xét, chốt lại: Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn còn lại trong cốc
v Hoạt động 3: Làm việc với SGK
-GV yêu cầu HS quan sát tranh 3 và trả lời các câu hỏi sau:
+Nhận xét và mô tả tranh 3
+Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
+Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để làm gì?
GV nhận xét, kết luận: Tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. Sử dụng chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác.
4. Củng cố -dặn dò
-Trò chơi đố bạn (SGK trang 77)
-GV công bố đáp án:
+Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta dùng phương pháp chưng cất
+Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối
-Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ.
-Chuẩn bị: Sự biến đổi hoá học.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS trả lời
-Lớp nhận xét
-Các nhóm thực hành
-Đại diện các nhóm nêu công thức pha dung dịch nước đường (hoặc nước muối) và trả lời các câu hỏi
-Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh:
+Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất bị hoà tan trong nó.
+Một số dung dịch khác: Dung dịch nước và xà phòng, dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối,
-Các nhóm nhận xét, xem có cốc nào có đường (hoặc muối) không tan hết mà còn đọng ở đáy cốc.
-HS quan sát GV úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra
-Dự đoán kết quả thí nghiệm.
-HS nếm thử công bố kết quả 
-HS thử giải thích kết quả
-HS quan sát tranh 3 và trả lời
+Nước từ ống cao su sẽ chảy vào li.
+Chưng cất.
+Tạo ra nước cất.
-Nhiều HS tham gia trả lời các câu đố:
+Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta sử dụng phương pháp nào?
+Làm cách nào để sản xuất muối từ nước biển?
Rút kinh nghiệm
TUẦN: 19
BÀI 38: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC 
I. Yêu cầu
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. Chuẩn bị
Hình vẽ trong SGK, một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi
+Dung dịch là gì?
+Kể tên một số dung dịch mà bạn biết.
+Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
-GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
*HĐ1:Tổ chức cho HS thực hành các thí nghiệm:
+Thí nghiệm 1
+Thí nghiệm 2
-GV nêu câu hỏi:
+Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác gọi là gì?
-GV nhận xét đánh giá
*HĐ2:Thảo luận
GV nhận xét, chốt lại các kết quả sau:
3 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
-Các nhóm đốt tờ giấy
-Các nhóm ghi nhận xét
+Giấy bị cháy cho ta tro giấy
-Các nhóm chưng đường
-Ghi nhận xét
+Đường cháy đen, có vị đắng
+Sự biến đổi hoá học
-HS đọc định nghĩa
-Các nhóm quan sát H2-3-4-5-6-7
-Các nhóm thảo luận báo cáo
Hình
Trường hợp
Biến đổi
Giải thích
2
 Cho vôi sống vào nước
Hoá học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữlại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẽo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.
3
 Xé giấy thành những mảnh vụn
Lí học
Giấy bị cắt vụn vẫn giữ nguyên tính chất, không bị biến đổi thành chất khác. 
4
 Xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng và cát thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi 
5
 Xi măng trộn cát và nước
Hóa học
Xi măng trộn cát và nước thành vữa xi măng, tính chất hoàn toàn khác với tính chất của ba chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước
6
 Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hoá học 
Dưới tác dụng của hơi nước trong KK, chiếc đinh bị gỉ tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới
7
Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội thành thủy tinh ở thể rắn
Lí học 
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thủy tinh vẫn không thay đổi 
4-Củng cố-Dặn dò
-HS đọc thông tin-trả lời câu hỏi
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị Bài Biến đổi hóa học (tiếp theo)
Rút kinh nghiệm
TUẦN: 20
BÀI 39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC 
I. Yêu cầu
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. Chuẩn bị
Hình vẽ trong SGK, một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định 
2-Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi
-GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
*HĐ1: Tạo “Bức thư bí mật”
-GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm tạo 1 bức thư bí mật bằng các dụng cụ đã chuẩn bị
-GV nhận xét kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt
*HĐ 2: Xử lí thông tin SGK
-GV nhận xét kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng
4-Củng cố-Dặn dò
-Yêu cầu HS nêu các tác dụng có thể làm biến đổi hoá học của các chất?
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài Năng lượng
- HS đọc thông tin trả lời
- Nhận xét
-HS trình bày dụng cụ
+Dấm hoặc chanh
+Giấy,que tăm,diêm,nến
-HS tiến hành:
+Dùng que tăm nhúng vào dấm (chanh) viết vào giấy để khô
+Nhìn vào tờ giấy không thấy chữ
+Đưa lên ngọn nến thấy chữ
-Các nhóm quan sát hình vẽ SGK trang 80, 81
-Đọc thông tin và trả lời
-Các nhóm báo cáo
-HS dựa vào thông tin trả lời
- Nhận xét, góp ý
Rút kinh nghiệm
TUẦN: 20
BÀI 40: NĂNG LƯỢNG 
I. Yêu cầu
Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ.
II. Chuẩn bị
Nến, diêm, Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi
Nêu các tác dụng có thể làm biến đổi hoá học của các chất?
-GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu về năng lượng
- GV chia nhóm, yêu cầu nhóm thực hành theo SGK trang 82 và thảo luận các câu hỏi:
+ Hiện tượng quan sát được?
+ Vật bị biến đổi như thế nào?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
GV nhận xét, kết luận:
Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn năng lượng
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK trang 83 nêu ví dụ hoạt động của con người động vật, các phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
-GV chốt lại: Mọi hoạt động của con người, động vật, các phương tiện, máy móc đều cần đến nguồn năng lượng.
4. Củng cô - dặn dò
Yêu cầu HS tìm thêm các nguồn năng lượng khác phục vụ cho các hoạt động của con người
Chuẩn bị: “Năng lượng mặt trời”.
Nhận xét tiết học.
-HS trả lời
HS thực hành theo nhóm 
+ Đưa cặp sách đang nằm yên trên bàn lên cao
+ Thắp nến và quan sát 
+ Thực hành lắp pin và bật công tắc ôtô đồ chơi
- Các nhóm thảo luận 3 câu hỏi
Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
HS tự đọc mục Bạn có biết trang 83 SGK.
Người nông dân cày, cấy (năng lượng từ thức ăn)
Các bạn HS đá bóng, học bài (năng lượng từ thức ăn)
Chim săn mồi (năng lượng từ thức ăn)
Máy bơm nước (năng lượng từ điện)
- Nhiều HS trình bày
TUẦN: 21
BÀI 41: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 
I. Yêu cầu
Nêu được ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện 
II. Chuẩn bị
Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (ví dụ: máy tính bỏ túi), tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng 
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2-Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi
+ Nêu ví dụ hoạt động của con người động vật, các phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó
-GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lượng mặt trời
- GV chia nhóm, yêu cầu nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
+ Nêu vai trò của năng lượng nặt trời đối với sự sống?
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
GV chốt: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các năng lượng này là Mặt Trời. Nhờ năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng năng lượng mặt trời
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 76/ SGK và:
+ Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
+ Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
+ Kể tên những ứng dụng của năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
4. Củng cố - Dặn dò
GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
  Chiếu sáng
  Sưởi ấm 
- Chuẩn bị bài: Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 1)
- HS trả lời
- Các nhóm thảo luận 3 câu hỏi
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
Quan sát các hình 2, 3, 4 trang 76/ SGK và trả lời 
+ Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối )
+ Máy tính bỏ túi
+ 
Hai đội tham gia (mỗi đội khoảng 5 HS).
Hai nhóm lên ghi những ...  hiện
TUẦN 33
BÀI 66: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. Yêu cầu
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái
II. Chuẩn bị
Hình vẽ trong SGK trang 136, 137, thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương 
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi: Em hãy nêu hậu quả của việc phá rừng.
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang 136/ SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?
+ Nêu một số ví dụ về sự thay đổi nhu cầu sử dụng diện tích đất. 
+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất?
- GV kết luận:
+ Hình 1 và 2: con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn. Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở rộng giao thông, đường phố
 v Hoạt động 2: Thảo luận và liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS thảo luận về:
+ Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng? 
+ Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
+ Tác hại của rác thải với môi trường đất
- GV kết luận: Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- Nhóm quan sát các tranh thảo luận nội dung, ý nghĩa từng tranh kết hợp trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm khác bổ sung
Hs thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trình bày
Hs nhận xét và bổ sung
- HS nhắc lại nội dung chính của bài
TUẦN: 34
Tiết 67: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. Yêu cầu
- Nêu được những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường
II. Chuẩn bị
	- Bài giảng điện tử
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định 
2-Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi:
+ Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
+ Nêu tác hại của việc phá rừng
- GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
- GV nêu câu hỏi: Em có biết nguyên nhân làm không khí và nguồn nước bị ô nhiễm?
- Trình chiếu 1 đoạn phim chủ đề tác động của con người đến môi trường, yêu cầu HS xem phim và nêu cảm nghĩ về đoạn phim đồng thời trả lời câu hỏi đầu bài.
- GV chốt lại nội dung:
	¨	Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông.
	¨	Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu.
+ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,
GV cho HS xem các hình ảnh kèm theo câu đố:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá?
+ Bức tranh trên thể hiện điều gì? 
- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước. Đặc biệt là sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất, khai thác tài nguyên và sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người. Giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước có mối liên quan chặt chẽ.
v Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của việc ô nhiễm môi trường
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương em gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
GV tổng kết các đáp án:
+ Một số thói quen sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương gây ô nhiễm môi trường là: khí thải từ hoạt động sản xuất, đun nấu, vứt rác bừa bãi, để nước thải sinh hoạt chảy trực tiếp ra môi trường
+ Những việc làm trên gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của động vật, thực vật và con người.
4-Củng cố - dặn dò
GV tổng kết lại nội dung bài học, giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị bài tiết học sau: “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
3-4 HS nêu cảm nghĩ sau khi xem phim.
HS trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước.
HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, góp ý
- HS thảo luận nhóm 4, ghi các đáp án vào phiếu thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS nêu lại nội dung chính bài học.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 34
BÀI 68: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Yêu cầu
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
	- Hình vẽ trong SGK trang 140, 141, sưu tầm những hình ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường. 
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi: Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
-GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mỗi hình, GV gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, nêu các đáp án: Hình 1 - b ; Hình 2 - a; Hình 3 - e ; Hình 4 - c ; Hình 5 - d.
v Hoạt động 2: Thảo luận các biện pháp bảo vệ môi trường
- GV chốt lại: Có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường: trồng cây xanh, trồng rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, xử lý khí thải, rác thải công nghiệp,
v Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
- GV phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thảo xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường sau đây ứng cới khả năng thực hiện ở cấp độ nào
- GV nhận xét, kết luận:
 Các biện pháp bảo vệ môi trường
Ai thực hiện
Quốc gia
Cộng đồng
Gia đình
- Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
x
x
- Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
x
- Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất.
x
x
- GV kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. 
4. Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Ôn tập môi trường và tài nguyên”
HS trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
HS làm việc cá nhân, quan sát các hình, đọc ghi chú tìm xem mỗi ghi chú thích hợp với hình nào.
- HS thảo luận nhóm 4 ghi các biện pháp bảo vệ môi trường vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS làm việc nhóm 4 theo yêu cầu của GV
- Các nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập, lần lượt báo cáo kết quả
- HS nhắc lại nội dung chính của bài
TUẦN 35
BÀI 69: ÔN TẬP : MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Yêu cầu
Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
 Các bài tập trang 142, 143/ SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi: Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường
-GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Trò chơi ô chữ
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em, phổ biến luật chơi: Tìm các chữ cái cho các ô trống để khi ghép lại phù hợp với từng nội dung của ô chữ.
GV treo ô chữ phóng to, lần lượt đọc thông tin từng dòng hàng ngang mà các đội chọn.
+ Dòng 1: Tính chất của đất đã bị xói mòn. (BẠC MÀU)
+ Dòng 2: Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi. (ĐỒI TRỌC)
+ Dòng 3: Là môi trường sống của nhiều động vật hoang dã quý hiếm, khi bị tàn phá sẽ làm khí hậu bị thay đổi. (RỪNG)
+ Dòng 4: Của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người sử dụng. (TÀI NGUYÊN)
+ Dòng 5: Hậu quả mà rừng phải chịu do đốt rừng làm nương rẫy (BỊ TÀN PHÁ)
+ Cột xanh: Một loài bọ chuyên ăn các loại rệp cây
(BỌ RÙA)
v	Hoạt động 2: Làm phiếu học tập
- Yêu cầu HS làm bài tập cá nhân SGK/143
- Gọi HS đọc câu hỏi và nêu đáp án đúng
- GV chốt lại các đáp án: 1-b	 2-c	 3-d	4-c
4. Củng cố-Dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Kiểm tra học kỳ
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
- 2 đội xếp hàng trước bảng
Mỗi đội cử đại diện chọn hàng ngang của ô chữ và trả lời câu hỏi tương ứng. 
Đội nào có nhiều câu trả lời đúng là đội thắng cuộc
HS làm bài tập trắc nghiệm trong 3 phút
- HS trình bày đáp án
- HS nêu lại nội dung đã ôn tập
TUẦN: 35
BÀI 70: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. Yêu cầu:
- Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người.
- Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.
II. Chuẩn bị:
Các bài tập trang 144, 145, 146 / SGK 
III. Các hoạt động
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Ôn tập
v	Hoạt động 1: Trò chơi ô chữ
GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội 5 em, phổ biến luật chơi: bốc thăm và trả lời câu hỏi các bài tập1, 2, 3, 4, 5, 8 trang 144, 145, 146 / SGK (GV chia nhỏ các hình ảnh, câu hỏi cho từng phiếu thăm)
- Đáp án:
Câu 1
- Gián đẻ trứng vào tủ, bướm đẻ trứng vào cây bắp cải, ếch đẻ trứng dưới ao hồ, muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước, chim đẻ trứng vào tổ trên cành cây.
- Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh sạch sẽ nhà ở, chum, vại đựng nước cần có nắp đậy.
Câu 2
a) Nhộng
b) Trứng
c) Sâu
Câu 3: g) Lợn
Câu 4: 1-c, 2-a, 3-b
Câu 5: Ý kiến b)
Câu 8: d) Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt
v	Hoạt động 2: Làm phiếu học tập
- Yêu cầu HS làm bài tập 6, 7, 9 SGK trang 46, 147.
- Gọi HS đọc câu hỏi và nêu đáp án đúng
- GV chốt lại các đáp án
Câu 6: Đất ở nơi đó sẽ bị xói mòn, bạc màu
Câu 7: Khi rừng ở đầu nguồn bị phá hủy, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh gây lũ lụt
Câu 9: Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
3. Củng cố-Dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Kiểm tra học kỳ
Mỗi đội cử đại diện lên bốc thăm và trả lời câu hỏi tương ứng. 
Đội nào có nhiều câu trả lời đúng là đội thắng cuộc
- HS làm bài tập 
- HS trình bày đáp án
- HS nêu lại nội dung đã ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa học HKII.doc