I. MỤC TIÊU:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình minh họa trong SGK.
- Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
Tuần 5 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011 Tập đọc Một chuyên gia máy xúc I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3. II. chuẩn bị: - Hình minh họa trong SGK. - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. III. các Hoạt động dạy học: HĐ1. Luyện đọc. - Gọi 1 H đọc bài. - Bài chia làm mấy đoạn? - G yêu cầu H đọc nối tiếp lần 1, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho H. - Yêu cầu H đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ mới. - Yêu cầu H luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 H đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. HĐ2. Tìm hiểu bài. - G yêu cầu H đọc thầm bài, thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK. - Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? - Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? - Nội dung bài là gì? HĐ3. Luyện đọc diễn cảm. - Gọi H đọc bài. - Tổ chức H luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm. - Hd đánh giá, cho điểm. HĐ4. Củng cố, dặn dò. - Nêu nội dung chính của bài? - Nhận xét tiết học. - Dặn H chuẩn bị bài sau. - 1 H đọc, lớp đọc thầm theo bạn. - H nêu cách chia đoạn. - 4 H tiếp nối đọc bài - 4 H tiếp nối đọc đoạn - H luyện đọc theo cặp. - 1H đọc toàn bài. - H đọc thầm, đọc lướt, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi. - Các nhóm vấn đáp trả lời lần lượt các câu hỏi. - H suy nghĩ trả lời. - H nêu. - H luyện đọc từng đoạn, nêu cách đọc. -1H đọc bài, lớp theo dõi phát hiện giọng đọc; luyện đọc nhóm đôi. - Thi đọc diễn cảm. - H nêu. Chính tả Một chuyên gia máy xúc I. Mục tiêu: - Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. - Tìm được các tiếng chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng có uô, ua; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 câu thành ngữ ở bài 3. II. chuẩn bị: - Vở bài tập. - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. III. các Hoạt động dạy học: HĐ1. Hướng dẫn nghe viết. - Gọi H đọc nội dung bài viết. - Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt? - Tìm những từ ngữ dễ viết sai chính tả. - Đọc từ khó cho H viết: khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác... - G đọc bài chậm rãi. - G đọc lại bài viết một lượt. - Thu chấm 7-10 bài, nhận xét. HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu H viết các tiếng chứa vần ua, uô vào vở BT. - Yêu cầu H nhận xét về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng. - G nhận xét, cho nhắc lại. Bài 3.Gọi H nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu H tự làm bài. - Chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng. - Nêu nghĩa của các câu thành ngữ. - 1-2 H đọc. - H trả lời. - H tìm, nêu từ khó. - Viết ra nháp từ khó. - H viết bài vào vở. - H soát lỗi, sửa lỗi. - 1H đọc yêu cầu. - H tự làm bài. - H nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh. - 1 H nêu yêu cầu. - H tự làm bài, 1 H làm bài trên bảng lớp. - H giỏi trả lời. HĐ3. Củng cố, dặn dò. - Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ua/uô. - Nhận xét tiết học. Dặn H về nhà viết lại những tiếng viết sai. Toán Tiết 21: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài (Trang 22) I. Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ đài. Làm được các bài tập 1, 2a,c, 3. II. chuẩn bị: - Kẻ bảng bài tập 1. - Hình thức: cá nhân, cả lớp. III. cácHoạt động dạy học: 1. Kiểm tra. - Gọi H chữa bài 4 Tr 22- SGK. - Nhận xét cho điểm. 2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Ghi sẵn nội dung của bài. Yêu cầu H đọc đề bài. -1m bằng bao nhiêu dm? -1m bằng bao nhiêu dam? - G viết tiếp vào cột mét để có: 1m = 10 dm = dam. - Hd điền tiếp các cột trong bảng. - Yêu cầu H nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền kề. Bài 2: G yêu cầu H đọc đề và tự làm bài. - Gọi H chữa bài trên bảng lớp. - Yêu cầu H đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 3: Viết số thích hợp. - Viết: 4km 37m =......m. Yêu cầu H nêu cách tìm số thích hợp điền vào chỗ trống. - G khắc sâu cách chuyển đổi. Bài 4: - Bài toán cho biết gì? - Bài yêu cầu gì? - G chấm 7- 10 bài, nhận xét. - Đáp số: a) 935 km; b) 1726 km. - 1H lên bảng chữa bài. -H nhận xét, nêu cách làm. - 1 H đọc yêu cầu của bài. - H trả lời câu hỏi. - 1 H lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - H nêu. - 3 H lên bảng làm bài. H cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài của bạn. - H nêu cách tìm số để điền vào chỗ trống. - 1 H làm bài trên bảng lớp. H cả lớp làm bài vào vở. - H chữa bài, nêu cách làm. - H đọc, phân tích đề. - H làm bài vào vở. - 1 H chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. Nhắc H về nhà hoàn thành bài vào vở. đạo đức Bài 3: Có chí thì nên (Tiết 1) I. mục tiêu. - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí; người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. II. chuẩn bị. - Một số mẩu chuyện trong SGV. - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. HĐ1 : Tìm hiểu thông tin - Cho học sinh đọc thông tin trong SGK. * G: Từ tấm gương Trần Bảo Đông ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tập tốt, vùă giúp đỡ gia đình. HĐ2: Xử lí tình huống - Đưa ra hai tình huống (VD như SGV - tr23), chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, thảo luận một trong hai tình huống trên. * G: Trong những tình huống trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản ... Biết vượt khó để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí. - Học sinh đọc. - Thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. HĐ3 : Làm bài tập 1 - 2 SGK * Bài tập 1: Hd thảo luận nhóm đôi để phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó. - Cho học sinh giơ thẻ (Thẻ đỏ: biểu hiện ý chí - thẻ xanh: không có ý chí) * BT 2: tiến hành tương tự. * GV: Các em đã biết phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và cuộc sống. Cho H đọc phần Ghi nhớ- SGK - Thảo luận nhóm đôi. - Học sinh giơ thẻ đồng thời thể hiện ý kiến của mình (Giáo viên hỏi tại sao?) - Học sinh đọc Ghi nhớ - SGK tr10 *Hoạt động nối tiếp. H: Sưu tầm một vài mẩu chuyện về những gương học sinh "có chí thì nên" hoặc trên sách báo, ở lớp, ở trường, ở địa phương. Tiếng việt Luyện thêm I. Mục tiêu: - Củng cố một số kiến thức của bài tập đọc và chính tả mới học. ii. chuẩn bị: - Vở luyện trang 22, 23. - Hình thức: cá nhân, cả lớp. IIi. Các Hoạt động dạy học: 1. Hd làm bài tập. Bài 1 TĐ: Hd đọc lại bài tập đọc để chon được đáp án đúng. Gọi H chữa bài. Nhận xét, chốt ý đúng. Bài 2, 3 TĐ: Hd thảo luận cặp rồi trả lời miệng. Gọi đại diện chữa bài, nhận xét. Cho H nhắc lại ý đúng. Bài 4 TĐ: Hd trả lời miệng, nhấn mạnh ý trả lời đúng. Bài 1 CT: Kẻ bảng và hd H hoàn thành trên bảng lớp. Nhấn mạnh các nguyên âm đôi. Bài 2, 3 CT: Cho H tự làm và chữa bài. Củng cố cách ghi dấu thanh. 2. Củng cố, dặn dò. G nhận xét tiết học. Nhắc H về xem lại các nội dung vừa ôn. Đáp án: 1. Trên công trường, vào một buổi sáng mùa xuân, khi A-lếch-xây đến tham quan công trường. 2. cao lớn, tóc vàng óng, thân hình 3. chúng mình, đồng chí, - Anh A - lếch - xây quý bạn nên quên cả việc tay bạn đầy dầu mỡ. - H chữa trên bảng lớp, sửa sai bổ sung. - Nhắc lại quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng có chứa nguyên âm đôi. Toán Luyện thêm I. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài. II. chuẩn bị: - Vở luyện trang 19. - Hình thức: cá nhân, cả lớp. iii. các hoạt động dạy học. 1. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. Ghi bảng, cho H tự làm vào vở rồi chữa trên bảng. Hd nhận xét và nhắc lại cách đổi đơn vị đo độ dài. Bài 2: Hd đổi từng đơn vị ra nháp rồi cộng các kết quả của số đo đó để được kết quả đúng. Gọi H chữa bài, nhận xét. Bài 3: Hd làm nháp rồi đối chiếu để chọn đáp án đúng. Hd nhận xét. -Chữa bài rồi nêu được: dựa vào mối quan hệ giữa 2 đơn vị để chuyển đổi đơn vị đo cho đúng. - 2km8m = 2008m; 8m42cm = 842cm 432dm = 43m2dm; 5018m = 5km 18m. Đáp số: B.30km50m. Bài 4: Hd nhắc lại mối quan hệ giữa m và mm, đối chiếu và xác định đáp án đúng. 2. Củng cố, dặn dò. - Bài củng cố kiến thức gì? - G chốt kiến thức. a. S B. Đ - H trả lời. - Nhận xét tiết học. Dặn H ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài. Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011 Toán Tiết 22: Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng (Trang 23) I. Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Biết chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng. Làm được các bài tập 1, 2, 4. II. chuẩn bị: - Kẻ bảng đơn vị đo khối lượng. - Hình thức: cá nhân, cả lớp. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Kiểm tra. - Gọi 2 H nêu tên và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. - Nhận xét cho điểm. 2.Bài mới HĐ1. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng sau.( G kẻ bảng) - V tổ chức cho H làm bài 1. - Hai đơn vị đo liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần? Bài 2:Bài yêu cầu gì? *Củng cố cách đổi đơn vị đo khối lượng. - G tổ chức chữa bài cho H. Bài 3: ; = -Tổ chức cho H làm bài, chữa bài. Bài 4: Gọi H đọc đề. - Bài toán thuộc dạng gì? - Yêu cầu H làm bài . - G nhận xét, cho điểm. ĐS: 100kg HĐ2. Củng cố, dặn dò. - Đọc bảng đơn vị đo khối lượng? Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề. - Nhận xét đánh giá tiết học . - H làm bài cá nhân hoàn thành bảng. - Hỏi đáp theo cặp về đổi các đơn vị đo liền nhau. - H trả lời. - H nêu. - H làm bài vào vở, 1 H chữa bài. Lớp nhận xét, nêu cách làm. - H làm vào vở. Đổi vở k. tra đúng sai. - H đọc, xác định dạng toán, thảo luận cách làm theo cặp, làm bài cá nhân. - 1H chữa bài. Lớp nhận xét. - H đọc bảng đơn vị đo khối lượng. - Nêu mối quan hệ. - Nhắc H ôn tập các kiến thức đã học, hoàn thành bài tập còn lại. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Hoà bình (Trang 47) I. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của từ Hòa bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình. - Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê. II. chuẩn bị: - Vở bài tập. - Hình thức: cá nhân, cả lớp. iii. các hoạt đọng dạy học. ... ưởng thú vị như thế nào? - H suy nghĩ, làm việc theo cặp. - Đại diện trình bày, lớp nhận xét. - G chốt câu trả lời đúng. Bài 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước mà em biết. - G theo dõi, giúp đỡ H còn lúng túng. - G nhận xét, cho điểm. - HS đọc đề. - HS làm bài cá nhân vào vở. - HS khá, giỏi đọc trước. - Lớp nhận xét. - Nối tiếp đọc dàn bài, lớp nhận xét. 2. Củng cố, dặn dò: - G nhận xét tiết học. - Yêu cầu dựa dàn bài rồi viết đoạn văn tả một cảnh sông nước. Khoa học Luyện thêm I. Mục tiêu: - Củng cố một số kiến thức về sử dụng thuốc và phòng bệnh sốt rét. ii. chuẩn bị: - Vở bài tập. - Hình thức: cá nhân, cả lớp. IIi. Nội dung: 1. Hướng dẫn làm bài tập. Câu 1: Khi sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta không nên làm gì? ÊTuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. ÊDùng thuốc kháng sinh khi biết chính xác cách dùng và biết thuốc đó dùng cho loại bệnh nhiễm khuẩn nào. ÊNếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì phải dừng lại ngay. ÊNếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì vẫn phải dùng hết liều theo chỉ dẫn trước đó của bác sĩ. ÊNên dùng tăng gấp đôi lượng thuốc để nhanh khỏi bệnh. Câu 2: Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B cho phù hợp: A B Muỗi a-nô-phen. Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể chết người. Con vật trung gian truyền bệnh sốt rét từ người bệnh sang người lành tên là gì? Một loại kí sinh trùng. Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 2. Dặn dò về nhà. H tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt rét. thể dục bài 12: đội hình đội ngũ - trò chơi “lăn bóng bằng tay” i. mục tiêu: - Thực hiện được các động tác dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. ii. chuẩn bị: - Sân tập, còi. - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. iii. nội dung và phương pháp lên lớp. 1. Phần mở đầu: - Tập hợp, nêu yêu cầu bài học. 2. Phần cơ bản: a. Ôn đội hình đội ngũ: dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Hd tổ trưởng điều khiển ôn luyện. - Cho các tổ thi trình diễn, nhận xét. b. Chơi trò chơi. - Hd luật chơi và quản cho H chơi tập thể. - Đứng vỗ tay hát. - Cán sự tổ chức tập theo hướng dẫn. - H tập theo đội hình tổ. - Thi trình diễn. - Chơi tập thể cả lớp. - Rút kinh nghiệm sau khi chơi. 3. Phần kết thúc. - Nhắc H về nhà ôn lại các nội dung đội hình đội ngũ. Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh (Trang 62) I. Mục tiêu: - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích. - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước. II. chuẩn bị: - Vở bài tập. - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. III. các Hoạt động dạy học: HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Gọi H đọc bài. - Giải nghĩa từ: thuỷ ngân. - Yêu cầu H đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi trong nhóm. - Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét câu trả lời của H. Bài 2: Gọi H đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu H đọc kết quả quan sát cảnh sông nước đã chuẩn bị từ tiết trước. - Yêu cầu H tự lập dàn ý bài văn tả cảnh sông nước. - Gọi H trình bày bài làm của mình . - GV cùng H nhận xét, bổ sung để có dàn bài văn hoàn chỉnh. - Nhận xét cho điểm dàn bài đạt yêu cầu. - 1 H đọc bài. - H làm việc nhóm 4 thảo luận, trả lời các câu hỏi. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 H đọc yêu cầu của bài. - 2 H đọc kết quả quan sát cảnh sông nước. - H tự lập dàn ý. 1 H làm bài trên bảng. - H lần lượt trình bày dàn ý của mình. - Cả lớp theo dõi, nêu ý kiến nhận xét. - H nối tiếp trình bày. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. Dặn H hoàn thiện dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước. Toán Tiết 30: Luyện tập chung (Trang 31) I. Mục tiêu: - Biết so sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số; giải bài toán bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Làm được các bài tập 1, 2ab, 4. ii. chuẩn bị: - Hình thức: cá nhân, cả lớp. IIi. các Hoạt động dạy học: HĐ1. Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. - Để sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn trước hết ta phải làm gì? - Yêu cầu HS làm bài, chữa bài. - G nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 2: Tính: - G yêu cầu H làm bài. - Gọi H nhận xét bài làm của bạn. - Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia PS? - Nêu thứ tự thực hiện phép tính? - Nhận xét, cho điểm. - Kết quả đúng: ; ; ; . Bài 3: -Trước khi làm bài cần làm gì? - Yêu cầu H làm bài - Gọi H nhận xét bài làm của bạn. - Nhận xét cho điểm. ĐS: 15 000m2 Bài 4: - Tổ chức cho H làm bài cá nhân. - Chữa bài, kết hợp hỏi dạng toán, cách làm. G chốt kết quả đúng: 10 tuổi; 40tuổi HĐ2. Củng cố, dặn dò. - Bài hôm nay củng cố kiến thức gì? G khắc sâu, chốt kiến thức. - 1 H đọc yêu cầu của bài. - H nêu: ta phải so sánh. - H làm bài vào vở. 2 H lên bảng làm bài. - Nhận xét bài làm của bạn. - 1 H đọc yêu cầu của bài. - H làm bài. 2 H chữa bài. - H nối tiếp nêu cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia phân số. - 1 H nêu thứ tự thực hiện biểu thức. - 1 H đọc yêu cầu của bài. - H nêu được: phải đổi ha = ..?. m2. - H làm bài.1 H chữa bài. - Nhận xét bài làm của bạn. - H đọc đề bài, phân tích, tóm tắt, giải bài toán. 1 H làm bài trên bảng. - Nhận xét bài làm của bạn. - H nêu dạng toán. Nêu cách giải. - H nêu. - Nhận xét tiết học. Dặn H hoàn thành bài tập trong VBT. địa lý Bài 6: Đất và rừng I. Mục tiêu: - Biết và nêu được một số đặc điểm của các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít; phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. - Nhận biết nơi phân bố đất phù sa, đất phe-ra-lít, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên lược đồ; biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất. II. chuẩn bị: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. III. các Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra. - Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất và đời sống? - G nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới. a. Đất ở nước ta. HĐ1: Làm việc cá nhân. - G yêu cầu H đọc SGK làm bài tập 1. - G treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - G nhận xét. - Nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương em? - G kết luận. b. Rừng ở nước ta. HĐ2: Làm việc theo nhóm. - G yêu cầu H hoàn thành bài tập 2. - G nhận xét, kết luận. HĐ3: Làm việc cả lớp. - Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người? - Để bảo vệ rừng, nhà nước và nhân dân phải làm gì? G phân tích về thực trạng rừng Việt Nam. 3. Củng cố, dặn dò. G nhận xét tiết học, nhắc H chuẩn bị bài 7. - H trả lời. - H hoàn thành bài tập. - 1 số H nêu bài làm. - H chỉ trên bản đồ vùng phân bố 2 loại đất chính. - 1 số H nêu. - H quan sát hình 1, 2, 3 đọc SGK, hoàn thành bài tập. - H nêu kết quả làm bài. - 2 H chỉ vùng phân bố rừng. -H trả lời câu hỏi. - 2 H đọc bài học. Kĩ thuật Chuẩn bị nấu ăn. I. mục tiêu: - Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giả, thông thường phù hợp với gia đình. - Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình. II. chuẩn bị: - Hình ảnh trong sách giáo khoa. - Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: HĐ1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn. - Cho H đọc nội dung SGK: nêu những công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn. - Giáo viên nhận xét và tóm tắt nội dung. HĐ2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn. a)Tìm hiểu cách chọn thực phẩm - Hướng dẫn học sinh đọc mục 1 và quan sát các ảnh trong SGK trang 31, yêu cầu học sinh nêu được mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn và cách chọn thực phẩm như thế nào? - Giáo viên nhận xét chung và tóm tắt. b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm - Yêu cầu H đọc mục 2 - SGK; nêu những viẹc cần làm trước khi nấu một món nào đó, VD luộc rau muống, rang tôm, kho thịt ... Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm? Em hãy trình bày cách sơ chế thực phẩm (củ cải, rau muống, cá, thịt ...)? - Giáo viên tóm tắt nội dung theo SGK. - Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Hd về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn. HĐ3: Đánh giá kết quả học tập - Cho học sinh trả lời 2 câu hỏi cuối bài. - G nhận xét và đánh giá kết quả học tập. + Chọn thực phẩm + Sơ chế thực phẩm. - Học sinh cần nêu được: thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ lượng, đủ chất; thực phẩm phải sạch và an toàn; phù họp với kinh tế gia đình ... - Trước khi chế biến một món ăn, cần loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch thực phẩm, có thể cắt thái, tẩm gia vị ... gọi là sơ chế thực phẩm. - H nêu theo ý SGK - tr.32. - H trình bày cách sơ chế thực phẩm, nhận xét. - Học sinh đọc. - Học sinh trả lời ; em khác nhận xét và bổ sung. Iv . Nhận xét , dặn dò - Nhận xét thái độ học tập của học sinh. Dặn H chuẩn bị trước bài: "Nấu cơm" Toán Luyện thêm I. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu về đọc, viết, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. ii. chuẩn bị. - Hình thức: cá nhân, cả lớp. IIi. Các Hoạt động dạy học: 1. G tổ chức cho H làm bài rồi chữa bài. Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a. Phân số nào dưới đây bằng phân số 5472 ? A. 1881 B. 108180 C. 81108 D. 135162 b. Hiện nay tổng số tuổi của hai mẹ con là 35 tuổi. Tuổi con bằng 16 tuổi mẹ. Tuổi con hiện nay là: A. 4 tuổi. B. 5 tuổi. C. 6 tuổi. D. 7 tuổi. -> Gọi H chữa bài trên bảng, nhận xét. Đáp số: a. ý C ; b. ý B. Câu 2: Tính: a. 23 + 34 + 56= b. 12 + 45 - 1225= c. 56 x (415 + 23)= d. 139 : 56 : 715= -> Gọi H chữa bài trên bảng, củng cố cách tính giá trị biểu thức. 2. Dặn dò về nhà. H xem lại các nội dung vừa ôn tập. ÂM NHẠC LUYỆN THấM I. MỤC TIấU: - Củng cố một số kiến thức õm nhạc đó học trong tuần. - Rốn luyện kĩ năng biểu diễn. II. CHUẨN BỊ: - Hỡnh thức: cỏ nhõn, nhúm, cả lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. ễn tập một số bài hỏt đó học. H: Hỏt tập thể một số bài hỏt: Chỳc mừng, Con chim hay hút, Hóy giữ cho em bầu trời xanh. Đọc cỏc bài tập đọc nhạc số 1, 2. 2. Rốn luyện kĩ năng biểu diễn. H: Chọn bài hỏt, Chọn hỡnh thức biểu diễn: cỏ nhõn, nhúm,... Biểu diễn trước lớp. T: Hướng dẫn nhận xột, bỡnh chọn tiết mục xuất sắc. 3. Dặn dũ về nhà. H: xem và chuẩn bị trước bài số 7.
Tài liệu đính kèm: