Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học EaSol

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học EaSol

TẬP ĐỌC Tiết :11

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PAC-THAI

A. MỤC TIÊU: Không hỏi câu hỏi 3 (tăng thời lượng ở phần luyện đọc)

-Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

-Hiểu nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, ca ngợi cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu ở Nam Phi( Trả lời các câu hỏi trong sgk).

*TCTV: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, yêu chuộng, thế kỉ XXI, chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc,

-Rèn kĩ năng đọc-tìm hiểu bài. Giáo dục học sinh kĩ năng phản đối chế độ phân biệt chủng tộc

B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK hoặc sưu tầm thêm.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học EaSol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC Tiết :11
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PAC-THAI
A. MỤC TIÊU: Không hỏi câu hỏi 3 (tăng thời lượng ở phần luyện đọc)
-Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
-Hiểu nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, ca ngợi cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu ở Nam Phi( Trả lời các câu hỏi trong sgk). 
*TCTV: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, yêu chuộng, thế kỉ XXI, chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc,
-Rèn kĩ năng đọc-tìm hiểu bài. Giáo dục học sinh kĩ năng phản đối chế độ phân biệt chủng tộc 
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK hoặc sưu tầm thêm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc thuộc lòng khổ 2, 3 của bài thơ Ê-mi-li, con
2. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu tranh – dẫn dắt bài mới
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc đúng: 
- Gọi 1 HS khá - giỏi đọc bài
- GV chia 3 đoạn 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- Luyện đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng, đổi đoạn cho nhau )
- GV đọc mẫu cả bài
b. Tìm hiểu bài:
đoạn 2
 Câu 1 SGK ? 
đoạn 3
 Câu 2 SGK ?
đoạn 4
 Câu 3 SGK ? 
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc
- Thi đọc đoạn 3 
- Cả lớp đọc thầm theo
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
*TCTV: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, yêu chuộng, thế kỉ XXI, chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc,
HS hoạt động theo nhóm 
Cả lớp đọc thầm theo
+người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương thấp.dân chủ nào.
+đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
+vì những người yêu chuộng hoà bình và công lí không thể chấp nhận một chính sách phân biệt chủng tộc
- HS thi đọc
- Lớp nhận xét sửa sai, bình HS đọc hay nhất
D. CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
 - Nhận xét tiết học.
 - Ghi nhớ những thông tin có được từ bài văn.
-------------------------------------------------
 TOÁN Tiết :26 
LUYỆN TẬP.
A. MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích
- Biết chuyển đổi, so sánh các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán liên quan.
* HS đại trà hoàn thành bài tập 1a( 2 số đo đầu), 1b( 2 số đo đầu), 2, 3(cột 1), 4.
- Rèn kĩ năng ghi nhớ tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tich.
- Kĩ năng thực hành các bài tập liên quan 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
C. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu hệ thống bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đứng liền nhau ?
2. Bài mới: Thực hành
Bài 1:
a. Viết dưới dạng m2
6m2 35dm2 ;16m2 9dm2 ; 26 dm2 ;.. .. .. 
b. Viết dưới dạng dm2:
4dm265cm2 ;95 cm2; 102dm2 8 cm2; .. ..
* Củng cố: Viết số đo diện tích có 2 đơn vị đo dưới dạng hỗn số
 Bài 2: Chọn câu trả lời đúng
 3cm2 5mm2= ...mm2
Bài 3: Điền dấu thích hợp:
* Chốt lại: 61 km2 = 6100 hm2
 - So sánh : 6100hm2 > 610 hm2
 à Dấu cần điền là >
Bài 4: 
Lát nền hết 150 viên gạch hình vuông cạnh 40 cm2. S.căn phòng =? m2
* Chấm bài - Nhận xét
K,G: Nêu cách viết dưới dạng hỗn số
VD: 6m2 35 dm2 = 6m2 + m2 = m2
- Làm bài vào vở nháp 
- HS tính toán ra nháp – Trả lời miệng phương án đúng.
-Nêu các bước làm
-Làm bài vào vở nháp 
-1 học sinh lên bảng 
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở 
D. CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
- Nhấn mạnh cách chuyển đổi đơn vị đo dịên tích và viết số đo diện tích dưới dạng hỗn số.
--------------------------------------
ĐẠO ĐỨC: 
CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
*GD KNS:
- Biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống)
- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II. Chuẩn bị: 
Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn học sinh trong lớp, trường.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Đọc lại câu ghi nhớ, giải thích ý nghĩa của câu ấy.
- 1 học sinh trả lời
3.Bài mới: 
- Có chí thì nên (tiết 2)
- Học sinh nghe
* Hoạt động 1: T. luận nhóm làm BT 2
- Tìm hiểu những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường (địa phương) và bàn cách giúp đỡ những bạn đó.
- Học sinh làm việc theo nhóm, liệt kê các việc có thể giúp đỡ các bạn (về vật chất, tinh thần)
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Khen tinh thần giúp đỡ bạn vượt khó của học sinh trong lớp và nhắc nhở các em cần có gắng thực hiện kế hoạch đã lập.
- Lớp trao đổi, bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
* Hoạt động 2: Học sinh tự liên hệ
- Làm việc cá nhân
- Nêu yêu cầu 
- Tự phân tích thuận lợi, khó khăn của bản thân (theo bảng sau)
STT
Các mặt của đời sống
 Khó khăn
1
Hoàn cảnh gia đình
2
Bản thân
3
Kinh tế gia đình
4
Điều kiện đến trường và học tập
- Trao đổi hoàn cảnh thuận lợi, khó khăn của mình với nhóm.
- GV nhận xét, bổ sung
- Mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn nhất trình bày với lớp.
D. CỦNG CỐ -DẶN DÒ
 - Nhận xét tiết học:
-------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết :11
MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ - HỢP TÁC 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Không làm bài tập 4 (tăng thời lượng ở bài tập 2, 3)
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT 1, BT 2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT 3, BT 4.
- * HS khá , giỏi đặt được 2, 3 câu với 2, 3 
- Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ hữu nghị-hợp tác đặt câu. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:- Từ điển HS
- Bảng phụ ghi nội dung BT1, 2
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Kiểm tra bài cũ :Thế nào là từ đồng âm ? Cho VD và đặt câu ?
II. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1:
- Treo bảng phụ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
- GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ
VD :+ hữu dụng: dùng được việc.
 + bằng hữu : bạn bè.
Làm mẫu phần a
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
 Bài 2:
Tiến hành tương tự bài tập 1
 Bài 3:
- YC mỗi HS đặt 2 câu (khuyến khích HS khá - giỏi đặt nhiều hơn)
- Gọi nhiều HS đọc bài của mình (khen ngợi những câu văn đúng và hay)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1
- Lớp đọc thầm theo
Hữu nghị, chiến hữu,
Nhóm khác bổ sung
 đáp án :
a. hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b. hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng
+ hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
+ các từ còn lại
- HS làm vào vở
- Lớp nhận xét, sửa sai
VD:Bác ấy là chiến hữu của bố em.
Cách chữa bệnh đó thật là hữu hiệu.
D. CỦNG CỐ -DẶN DÒ
 - Nhận xét tiết học:khen ngợi những nhóm, cá nhân làm bài tốt
 - Ghi nhớ những từ mới học ; HTL 3 thành ngữ trong bài
-------------------------------------------------
TOÁN Tiết :27
HÉC-TA
A. MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta;
- Biết quan hệ giữa héc ta với m2 
- Biết chuyển đổi đúng số đo diện tích trong mối quan hệ với ha và vận dụng giải toán.
* HS hoàn thành bài tập 1a( 2 dòng đầu), 1b( cột đầu), 2. 
 - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ ghi BT 3
C. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Bài cũ: Viết số thích hợp: 1hm2=...m2 1m2=... hm2;
 1km2= ...hm2 1hm2=...km2
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích ha
- Thường để đo diện tích ruộng đất
- Cách viết tắt: ha
- Đơn vị đo diện tích ngang bằng: hm2
 Xác lập quan hệ với ha và m2
* Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1: Viết số thích hợp: 
a- 4 ha =...m2 ha =...m2
 1 m2 =...ha km 2=...ha
b- 60 000 m2=...ha 1800 ha =...km2 
* Củng cố: Cách đổi từ đ/v lớn à đ/v bé 
 đ/v bé à đ/v lớn
 Bài 2: S.rừng Cúc Phương: 22 200 ha
Viết số đo đó dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét vuông. 
 Bài 3: Điền Đ? S?
 Treo bảng phụ 
* Củng cố: So sánh 2 số đo diện tích
 Bài 4: 
 Diện tích trường: 12 ha
 S. toà nhà chính: S. trường
 S. toà nhà chính = ? m2 
*Chấm bài - Nhận xét 
HS nêu: 1ha=1hm2 ; 1ha=10 000 m2
Làm bài vào vở nháp 
2 HS lên bảng ( làm theo cột) 
Nêu cách làm (HS khá giỏi), 
VD:1km2=100ha 
àkm2 = 100ha x=75 ha 
Làm bài vào vở nháp 
1 HS lên bảng 
HS dùng bảng con để lựa chọn đáp án đúng, sai. 
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở
D. CỦNG CỐ -DẶN DÒ 
- Nhấn mạnh mối quan hệ giữa đơn vị đo ha với các đơn vị diện tích khác.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà
-----------------------------------------------
Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC Tiết :12
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT. 
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng tên người nước ngoài, bước đầu đọc diễn cảm bài văn 
- Hiểu các từ ngữ trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.( Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3.) 
* TCTV: phát xít, Si-le, sĩ quan, Hít-le. 
- Rèn kĩ năng đọc-tìm hiểu bài, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh, ảnh về nhà văn Đức Sin- lơ hoặc tranh ảnh về hành động tàn bạo của phát xít Đức trong đại chiến thế giới lần thứ 2 (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 1. Kiểm tra: 2 HS đọc 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’)
Hoạt động 2: Luyện đọc (10-11’)
a. Luyện đọc đúng: 
- Gọi 1 HS khá - giỏi đọc bài
- GV chia 2 đoạn 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- TCTV: phát xít, Si-le, sĩ quan, Hít-le.
- GV đọc mẫu cả bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (9-10’)
- Cho HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. (7’)
- GV hướng dẫn giọng đọc.
- GV chép đoạn văn cần luyện đọc, đánh dấu những chỗ cần ngắt nghỉ, những chỗ cần nhấn giọng.
- HS lắng nghe.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
- HS đọc nối tiếp.
- HS trao đổi trả lời câu hỏi.
- HS thi đọc
- Lớp nhận xét sửa sai, bình HS đọc hay nhất
IV. CỦNG CỐ -DẶN DÒ (2’)
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Về đọc trước bài Những người bạn tốt.
-------------------------------------------------
TOÁN Tiết:28
LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học.
- Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đế ...  Thảo luận đôi.
? Nêu đúng nghĩa của mỗi từ “câu”.
- GV chốt lại: 
Hoạt động 2:
Cho cả lớp đọc nội dung ghi nhớ sgk.
Hoạt động 3: Thảo luận cặp:
- Cho các cặp làm việc với nhau.
- Gọi đại di 1, 2 cặp lên nói.
Hoạt động 4: Làm cá nhân.
- Gọi đọc câu đã đặt.
- Nhận xét.
Hoạt động 5: Thảo luận:
- GV đọc câu đố.
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận, trả lời.
- 2, 3 bạn đọc không nhìn sách.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Đáp án 1: Chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất.
 Đáp án 2: đưa chân nhanh, hất mạnh bóng cho ra xa.
- Ba ->1: người đàn ông đẻ ra mình.
 Ba ->2: số tiếp theo số 2.
+ Đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm ra vở.
- Đọc yêu cầu bài 4.
- HS trả lời.
	IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Dặn về nhà làm bài 3 và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------
TOÁN Tiết:29
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính dịên tích các hình đã học.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
* HS đại trà hoàn thành bài tập 1, 2. 
- Rèn kĩ năng thực hành các bài tập liên quan đến tính diện tich . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Hình vẽ minh hoạ BT 4 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ: 
 Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông: 7ha; 6300dm2; 55dm2
2. Bài mới:
 Bài 1: 
 Căn phòng HCN: 
 CR = 6m ; CD = 9m
 Lát gạch men hình vuông cạnh 30 cm
 Cần : ? viên gạch
HD: Muốn tính xem lát nền phòng cần bao nhiêu viên gạch cần biết gì ?
 * Củng cố: Đổi đơn vị đo trong khi giải
 Bài 2: 
Thửa ruộng HCN: 
 CD= 80 m, CR=1/2 CD
S=?
100 m2 : 50 kg thóc
Thửa ruộng : ? tạ thóc
HD: Xác định dạng toán phần b
* Củng cố: Đổi đơn vị ở KQ cuối 
Đọc đề bài và phân tích đề
HS nêu (HS khá giỏi). 
Làm bài vào vở nháp -1 học sinh lên bảng
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở nháp 
-K, G: Sau khi làm phần a cần nêu:
 100m2 : 50 kg
 3200m2 : ? kg
IV. CỦNG CỐ -DẶN DÒ: (2’)
- Củng cố cách tính diện tích thực tế khi biết tỉ lệ xích.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
--------------------------------------------------
LỊCH SỬ Tiết :6
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được:
- Biết ngày 5-6-1911 tại bến cảng Nhà Rồng( Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước. 
* HS khá, giỏi: Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó. hoàn thành bài 1, 4. 
II. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC:
GV + HS: Thông tin, tranh ảnh về Nguyễn Tất Thành. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu những điều em biết về Phân Bội Châu ?
+ Hãy nêu một số phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
+ Theo em vì sao các phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XI X đầu thế kỉ XX đều thất bại ? 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Bác.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm theo nội dung sau:
+ Trao đổi các thông tin tư liệu về thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
+ Nhóm cùng chọn lọc, trao đổi thông tin để viết thành tiểu sử của Nguyễn Tất Thành.
* Nhận xét phần tìm hiểu của HS, sau đó nêu một số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
* Nêu vấn đề để chuyển sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Mục đích ra nước ngoài của Ng~ Tất Thành. 
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi: 
+ Mục đích ra đi nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?
+ Nguyễn Tất Thành đi về hướng nào ? Vì sao ông không đi theo con đường của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh ?
- Kế luận: Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Bác Hồ thân yêu của chúng ta đã quyết tâm đi về phương Tây.
* Sử dụng câu hỏi để chuyển sang hoạt động 
Hoạt động 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
- Nội dung thảo luận:
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài ?
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn đó như thế nào ?
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào ? Vì sao người có quyết tâm đó ? 
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, vào ngày nào ?
- Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- Hoạt động theo nhóm 4 để hoàn thành nội dung thảo luận. 
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần). 
- Làm việc cá nhân: Đọc SGK từ: Nguyễn Tất Thành khâm phục ... cứu dân, trả lời các câu hỏi. 
- Một vài HS nêu ý kiến và lớp nhận xét, bổ sung.
- Làm việc theo nhóm đôi, cùng làm việc và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
IV. CỦNG CỐ -DẶN DÒ
- Theo em, nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì đất nước ta sẽ như thế nào ?
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. 
--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 05 tháng 10 năm 2012
TẬP LÀM VĂN Tiết :12
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích( BT1)
 - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước( BT2).
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: sông , suối, biển
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
I. Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra chuẩn bị bài của HS
Gọi 2 HS đọc đơn tình nguyện 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích, y /c tiết học. 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
Phần a 
GV bình luận về cách tả và nghệ thuật dùng từ
 Phần b : tương tự
 Bài 2:
- Gọi HS đọc bài 2, xác định yêu cầu đề bài 
- Em hãy giới thiệu bức tranh mà em định tả ?
- GV gợi ý nhanh những ý chính của bức tranh đó
- HS thảo luận nhóm
- Gọi HS trình bày bài 
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
+sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. VD.
+từ chuyện của người nghĩ đến chuyện của mình. VD
+suốt ngày
Nhóm khác bổ sung
Lập dàn ý
HS giới thiệu tranh 
HS thảo luận nhóm, nêu dàn ý của mình cho bạn nghe, trao đổi, nhận xét
Lớp nhận xét, bổ sung
D. CỦNG CỐ -DẶN DÒ
- NX tiết học
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý 
------------------------------------------
TOÁN Tiết :30 
LUYỆN TẬP CHUNG. 
I. MỤC TIÊU: Củng cố về : 
+ So sánh phân số, tính giá trị biểu thức với phân số
+ Giải các bài toán có liên quan đến tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó
* HS đại trà hoàn thành bài tập 1, 2(a, b), 4. 
* HS khá, giỏi hoàn thành bài 2, 3.
- Rèn kĩ năng thực hành các bài tập liên quan đến tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Hoạt động 1: Nêu các cách so sánh phân số. Cho VD
2. Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
* Củng cố: Cách so sánh PS cùng mẫu số
 Bài 2: Tính:
 Nêu từng biểu thức
* Củng cố: Rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính với phân số .
 Bài 3: 
 S khu nghỉ mát : 5ha
 S hồ nước =3/10 S khu nghỉ mát
 S hồ nước = ? m2
* Chấm bài - Nhận xét 
* Củng cố: Cách tìm một PS của một số
 Bài 4: 
- Tuổi bố gấp 4 lần tuổi con và hơn con 30 tuổi.
- Bố : ? tuổi Con : ? tuổi 
* Chấm bài - Nhận xét 
* Củng cố: Giải toán “Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó”
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Quan sát và tìm ra cách làm phù hợp với từng phần (HS khá giỏi)
Làm bài vào vở nháp 
2 học sinh lên bảng
Làm bài vào vở nháp 
Từng học sinh lên bảng 
Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. 
Làm bài vào vở -1 học sinh lên bảng
Tự đọc đề bài và phân tích đề.
Làm bài vào vở 
 IV. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.	 
---------------------------------------------
ĐỊA LÍ Tiết :6
ĐẤT VÀ RỪNG
A. MỤC TIÊU: Học xong bài học này, HS :
 - Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lit. 
 - Nêu được một số đặc điểm của đất phe- ra- lít và đất phù sa:
 - Phân biệt được rừng ngập mặn và rừng rậm nhiệt đới.
 - Nhận biết nơi phân bố của vùng đất phe- ra- lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ).
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ. Rừng cho ta nhiều gỗ.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng, 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
 - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ phân bố rừng Việt Nam.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày đặc điểm vùng biển nước ta.
- Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu bài:
a) Đất ở nước ta.
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp): 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên và nêu vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta ?
+ Nêu đặc điểm của đất phe- ra- lít ; đất phù sa.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. >>GV kết luận. 
b) Rừng ở nước ta 
* Hoạt động 2 (làm việc nhóm đôi):
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3; Đọc SGK và hoàn thành bảng sau:
Rừng
Vùng phân bố
Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt đới
 Rừng ngập mặn
- Chỉ vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ SGK.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
- GV kết luận.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp): 
- GV yêu cầu HS nêu vai trò của rừng đối với đời sống của con người.
- Tổ chức trưng bày, giới thiệu tranh ảnh về động, thực vật của rừng Việt Nam.
- GV kết luận.
* Hoạtđộng 4 (làm việc cả lớp) :
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận chung của bài.
- Một số HS trả lời trước lớp.
- 1- 2 HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập vào vở 
 - Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ phân bố rừng (nếu có) vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. 
- Một số HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Trưng bày, giới thiệu tranh ảnh sưu tầm.
D. CỦNG CỐ -DẶN DÒ
- GV nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau.
	___________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 CKTKNS tuan 6.doc