Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 - Trường tiểu học Trực Cát

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 - Trường tiểu học Trực Cát

TẬP ĐỌC

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I.Mục tiêu:

 + Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin.

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

 + Hiểu những từ ngữ trong câu chuyện.

 + Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.

 + GD cho HS thêm hiểu biết về thiên nhiên , từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học:

 Truyện, tranh, ảnh về cá heo.

III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ: Đọc Tác phẩm Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi SGK.

- Nhận xét và cho điểm HS.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 - Trường tiểu học Trực Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 7
Ngày soạn:24/09/2008
Thứ hai ngày 06 tháng 10 năm 2008
TậP ĐọC
NHữNG NGườI BạN TốT
I.Mục tiêu:
 + Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.
 + Hiểu những từ ngữ trong câu chuyện.
 + Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. 
 + GD cho HS thêm hiểu biết về thiên nhiên , từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Truyện, tranh, ảnh về cá heo.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ: Đọc Tác phẩm Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ1 : Luyện đọc 
- GV gọi 1 HS đọc cả bài => nhận xét . Với y/c :
- Đọc toàn bài với giọng kể phù hợp. Đọc nhanh ở những câu tả tình huống nguy hiểm.
*GV chia làm 4 đoạn.
- Đ1: từ đầu đến trở về đất liền.
- Đ2: tiếp theo đến giam ông lại.
- Đ3: tiếp theo đến a-ri-tôn.
- Đ4; còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp.
- Cho HS luyện đọc các từ ngữ: A-ri-ôn, Xi-xin, yêu thích, buồm, boong tàu 
- Cho HS đọc theo nhóm bàn .
- Gọi HS các nhóm đọc thể hiện .
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
H: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
H : Tìm ý 1 ?
ý1 : Tội ác của đám thuỷ thủ.
H: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
H: Qua câu chuỵên, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
H: Em suy nghĩ gì trước cách đối xử của cá heo và của đám thuỷ thủ đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
H : Tìm ý 2 của bài 
ý2 : Sự thông minh, tình cảm đáng quý của loài cá heo với con người
H: Em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo?
H: Câu chuyện trên có nội dung gì?
Đại ý : Câu chuyện lên án tội ác của đám thuỷ thủ, từ đó ca ngợi sự thông minh, tình cảm đáng quý của loài cá heo với con người. 
HĐ3 : Đọc diễn cảm.
- Gọi 1-2 HS đọc bài .
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm : Xác định giọng đọc : như đã hướng dẫn ở trên.
+GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện và hướng dẫn cách đọc.
- Cho HS đọc theo nhóm.
- Gọi HS đại diện nhóm đọc thể hiện.
3. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và tìm thêm những câu chuyện về loài cá heo thông minh, về nhà đọc trước bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
***********************************
ĐạO ĐứC 
NHớ ơN Tổ TIêN
 ( Tiết 1)
I) Mục tiêu: 
 Học xong bài này HS biết:
 - Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
 - Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
 - Biết ơn tổ tiên ; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II)Tài liệu và phương tiện:
 - Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ hùng vương.
 - Các câu ca dao, tục ngữ, ... Nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
H : Nêu những tấm gương vượt khó ?
H : Qua thực tế em hãy kể những việc làm thể hiện tinh thần vượt khó của bản thân mình ?
* Nhận xét chung.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1:Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ
MT : HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
* Gọi 1-2 HS đọc truyện.
- Yêu cầu thảo luận cả lớp theo câu hỏi sau :
H: Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên ?
H: Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên ?
H: Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ?
- Trả lời cá nhân.
* Nhận xét , tổng kết : Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
HĐ2: Làm bài tập 1 SGK.
MT: Giúp HS biết được những việc làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
* Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Trao đổi ý kiến với bạn ngồi bên cạnh.
- Gọi 1,2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do.
- Yêu cầu cả lớp, trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét rút kết luận : Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng hững việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc a, c, d, ,đ.
HĐ3 : Tự liên hệ.
MT: HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
* Yêu cầu HS kể những việc đã làm được thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.
- Trao đổi ý kiến mình với nhóm nhỏ.
* Nhận xét tổng kết chung .
- Nêu bài học SGK.
3.Củng cố dặn dò: 
- Y/c HS: Sưu tầm tranh ảnh ngày giỗ tổ Hùng Vương, các câu ca dao tục ngữ vềứ chủ đề, những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ , tổ tiên.
- nhận xét tiết học , chuẩn bị bài sau. 
**********************************
TOáN
LUYệN TậP CHUNG 
I/Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
 - Củng cố về quan hệ giữa 1 và , và , và .
 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
 - Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II/ Đồ dùng học tập:	
III/ Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ :
- Gọi 2 HS chữa bài 3,4 /32
H:Phân số thập phân là những phân số như thế nào? Cho ví dụ về phân số thập phân ?
- Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới : GTB
HĐ1 : So sánh phân số 
- GọiHS đọc yêu cầu bài tập 1.
H : Muốn biết 1 gấp bao nhiêu lần ta làm thế nào?
- Gọi HS thực hiện.
- Yêu cầu HS thực hiện tương tự với câu b, c.
- GV chốt ý cần lưu ý.
HĐ2 : Tìm thành phần chưa biết.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
H : Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng ta làm như thế nào?
- Gọi HS thực hiện mẫu.
- Nhận xét sửa bài.
HĐ3 : Giải toán có lời văn .
Bài 3
Yêu cầu HS nêu đề toán và tóm tắt.
H : Muốn tìm trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được bao nhiêu phần của bể ta làm thế nào?
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4
Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Chấm một số vở và nhận xét.
- Chốt kiến thức.
3.Củng cố , dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức vừa luyện tập .
- Nhận xét dặn HS về làm bài tập.
********************************************************************
Thứ ba ngày 07 tháng 10 năm 2008
TOáN
KHáI NIệM Số THậP PHâN
I/Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
 - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản).
 - Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
II/ Đồ dùng học tập:
 Các bảng như SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài 4.
- Chấm một số vở HS.
- Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới : GTB
HĐ1 : Giới thiệu khái niệm về số thập phân (dạng đơn giản)
- Phát các phiếu học tập yêu cầu HS điền vào chỗ trống các phân số thích hợp.
H : Các phân số điền được có gì đặc biệt ?.
GV giới thiệu cách viết mới m còn được viết thành 0,1m. 
Cho HS viết tương tự với ,
KL : Các phân số thập phân: , được viết thành 0,1 ; 0.01 ; ..
- GV viết lên bảng và giới thiệu.
- Làm tương tự với bảng ở phần b và giúp HS tự nhận ra 0,5 ; 0,07; 0, 009 cũng là những số thập phân.
HĐ 2: Luyện tập.
Bài 1 
- GV chỉ vào từng vạch trên tia số cho HS đọc phân số thập phân và số thập phân ở vạch tương ứng.
- Giải thích phần phóng to : 0,1 = lại được chia làm 10 phần bằng nhau, mỗi phần là 1% .
- Y/C HS đọc 
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HD HS nhận xét bài mẫu.
H : Phân số thập phân và số thập phân tương ứng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Cho HS làm vào vở – Gọi HS lên bảng trình bày .
- Nhận xét , chữa bài .
Bài 3 
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 3 và HD HS thực hiện.
- M: dòng cuối ở bảng có 3dm 7cm 5mm thì tức là m nên viết 3 sau dấu phẩy 
- Nhận xét – sửa sai.
3.Củng cố- dặn dò:
-Chốt kiến thức.
-Nhận xét dặn HS về nhà làm bài tập.
*********************************
LUYệN Từ Và CâU
Từ NHIềU NGHĩA
I.Mục đích – yêu cầu:
 - Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa; mối quan hệ giữa chúng.
 - Phân biệt được đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về nghĩa chuyển của một số từ là danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
II.Đồ dùng dạy – học:
 - Tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng , hoạt động có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
 - 2,3 tờ phiếu khổ to phô tô.
III.Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập 2 .
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : giới thiệu bài.
HĐ 1 : Nhận xét 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 1.
- GV giao việc: bài tập cho 2 cột ; một cột là từ, một cột là nghĩa, nhưng còn xếp không tương ứng. Nhiệm vụ của các em là tìm và nối nghĩa tương ứng với từ mà nó thể hiện.
- Cho HS làm bài GV dán bài lên bảng lớp 2 phiếu đã chuẩn bị trước.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
a)Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe.
b)Phần xương cứng màu trắng, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV giao việc: bài tập cho khổ thơ, trong đó có các từ răng , mũi, tai. Các em có nhiệm vụ :
Chỉ ra được nghĩa của từ trên trong khổ thơ có gì khác với nghĩa của chúng.
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
a)răng (trong răng cào) dùng để cào không dùng để cắn, giữ nhai thức ăn
b)mũi (trong mũi thuyền) dùng để rẽ nước chứ không dùng để thở.
*GV chốt lại lời giải đúng.
+ Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ răng có cùng nét nghĩa: chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều thành hàng.
+Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi có cùng nét nghĩa: chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Cho HS tìm ví dụ ngoài ví dụ SGK.
HĐ2 : Luyện tập 
*Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV giao việc: Bài tập 1 cho một số câu, có từ mắt, một số câu có từ chân, một số câu có từ đầu. Các em hãy chỉ rõ trong câu nào từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và câu nào mang nghĩa chuyển.
- Cho HS làm bài GV dán 2 phiếu đã chuẩn bị b1 lên bảng lớp.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
A)mắt trong câu đôi mắt của bé mở to là nghĩa gốc. Từ mắt trong câu còn laị là nghĩa chuyển.
*Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
- GV giao việc: bt cho một số từ chỉ các bộ phận cơ thể của người: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng. Các em tìm một số VD và nghĩa chuyển của những từ đó.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả.
- Nghĩa chuyển của từ lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày
3. Củng cố, dặn dò:
- GV em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm những ví dụ về nghĩa chuyển của các từ đã cho ở bt2 của phần luyện tập.
***** ... quả thảo luận.
- 1- 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun.
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Hướng dẫn về nhà giúp gia đình nấu cơm. 
********************************************************************
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008
LịCH Sử
ĐảNG CộNG SảN VIệT NAM RA ĐờI
 I. Mục tiêu: 
 Sau bài học HS nêu được:
 - 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; lãnh tụ Nguyễn Aựi Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 - Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại , đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn , giành nhiều thắng lợi to lớn.
 - GD cho HS lòng tin tưởng vào ĐCS Việt Nam .
II. Đồ dùng:
- Chân dung lãnh tụ Nguyễn ái Quốc.
- Phiếu học tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
H : Vì sao Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để tìm đường cứu nước ?
H : Nguyễn Tất Thành rời đất nước vào ngày nào ? ở đâu ? 
- Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ1:Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản.
- GV nêu yêu cầu: Hãy thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau:
H : Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào với cách mạng Việt Nam?
H :Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
H: Ai là người có thể đảm đương viêc hợp nhất các tổ chức Cộng sản trong nứơc ta thành một tổ chức duy nhất? Vì sao?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận của mình trước lớp. 
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
KL: Cuối năm 1929, phong trào cách mạng việt nam rất phát triển, đã có 3 tổ chức..
HĐ2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, cùng đọc SGK để tìm hiểu những nét cơ bản về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam theo cacự câu hỏi gợi ý sau: 
H : Hội nghi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
H : Hội nghi diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì?
H : Nêu kết quả của hôi nghị ?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét kết quả làm viêc của HS, nếu HS còn thiếu ý thì GV nêu.
- GV gọi 1 HS khác yêu cầu trình bày lại về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
H : Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật?
*GV nêu: để tổ chức được hội nghị ,lãnh tụ Nguyễn ái Quốc..
HĐ3: ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi sau và yêu cầu trả lời câu hỏi.
H : Sự thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
H : Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển thế nào?
KL : Ngày 3-2 -1930 Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời.
3 .Củng cố ,dặn dò:
- GV yêu cầu HS liên hệ: Em hãy kể lại những việc gia đình, địa phương em đã làm để kỉ niệm ngày thành lập Đảng.
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về Phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh. 
********************************
TOáN 
LUYệN TậP
I/Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
 - Biết cách chuyển một phân số thập phận thành hỗn số rồi thành số thập phân.
 - Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
II/ Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ : 
H:Nêu cấu tạo từng phần của số thập phân 5040,004 phân tích giá trị các chữ số trong mỗi hàng ?.
- nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới : GTB
Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 :- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- GT: mẫu SGK
H: Muốn chuyển phân số thập phân thành hỗn số, ta làm thế nào? Có mấy bước?
- Yêu cầu HS tự làm bài, nêu kết quả, chữa bài.
Bài 2 : Yêu cầu HS chuyển các phân số thập phân sang số thập phân và đọc các số thập phân đó.
- Tổ chức cho HS làm cặp đôi để kiểm tra nhau.
- Nhận xét , cho điểm HS.
Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GT : mẫu SGK .
- Gọi HS nêu miệng.
- Nhận xét cho điểm HS.
Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại lí thuyết:
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Chốt kiến thức.
3. Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài.
*********************************** 
TậP LàM VăN
LUYệN TậP Tả CảNH
I. Mục tiêu:
- Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước và dàn ý đã lập. HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, trong đó thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả cảnh.
- HS trình bày được một đoạn văn hoàn chỉnh .
II. Đồ dùng:
- Một số bài văn, đoạn văn, câu văn hay tả cảnh sông nước.
- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ :
H : Nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn ?
H:Đọc câu mở đoạn của em; BT3 ( tiết trước ) ?
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ1: HD học sinh tìm hiểu đề bài
- Cho HS đọc đề bài.
- GV lưu ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài ghi trên bảng lớp.
Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
- GV: Để viết đoạn văn hay, các em cần chú ý mấy điểm sau:
+Chọn phần nào trong dàn ý.
+Xác định đối tượng miêu tả trong đọan văn.
+Em sẽ miêu tả theo trình tự nào ?
+Viết ra giấy nháp những chi tiết nổi bật, thú vị em sẽ trình bày trong đoạn.
+Xác định nội dung câu mở đầu và câu kết đoạn.
HĐ2: Cho hs viết đoạn văn.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét và khen những hs viết đoạn văn hay và chốt lại cách viết.
- Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh.
- Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
- Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
3. Củng cố dặn dò:
- GVnhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn đã chỉnh vào vở.
- Chuẩn bị cho tiết TLV tiếp theo.
Tuần 7 
Ngày soạn :24/09/2008 
Thứ hai ngày 06 tháng 10 năm 2008
Luyện tập tiếng việt
Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ
I .Yêu cầu 
- HS biết dùng từ đồng âm để ứng xử, chơi chữ.
- Vận dụng giải các bài tập phần luyện.
II. Nội dung:
Bài 1: Hãy chỉ ra những từ đồng âm trong mỗi câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ ấy
- HS thảo luận nhóm
- Gọi HS phát biểu
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét – bổ sung
Bài 2 : Đặt 2 đến 4 câu có các từ đồng âm và gạch dưới các từ đồng âm trong mỗi câu ấy
- 4 HS lên bảng làm
- Lớp làm giấy nháp
- Gọi HS đọc bài
- HS nhận xét bài làm trên bảng- sửa
- GV kết luận
- HS viết vào vở
III. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại phần bài 
- Làm lại bài 
- Chuẩn bị bài sau
*********************************************************************
Thứ ba ngày 07 tháng 10 năm 2008
Luyện tập toán
Ôn luyện tiết 31 + 32
I. mục tiêu:
Củng cố nhằm giúp HS
- Nhận biết khái niệm ban đầu về STP
- Cấu tạo của STP
- Biết đọc, viết các STP ở dạng đơn giản
- Quan hệ giữa 1 và 1/10; 1/10 và 1/100; 1/100 và 1/1000
- Tìm các thành phần chưa biết của phép tính với phân số
II. Chuẩn bị:
GV nghiên cứu bài + Bảng phụ
HS ôn bài + Vở luyện
III. Các hoạt động dạy – học:
1) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2) Nội dung ôn luyện:
Bài 1( trang 27) 
- HS nêu yêu cầu của bài
- 3 em lên bảng mỗi em 1 cột
- Lớp làm vở luyện
- Nhận xét bài trên bảng
Bài 2( trang 27 ) 
- HS nêu yêu cầu của bài
- 4 HS lên bảng , lớp làm vở luyện
- GVchữa bài, nhận xét cho điểm HS
Bài 3 ( trang 28 ) 
- HS nêu yêu cầu của bài
- 4 - 5 HS lên bảng
- Lớp theo dõi chữa bài vở luyện
- GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
GV tổng kết bài ; dặn HS về nhà xem lại các bài đã làm- Chuẩn bị bài sau 
*********************************************************************
Thứ năm ngày 09 tháng 10 năm 2008
Luyện tiếng việt
Tập làm văn: Luyện tập làm đơn
Đề bài 1: Em hãy viết đơn xin vào đội văn nghệ của trường
I. Yêu cầu: - HS tham khảo phần thủ tục của lá đơn
- HS tìm ý để viết vào phần còn trống trong lá đơn
- HS tự làm 1 lá đơn
II. Nội dung:
1. Phần thủ tục của lá đơn
- GV giới thiệu – hướng dẫn
- 2 HS đọc lại
2. Phần nội dung đơn
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS làm miệng trước lớp
- HS nhận xét, chữa
- HS viết bài vào vở luyện
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau
*********************************************************************
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008
Luyện tập toán
Ôn luyện tiết 33 + 34 + 35
I. Yêu cầu: 
Giúp HS củng cố
- Nhận biết khái niệm về STP
- Cấu tạo STP
- Đọc viết STP
- Nhận biết tên, hàng của STP
- Chuyển 1 phân số thập phân thành hỗn số – STP
II. Chuẩn bị:
GV nghiên cứu bài + Bảng phụ.
HS ôn bài + Vở luyện.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1) Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
2) Nội dung ôn luyện:
Bài 2( trang 29) 
 - HS nêu yêu cầu
 - GV làm mẫu 1 VD
- HS làm vở luyện
- GV theo dõi, giúp HS yếu
Bài 3 ( trang 29) 
- HS nêu yêu cầu của bài
- Lớp tự làm bài tập vào vở luyện
- 2 HS lên bảng làm
- GV theo dõi giúp HS yếu
Bài 2( trang 29) 
- HS nêu yêu cầu của bài
- 3 HS lên bảng mỗi em 1 câu
- Lớp theo dõi, nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà xem lại các bài đã làm – Chuẩn bị bài sau.
SINH HOạT TUầN 7
I - Mục đích yêu cầu:
- Nhận xét ưu và nhược điểm của lớp trong tuần.
- Đề ra kế hoạch thực hiện tuần tới. 
II - Các hoạt động dạy học:
*Tiến hành sinh hoạt:
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng nhận xét tổ mình.
- Lớp phó học tập nhận xét học tập chung của lớp 
- ý kiến cá nhân trong tổ.
*Giáo viên nhận xét chung :
*ưu điểm:	+ Giờ giấc ra vào lớp tốt. Học tập có chuyển biến khá. 
+ Vệ sinh trong và ngoài lớp khá sạch sẽ. 
+ Sách vở chuẩn bị đầy đủ. 
*Nhược điểm:
 + một số em còn lười học , chưa thuộc bài trước khi đến lớp ( chủ yếu là các em học yếu ); 1 số em chưa chú ý trong học tập .
+ Chữ viết của các em chưa tiến bộ , trình bày bài chưa đẹp .
*Cách khắc phục:
- Thường xuyên kiểm tra vở luyện viết học sinh , kiểm tra việc học đầu giờ của HS. Tăng cường kiểm tra bài lẫn nhau ,phát hiện và xử lý sai sót sửa sai kịp thời .
- Tiếp tục phát huy nhóm học tập , đôi bạn cùng tiến ; HS khá kèm HS yếu ngoài giờ.
- Tăng cường kiểm tra miệng , bài tập trên lớp của HS .
*Sinh hoạt tập thể : 
III - Kế hoạch tuần tới :
- Duy trì nề nếp ra vào lớp ,nề nếp học tập. 
- Kiểm tra vở luyện viết. 
- Tăng cường kiểm tra miệng , bài tập trên lớp của HS .
- Chấm điểm nhóm đôi bạn “học tập” để thi đua nhóm học tập tốt . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 7 Buoi 1.doc