Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8 (giáo án buổi chiều)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8 (giáo án buổi chiều)

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - HS đọc lưu loát, với giọng trang trọng thiết tha. Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thiên nhiên, chăm chỉ, tự giác học tập.

B.Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

1.1. Học sinh:

1.2.Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Ph¬ương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.

C.Các hoạt động dạy học :

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 986Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8 (giáo án buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 8
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
 Tiết1: 
TỰ HỌC
-------------------------------------------------
 Tiết2 : TIẾNG VIỆT: 
 RÈN ĐỌC: KỲ DIỆU RỪNG XANH
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS đọc lưu loát, với giọng trang trọng thiết tha. Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thiên nhiên, chăm chỉ, tự giác học tập.
B.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Học sinh: 
1.2.Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
 I. Kiểm tra bài cũ :
II. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- YC 1 học sinh giỏi đọc bài
* Chú ý khi hs đọc GV phải sửa lỗi cho các em.giải nghĩa từ trong sgk: 
loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ,...
*Giải nghĩa từ : lúp xúp, ấm tích, tân kì, vàng rợi,...
- GV đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc diễn cảm . 
b. Tìm hiểu bài : 
+ Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
+ Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
+ Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
* Nội dung của cõu chuyện là gì?
c.Hướng dẫn hs đọc diễn cảm . 
- GV cho đọc diễn cảm . 3 hs luyện đọc diễn cảm .
- Hd đọc diễn cảm + gọi đọc 
- GV đọc mẫu đoạn diễn cảm 
III. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học , 
- 1 hs giỏi đọc toàn bài 
- 3 Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài ba lượt (lần 1) .
- Cho hs đọc tiếng khó + phát âm tiếng khó .
- 3 Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài (lần 2 )
- Luyện đọc theo cặp. 
- Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm. Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành nhanh như tia chớp
- Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ thú vị.
* Ý nghĩa: Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng.
- Vài hs nối tiếp nhau nhắc lại 
- Đọc diễn cảm theo nhóm .
- Thi đọc + Cho điểm 
- Bình xét nhóm đọc diễn cảm hay nhất .
---------------------------------------------------
Tiết 3:KHOA HỌC(15):
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
Những điều đã học liên quan đến bài học.
Những điều cần hình thành cho HS.
-Thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
- HS biết nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS biết nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
2. Kỹ năng: - Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc giao tiếp với những bệnh nhân bị bệnh viêm gan A.
B.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Học sinh: 
1.2.Giáo viên: -Thông tin và hình trang 32,33 SGK
- Sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
 2. Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
* HĐ 1: Kiểm tra bài cũ : (5')
- Cho HS nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm não?
+ Giới thiệu bài.
* HĐ2: Dấu hiệu, tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền. (14')
Làm việc với SGK
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang 32 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A
-Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì? 
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
Cho HS thảo luận và trình bày KQ thảo luận.
- 2 HS nêu.
- Dấu hiệu:
 + Sốt nhẹ.
 + Đau ở vùng bụng bên phải.
 + Chán ăn.
- Vi-rút viêm gan A.
- Bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* HĐ 3: Cách đề phòng bệnh. (12')
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2,3,4,5 tr.33 
SGK :
- Em hãy chỉ và nói về nội dung từng hình?
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A?
* GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
- Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A?
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
- Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A
- GV kết luận: (SGV-tr. 69)
- Hình 2: Uống nước đun sôi để nguội.
- Hình 3: Ăn thức ăn đã nấu chín.
- Hình 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn.
- Hình 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện.
- HS nêu.
- Cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm.
- Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi rửa tay.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: (4')
*THQVBP (Liên hệ):Trẻ em các em có quyền:
- Quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ.
- Quyền được sống còn và phát triển.
- GV nhận xét giờ học.
- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Chuẩn bị bài: Phòng tránh HIV / AIDS.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
 Tiết 1:TOÁN:
ÔN TẬP: SỐ THẬP PHÂN
 A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố, ôn tập cho HS về khái niẹm số thập phân, cách đọc, viết số thập phân, số thập phân bằng nhau. 
2. Kỹ năng: HS vận dụng làm tốt các bài tập.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Học sinh: 
1.2.Giáo viên: 
 2. Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. KT bài cũ:
- Hãy nêu cấu tạo của số thập phân?
- Muốn đọc viết số thập phân ta làm ntn?
II. Bài mới:
*Bài 1: 
Nối số TP với phân số TP bằng nó;
- Cho HS nhận xét, chữa bài.
 *Bài 2: a) Gạch dưới phần nguyên của mỗi số thập phân.
b) Gạch dưới phần thập phân của mỗi số thập phân
*Bài 3: Viết các số thập phân dưới dạng gọn hơn.
- Nhận xét, chữa bài,
* Bài tập 4 : Viết thành số có ba chữ số ở phần thập phân
III. Củng cố- dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học. 
- Mỗi số TP gồm 2 phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy. Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
- HS nêu cách đọc, viết số thập phân.
* HS Yếu - TB:
-HS thảo luận nhóm- nối và trình bày kết quả.
0,1 
 0,7000 
 0,25 
 0,1250 
 -1 số HS nêu kq.
 - HS đọc và nêu. 
- HS tự làm , chữa bài.
 a) 85,72 ; 91,25 ; 8,50 ; 365,9 ; 0,87 ; 142,6 ; 875,25 ; 36978,214.
b)2,65 ; 3,587 ; 95,21 ; 324,1589 ; 547,569 ; 20,214 ; 302,245.
* HS Khá -Giỏi: 
- HS lên bảng viết. Lớp viết vào vở .
a) 38,500 = 38,5
19,100 = 19,1
b) 17,0300 = 17,03
800,400 = 800,4
c) 20,0600 = 20,06
203,7000 = 203,7
 7.5 = 7,500
2,1 = 2,100
 60,3 = 60,300
1,04 = 1,040
56,78 = 56,780
32,9 = 32,900
456,3 = 456,300
1,7 = 1,700
217,54 = 217,540
4,36 = 4,360
72 = 72,000
3,89 = 3,890
0,97 = 0,970
10,76 = 10,760
--------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC: (8) 
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 2)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được con người ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
2. Kỹ năng: - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năngđể thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
3. Thái độ: Biết ơn tổ tiên; Tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
B.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Học sinh: - Vở bài tập.
1.2.Giáo viên: - Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
	 - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện nói về lòng biết ơn tổ tiên.
2. Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
I. Kiểm tra bài cũ:
II. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ( bài tập 4-SGK)
- Mời đại diện các nhóm lên giới thiệu
 các tranh, ảnh, thông tin mà các em đã
 sưu tầm được về ngày Giỗ Tổ Hùng 
Vương.
- Cho các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Em nghĩ gì khi xem, đọc, nghe các 
thông tin trên?
+ Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng
 ba hàng năm thể hiện điều gì?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận về ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương.
* Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt
 đẹp của gia đình, dòng họ (BT 2-SGK)
- GV mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- GV chúc mừng các học sinh đó và hỏi thêm:
+ Em có tự hào về truyền thống đó không?
+ Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
- GV kết luận: (SGV-Tr. 28)
* Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ về 
chủ đề Biết ơn tổ tiên.(BT 3-SGK)
- GV cho HS trao đổi nhóm 4 về nội dung 
HS đã sưu tầm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV khen các nhóm đã chuẩn bị tốt phần 
sưu tầm.
- GV mời 1-2 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động của trò
- Đại diện các nhóm lần lượt lên giới
 thiệu.
- HS thảo luận nhóm 6.
- Thể hiện nhân dân ta luôn hướng về 
cội nguồn, luôn nhớ ơn tổ tiên.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- HS nêu.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
III.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau: Tình bạn.
--------------------------------------------------
Tiết 3: ANH VĂN: 
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011
Tiết 1:TIẾNG VIỆT :( LTVC )
 ÔN TẬP: MRVT: THIÊN NHIÊN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, mở rộng vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng về thiên nhiên.
2. Kỹ năng: Biết đặt câu với 1 số từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên.
3. Thái độ: Giáo dục HS sử dụng từ ngữ chính xác trong khi nói và viết.
B.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Học sinh: Vở bài tập, Từ điển. 
1.2.Giáo viên: - Từ điển học sinh .
2. Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
I- KT bài cũ:- Thiên nhiên là gì?
II- Giảng bài:
1.Ôn tập :
- Thiên nhiên là gì ?
- Trong thiên nhiên có các sự vật hiện tượng gì ?.
 2. Bài tập :
* Bài 1: Hãy giải nghĩa của cá ... ể lại câu chuyện đã được học ở tuần 8
II. Bài mới: 
1-Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
-Cho 1 HS đọc đề bài và gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
-GV treo bảng phụ viết sẵn gợi ý 2b
-GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
- HS lập dàn ý câu truyện định kể. 
- GV kiểm và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
-Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
-HS đọc đề bài và gợi ý.
-HS lập dàn ý.
-HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
3.Thực hành kể chuyện:
*Kể chuyện theo cặp
-Cho HS kể chuyện theo cặp.
-GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em: Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi.
* Thi kể chuyện trước lớp:
-Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+Nội dung câu chuyện có hay không?
+Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
+Cách dùng từ, đặt câu.
-Cả lớp và GV bình chọn:
+Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
-HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
-Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
III. Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. 
-Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KT giữa HK I.
TUẦN 10
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tiết1: TỰ HỌC
Tiết2:TIẾNG VIỆT:
 RÈN ĐỌC 
A-Mục tiêu:
-Rèn cho HS cách đọc: đọc to,rõ ràng, ngắt nghỉ đúng câu trong 1 số bài TD đã học. 
 -Rèn đọc đúng, chính xác các tiếng có phụ âm đầu:l,n,r,s,x,tr...trong bài .
- Biết đọc diễn cảm bài văn bài thơ.
 B. Đồ dùng dạy học:
 C- Hoạt động dạy- học:
I - KT bài cũ:
II -Bài mới:
1-Rèn đọc:
GV viết các âm: l,n,r,s,x,tr, lên bảng .Ycầu HS đọc tiếp nối , kết hợp rèn phát âm chính xác cho HS.
Viết lên bảng các từ: long lanh, lấp lánh, nỉ non, núng nính, lên non, leo núi,Ycầu HS tiếp nối đọc chính xác các từ đó.
Đọc bài: Cái gì quí nhất. Đất Cà Mau, Ê- mi – li, con.... Ycầu hs luyện đọc từng bài theo nhóm đôi.
 - Gọi HS tiếp nối đọc bài. GV kết hợp rèn đọc kĩ cho HS yếu.
 2- Thi đọc diễn cảm:
 - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4.
 - Các nhóm cử đại diện thi đọc diễn cảm. Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất. 
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt. 
III- Củng cố, dặn dò.
Nhận xét giờ học. 
Tiết 3:ĐẠO ĐỨC( T10)
TÌNH BẠN (TIẾT 2)
A.Mục tiêu: Học song bài này, HS biết:
-Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
-Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
-Giáo dục HS đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
B. Đồ dùng dạy học:
-Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I. Tổ chức: Hát.
III.Kiểm tra bài cũ: 
-Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 5.
III .Bài mới: 
1,Giới thiệu bài. GV bắt nhịp cho HS hát bài Lớp chúng ta kết đoàn.
2, Nội dung:
Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập1, SGK).
* Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ:
+Nhóm 1: tình huống bạn vứt rác không đúng nơi quy định.
+Nhóm 2: tình huống bạn quay cóp trong giờ kiểm tra.
+Nhóm 3: tình huống bạn làm việc riêng trong giờ học.
+Nhóm 4: tình huống bạn ăn quà vặt.
-Cho các nhóm thảo luận để đóng vai theo các tình huống trên.
-Mời các nhóm lên đóng vai.
-Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?
-Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
-Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
-GV kết luận:
-HS chú ý lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai.
-Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
.*Cách tiến hành: -Cho HS tự liên hệ, sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh.
 -Mời một số HS trình bày trước lớp
 -GV khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
*Lồng ghép: Bảo vệ môi trường.
- HS thấy được môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của con nguời
- Môi trường có 4 chức năng:
+ Cung cấp không gian sinh sống cho con người.
+ Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sông và sản xuất của con người.
+ Là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra.
+ Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.
 Chính vì vậy mỗi chúng ta cần nêu cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường.
IV. Củng cố -dặn dò:
-HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn đẹp.
-Cho HS đọc, kể, hát...trong nhóm.
-Mời Đại diện các nhóm trình bày.
-GV giới thiệu thêm cho HS một số câu chuyện, bài hát, bài thơ	
 Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2009.
 Tiết1:TOÁN:
ÔN TẬP.
A. Mục tiêu: Ôn tập và củng cố cho học sinh cách viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. ôn và củng cố cách cộng các số thập phân.
 B. Đồ dùng dạy học:
C. Hoạt động dạy và học
I - KT bài cũ:
II- Ôn tập:
 1. Ôn tập cách viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Để tránh nhầm lẫn khi viết các số đo các đại lượng dưới dạng số thập phân ta nên làm hai bước.
 + Bước 1: Viết các số đo đó thành phân số thập phân.
 + Bước 2: Viết phân số thập phân đó thành số thập phân.
Ví dụ: Viết 8m5cm =..m.
 + Bước 1: 8m5cm = 8m hoạc m.
 + Bước 2: 8m =8.05m. hoạc m = 8.05m.
 2. Ôn cộng số thập phân.
- Cho học sinh nhắc lại quy tắc SGK ( tr 54).
 3. Bài tập: 
- Bài 1: Viết các số sau đây dưới dạng số đo = tạ
 72kg =0,72 tạ 2,7 tấn = 27 tạ
 17,6 kg = 0,176 tạ 14,5 kg = 0,145 ta.
Bài 2: Viết các số sau dưới dạng số do = km2 = ha = a.
a, 45678 m2 = 0,045678 km2 b, 567892m2 = 0,567892 km2
 = 4,5678 ha = 56,7892 ha
 = 456,78a = 5678,92a
 c, 1475m2 = 0,001457 km2
 = 0,1475 ha
 = 14,75a
III. Tổng kết: Nhận xét giờ học.
 Tiết2: TỰ HỌC
Tiết3:ANH VĂN: GVBMDẠY
 Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2010.
 Tiết1:TIẾNG VIỆT ( LTVC )
ÔN TẬP.
 A .Mục tiêu: Ôn tập, củng cố các kiến thức về nghĩa của từ. Biết nêu định nghĩa, tìm ví dụ cho từng loại từ đã học. 
 - Biết phân biệt được các từ loại, lấy được ví dụ & đặt được câu phân biệt nghĩa của các từ đó.
 B. Đồ dùng dạy học:
 C- Hoạt động dạy- học.
 1-Ôn tập:
 - Nêu định nghĩa về từ đồng nghĩa? Lấy ví dụ? 
 - Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
 - Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
2- Bài tập:
 *Bài 1: Hãy đặt mỗi từ loại 2 câu để phân biệt? 
 * Bài 2: Từ:đánh có những nghĩa chuyển nào? Hãy đặt câu với các nghĩa chuyển đó.
 - Làm bài tập 2,3 trong vở BT tiếng việt 5.
III- Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 Tiết2:KĨ THUẬT: 
THỰC HÀNH: BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH.
A.Mục tiêu:
-HS cần phải: biết cách bày dọn bữa ăn ở gia đình.
-Rèn kĩ năng bày dọn ,trang trí bữa ăn cho HS.
-HS có ý thức giúp bố mẹ bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
B. Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh 1 số kiểu bày dọn món ăn trên mâm.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ổn định : Hát 
II. Bài cũ: 
-Nêu cách sơ chế rau và luộc rau?
-GV nhận xét.
III. Bài mới:
1, Giới thiệu bài: Trực tiếp
2, Nội dung:
Hoạt động1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn trước khi ăn.
-HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a và cho biết: Mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
-GV tóm tắt các ý chính.
-ở nhà em thường sắp xếp các món ăn như thế nào?
-HS trả lời. 
-GV nhận xét và giới thiệu một số tranh ảnh về cách bày dọn bữa ăn trong gia đình.
-HS nêu lại yêu cầu của việc bày dọn bữa ăn , các công việc để bày dọn bữa ăn.
-GV tóm tắt ý chính .
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn:
-1 số em trình bày cách thu dọn bữa ăn ở gia đình.
-Một HS nêu cách thu dọn bữa ăn trong gia đình ở trong SGK.
 Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
-HS làm bài theo hình thức vấn đáp.
-GV nhận xét đánh giá chung.
IV. Củng cố , dặn dò:
-GV nhận xét ý thức học tập của HS.
-Dặn dò: Về giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
Tiết3: TỰ HỌC
 Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
 Tiết1:TOÁN: 
LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG.
A-Mục tiêu:
 - Cho HS ôn tập, củng cố cách thực hiện phép cộng số TP. 
 - Vận dụng được các t/c của phép cộng để t/h tốt phép cộng số TPvà giải được bài toán.
B. Đồ dùng dạy học: 
C- Hoạt động dạy- học.
I- KT bài cũ:
II-Bài tập:
 *Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 6,8 + 7,9 = 0,45 + 0,096 =
 16,72 +4,87 = 10,24 + 39,86 =
 20,8 +6,25 = 7,34 + 2,9 =
*Bài2: 
 - Số 30,65 cộng với số nào để có tổng bằng chính nó?
 *Bài3: Một cửa hàng tuần lễ đầu bán được 178,25m vải. Tuần lễ sau bán được 325,75m. Biết rằng mỗi tuần cửa hàng bán 6 ngày. Hỏi TB mỗi ngày cửa hàng đó bán bn mét vải?
 Bài giải.
 1 tuần = 6 ngày; 2 tuần= 12 ngày.
 Số vải cửa hàng đó bán trong 2 tuần là;
 178,25 + 325,75 = 504 (m)
 TB mỗi ngày cửa hàng bán số m vải là:
 504 : 12 =42 (m)
 ĐS :42 m
III-Củng cố tổng kết: Nhận xét giờ học.
Tiết2: TỰ HỌC 
 Tiết3:ÂM NHẠC : GVBM DẠY
 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
 Tiết1: TIẾNG VIỆT (TLV )
 LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH.
A-Mục tiêu : Luyện tập cho học sinh biết thực hành làm 1 bài văn tả cảnh. Biết xác định yêu cầu trọng tâm của đề : Ngôi trường thân yêu ấy đã gắn bó với em nhiều năm qua.
B. Đồ dùng dạy học:
C. Hoạt động dạy học: 
I- KT bài cũ:
II – Bài mới:
1.Đề bài : Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
2. Nêu những câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh ghi lại những ý đã quan sát.
- Ngôi trường của em tên là gì? ở đâu? Em tả cảnh trường trước buổi học là vào lúc nào? sáng sớm hay buổi trưa? 
- Ngôi trường lớn hay nhỏ? Thoạt nhìn trường có gì nổi bật? (Hình dáng, màu sắc...) .
- Trong trường có hoạt động gì hay còn vắng lặng?
- Cổng trường thế nào? Xung quanh trường có xay hoặc rào không?
- Sân trường như thế nào? Cây cối, vườn hoa, cột cờ như thế nào?
- Có mấy dãy lớp học? Nhà xây hay đúc bê tông....hành lang, cửa ra vào lớp , cửa sổ...từng khối lớp ở về phía nào?
- Phòng Ban giám hiệu, phòng giáo viên, thư viện...ở đâu có gì đặc biệt?
- Nêu cảm nghĩ của mình về ngôi trường.
3. Luyện tập:
* HSnhóm K-G : Dựa vào những câu hỏi: Sắp xếp ý. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
* HS nhóm TB- Y : Trả lời từng câu hỏi và ghi lại ý của từng câu theo yêu cầu của giáo viên.
III. Củng cố dặn dò. Nhận xét giờ học. 
 Tiết 2: TỰ HỌC
Tiết3: :KỂ CHUYỆN(T10)
 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 ĐỀ NHÀ TRƯỜNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGA buoi chieu(1).doc