Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Trực Cát

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Trực Cát

TẬP ĐỌC

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I.Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tinh tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

- Hiểu các từ ngữ trong bài văn.

- Cảm nhận đượ vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.

- GD cho HS tình yêu thiên nhiên , biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên .

II. Đồ dùng dạy học:

 Truyện, tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng, ảnh nấm, con vật nếu có.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Trực Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 8
Ngày soạn : 08/10/2008
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
TậP ĐọC
Kì DIệU RừNG XANH
I.Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tinh tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài văn.
- Cảm nhận đượ vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
- GD cho HS tình yêu thiên nhiên , biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên .
II. Đồ dùng dạy học: 
 Truyện, tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng, ảnh nấm, con vật nếu có.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài “Tiếng đàn ..”
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ 1 : Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài => Nhận xét .
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau .
- Luyện đọc các từ ngữ: Loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
- Đ1: Từ đầu đến dưới chân.
- Đ2: Tiếp theo đến nhìn theo.
- Đ3: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau. Cho HS đọc theo nhóm bàn .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
*Đ1: Cho HS đọc thầm đoạn 1.
H: Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì?
H: Nhờ những liên tưởng cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
*Đ 2+3.
H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
- GV chốt lại: Muông thú trong rừng được miêu tả trong những dáng vẻ nhanh nhẹn tinh nghịch, dễ thương, đáng yêu.
H: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
H: Vì sao rừng khộp được gọi là “Giang sơn vàng rợi”.
GV: Vàng rơi : là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.
H: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.
- Cho HS thảo luận nhóm bàn tìm đại ý.
Đại ý : Bài văn ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
HĐ 3 : Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn giọng đọc. 
+ Đ1: Cần đọc với giọng chậm rãi, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
+ Đ2,3: Đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú. Đọc chậm hơn, thong thả hơn ở những câu cuối miêu tả sắc vàng của cánh rừng.
- GV viết đoạn văn cần luyện lên bảng phụ và hướng dẫn HS cách đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm theo nhóm bàn.
3. Củng cố , dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn để cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài; về nhà đọc bài TĐ Trước cổng trời. 
*********************************
ĐạO ĐứC
NHớ ơN Tổ TIêN 
( Tiết 2)
I) Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :
 - Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
 - Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
 - Biết ơn tổ tiên ; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II)Tài liệu và phương tiện:
 - Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng vương.
 - Cá câu ca dao, tục ngữ, ... nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
H:Đọc 1 câu ca dao có nội dung nhớ ơn tổ tiên ?
H:Nêu việc làm của bản thân mình thể hiện việc làm nhớ ơn tổ tiên ?
* Nhận xét chung.
2.Bài mới: GT bài:
HĐ1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
MT: GD HS ý thức hướng về cuội nguồn.
* Cho HS lớp trình bày các tranh ảnh đã sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm lên GT các tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Thảo luận cả lớp theo gợi ý sau : 
+ Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên ?
+ Việc nhân dân ta tổ chức giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mồng 10/ 3 hằng năm thể hiện điều gì ?
- Từng cá nhân trình bày ý kiến.
* Nhận xét rút kết luận về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
HĐ2 : GT truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ( BT2)
MT: HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
* Mời 1 HS lên GT về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- Tuyên dương các HS và gợi ý thêm:
 + Em có tự hoà về truyền thống đó không ?
 + Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó ?
* Nhận xét rút kết luận : Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
HĐ3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ, về chủ đề biết ơn tổ tiên ( BT3 SGK)
MT: Giúp HS củng cố bài học. 
* Một số HS đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp trao đổi nhận xét.
- Tổng kết những em đã sưu tầm tốt.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
3.Củng cố ,dặn dò:
* Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
**********************************
TOáN 
Số THậP PHâN BằNG NHAU
I/Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Viết thêm chữ số 0 vào phía bên phải phần thập phân hoặc bỏ số 0(nếu có) ở tân cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- HS vận dụng làm thành thạo các bài tập .
II/ Các hoạt động dạy – học : 
1. Bài cũ:
- Nêu tính chất bằng nhau của phân số; cho ví dụ ở phân số có thể đưa về dạng phân số thập phân.
- Làm bài tập 4 trang 42
- Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới : GTB
HĐ 1:Đặc điểm của số thập phân khi viết chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của thập phân đó.
H : Hãy điền số vào chỗ chấm : 9dm = cm
- Goị HS thực hiện đổi 9dm và 90cm thành số thập phân có đơn vị là m
- Từ số thập phân ta rút ra được 2 số thập phân nào bằng nhau.
- Ghi bảng :0,9 = 0,90 (1)
H : Vậy 0,90 có bằng 0,900 không? vì sao?
- GV ghi bảng 0,900 = 0,9 (2)
- Từ (1)và(2) em có nhân xét gì về việc thêm (hoặc bớt các chữ số 0 ở tận cùng bên phải ở phần thập phân của số thập phân đã cho ?
HĐ 2 : Luyện tập 
Bài 1 Gọi HS nêu yêu cầu của bài .
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi:Chỉ những chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân mới bỏ được.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2 
- Tổ chức cho HS thảo luận theo bàn =>Gọi HS trả lời.
- Nhận xét cho điểm HS.
Bài 3 
- Yêu cầu HS tự làm bài và trả lời miệng(rồi giải thích bằng tính chất bằng nhau của phân số và số thập phân)
- Nhận xét, cho điểm HS.
*Chốt kiến thức.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài.
********************************************************************
Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2008
TOáN
SO SáNH Số THậP PHâN 
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách so sánh hai số thâp phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS .
II/ Đồ dùng học tập:	
III/ Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài 2.
- Chấm một số vở của HS.
- Nhận xét chung và cho điểm	
2. Bài mới : GTB
HĐ1 : Hướng dẫn cách so sánh hai số thập phân 
Nêu ví dụ 1: SGK So sánh 8, 1m và 7,9m.
H : Để so sánh hai số thập phân này ta phải làm thế nào để đưa về việc so sánh hai số tự nhiên đã học (hoặc phân số)?
- Em hãy rút ra cách so sánh hai phân số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau.
H:Muốn so sánh các số thập phân có phần nguyên khác nhau ta làm thế nào?
- Cho thêm 1 – 2 ví dụ ngoài.
- GV nêu ví dụ 2: SGK.
H : Em có nhận xét gì về phân nguyên của hai phân số này?
- GV đưa ra tình huống: 
- Phần thập phân của 35,7 là bao nhêu? 
- Phần thập phân của 35,698 là bao nhiêu?
H : Em rút ra cách so sánh hai phân số thập phân có phần nguyên bằng nhau?
H : Để so sánh hai số thập phân bất kì ta thực hiện dựa theo quy tắc nào?
- Nêu thêm một số ví dụ.
HĐ 2 : Luyện tập 
Bài 1
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. So sánh và giải thích.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét cho điểm.
Bài 2
H : Nêu yêu cầu của bài tập ?
- Nhận xét chữa bài cho điểm.
Bài 3 Tổ chức như bài 2.
- Chấm một số vở và nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại kiến thức của bài học.
- Nhận xét chung tiết học.
- Nhắc HS về nhà làm bài tập.
**********************************
LUYệN Từ Và CâU
Mở RộNG VốN Từ : THIêN NHIêN
I.Mục đích – yêu cầu:
- Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên.
- Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội.
- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy – học:
- Từ điển học sinh hoặc vài trang phục phô tô từ điển phục vụ bài học.
- Bảng phụ ghi sẵn BT 2.
- Một số tờ giấy khổ to để HS làm bài.
III.Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV một số HS lên bảng làm lại BT4.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ1: HD làm bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV giao việc: BT cho 3 dòng a,b, c. Các em phải chỉ rõ 3 dòng giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên.
- Cho HS làm bài, GV: Các em nhớ dùng viết chỉ đánh dấu vào dòng mình chọn.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và khẳng định dòng đúng nghĩa từ Thiên nhiên là ý b: Tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra.
HĐ2: HDHS làm bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc: BT cho 4 câu a, b, c, d. Nhiệm vụ của các em là tìm trong 4 câu a, b,c,d đó những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
- Cho HS làm bài (GV đưa bảng phụ đã viết bài tập 2 lên)
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
a)Lên thác xuống ghềnh.
b)Góp gió thành bão..
- Lên thác xuống ghềnh chỉ người gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuộc sống.
- Góp gió thành bão : Tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
HĐ3: HDHS làm bài 3.
- Cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV giao việc: 
+Các em tìm từ ngữ miêu tả chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu.
+Chọn 1 từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
- Cho HS làm bài GV phát phiếu cho các nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại những từ HS tìm đúng.
a)Từ ngữ tả chiều rộng bao la: mênh mông, bát ngát.
b)Từ ngữ tả chiều cao: Cao vút, cao chót..
HĐ4: HDHS làm bài 4.
- GV chọn ra một số câu hay được đặt với các từ khác nhau để đọc cho HS nghe.
- GV chốt lại kết quả đúng.
a)Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm âm, rì rào.
b)Tả làn sóng manh: Cuồn cuộn, trào dâng..
3.Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS những nhóm làm việc tốt.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở các bài 3,4. 
**********************************
ĐịA Lí
DâN Số NướC TA
I. Mục tiêu: Sau bài học , HS có thể:	
- Biết dựa vào bảng số ... sung những ý HS chưa nêu, sau đó gọi HS khác trình bày lại.
H: Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An- Hà Tĩnh như thế nào ?
KL: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở môt số địa phương. Trong đó, phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh là đỉnh cao, phong tào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ-Tĩnh những năm 1930-1931 hãy cùng tìm hiểu điều này.
HĐ2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 18 SGK và hỏi: Hãy nêu nội dung của hình minh hoạ 2.
H: Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruông đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
- GV nêu: Thế nhưng vào những năm 1930-1931, ở những nơi nhân dân giành được chính quền cách mạng.
- GV: Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi dân Nghệ-Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930-1931.
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn làm bài trên bảng lớp.
HĐ3: ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
H: Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng trao đổi và nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh (Câu hỏi gợi ý: Phong trào Xô viết Nghệ –Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta? Phong trào có tác đông gì đối với phong trào của cả nước?
-GV kết luận về ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh như trên.
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
 ********************************
TOáN
VIếT CáC Số ĐO Độ DàI DướI DạNG Số THậP PHâN
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- ôn tập bảng đơn vị đo độ dài.
- ôn quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
II/ Đồ dùng học tập:
	Chuẩn bị bảng đơn vị đo độ dài, để trống một số ô.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ :
-Gọi HS lên bảng ghi tên các đơn vị đo độ dài đã học từ bé đến lớn.
-Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới : GTB
HĐ1 : ôn lại hệ thống đơn vị đo chiều dài.
H : Em hãy nêu lên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé đã học ?.
-GV nêu một số ví dụ cho HS điền phân số hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ trống.
H : Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
H : Nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng?
HĐ 2: Viết các số đo chiều dài dưới dạng số thập phân.
-Nêu ví dụ1 SGK.
-Gợi ý: Tổ chức cho HS thảo luận đưa về hỗn số trước, đưa về số thập phân sau.
-Ví dụ 2 : yêu cầu làm tương tự.
H : Để viết các số đo chiều dài dưới dạng số thập phân em làm thế nào?
HĐ3 : Luyện tập
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-Nhận xét chấm bài.
Bài 2:Viết các số đo sau dưới dạng thập phân.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Lưu ý: Cho HS biết cách đổi ra số thập phân bằng cách dời dấu phẩy (mỗi hàng trong cách ghi số ứng với 1 đơn vị đo độ dài).
-Nhận xét cho điểm.
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố- dặn dò :
-Gọi HS nhắc lại kiến thức luyện tập.
-Nhắc HS về làm bài tập.
***********************************
TậP LàM VăN
LUYệN TậP Tả CảNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài,trong bài văn tả cảnh.
- Luyện tập xây dựng đoạn mở bài (kiểu gián tiếp), đoạn kết bài (Kiểu mở rộng) cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
II. Đồ dùng: 
 Bút dạ và giấy khổ to ghi chép ý kiến thảo luận nhóm theo yêu cầu của bài 2.	
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi một số HS lên bảng đọc đoạn văn tả cảnh sông nước đã làm ở tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ1: HDHS làm bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 1.
- GV giao việc: BT cho 2 đoạn văn a, b. Các em có nhiệm vụ chỉ rõ đoạn văn nào mở bài theo kiểu trực tiếp đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng:
 +Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
 +Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp nói những kỉ niệm đối với những cảnh vật quê hương rồi mới giới tiệu con đường thân thiết sẽ tả.
HĐ2: HDHS làm bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2 và đọc 2 đoạn văn.
- GV giao việc : Các em so sánh, nhận xét sự giống nhau giữa 2 đoạn kết bài a,b. So sánh, nhận xét sự khác nhau giữa 2 đoạn kết bài a, b.
- Cho HS làm bài GV phát giấy, bút, cho các nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
a) Giống nhau: Cả 2 đoạn văn đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
b) Khác nhau : Đoạn kết bài kiểu tự nhiên (a) Khẳng định con đường là người bạn quý, gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu. Đoạn kết bài kiểu mở rộng (b)
HĐ3: HDHS làm bài 3.
- Cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV giao việc: Các em viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp. Viết một đọan kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS đọc đoạn văn đã viết.
- GV nhận xét và khen những HS viết đúng, viết hay.
3.Củng cố , dặn dò:
- GV yêu cầu HS hãy nhắc lại:
H : Thế nào là kiểu mở bài gián tiếp.
H : Thế nào là kiểu bài tự nhiên, kết bài mở rộng trong bài văn tả cảnh?
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại 2 đoạn văn đã viết; chuẩn bị cho tiết TLV tới đọc lại bài Cái gì quý nhất ? đọc trước nội dung tiết học trong SGK. 
Tuần 8
Ngày soạn :08/10/2008
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
luyện TIếNG VIệT 
tập làm văn : luyện tập tìm ý và làm dàN ý VĂN Tả CảNH
I.Yêu cầu :
 - HS nắm được cách lập dàn ý một bài văn tả cảnh.
 - Vận dụng để viết văn.
II. Nội dung :
 1. Tập làm dàn bài :
 Đề bài : Hãy tả vườn rau (vườn hoa) của nhà em hay ở một nơi nào đó mà em biết.
 - HS tìm hiểu gợi ý vở luyện.
 - HS suy nghĩ làm cá nhân – ( hoặc trao đổi nhóm )
 - HS đọc lại trước lớp.
 - HS nhận xét bổ sung – Hoàn thiện cả bài.
 2. Tập làm văn nói :
 Sau khi HS đã làm xong dàn bài. Thầy giáo hướng dẫn HS tập nói theo nhóm và sau đó tập nói toàn lớp.
 GV + HS cả lớp nhận xét, sửa sai.
********************************************************************
Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2008
luyện tập toán
So sánh số thập phân
I. Yêu cầu:
 - HS nắm được khái niệm số thập phân.
 - HS nắm được cách so sánh số thập phân.
II. Nội dung:
 Bài 1 (Trang 31)
 a) Viết các số sau đây theo thứ tự từ bé đến lớn :
 1,23 ; 1,32; 2,13 ; 2,31 ; 3,12 ; 3,21.
 b) HS tự làm.
 Gọi HS khác nhận xét.
 Bài 2 (Trang 31)
 Thay dấu * bằng chữ số thích hợp :
 a) 0,3*9 < 1,*5 b) 1,23 < *, 32
 c) 1,875 < 1,*5 d) *,01 < 8,123
 Bài 3 (Trang 31)
 GV gọi HS lên bảng làm – HS khác nhận xét.
 GV kết luận – HS làm bài tâp.
 * Củng cố, dặn dò:
 - GV tóm tắt, nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
********************************************************************
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2008
Luyện tiếng việt
Luyện từ và câu :Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Yêu cầu:
 - HS nắm vững khái niệm về từ nhiều nghĩa.
 - Vận dụng làm tốt bài tập.
II. Nội dung:
 1. Bài tập 1(Trang 53)
 Hãy chọn lời giải nghĩa thích hợp cho từ “đánh” trong các câu dưới đây và cho biết câu nào từ “đánh” được dùng theo nghĩa gốc :
 1) Bác Hà chỉ giơ cao đánh khẽ thôi.
 2) Một trận đánh ác liệt đã diễn ra tại đồi A1.
 3) Đồng hồ thong thả đánh chuông.
 4) Học xong, Hải và Hà rủ nhau đi đánh bóng bàn.
 5) Đoàn tàu ra khơi đánh cá.
 Từ “đánh” trong câu 1 được dùng theo nghĩa gốc.
 2. Hãy chọn lời giải nghĩa thích hợp cho từ “cầm” trong các câu dưới đây và cho biết câu nào từ “cầm” được dùng theo nghĩa gốc:
 1) Nghe mẹ kể chuyện xưa, nọi người không cầm được nước mắt.
 2) Cả lớp cầm tay nhau hát vang bài kết đoàn.
 3) Khắp nơi chỗ nào cũng có hiệu cầm đồ.
 4) Mới mười sáu tuổi, Trần Quốc Toản đã cầm quân đánh giặc.
 Trong 3 câu từ cầm được dùng theo nghĩa gốc.
 3. Hãy đặt câu để phân biệt nghĩa những từ sau : đen đỏ, chạy viết, 
 - HS mỗi em một câu – HS làm bảng lớp.
 - HS nhận xét – chữa bài.
 - GV nhận xét – HS chữa vào vở.
* Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS VN xem lại bài, chuẩn bị tiết học sau.
*******************************************************************
Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2008
Luyện tập toán
luyện tập chung
I. Yêu cầu:
 - HS nắm được cách viết phân số, phân số thập phân.
 - Cách so sánh số thập phân, chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
II. Nội dung:
 Bài 1 :HS làm bài.
 Viết thành phân số thập phân rồi chuyển thành số thập phân :
 - HS lên bảng làm.
 - HS cả lớp làm bài.
 = = 0,8 ; = = 1,4
 = = 0,45 ; = = 0,12
 = = 0,25 ; = = 0,75
 Bài 2 : 
 Thay dấu * bằng các chữ số thích hợp :
 1,02*4 < 1.02*4 < 1,0234
 * = 0 ; 1 ; 2 Vì 1,0204 < 1,0214 < 1,0234
 Bài 3 : 
 Viết thành phân số thập phân sau đó chuyển thành số thập phân :
12 cm = m = 0,12 m.
75 kg = kg = 0,075 kg.
 * Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS VN xem lại các bài đã làm, chuẩn bị bài sau.
SINH HOạT TUầN 8
I - Mục đích yêu cầu:
- Nhận xét ưu và nhược điểm của lớp trong tuần.
- Đề ra kế hoạch thực hiện tuần tới. 
II - Các hoạt động dạy học:
*Tiến hành sinh hoạt :
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng nhận xét tổ mình.
- Lớp phó học tập nhận xét học tập chung của lớp.
- ý kiến cá nhân trong tổ.
*Giáo viên nhận xét chung :
*ưu điểm :	+ Giờ giấc ra vào lớp tốt. Học tập có chuyển biến. 
+ Vệ sinh trong và ngoài lớp khá sạch sẽ. 
+ Sách vở chuẩn bị đầy đủ. 
*Nhược điểm :+ Một số em còn lười học, chưa thuộc bài trước khi đến lớp (chủ yếu là các em học yếu); 1 số em chưa chú ý trong học tập.
 + Chữ viết của các em chưa tiến bộ, trình bày bài chưa đẹp.
*Cách khắc phục:
- Thường xuyên kiểm tra vở luyện viết học sinh, kiểm tra việc học đầu giờ của HS. Tăng cường kiểm tra bài lẫn nhau, phát hiện và xử lý sai sót, sửa sai kịp thời.
- Tiếp tục phát huy nhóm học tập , đôi bạn cùng tiến ; HS khá kèm HS yếu ngoài giờ.
- Tăng cường kiểm tra miệng, bài tập trên lớp của HS; cử HS khá kèm & hướng dẫn các em luyện đọc.
*Sinh hoạt tập thể : Thi kể chuyện , văn nghệ .
III - Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, nề nếp học tập. 
- Kiểm tra vở luyện viết. 
- Tăng cường kiểm tra miệng, bài tập trên lớp của HS .
- Tổ chức lại nhóm đôi bạn “học tập” để thi đua nhóm học tập tốt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 8 Buoi 1.doc