Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9, 10, 11

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9, 10, 11

I-Mục tiêu: Giúp HS:

- Nắm được cách đọc diễn cảm toàn bài, hiểu các từ ngữ khó, hiểu nội dung bài.

- Rèn kĩ năng đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó, đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài.

- Thêm quý trọng người lao động.

II- Chuẩn bị

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III- Hoạt động dạy- học

1- Kiểm tra bài cũ:

- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài Trước cổng trời .

2- Bài mới:

a- Giới thiệu bài:

b- Các hoạt động:

*HĐ1: Hướng dẫn đọc:

 

doc 66 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9, 10, 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 
Tiết 1: Chào cờ 
______________________________________
Tiết 2: tập đọc
 Cái gì quý nhất? 
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được cách đọc diễn cảm toàn bài, hiểu các từ ngữ khó, hiểu nội dung bài. 
- Rèn kĩ năng đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó, đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài.
- Thêm quý trọng người lao động.
II- Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III- Hoạt động dạy- học 
1- Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài Trước cổng trời .
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài:
b- Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn đọc:
- 1HSG đọc toàn bài, HS cả lớp theo dõi SGK.
- GV chia đoạn bài văn.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn (3lần). GV kết hợp chỉnh sửa cách đọc đúng, phát âm, ngắt nghỉ hơi kết hợp tìm hiểu những từ ngữ khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài. 
- GVđọc mẫu, HS theo dõi phát hiện cách đọc diễn cảm (giọng đọc, chỗ nhấn giọng).
*HĐ2: Tìm hiểu bài: 
- GV tổ chức hướng dẫn cho HS đọc từng thầm từng đoạn, cả bài rồi trao đổi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK theo nhóm đôi. GV theo dõi, chốt ý đúng, giảng giải thêm sau câu hỏi 3.
- 1HSKG nêu nội dung chính của bài. GV chốt, cho HS tự liên hệ (thái độ đối với người lao động), giáo dục ý thức HS.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- 1HS đọc tiếp nối diễn cảm 3 đoạn của bài dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV treo bảng phụ có viết đoạn văn về cuộc tranh luận của Hùng, Quý, Nam, hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS thi đọc diễn cảm. Cả lớp và GV NX, bình chọn.
3- Củng cố, dặn dò: 
- HS xem tranh vẽ SGK và nêu điều bức tranh muốn nói.
- GV NX tiết học, dặn dò HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: toán
Tiết 41: Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Rèn kĩ năng viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Có ý thức học tốt môn học.
II- Chuẩn bị
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học: 
1- Kiểm tra bài cũ:
- Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ trống:
a)34m 5dm = ... m	 b)3cm 5m = ...cm
 	 4dm 32mm = ...dm	 9km 234m = ...km
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài:
b- Thực hành:
Bài 1:
- HS tự làm bài. GV yêu cầu nhiều HS giải thích cách làm để có kết quả cần điền.
- GV chốt bài làm đúng, củng cố kĩ năng viết.
Bài 2:
- HS tự làm phần 1 sau đó nêu kết quả và giải thích cách làm (HSKG nêu). 
- GV hướng dẫn cách viết nhanh các số đo độ dài dưới dạng số thập phân dựa vào dặc điểm: Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số trong số đo độ dài.
- Các phần còn lại HS tự làm và thông báo kết quả. Nhiều HS trình bày cách làm.
- GV chốt, củng cố cách thực hiện.
Bài 3:
- HS làm bài vào vở.
- GV chấm bài, NX, củng cố cách thực hiện.
Bài 4:(HSTB làm phần a,c; HSKG làm cả bài)
- HS tự làm bài, GV giúp đỡ HS còn lúng túng, giúp HS thấy được quan hệ giữa các phần a,b với các phần trong bài 1,3; quan hệ giữa các phần c,d với các phần của bài tập 2.
- GV yêu cầu nhiều HS giải thích cách làm, GV củng cố.
3- Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống dạng bài tập.
- GV NX tiết học, dặn dò chuẩn bài sau.
 ___________________________________________________
 Tiết 4: lịch sử
Cách mạng mùa thu
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS nắm được:
- Sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta. ý nghĩa
lịch sử của Cách mạng tháng Tám.
- Dựa vào kiến thức đã học để thuật lại diễn biến cơ bản của Cách mạng tháng Tám.
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, biết ơn Đảng và Bác Hồ đã có công lãnh đạo nhân dân ta vùng lên làm cách mạng thành công, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
II- Chuẩn bị
- Tranh ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám .
III- Hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Thuật lại diễn biến cuộc biểu tình ngày 12-9-1930.
	- Trong thời kì 1930-1931 ở các thôn xã của Nghệ-Tĩnh diễn ra điều gì mới?
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập cho HS.
b- Hướng dẫn hoạt động:
*Hoạt động 1: Quyết định khởi nghĩa giành chính quyền
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
	+ Cuối năm 1940, nhân dân ta phải chịu cảnh gì? Vì sao?
	+ Tháng 3-1945, Nhật đã làm gì?
	+ Vì sao đến giữa tháng 8-1945, Đảng và Bác Hồ đã ra lệnh toàn dân khởi nghĩa?
	+ Cách mạng tháng Tám đã giành được thắng lợi ở những thành phố lớn nào?
- GV tiểu kết.
* Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945
- GV giao việc cho HS:
- Đọc và quan sát ảnh hình trong SGK, nêu diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội; ngày nổ ra khởi nghĩa ở Huế, Sài Gòn theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX, bổ sung. GV chốt ý.
- HS nói về nội dung hình trong SGK. GV NX, chốt ý.
- HS KG nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, liên hệ thực tế về khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương em. GV cung cấp thêm.
* Hoạt động 3: ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- HS thảo luận nhóm bốn ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV NX, bổ sung.
- GV nhấn mạnh nội dung cần nắm, HS đọc kết luận SGK.
3 - Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò về nhà tìm hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, chuẩn bị bài sau. 
 ______________________________________________
Buổi chiều:Tiết 1: tiếng việt*
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I- Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
- Rèn kỹ năng đặt câu với từ cho trước để phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.
- HS có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp. 
II- Chuẩn bị
- Bảng phụ chép một số bài tập.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
2- Thực hành:
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng:
	Từ đài, đậu, trong câu nào là từ đồng âm khác nghĩa?
a) Mỗi bông hoa thường có cuống, có đài, có cánh và nhuỵ hoa.
 Tối nào bố tôi cũng mở đài nghe bản tin thời sự.
 Chuẩn bị xem vòng chung kết bóng đá thế giới, nhiều nhà mua đài mới. 
b) Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
 Chè đậu vừa bổ, vừa mát.
 Kì thi tốt nghiệp vừa qua, anh Nam đậu cao nhất lớp.
- GV treo bảng phụ, HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV củng cố khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, rèn kĩ năng phân biệt từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
Bài 2 : Đặt câu với từ thành đa nghĩa với từ thành đồng âm.
- GV gợi ý HS có thể đặt 2 cặp câu (cặp câu 1 chứa từ thành đa nghĩa, cặp câu 2 chứa từ thành đồng âm).
- HS làm bài cá nhân (2 HS thực hiện trên bảng nhóm). Nối tiếp HS đọc câu đã đặt. Cả lớp NX, sửa chữa.
- GV củng cố cách dùng từ đặt câu để phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
Bài 3: Đặt câu có từ đánh với các nghĩa dưới đây:
a) Làm đau, làm tổn thương bằng tác động của một lực.
b) Làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc tiếng báo hiệu bằng lực gõ.
c) Làm cho bề mặt sạch đẹp ra bằng cách xát, xoa.
d) Làm cho súc vật hoặc một vài loại phương tiện vận tải di chuyển đến nơi khác dưới sự điều khiển trực tiếp của mình.
- HS làm bài cá nhân (1 HS thực hiện trên bảng nhóm). Cả lớp NX, sửa chữa.
- GV củng cố cách đặt câu phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa.
3- Củng cố dăn dò:
- GV và HS hệ thống bài, kiến thức có liên quan.
- GV nhận xét tiết học, nhắc học sinh vận dụng kiến thức vào giao tiếp.
__________________________________________________________________
 Tiết 2 : chính tả ( Nhớ – viết)
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ- viết chính xác, trình bày đúng bài thơ. Ôn lại cách viết những từ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
- Rèn kĩ năng trình bày, viết đúng, đẹp, đánh dấu thanh đúng vị trí.
- Có ý thức luyện viết chữ cho đúng, đẹp; giữ vở sạch sẽ. 
II- Chuẩn bi:
- Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học: 
1- Kiểm tra bài cũ: 
- 2 nhóm HS thi viết tiếp sức các tiếng chứa vần uyên/uyêt. 
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài 
b- Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ viết:
- 1-2HS đọc đoạn viết chính tả, cả lớp theo dõi SGK.
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn viết.
- 1HS nêu nội dung, cách trình bày các dòng thơ, cách viết hoa.
- HS luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn. 
- GV giúp HS phân biệt chính tả, những hiện tượng còn viết sai.
- HS nhớ- viết chính tả, đọc soát lỗi.
- GV chấm 10 bài, NX, chữa lỗi.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
Bài 2a: 
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi (1nhóm làm trên bảng nhóm). 
- Cả lớp và GV cùng NX, bổ sung. GV giúp HS phân biệt tiếng có phụ âm đầu n/l.
Bài 3a:
- Các nhóm bốn thi tìm từ. Cả lớp NX, bổ sung.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. 
__________________________________________________ 
Tiết 3: Toán*
Ôn tập về cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân, so sánh số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân, cách so sánh số thập phân.
- Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân, kĩ năng sắp xếp các STP theo thứ tự.
- Yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị
1. Kiểm tra
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1: Bài 1: a. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
 7,845; 8,01; 8,26; 7,548; 7,38
 	 b. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
	 0,34; 0,289; 0,4; 0,341; 0,288
- HS làm rồi chữa, nêu cách làm.
- GV chốt kết quả đúng, nhắc lại cách làm.
* HĐ2: Bài 2: a.Tìm chữ số x biết: 8,96x6 < 8,916
 b.Tìm số tự nhiên n biết 2,9 < n < 3,5
- HS làm, nêu kết quả.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* HĐ3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 34,67 m = ... m ... cm b. 4,25 km = ... m
c. 7,6 dm = ... dm ... cm c. 36,2 km = .... m
- 2 HS lên bảng thi làm nhanh, làm đúng.
- HS dưới lớp làm bảng con.
- Chữa bài, chốt kết quả đúng.
* HĐ4: Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a. 62,05 km = 62,50 km c. 62,05 km = 62 km 5km 	
 c. 62,05 km = 62 km 5km 	 d. 703 m = 0,703 km 
- HS làm rồi chữa.
3. Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
 __________________________________________________________
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010 
Tiết 1: luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ "Thiên nhiên"
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên: nắm được một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời.
- Rèn kĩ năng tìm từ, sử dụng từ ngữ khi viết văn.
- Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả khi viết văn.
II- Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở bài tập 1.
- Bảng nhóm cho bài tập 2. ... ____________________________________________________
Tiết 4: đạo đức
 Kính già, yêu trẻ (Tiết 1)
I- Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trong, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ. Rèn kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định phù hợp, kĩ năng giao tiếp ứng xử.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối vời người già và các em nhỏ.
II- Chuẩn bị
- Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1.
III- Hoạt động dạy học
1- Kiểm tra:
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài 
b- Hướng dẫn học tập
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện " Sau đêm mưa" 
+ Cách tiến hành:
- GV đọc truyện Sau đêm mưa.
- HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện.
- HS cả lớp thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
- GV kết luận.
- Mời 1, 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK 
+ Cách tiến hành:
- HS làm bài cá nhân sau đó một số HS trình bày ý kiến. 
- Các HS khác NX, bổ sung. GV kết luận.
3- Củng cố, dặn dò 
- GV NX tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài ở nhà.
____________________________________________________
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010 
Hoạt động ngoại khoá chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11
 __________________________________________________________________
Tiết 2
Tiết 3: Tiếng Việt*
Ôn luyện: Đại từ
I- Mục tiêu 
- Củng cố kiến thức về đại từ.
- Biết xác định đại từ trong câc câu thơ, câu văn; sử dụng đại từ thích hợp để thay thế danh từ .
- HS có ý thức lựa chọn đại từ phù hợp để giao tiếp. 
II- Chuẩn bị
- Bảng phụ chép một số bài tập.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài 
2- Thực hành
Bài 1: Gạch chân dưới những đại từ được dùng trong câu thơ sau:
	 	Ta với mình, mình với ta
	 	Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
	 	 Mình đi, mình lại nhớ mình
	 	 Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
	 Tố Hữu
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài, chữa bài.
- GV củng cố khái niệm đại từ, cách nhận biết các đại từ.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
	Tiềng Cô Gió thì thầm:
	- Chào Mầm Non! Bác Mặt Trời thức dậy rồi đấy. Nàng Mùa Xuân đến thăm chúng ta kìa. Cháu dã có thể ra chào mọi người.
	Trong chiếc áo cứng, MầmNon reo lên:
	- Ôi! Thật thế hở cô? Cháu hạnh phúc quá.
	Vậy là ngày Mầm Non mong chờ đã đến. Nó khẽ cựa mình làm cho chiếc áo cứng lâu ngày tách ra dễ dàng rồi từ từ vươn vai đứng dậy.
	Hoàng Thị Lệ Hằng
a. Danh từ Mầm Non, Cô Gió được thay thế bằng những đại từ nào?
b. Đại từ chúng ta được dùng để thay thế cho các danh từ nào?
- GV treo bảng phụ, HS làm bài, chữa bài.
- GV củng cố kiến thức về đại từ; rèn kĩ năng xác định đại từ xưng hô và đại từ thay thế danh từ trong câu.
Bài 3: Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau:
	 Con quạ thông minh
	Một con quạ khát nước. Quạ tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có rất ít, cổ lọ lại cao, quạ không sao thò mỏ vào uống được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Quạ lấy mỏ cắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống.
	Theo La Phông-ten
- HS làm bài cá nhân, đọc bài làm. Cả lớp NX, chữa bài.
- GV rèn kĩ năng dùng đại từ thay thế danh từ trong đoạn văn.
Bài 4: Dành cho HSKG.
	Xác định chức năng ngữ pháp của đại tôi trong từng câu dưới đây:
a. Tôi đang học bài thì Nam đến.
b. Cả nhà rất yêu quý tôi.
c. Anh chị tôi đều học giỏi.
- HS làm bài cá nhân, nêu kết quả. Cả lớp và GV NX, chốt bài đúng. GV củng cố về chức năng ngữ pháp của đại từ trong câu.
3- Củng cố dăn dò
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, nhắc học sinh vận dụng kiến thức vào giao tiếp.
	_____________________________________________
Tiết 3:	 toán*
Ôn tập giữa kì I
I- Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về số thập phân.
- Rèn kĩ năng giải toán quan hệ tỉ lệ.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II- Chuẩn bị
- Một số bài toán chép trên bảng phụ.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài 
2- Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Khoanh tròn chữ đặt trước đáp án đúng:
	Viết mỗi hỗn số sau dưới dạng số thập phân:
 a) 5	 b) 5	 c) 5
A. 5,05	A. 5,025	A. 5,25 
B. 5,005	B. 5,25	B. 52,5
C. 5,5	C. 52,5	C. 5,025
- GV treo bảng phụ, HS làm bài cá nhân (1HS làm trên bảng phụ).
- GV củng cố cấu tạo của số thập phân, rèn kĩ năng viết.
Bài 2: Viết các số sau thành các hỗn số rồi thành số thập phân:
 a) 	 b) 	 c)
- HS làm bài cá nhân rồi chữa bài.
- GV củng cố cách viết.
Bài 3: Muốn làm xong một quãng đường trong 11 ngày cần có 63 người. Hỏi muốn làm xong quãng đường trong7 ngày thì cần phải thêm bao nhiêu người nữa? (sức làm việc của mỗi nhười như nhau)
- HS làm bài cá nhân rồi chữa bài. GV khuyến khích HSKG làm cách 2.
- GV củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải.
Bài 4: Một đội công nhân cứ trồng trong 5 ngày được 861 cây. Hỏi với mức trồng như vậy, trong 15 ngày nữa đội đó trồng được bao nhiêu cây?
- HS làm bài cá nhân rồi chữa bài. GV khuyến khích HSKG làm cách 2.
- GV củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải.
Bài 5: Dành cho HSKG:
	Hiện nay tuổi bố gấp 3 lần tuổi con, biết rằng 4 năm trước tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài, GV gợi ý (nếu cần).
- GV củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải.
3- Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà.
___________________________________
 Tiết 2: toán*
Ôn luyện phép cộng, phép trừ số thập phân
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cộng, trừ số thập phân; tính chất giao hoán, kết hợp trong phép cộng số
thập phân.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ số thập phân; kĩ năng tính nhanh, giải toán.
- Có ý thức ôn luyện tốt.
II- Chuẩn bị
- Bảng phụ chép một số bài tập.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài 
2- Thực hành
Bài 1: Tính.
a) 42,54 + 38,17	 b) 75,86 - 38,275
 658,3 + 96,28 + 89	 	 288 - 93,36 - 25,7
- GV treo bảng phụ, HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV củng cố cách cộng, trừ số thập phân.
Bài 2: Tìm x.
a) x + 5,28 = 9,19	c) (x - 5,6) - 3,2 = 4,5
b) x - 34,87 = 58,21	d) 36,22 + 40 - x = 38,08
- HS tự làm bài rồi chữa bài (1số HS làm bài trên bảng nhóm).
- GV củng cách tìm x thông qua phép cộng, phép trừ số thập phân. 
Bài 3: Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm:
a) 85,24 - 47,58 .... 85,24 - 58,47
b) 51,2 - 12,4 - 10,6 .... 51,2 - (12,4 + 10,6)
c) 35,81 - 19,54 .... 45,81 - 19,54
- GV treo bảng phụ chép bài tập, HS làm bài cá nhân, chữa bài, nêu cách làm.
- GV củng cố tính chất có liên quan, rèn kĩ năng so sánh một cách nhanh nhất.
Bài 4: Chu vi một tứ giác là 23,4m. Tổng độ dài cạnh thứ nhất, cạnh thứ hai và cạnh thứ ba là 18,9m. Tổng độ dài của cạnh thứ hai và cạnh thứ ba là 11,7m. Tổng độ dài của cạnh thứ ba và cạnh thứ tư là 9,9m. Tính độ dài mỗi cạnh của hình tứ giác đó.
- HS trao đổi tìm cách giải sau đó giải bài toán.
- GV chốt bài làm đúng, củng cố dạng toán, cách làm.
3- Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà.
_______________ tiếng việt*
Ôn luyện: Đại từ
I- Mục tiêu 
- Củng cố kiến thức về đại từ.
- Rèn kĩ năng nhận biết đại từ có trong đoạn hội thoại, tác dụng của việc dùng đại từ xưng hô; rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng đại từ.
- HS có ý thức lựa chọn đại từ phù hợp để giao tiếp. 
II- Chuẩn bị
- Bảng phụ chép một số bài tập.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học
1- Kiểm tra:
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài 
b- Thực hành
Bài 1: Đọc lại đoạn kịch Lòng dân (sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 29,30). Viết vào chỗ trống những từ xưng hô mà mỗi nhân vật trong đoạn kịch đã dùng. Khi dùng đại từ xưng hô đó, tác giả tỏ thái độ gì?
a) Tên cai:
- Xưng .................. để tỏ thái độ .................................................................................
- Gọi bạn An là ...............để tỏ thái độ .......................................................................
- Gọi dì Năm là ................ để tỏ thái độ .....................................................................
b) Bạn An xưng với tên cai là ................ để tỏ thái độ ...............................................
c) Dì Năm gọi chú cán bộ là ................... để tỏ thái độ ..............................................
d) Chú cán bộ gọi dì Năm là .................... để tó thái độ .............................................
- HS làm bài theo nhóm đôi, đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV NX, chốt kết quả đúng, củng cố kiến thức về đại từ.
Bài 1: Điền tiếp các đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong bảng phân loại sau:
Số
Ngôi
ít
Nhiều
1
M: tôi, ...
M: chúng tôi, ...
2
M: mày, ...
M: chúng mày, ...
3
M: nó, ..
M: chúng nó, ...
b) Điền tiếp vào chỗ trống để tạo nhân xét đúng:
- Đại từ ngôi thứ nhất dùng để chỉ ...
- Đại từ ngôi thứ hai dùng để chỉ ...
- Đại từ ngôi thứ ba dùng để chỉ ...
- GV treo bảng phụ, HS làm bài theo nhóm đôi. Đại diện nhóm nêu kết quả, nhóm khác NX, bổ sung. 
- GV kết luận, củng cố khái niệm đại từ xưng hô, cách nhận biết các đại từ xưng hô ở các ngôi thứ.
Bài 3 : Gạch dưới các danh từ cần thay thế bằng các đại từ để các câu văn sau không bị lặp. Ghi đại từ được dùng để thay thế vào trong ngoặc đơn.
a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.(..........)
b) Trên đường hành quân, anh chiến sĩ nghe thấy tiếng gà gáy trưa. Anh chiến sĩ vô cùng xúc động. (............)
c) Cu Bôn đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng cu Bôn chộp được con chuồn chuồn. (............)
d) Tấm đi qua bờ hồ. Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giầy xuống nước. (.............)
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV rèn kĩ năng dùng đại từ thay thế danh từ trong câu.
Bài 4 :	Viết một đoạn văn có dùng đại từ xưng hô. Ghi lại các đại từ đã được dùng trong đoạn văn và nói rõ các đại từ được dùng như vậy thể hiện tình cảm, thái độ gì?
- HSKG làm bài cá nhân, một số HSKG đọc bài viết của mình. Lớp NX, góp ý.
- GV rèn kĩ năng viết đoạn hội thoại trong đó có dùng đại từ.
3- Củng cố dăn dò
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, nhắc học sinh vận dụng kiến thức _____________________________________________
______________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 91011.doc