Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9

I.Mục tiêu :

-Đọc diễn cảm bài văn; phân biệt lờ người dẫn chuyện và lời nhân vật.

-Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất.

-GDHS biết quý trọng người lao động.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài: Cổng trời và trả lời yêu cầu của GV

2. Bài mới : Giới thiệu bài:

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9
TỪ NGÀY 17/ 10 ĐẾN 21/ 10
Thứ /ngày
MƠN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ hai
17/10/2011
Tập đọc
Toán
Khoa học
Đạo đức
17
41
17
9
Cái gì quý nhất?
Luyện tập 
Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS(KNS)
Tình bạn ( 2 tiết )
Thứ ba
18/10/2011
L.từ và câu 
Toán 
Chính tả
Lịch sử
17
42
9
9
MRVT :Thiên nhiên(BVMT)
Viết các số đo khối lượng ,dưới dạng số thập phân
Nhớ -viết :Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sơng Đà 
Cách mạng mùa thu
Thứ tư
19/10/2011
TậpL văn
Tập đọc
Toán
Kĩ thuật
17
18
43
9
 Luyện tập thuyết trình tranh luận (KNS-BVMT)
Đất Cà Mau (BVMT)
Viết các số đo diện tích ,dưới dạng số thập phân
Luộc rau (NL)
Thứ năm
20/10/2011
LTừ và câu
Toán
Kể chuyện Khoa học
18
44
9
18
 Đại từ 
Luyện tập chung
Ơn tập 
Phịng tránh bị xâm hại (KNS)
Thứ sáu
21/10/2011
Tập Lvăn
Toán
Địa lí
SHTT
18
45
9
9
 Luyện tập thuyết trình tranh luận (KNS)
Luyện tập chung
Các dân tộc sự phân bố dân cư
Tuần 9
Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
TIẾT 17 : CÁI GÌ QUÝ NHẤT 
I.Mục tiêu : 
-Đọc diễn cảm bài văn; phân biệt lờ người dẫn chuyện và lời nhân vật.
-Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất. 
-GDHS biết quý trọng người lao động.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài: Cổng trời và trả lời yêu cầu của GV 
2. Bài mới : Giới thiệu bài:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc 
-GV gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
-Đọc với giọng kể, đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật
-GV chia đoạn: 3 đoạn.
-Đoạn 1: Từ đầu đến sống được không?
-Đoạn 2: Còn lại.
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp đoạn 
Lần 1: HS đọc kết hợp phát âm lỗi đọc sai: Sôi nổi, quý, hiếm.
Lần 2: HS đọc kết hợp cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
-Gọi HS đọc lại toàn bài
-GV đọc lại bài 
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
Đoạn 1+2.GV cho HS đọc.
(?) Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
(?) Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
=>Lí lẽ tranh luận của 3 bạn
-Đoạn 3: GV cho HS đọc.
(?) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
(?) Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào? Thái độ tranh luận phải ra sao?
=> Lời giải thích thuyết phục của thầy
Nội dung bài: Qua vấn đề tranh luận (cái gì quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
-GV gọi 3 HS đọc bài
-GV chéo đoạn văn cần luyện đọc lên bảng hoặc đưa bảng phụ đã chép cách nhấn giọng, ngắt giọng và Gv đọc đoạn văn.
-HS đọc theo nhóm
-Thi đọc phân vai nếu có điều kiện, thời gian 
-GV nhận xét - biểu dương cá nhân, nhóm.. 
3. Củng cố- dặn dò: HS nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm toàn bài, chuẩn bị cho tiết TĐ tiết sau: Đất Cà Mau
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-3 HS đọc kết hợp phát âm lỗi đọc sai: Sôi nổi, quý, hiếm.
-3 HS đọc kết hợp đọc chú giải và giải nghĩa từ.
-2 HS đọc cả baì.
-HS lắng nghe
-1 HS đọc to lớp đọc thầm.Tìm hiểu trả lời câu hỏi:
- Hùng quý nhất là lúa gạo.
- Quý: Vàng quý nhất.
-Nam: Thì giờ là quý nhất.
-Hùng: Lúa gạo nuôi con người.
-Quý: Có vàng là có tiền sẽ mua được lúa gạo.
-Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
-Lớp đọc thầm.Trả lời câu hỏi
-Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
-Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh khiêm tốn.
-3 HS đọc nhận xét cách đọc
-HS đọc theo nhóm
-Thi đọc phân vai mỗi lượt đọc 5 bạn( người dẫn truyệân, Hùng, Nam, Quý, Thầy giáo). Lớp theo dõi, nhận xét nhóm đọc hay nhất..
Toán
TIẾT 41 : LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu: 
 -Biết viết số đo dộ dài dưới dạng số thập phân.
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
 BTCL:1,2,3,4(a,c)
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ: 3HS lên bảng làm bài tập 3 
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
–GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm.
Bài 2: GV gọi 1 HS đọc đề bài.
GV viết lên bảng: 315cm=.m
Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm cách viết 315cm =..m.
-GV nhận xét, hướng dẫn lại cách làm
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, cho điểm.
-GV lưu ý HS: 315 cm ta được 3 1 5
 m d cm
Vậy 315cm = 3,15m .
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài, GV nhắc HS cách làm bài tập 3 tương tự như cách làm bài tập 1, sau đó yêu cầu HS làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài, thảo luận để tìm cách làm phần a, c
-Yêu cầu HS nêu cách làm, GV chốt cách làm.
-GV chữa bài, yêu cầu HS đổi chéo vở kT bài lẫn nhau. 
 3. Củng cố- dặn dò: GV tổng kết tiết học dặn HS về làm các bài tập con2 lại: 4b,d
- HS đọc đề bài 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở BT
a) 35 m 23cm = m = 35,23m.
b) 51dm 3cm = m = 51,03m.
c) 14m 7cm = =14,07m.
-HS chữa bài, HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
-1 HS đọc yêu cầu bài trước lớp
- HS thảo luận nêu cách làm trước lớp.
-1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
-234cm = 200cm + 34cm= 2m34cm = m =2, 34m.
-506cm = 500cm + 6cm= 5m6cm = m =5,06m.
34dm = 3m + 4dm= 3m4dm = m =3,4m.
- HS đọc đề bài.1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT
-a) 3km 245m = km =3,245km.
- b) 5km 34m = km =5,034 km.
- c)307m = km =0,307km.
- 1hs chữa bài, HS đổi chéo vở kT bài lẫn nhau. 
-HS đọc đề bài, thảo luận để tìm cách làm phần a, c
a) 12,44m = m = 12m 44cm.
c) 3,45km = 3450m.
Khoa học
TIẾT 17 : THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV /AID(KNS)
I.Mục tiêu: 
Sau bài học, HS có khả năng:
-Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ;Kĩ năng
xác định giá trị bản thân ,tự tin và cĩ ứng xử ,giao tiếp phù hợp với người
 nhiễm HIV/AIDS.
-Kĩ năng thể hiện cảm thơng,chia sẻ,tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Hình 36,37 SGK.5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai " Tôi bị nhiễm HIV".Giấy và bút màu.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
(?) Bệnh HIV / là gì ?
(?) Cách phòng bệnh ?
2.Bài mới: 
a.Khám phá :Giới thiệu bài
b.Kết nối :
Hoạt động 1:Trò chơi tiếp sức " HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua"
KTDH:trị chơi
MT:HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
GV chia lớp thành 3 đội – nêu yêu cầu.
-Thi viết các hành vi có nguy cơ nhiễm HIV, và hành vi không có nguy cơ lây nhiễm.
-Cho 3 nhóm chơi.
-Trong thời gian 3 phút đội nào ghi được nhiều đội thắng.
GV nhận xét kết quả chung của hs trên bảng.
=>HIV không lây qua tiếp xúc thông thường như nắm tay, ăn cơm cùng mâm, 
c.Thực hành :
 Hoạt động 2:Đóng vai" Tôi bị nhiễm HIV"
KTDH:đĩng vai
MT:Biết được trẻ bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi sống cùng cộng đồng. Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. 
- Mời 5HS tham gia đóng vai: 1 HS đóng vai bị nhiễm HIV, 4HS thể hiện hành vi ứng xử.
HS1: HS nhiễm HIV mới chuyển đến.
HS2: Tỏ ra ân cần khi chưa biết, sau đó thay đổi thái độ.
HS3: Đến gần người bạn người bạn mới đến học định làm quen . Sau khi biết bạn bị nhiễm lại thôi.
HS4: Đóng vai giáo viên sau khi biết định chuyển em đi lớp khác.
HS5: Thể hiện thái độï thông cảm giúp đỡ.
-GVTạo điều kiện cho hs sáng tạo trong đóng vai.
-Yêu cầu HS đóng vai.
-Đặt câu hỏi cho HS thảo luận: 
(?) Các em nghĩ thế nào về cách ứng xử ?
(?) Các em thấy ngươì bị nhiễm HIV cảm nhận thế nào trong mỗi tình huống ( Câu này GV hỏi người nhiễm HIV trước )
-Các nhóm ttrình bày trình bày ý kiến.
-Tổng kết nhận xét. 
Họat Động 3:Quan sát thảo luận
KTDH: thảo luận nhĩm 
MT:Khắc sâu kiến thức cho HS vềhành vi đối xử với người bị nhiễm HIV.
 Cho HS quan sát các hình 36, 37 SGK. Thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: 
 -Nói về nội dung của từng hình ?
 -Theo bạn các bạn trong hình nào có cách ứng xử đúng đối với người bị nhiễm HIV và gia đình họ ? 
 -Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với họ NTN ? Tại sao ?
=>HIV không lây qua tiếp xúc thông thường .Những người bị nhiễm HIV có quyền được sống trong môi trường có sự hỗ trợ và thông cảm của mọi người. Không phân biệt đói xử với họ. 
d.Vận dụng : Nêu lại nội dung bài.Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau
- HS chơi trò chơi thành 3 nhóm
-Nhóm trưởng thảo luận cách thực hiện.
-HS thực hiện chơi.
-Theo dõi kết quả nhận xét.
-3-4 HS nêu lại kết luận.
-5HS tham gia đóng vai.Thảo luận cách đóng vai.
-Cả lớp quan sát
- Thảo luận theo nhóm về các hành vi trên
-Lần lượt các HS nêu hành vi ứng xử.
-Nhận xét hành vi ứng xử của các bạn.
-HS trình bày ý kiến của mình.
Thảo luận theo nhóm 4.
-Quan sát các hình trang 36,37 SGK trả lời câu hỏi.
-Đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi.
-Thuyết trình và trả lời theo nộïi dung các bức tranh.
-Nhận xét các nhóm trả lời .
Đạo đức
TIẾT 9 : TÌNH BẠN (2 TIẾT)
I.Mục tiêu : 
 -Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất ... hiệu bài, ghi bảng.
b.Kết nối :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập
KTDH:tự bộc lộ 
Mục tiêu: dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn. Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng ” Bài 1: Gọi học sinh đọc đề, Gv hướng dẫn học sinh nắêm vững yêu cầu đề, gạch chân từ quan trọng.
- Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạnh 
(?) Truyện có những nhân vật nào? (Đất, Nước, Không khí, Ánh sáng).
(?) Vấn đề tranh luận là gì?
(?) Ý kiến của từng nhân vật?
(?) Ý kiến của em như thế nào?
- HS trả lời, Gv chốt ý treo bảng ghi ý kiến của từng nhân vật:
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất 
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây 
Nước 
Cây cần nước nhất 
Nước vận chuyển chất màu.
Không khí 
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống thiếu không khí. 
Aùnh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh
- Gv tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm: mỗi học sinh đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
- Lưu ý học sinh: 
+ Khi tranh luận, nhập vai cần xưng “tôi”. Có thể kèm theo tên nhân vật. VD: Đất tôi cung cấp chất màu nuôi cây
+ Để bảo vệ ý kiến của mình, các nhân vật có thể nêu tầm quan trọng của mình và phản bác ý kiến của nhân vật khác. Tuy nhiên cần phải có lí, có tình và tôn trọng lẫn nhau.
+ Cuối cùng, nên đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí, ánh sáng để bảo tồn sự sống.
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp. ( Mỗi HS tham gia sẽ bốc thăm để nhận vai tranh luận.
GV hướng dẫn lớp nhận xét: thuyết trình: tự nhiên, ..bình chọn người thuyết trình hay nhất.
Giáo viên chốt lại.
c.Thực hành 
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài, hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu đề:
KTDH: thảo luận nhĩm 
Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
-Lưu ý:+ Học sinh cần chú ý nội dung thuyết trình hơn là tranh luận, vì vậy không cần nhập vai mà là nêu ý kiến của mình..
+ Nêu tình huống để có sự thuyết phục mọi người: Nếu chỉ có trăng thì điều gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào?....
+ Đèn trong bài ca dao là đèn dầu không phải là đèn điện, nhưng đèn điện không phải không có nhược điểm so với trăng. 
-HS làm việc cá nhân, tìm hiểu ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn trong bài ca dao, ghi ra nháp những ý kiến lí lẽ đó.
- Cho học sinh phát biểu ý kiến của mình. Gv hướng dẫn lớp nhận xét. 
d.Vận dụng : GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát, có khả năng thuyết trình, tranh luận giỏi.Chuẩn bị: “Ôân tập”.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
- HS hoạt động nhóm 4.
Các nhóm cử đại diện tranh luận, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm.Học sinh theo dõi. 
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- 3-4 HS trình bày, lớp nhận xét.
Toán
TIẾT 45 :LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết viết số đo độ dài , khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
 -BTCL:1,3,4
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phu viết sẵn nội dung bài tập số 2.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ: 3HS lên bảng yêu cầu làm bài tập 3 GV nhận xét ghi điểm.
2.Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 :Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
-GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng sau đó chữa bài
Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài.
-GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài sau đó nhận xét, ghi điểm,
Bài 4: GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ
(?) Túi cam cân nặng bao nhiêu?
(?) Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS làm bài. GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò: GV tổng kết tiết học dặn HS về làm các bài tập nếu chưa hoàn thành xong, hướng dẫn luyện tập thêm. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-HS tìm hiểu đề bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
a) 3m6dm= m = 3,6m
b) 4dm = = 0,4m
c) 34m 5cm = = 34,05m
d) 345cm = = 3,45m
-1 HS chữa bài của bạn hs cả lớp theo dõi và tự sửa bài của mình.
-HS làm bài vào vở BT
a)3kg 5g =kg = 3,005kg
b) 30g = = 0,03kg 
c) 1103g = 1000g+103g = 1kg 103g==1,103kg.
-1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi kiểm tra lại bài làm của mình.
-HS quan sát hình. Tìm hiểu yêu cầu đề bài.
-HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc kết quả trước lớp.
a) 1kg 800g= 1,8kg b) 1kg 800g=1800g
 Địa lí 
TIẾT 9 :CÁC DÂN TỘC ,SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. Mục tiêu: 
 -Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:
 +Việt Nam là nước có nhiều dân tộc , trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
 + Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi .
 +Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
Sử dụng bảng số liệu , biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểmcủa sự phân bố dân cư.
Có ýù thức tôn trọng, đoàn kết với các dân tộc.
GDhS có ý thức BVMT
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN. Bản đồ phân bố dân cư VN. Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.
III. Các hoạt động:
1.Bài cũ: (?) Nêu đặc điểm về số dân và sự tăng dân số ở nước ta?
	(?) Tác hại của dân số tăng nhanh. Nêu ví dụ cụ thể.
2.Bài mới:Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Các dân tộc 
- Gv yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ, tranh ảnh, kênh chữ/ SGK ø trả lời các câu hỏi sau:
(?) Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
(?) Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm bao nhiêu phần trong tổng số dân? Các dân tộc còn lại chiếm bao nhiêu phần?
(?) Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
(?) Kể tên 1 số dân tộc mà em biết?
- GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.
- Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giới thiệu về các dân tộc anh em trên đất nước ta:
+ Chọn 3 em thuộc 3 dãy tham gia chơi.
+ Phát cho mỗi HS một số thẻ từ ghi tên các dân tộc Kinh, Chăm, và một số các dân tộc ít người trên cả 3 miền Bắc - Trung – Nam.
+ Yêu cầu học sinh lần lượt vừa giới thiệu về các dân tộc (tên, địa bàn sinh sống) vừa gắn thẻ từ ghi tên các dân tộc đó vào vị trí thích hợp trên bản đồ VN.
- Gv tổ chức cho cả lớp bình chọn bạn giới thiệu hay nhất, tuyên dương, khuyến khích học sinh.
 Hoạt động 2: Mật độ dân số
-GV cho HS dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
=> Để biết MĐDS, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của một vùng hay quốc gia đó.
- Gv nêu ví dụ và yêu cầu HS tính: Dân số của huyện A là 30 000 người. Diện tích đất tự nhiên của huyện A 300km2. Mật độ dân số của huyện A là bao nhiêu?
(?) Nêu nhận xét về MĐDS nước ta so với thế giới và 1 số nước Châu Á? 
Kết luận: Nước ta có MĐDS cao.
Hoạt động 3: Phân bố dân cư. 
-GV yêu cầu học sinh quan sát lược đồ mật đồ dân số, tranh ảnh về làng ở ĐB, bản ở miền núi để trả lời câu hỏi
(?) Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?
KL=> Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động. Ở miền khác đất rộng người thưa, thiếu sức lao động.
(?) Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
=>Dân cư nước ta phân bố không cân đối
3.Củng cố.-Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS chuẩn bị bài: “Nông nghiệp”
-HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét bổ sung:
-54.
 - Dân tộc đông nhất là d tộc Kinh chiếm 86 %; 14 %
- Vùng đồng bằng. Các dân tộc khác sống ở vùng núi và cao nguyên.
- Dao, Ba-Na, Chăm, Khơ-Me
- Học sinh tham gia chơi theo hướng dẫn của Gv, lớp làm cổ động viên.
- HS qua sát trả lời: Số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên
- HS tính: 
30 000 :300 =100người/ km2
+ Quan sát bảng MĐDS và trả lời.
+MĐDS nước ta cao hơn thế giới 5 lần, gần gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 Cam-pu-chia, gấp 10 lần MĐDS Lào
+ Trả lời trên phiếu sau khi quan sát lược đồ.
-1 HS trình bày, lớp nhận xét.
-Nông thôn. Vì phần lớn dân cư nước ta làm nghề nông.
SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
Giúp học sinh có tính tự giác, tự phê bình trong học tập.
Đưa ra kế hoạch tuần 9.
II/Nội dung:
Các tổ lần lượt báo cáo tình hình tuần 7.
Lớp phó học tập nhận xét về mặt học tập.
Lớp phó trật tự nhận xét về mặt trật tự.
Lớp trưởng báo cáo tình hình chung: 
Giáo viên nhận xét chung:
Ưu điểm:
Một số Hs học tập tốt:
..
Khuyết điểm:
Một số Hs vi phạm :
 . 
III/Kế họach tuần 10:
Phát huy mặt tốt.
Khắc phục mặt yếu kém.
Tổ trưởng
Xong,ngày 17 tháng 10 năm 2011
GVCN

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 9.doc