Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9 năm 2011

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9 năm 2011

I. Mục tiêu:

 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.

II. Phương tiện dạy học:

 - Tranh minh hoạ SGK

 - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Cái gì quý nhất?
I. Mục tiêu:
 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
II. Phương tiện dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK
 - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời
- Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời?
- Em thích nhất cảnh vật nào trong bài -? Vì sao?
- Hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1.giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài (Đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật. Giọng Hùng, Quý, Nam : sôi nổi, hào hứng; giọng thầy giáo: ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục)
- Bài được chia làm mấy đoạn? Đó là những đoạn nào?
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
- GV chú ý sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- GV sửa lỗi ngắt giọng cho HS 
- HS nêu chú giải 
- Luyện đọc theo nhóm3
- Thi đọc trong nhóm
- 1HS đọc toàn bài 
 b) Tìm hiểu bài :
- yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
- Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
GV ghi: Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
GV khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất
Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vậy người lao động là quý nhất
- Chọn tên khác cho bài văn?
- Nội dung của bài là gì?
GV ghi bảng
 c) Luyện đọc diễn cảm
- 5HS luyện đọc theo vai
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- GV hướng dẫn luyện đọc đoạn: Hùng nói.lúa gạo, vàng bạc! 
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo nhóm bàn(4HS)
- HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Em hãy mô tả lại bức tranh minh hoạ của bài tập đọcvà cho biết bức tranh muốn khẳng định điều gì? 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
2HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi
- HS đọc thầm bài 
* Đoạn 1: Một hôm, trên đườngsống được không? 
* Đoạn 2: Quý và Nam thầy giáo phân giải.
* Đoạn 3: Nghe xong vô vị mà thôi.
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó: Lúa gạo, có lí, lấy lại, vàng bạc
- HS đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp lần 2
* Hùng nói: “theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
 Quý vội reo lên Quý nhất phải là vàng mua được lúa gạo
- 2 HS nêu chú giải SGK.
- HS đọc trong nhóm cho nhau nghe
- 2 nhóm HS thi đọc 
HS đọc thầm đoạn, câu hỏi
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
+ HS nêu lí lẽ của thầy giáo
HS nghe
+ Cuộc tranh luận thú vị; Ai có lí; người lao động là quý nhất
* Ý nghĩa: Người lao động là đáng quý nhất
HS cả lớp tìm cách đọc hay cho từng nhân vật 
- HS đọc
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm theo vai(3lượt)
- Người lao động là quý nhất.
- Tranh vẽ mọi người đều đang làm việc: nông dân đang gặt lúa, kĩ sư đang thiết kế, công nhân đang làm việc, thợ điêu khắc đang chạm trổ. Tranh vẽ khẳng định rằng: Người lao động là quý nhất.
@ Rút kinh nghiệm:.
..
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
- Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
II. Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ, bảng con, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Trong tiết học này các em cùng luyện tập về cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 ( Cá nhân)
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng: 315cm = ....m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 thành số đo có đơnvị là mét.
- GV nhận xét và hướng dẫn lại cách làm như SGK đã giới thiệu.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
* Lưu ý về mặt kỹ thuật, để viết nhanh các số đo độ dài dưới dạng số thập phân ta có thể dựa vào đặc điểm: Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số trong số đo độ dài.
Bài 3( lớp)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nhắc HS cách làm bài tập 3 tương tự như cách làm bài tập 1, sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: a, c 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn lại cách mà SGK đã trình bày hoặc cho HS có cách làm như SGK trình bày tại lớp.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
* Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
a. 4m 13cm = 4,13 m
 6dm 5cm = 6,5 dm 
 6dm 12mm = 6,12 dm 
b. 3dm = 0,3 m
 3cm = 0,3 dm 
 15cm = 0,15 m
- HS nghe.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn, HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- HS thảo luận, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
234cm = 200cm + 34cm = 2m34cm
= 2m = 2,34m
506cm = 500cm + 6cm = 5m6cm = 5,06m
- HS đọc đề bài trước lớp.
- Các nhóm thi đua làm bài trên bảng nhóm
- 1 HS chữa bài của bạn, HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trao đổi cách làm.
- Thi đua làm bài cá nhân trong vở nháp
@ Rút kinh nghiệm:.
..
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Đất Cà Mau
I. Mục tiêu
 - Đọc diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
 - Hiểu ý nghĩa bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau
II. Phương tiện dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc
 - Bản đồ VN
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc bài cái gì quý nhất? và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
GV chỉ bản đồ và giới thiệu về Đất Cà Mau 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài (Giọng to vừa đủ nghe, chậm rãi, thể hiện niềm tự hào, khâm phục.)
- GV chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn lần 1
-GV kết hợp sửa lỗi phát âm 
- Gọi HS tìm từ khó đọc
- GV ghi từ khó đọc và đọc mẫu 
- Gọi HS đọc 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- Sửa lỗi ngắt giọng, nhấn giọng cho HS 
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3
- Thi đọc trong nhóm
- GV nhận xét
 b) Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
+ Phũ: thô bạo dữ dội..
- Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
GV ghi ý 1: Mưa ở Cà Mau
- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
- Người Cà Mau dựng được nhà cửa như thế nào?
Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
GV ghi ý 2: Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
- Người dân Cà mau có tính cách như thế nào?
- Em đặt tên cho đoạn văn này là gì?
GV ghi ý 3: tính cách người Cà Mau
Nội dung bài là gì?
GV ghi nội dung 
 c) Luyện đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 3 (Sống trên cái đất  của tổ quốc)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm ra cách đọc
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Em học tập điều gì ở người dân Cà Mau?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- 2 HS lên chỉ lại vị trí đất Cà Mau trên bản đồ
- Lớp đọc thầm
* Đoạn 1 : Cà Mau là  nổi cơn dông.
*Đoạn 2 : Cà Mau đất xốp thân cây.
* Đoạn 3 : Sống trên cái đất  của tổ quốc 
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó: Sớm nắng chiều mưa, hối hả, phập phều, thượng võ, lưu truyền,
- HS đọc từ khó
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
* Ca Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đanh nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
- 2 HS đọc chú giải
-3 HS đọc cho nhau nghe
- 2 nhóm HS thi đọc
- HS đọc thầm bài và câu hỏi, 1 HS đọc câu hỏi cho cả lớp nghe
+ Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột , dữ dội nhưng chóng tạnh
+ Mưa ở cà Mau...
+ Cây cối mọc thành chòm, thành rặng rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt 
+ nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ đi sang nhà kiaâphỉ leo trên cầu bằng thân cây đước
+ Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
+ Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể chuyện và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
+ Tính cách người Cà Mau
* Ý nghĩa: Bài văn cho ta thấy thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau.
- 1 HS đọc
* Nhấn giọng : cá sấu cản trước mũi thuyền, hổ rình xem hát, thông minh, giàu nghị lực, huyền thoại, thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá giữ gìn - HS đọc trong nhóm 
- 3 HS đại diện 3 Nhóm thi đọc
@ Rút kinh nghiệm:.
..
Toán
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu
 - Giúp HS Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ. Bảng đơn vị đo khối lượng kẽ sẵn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
 ... i với cây xanh. Nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên cây sẽ không thể phát triển được.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. ghi vào giấy khổ to
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai
- Nhận xét khen ngợi
Kết luận: Trong thuyết trình, tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất, nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình?
 Bài 2( nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
- Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- HS trình bày lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
- GV cùng cả lớp nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về làm bài tập 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời
- 5 HS đọc phân vai
+ Cái cần nhất đối với cây xanh
+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh
- Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được
- Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...
+ HS nêu theo suy nghĩ của mình
- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào phiếu
- 1 nhóm đóng vai tranh luận , lớp theo dõi nhận xét bổ xung
+ Cây xanh cần đất nước, không khí, ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào ít cần thiết hơn đối với cây xanh
- HS đọc
+ Bài 2 yêu cầu thuyết trình
+ Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao
- HS suy nghĩ và làm vào vở
- 1 Nhóm HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
@ Rút kinh nghiệm:.
..
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu
 - Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc nơi khác. Kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện. 
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 II. Phương tiện dạy học:
 - Tranh ảnh về một số cảnh đẹp ở địa phương.
 - Bảng lớp viết đề bài
 - Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS kể lại một câu chuyện em được nghe, được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
- Em đã từng được đi thăm quan ở đâu?
- GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học
 2. Hướng dẫn kể chuyện
 a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: đi thăm cảnh đẹp
- Kể một chuyến đi thăm quan em cần kể những gì?
GV có thể giới thiệu một vài cảnh đẹp mà các em đã được đi thăm
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK
- Treo bảng phụ có gợi ý 2
- Hãy giới thiệu chuyến đi thăm của mình cho các bạn nghe?
 b) Kể trong nhóm
- Chia lớp thành nhóm 4 HS kể cho nhau nghe
- Gợi ý để HS trao đổi về nội dung truyện:
+ Bạn thấy cảnh đẹp ở đây như thế nào?
+ Kỉ niệm về chuyến đi làm bạn nhớ nhất?
+ Bạn ước mong điều gì sau chuyến đi?
 c) Kể trước lớp
- HS thi kể
- GV ghi lên bảng địa danh HS tham quan
- GV nhận xét cho điểm từng em
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho câu chuyện Người đi săn và con nai.
Hs kể lại câu chuyện 
Trả lời
Đọc yêu cầu bài tập
Kể một chuyến tham quan
Trả lời
Đọc gợi ý trong sách giáo khoa
Kể với bạn trong nhóm bàn về chuyến tham quan của mình
Hs ngồi theo nhóm và kể cho bạn nghe
Trao đổi về nội dung của chuyến tham quan
Hs thi kể trước lớp
@ Rút kinh nghiệm:.
..
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 - Giúp HS biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
II. Phương tiện dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu: Trong tiết học này các em cùng làm các bài tập luyện tập về viết số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo dịên tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(Cá nhân)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2( nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3(nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5(Học sinh khá, giỏi)
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và hỏi: Túi cam cân nặng bao nhiêu?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 7,3m = 73dm
 8,02 km = 8020 m
b. 7,3m2 = 730 dm2 
 34,34m2 = 343400cm2
- HS nghe.
- Bài tập yêu cầu chúngta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
- HS đọc thầm đề bài và nêu cách làm bài.
+ Nếu cho số đo có đơn vị là tấn thì viết thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
+ Nếu cho số đo có đơn vị là ki-lô-gam thì viết thành số đo có đơn vị là tấn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn.
- HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra bài của mình.
- HS cả lớp quan sát hình.
- Túi cam nặng 1kg800g.
- Bài tập yêu cầu viết cân nặng của túi cam thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc kết quả trước lớp.
@ Rút kinh nghiệm:.
..
Lịch sử:
Bài 9: Cách mạng mùa thu
I. Mục tiêu:
- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quan chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đàu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám Chiều ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+ Tháng 8- 1945, nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
+ Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
Hs khá, giỏi:
+ Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyen ở Hà Nội.
+ Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.
II. Phương tiện dạy học:
Hình minh hoạ SGK: Bản đồ VN. Ảnh tư liệu. Bài hát về Cách mạng tháng tám 
Phiếu học tập cho hs. Thông tin thêm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A Kiểm tra.
Gọi hs nêu: Thuật lại cuộc khởi nghĩa 12-9 -1930 ở Nghệ An.
Những năm 30 -31, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới.
Nghe và đánh giá.
B. Bài mới.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thời cơ cách mạng.
 Cho hs nêu hiểu biết về ngày 19 - 8.
Cho hs đọc SGK và thảo luận vấn đề sau:
Tháng 3 - 1945, Nhật hất cẳng Pháp giành quyền đô hộ nước ta.
Giữa tháng 8 - 45, Nhật đầu hàng đồng minh. Đảng nhận định đây là cơ hội ngàn năm có một để ta tiến hành giành chính quyền trên cả nước
Tại sao đảng lại xác định là cơ hội ngàn năm có một?
Gợi ý: Tình hình kẻ thù cuả dân tộc ta lúc này như thế nào? 
Cho HS trình bày.
Nghe và thống nhất các ý kiến:
 Từ năm 1940, Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta. Đến tháng 3 - 45, Nhật đảo chính Pháp giành quyền cai trị nước ta. Tháng tám 45 , Nhật thua trận ở châu á và đầu hàng đồng minh. Thế lực của chúng suy giảm nhiều, nên ta chớp thời cơ làm cách mạng.
Đảng đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. 
 Bác Hồ nói: "Dù hi sinh tới đâu , dù đốt chaý cả dãy Trường Sơn cũng cương quyết giành được độc lập"
Hoạt động 2. Tìm hiểu về khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
Cho hs đọc sgk, thảo luận theo nhóm:
Thuật lại cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19- 8 - 45.
Cho đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Nghe và nhận xét.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã thắng lợi.
Hoạt động 3.Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương.
Cho hs đọc sgk và nêu ý kiến cá nhân.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quỳên ở Hà Nội không thành công thì việc khởi nghĩa ở các địa phương khác như thế nào?
Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có tác động đến tinh thần nhân dân cả nước ra sao?
Cho hs liên hệ: Nêu hiểu biết và tìm hiểu của em về việc giành chính quyền ở địa phương em?
Hoạt động 4. Nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng tám.
Cho hs làm việc theo cặp trả lời các câu hỏi sau:
Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong các mạng tháng Tám?
Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào?
Nghe và kết luận.
Thắng lợi của cách mạng cho thấy: Lòng yêu nước và tinh thần cách mạng cuả nhân dân ta.
Chúng ta giành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi ách nô lệ, ách thống trị của thực dân phong kiến.
Cho hs đọc nội dung bài.
Cho hs trả lời các câu hỏi:
Vì sao mùa thu năm 1945 gọi là mùa thu cách mạng.
Tại sao lấy ngày 19 - 8 làm ngày kỉ niệm cách mạng tháng tám cuả nước ta?
C. Củng cố - dặn dò.
Cho hs nghe hát bài hát về cách mạng tháng tám.
Nhận xét tiết học.
2 hs trả lời.
Nghe và nhận xét.
Nêu ý kiến cá nhân.
Đọc sgk và thảo luận 
Nêu ý kiến.
Nghe và bổ sung.
Nghe.
Thực hiện theo yêu cầu.
Nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét, bổ sung.
Nghe 
Đọc và nêu ý kiến cá nhân.
Nghe và bổ sung.
Liên hệ
Đọc SGK.
Làm việc cá nhân và nêu ý kiến.
Nghe và bổ sung.
Nghe và nhắc lại.
Đọc nội dung bài.
Trả lời.
Nghe.
@ Rút kinh nghiệm:.
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5TUAN 9 KNS.doc