TẬP ĐỌC
Tiết 23 : Người gác rừng tí hon
( Dạy lồng ghép BVMT và KNS )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b)
* Giúp HS thấy được hành động dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng . Từ đó GDHS nâng cao ý thức BVMT rừng.
*GDKNS : Kĩ năng ứng phú với căng thẳng, đảm nhận trỏch nhiệm với cộng đồng.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Bài cũ :
- HS đọc thuộc bài thơ Hành trình của bầy ong, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- HS, GV nhận xét.
Tuần 13 Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011 Tập đọc Tiết 23 : Người gác rừng tí hon ( Dạy lồng ghép BVMT và KNS ) I. Mục đích yêu cầu : - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. - Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b) * Giúp HS thấy được hành động dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng . Từ đó GDHS nâng cao ý thức BVMT rừng. *GDKNS : Kĩ năng ứng phú với căng thẳng, đảm nhận trỏch nhiệm với cộng đồng. II . đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. iii. các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS đọc thuộc bài thơ Hành trình của bầy ong, trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - HS, GV nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh họa trong SGK. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Một học sinh khá, giỏi đọc toàn truyện. - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 phần của bài văn (phần 1 gồm các đoạn 1, 2; phần 2 gồm đoạn 3; phần 3 gồm 2 đoạn còn lại). Giáo viên kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài . - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn. b) Tìm hiểu bài: - Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài. - Trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK và tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Đồng thời giúp HS thấy được hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó, giúp HS có ý thức trong việc BVMT rừng. Kết hợp GDKNS : Kĩ năng ứng phú với căng thẳng, đảm nhận trỏch nhiệm với cộng đồng. - Học sinh phát biểu ý kiến. - Cả lớp, giáo viên nhận xét bổ sung. - Giáo viên chốt nội dung phần tìm hiểu bài: Ca ngợi ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: - Ba HS tiếp nối nhau đọc lại truyện. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn, đúng lời các nhân vật: câu giới thiệu về cậu bé và tình yêu rừng của cậu- đọc chậm rãi; đoạn kể về hành động dũng cảm bắt trộm của cậu nhanh, hồi hộp, gấp gáp. Chú ý những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm đoạn văn 3. C. Củng cố, dặn dò : - Học sinh nhắc lại ý nghĩa của bài - Giáo viên nhận xét tiết học và dặn học sinh chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 61: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. - Biết nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. II. đồ dùng dạy học: - Vở BT, sách SGK - Bảng phụ ghi bài tập 4a III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1: Củng cố cách tính giá trị biểu thức với số thập phân - Hai học sinh lên bảng làm bài tập 2- SGK. - Học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành * GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập 1, 2, 4a – VBT.. * GV hướng dẫn HS yếu, còn lúng túng để các em tự hoàn thành bài tập. * Chữa bài : Bài 1(VBT) : - Học sinh tự làm rồi chữa bài . - Giáo viên củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân số thập phân. Bài 2(VBT) : - Học sinh tự làm rồi chữa bài ( học sinh đọc kết quả ) - Giáo viên củng cố cách nhân nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000; với 0,1; 0,01; 0,001 Bài 4 (VBT) : a, - Học sinh tự làm vào VBT, 1 học sinh làm vào bảng phụ. - Học sinh, giáo viên nhận xét. - Học sinh tự nêu nhận xét (như SGK) Hoạt động tiếp nối : - Giáo viên củng cố nội dung bài học. - Dặn học sinh về ôn bài và chuẩn bị bài sau. khoa học Tiết 25 : Nhôm i. Mục đích yêu cầu : - Nhận biết một số tính chất của nhôm. - Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng được làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng. ii. Đồ dùng dạy học : - Một số đồ dùng làm bằng nhôm. - Phiếu học tập iii. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - Học sinh trả lời câu hỏi bài trước. - Học sinh, giáo viên nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: * Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: Kể tên các đồ dùng làm từ nhôm. - Học sinh thảo luận nhóm bàn. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi, dùng để chế tạo vật dụnglàm bếp như: xoong, nồi, chảo, vỏ đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tau hoả, xe ô tô, máy bay, tàu thuỷ, Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất của nhôm. - HS làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để hoàn thành phiếu học tập của nhóm. - Đại diện nhóm trìng bày kết quả - Các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận : Nhôm có màu trắng bạc có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng; có thể kéo thành sợi, dát mỏng; không bị gỉ nhưng có thể bị một số a xít ăn mòn; dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm - GV nêu một số câu hỏi - HS thảo luận cả lớp. - HS phát biểu ý kiến – GV nhận xét, bổ sung. - HS liên hệ việc bảo quản các đồ dùng bằng nhôm ở gia đình. - GV kết luận về cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm và hợp kim của nhôm. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Đạo đức Tiết 13 : Kính già, yêu trẻ ( tiết 2 ) ( Dạy lồng ghép KNS ) I. Mục đích yêu cầu : Học xong bài này, HS biết: - Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ. - Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ. * GDKNS : Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già , trẻ em ; kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài XH. II. Tài liệu và phương tiện : - Truyện kể :Truyền thống kính già, yêu trẻ của dân tộc ta. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Xử lý tình huống *Mục tiêu : Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ * Cách tiến hành : - Giáo viên chia HS thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lý, đóng vai một tình huống trong bài tập 2. - Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai. - Ba nhóm đại diện lên thể hiện. - Các nhóm khác thảo luận, nhận xét. - Giáo viên kết luận các tình huống đúng. Thông qua đó GV giáo dục cho HS kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già , trẻ em. Hoạt động 2: Làm bài tập 3- 4, SGK. * Mục tiêu : Học sinh biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ * Cách tiến hành - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS làm bài tập 3 - 4. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Giáo viên kết luận: - Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hằng năm. - Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6. - Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi. - Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng. Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “ Kính già, yêu trẻ ” của địa phương, của dân tộc ta. * Mục tiêu : Tìm hiểu về truyền thống “ Kính già,yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta * Cách tiến hành: - GVgiao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. - Từng nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Giáo viên kết luận về các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc Việt Nam. Thông qua đó GV giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài XH. Hoạt động nối tiếp: Dặn học sinh thực hiện tốt nội dung bài học và chuẩn bị cho bài sau. Thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2011 Tập đọc Tiết 24 : Trồng rừng ngập mặn ( Dạy lồng ghép BVMT ) I. Mục đích yêu cầu : - Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học. - Hiểu nội dung của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn ; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * GDHS có ý thức bảo vệ môi trường: trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường, nơi mình sinh sống. II. đồ dùng dạy học : - ảnh rừng ngập mặn trong SGK. iii.các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - Học sinh đọc các đoạn của bài Người gác rừng tí hon và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung mỗi đoạn. - Học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài . 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc - Một học sinh đọc bài văn. - Học sinh quan sát ảnh minh hoạ trong SGK. Giáo viên giới thiệu thêm tranh, ảnh về rừng ngập mặn. - Từng tốp 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt ). Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa các từ ngữ khó được chú giải trong bài. - Học sinh đặt câu với từ phục hồi để hiểu hơn nghĩa của từ. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Một học sinh đọc lại cả bài. - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn. b) Tìm hiểu bài : - Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài văn. - Trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK và tìm hiểu ý nghĩa của bài văn. - Học sinh phát biểu ý kiến. - Học sinh giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt nội dung bài: Bài văn nói lên nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. * Thông qua nội dung bài học, GDHS có ý thức bảo vệ môi trường:trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường, nơi mình sinh sống. c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm : - Ba học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn. - Học sinh nêu giọng đọc đúng. - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 3 – Giáo viên đọc mẫu - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp bình chọn người đọc tốt nhất. C. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại ý nghĩa của bài. - Giáo viên nhận xét tiết học và dặn học sinh chuẩn bị bài : Chuỗi ngọc lam. .. Luyện từ và câu Tiết 23 : Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường ( Dạy lồng ghép BVMT ) I .Mục đích yêu cầu : - Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1 ; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2. - Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường BT3. *Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường : ở trường, lớp ; nơi mình sinh sống. II.đồ dùng dạy học : - Vở BT, bảng nhóm iii.các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - Học sinh làm lại BT4 tiết LTVC trước. - Học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : Bài tập 1: - Một học sinh đọc nội dung BT1 (đọc cả chú thích). - Học sinh đọc thầm đoạn văn, trao đổi cùng bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi. Chú ý số liệu thống kê và nhận xét về các loài động vật, thực vật. - Học sinh phát biểu ý kiến. - Giáo viên nhận xét và chốt nghĩa của cụm từ “khu bảo tồn đa dạng sinh học”. Bài tập 2: - Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập - Học sinh làm việc nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Học sinh, giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng - Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh về các hành động bảo vệ môi trường và phá hoại môi trường. Nhắc học sinh thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, không phá hoại môi trường. Bài tập 3 : - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài. - Học sinh nói tên đề tài mình chọn viết. - Học sinh viết bài. Giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu kém. - Học sinh đọc bài viết. Cả lớp và giáo viên nhận xét. Giáo viên khen ngợi, chấm điểm cao cho những bài viết hay. C. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. Yêu cầu những học sinh viết chưa đạt đoạn văn ở BT3 về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn. . Toán Tiết 63: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên I. Mục Tiêu : - Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Biết vận dụng trong thực hành tính. II. Đồ dùng dạy học: -VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1: Củng cố tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân. - Học sinh lên bảng làm bài tập 2- SGK. - Học sinh, giáo viên nhận xét Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. a, Giáo viên nêu ví dụ 1 và hướng dẫn học sinh nêu phép chia 8,4 : 4 - Học sinh tự tìm cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên ( bằng cách chuyển về phép chia hai số tự nhiên- như SGK). - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính (vừa viết vừa nói như SGK) - Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét về cách thực hiện phép chia 8,4 : 4 b, Giáo viên nêu ví dụ 2 rồi cho học sinh tự đặt tính, tính, nhận xét tương tự ví dụ1. c, Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách thực hiện phép chia một số thập phân cho số tự nhiên (như SGK). - Cho một vài học sinh nhắc lại. Hoạt động3 : Luyện tập, thực hành * GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1( 2 cột đầu) và bài 2 trong VBT. * GV hướng dẫn HS yếu, còn lúng túng để các em tự hoàn thành bài tập. * Chữa bài : Bài 1: - Học sinh tự làm rồi chữa bài ( GV gọi 2 HS chữa bài) - Học sinh, giáo viên nhận xét - Giáo viên củng cố cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Bài 2: - Học sinh tự làm. - GV gọi 2HS làm bài trên bảng lớp . - Học sinh, giáo viên nhận xét, chữa bài. - Giáo viên củng cố cách tìm thừa số chưa biết. Hoạt động tiếp nối : - Học sinh nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị cho tiết học sau. Thứ 6 ngày 25 tháng 11 năm 2011 Tập làm văn Tiết 24 : Luyện tập tả người ( Tả ngoại hình) I. Mục đích yêu cầu : - Học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có. II . đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết yêu cầu bài tập 1 và gợi ý 4 - Dàn ý bài văn tả một người thường gặp ( học sinh ) iii. các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - Học sinh trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp (đã sửa); Giáo viên chấm điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - 4 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK. - 1-2 học sinh giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn. - Giáo viên mở bảng phụ, 1 học sinh đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn và yêu cầu viết đoạn văn: + Đoạn văn cần có câu mở đoạn. + Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình cuả người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó. + Cách sắp xếp các câu trong đoạn hơp lí. - Giáo viên lưu ý học sinh cách viết - Học sinh xem lại phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý, kết quả quan sát; viết đoạn văn; tự kiểm tra đoạn văn đã viết (theo gợi ý 4). - Học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá cao những đoạn viết có ý riêng, ý mới. Giáo viên chấm điểm những đoạn viết hay. C. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn những học sinh viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập làm biên bản cuộc .. Toán Tiết 65: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ... I. Mục tiêu: - Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... và vận dụng để giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học : - VBT, SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 1: Củng cố cách chia số thập phân cho số tự nhiên. - Gọi học sinh chữa bài tập 1- SGK. - Học sinh, giáo viên nhận xét chữa bài Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ... - Giáo viên nêu phép chia ở ví dụ 1. - Học sinh đặt tính và thực hiện phép chia vào vở nháp, một học sinh lên bảng làm. - Giáo viên cho học sinh nhận xét : thương của phép chia và số bị chia có điểm nào giống nhau, khác nhau. - Học sinh rút ra kết luận như nhận xét trong SGK - Học sinh nêu cách chia nhẩm một số thập phân cho 10. - Giáo viên nêu phép chia ở ví dụ 2, hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự như ví dụ 1, để từ đó nêu cách chia nhẩm một số thập phân cho 100. - Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự nêu quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000 ... - Một vài học sinh nhắc lại quy tắc trong SGK - Giáo viên nêu ý nghĩa của quy tắc: tìm kết quả phép tính bằng cách dịch chuyển dấu phẩy thích hợp. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành * GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập 1(a, b) – VBT; 1, 3- SGK. * GV hướng dẫn HS yếu, còn lúng túng để các em tự hoàn thành bài tập. * Chữa bài : Bài 1: (SGK) - Học sinh tự làm rồi nêu miệng kết quả - Học sinh, giáo viên nhận xét - Giáo viên củng cố quy tắc : Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 Bài 1: (VBT) - Học sinh tự làm rồi chữa bài - Học sinh nêu yêu cầu của bài tập - Học sinh, giáo viên nhận xét - Giáo viên củng cố quy tắc : Chia một số thập phân cho 10, 100, ; quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01 Bài 3: (SGK) - Học sinh đọc đề toán. Phân tích đề bài - Học sinh tự giải, một học sinh lên bảng làm - Học sinh, giáo viên nhận xét chữa bài Hoạt động tiếp nối: - Học sinh nhắc lại quy tắc : Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000; - Dặn học sinh về ôn bài và chuẩn bị bài sau. .. Sinh hoạt lớp I. Mục đích yêu cầu : - Học sinh thấy được những ưu, khuyết điểm của mình, của lớp trong tuần 13. Từ đó giúp các em có hướng khắc phục những tồn tại, phát huy những ưu điểm. - Nắm được kế hoạch và các công việc cần làm trong tuần 14. - Rèn cho các em tính mạnh dạn, có tinh thần phê bình và tự phê bình. Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh. II. Cách tiến hành : - Giáo viên giao cho lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt: + Các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động trong tuần 13 của tổ. + Lớp trưởng tổng hợp ý kiến, nêu nhận xét chung về ưu khuyết điểm trong tuần của lớp. Nêu biện pháp khắc phục, sửa chữa những tồn tại trong tuần. + Bình xét xếp loại thi đua tổ, cá nhân và đề nghị tuyên dương, phê bình trong tuần 12. + Lớp trưởng phổ biến kế hoạch hoạt động của tuần 14. - Giáo viên theo dõi bổ sung ; tuyên dương những HS có nhiều điểm 9 ; 10, tổ có nhiều ưu điểm trong tuần. Và tiếp tục phát động phong trào thi đua học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm 10 kính tặng thầy cô. III. củng cố - dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Tài liệu đính kèm: