Tập đọc
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Đọc đúng lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng thể hiện sự khâm phục, trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm xoá đói giảm nghèo của ông Phàn Phù Lìn.
- Hiểu được ND bài: Ca ngợi ông Phàm Phù Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm giàu cho mình làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
Tuần 17 Buổi sáng: Tiết 1 Thứ 2 ngày 24 tháng 12 năm 2007 Tập đọc Ngu công xã trịnh tường I- Mục tiêu bài học: - Đọc đúng lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng thể hiện sự khâm phục, trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm xoá đói giảm nghèo của ông Phàn Phù Lìn. - Hiểu được ND bài: Ca ngợi ông Phàm Phù Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm giàu cho mình làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài thơ Thầy cúng đi bệnh viện. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu * hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - Một HS đọc bài. - GV chia bài làm 3 đoạn để yêu cầu HS luyện đọc. - HS nối tiếp đọc từng đoạn. GV kết hợp giúp HS luyện đọc đúng và giải nghĩa một số từ khó. - HS luyện đọc theo cặp. - Một hai HS đọc lại bài. GV đọc mẫu. b . Tìm hiểu bài Hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi sau. - Ông Lìn đã làm như thế nào để đưa nước về thôn? - Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống của nhân dân thôn Pìn Ngan đã thay đổi như thế nào? - Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước? - Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? HS trả lời, GV chốt lại các ý chính. C . Hướng dẫn đọc diễn cảm GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và đọc diễn cảm theo quy trình. Hướng đẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1. Lưu ý HS : Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 3 Chính tả người mẹ của 51 đứa con I- Mục tiêu bài học: - Nghe-viết đúng chính tả bài Người mẹ của 51 đứa con. - Làm đúng yêu cầu các bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau. II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 III- Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu 2. Hướng dẫn HS viết - GV đọc bài chính tả.khổ thơ đầu của bài thơ : Về ngôi nhà đang xây. ? Yêu cầu HS nêu nội dung của bài - HS đọc thầm lại bài chính tả xem lại các từ dễ viết sai chính tả(51, 35 năm, bươn chải). - GV đọc bài cho HS viết chính tả. - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. GV chấm chữa bài . . . 3 . Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - HS làm bài tập 1a theo từng nhóm. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, chữa bài. - HS làm bài 2b. HS làm bài cá nhân, chữa bài. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 4 Toán luyện tập chung I- Mục tiêu bài học: Giúp HS : Củng cố về cách giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân. II- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập tiết trước của HS. 2. Dạy bài mới: * Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: - GV viết 2 bài toán lên bảng và gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính. - GV theo dõi HS làm các bài tập còn lại - Nhận xét, chữa bài Bài 2: Cho 1 HS đọc đề bài. - Một HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức. - 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở. Bài 3: 1 HS đọc bài toán, GV tóm tắt bài toán lên bảng. Một HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở. Giải Tỉ số phần trăm số thóc gia đình bác Hoà thu hoạch được năm 2000 và năm 1995 là: 8,5: 8 = 106,25% So với năm 1995, năm 2000 số thóc của gia đình bác Hoà tăng thêm số phần trăm: 106, 25 – 100 = 6,25% So với năm 2000 thì năm 2005 số thóc gia đình bác Hoà thu hoạch tăng thêm là: 8,5 : 100 x 6,25 = 0,53125(tấn) Số thóc năm 2005 gia đình bác Hoà thu hoạch được: 8,5 + 0,53125 = 9,03125(tấn) Đáp số: a. 6,25% b. 9,03125 tấn Bài 4: HS tự làm. * Chấm chữa bài Iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Buổi chiều: Tiết 1 Luyện Tiếng Việt Bài thi chữ viết tháng 12 ( Do khối trưởng ra đề, biều chấm ) ___________________________ Tiết 2 Khoa học ôn tập học kì i I- Mục tiêu bài học: Giúp HS : - Củng cố các kiến thức về đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. II- Phương Tiện dạy học: Vở bài tập III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Làm việc với phiếu học tập Bước 1: Học cá nhân Từng HS làm các bài tập tr68 SGK và ghi kết quả học tập vào vở bài tập. Câu 1: Trong các bệnh : sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A , AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu? Câu 2: Đọc yêu cầu của bài tập ở mục quan sát tr68 SGK và hoàn thành bảng sau: Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình Phòng tránh được bệnh Giải thích Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Bước 2: Học theo lớp Một số HS nêu miệng cách làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung- GV chốt ý. HĐ2: Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đoán ô chữ. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn Luật chơi : Quản trò đọc câu thứ nhất Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là gì ? Người chơi trả lời đáp án(sự thụ tinh). Bước 2 : HS chơi theo từng nhóm. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 4 Luyện thể dục luyện tập tuần 16 I- Mục tiêu bài học: - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương hoàn thiện toàn bài. - Chơi trò chơi "Nhảy lướt sóng" Yêu cầu chơi chủ động, nhiệt tình . II- Phương Tiện dạy học: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: 1 còi , kẻ sân chơi trò chơi. III- Các hoạt động dạy học: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông. a. Ôn bài thể dục phát triển chung - HS ôn từng động tác 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. - HS ôn lại cả bài thể dục 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp, ôn theo từng tổ, do tổ trưởng điều khiển. b. Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng” - GV điều khiển trò chơi. - Cho HS chơi chính thức. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Thứ 3 ngày 25 tháng 12 năm 2007 Buổi sáng: Tiết 1 Toán luyện tập chung I- Mục tiêu bài học: Giúp HS: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân. Ôn tập chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. II- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài tập tiết trước. - Yêu cầu HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Hướng dẫn HS làm theo 2 cách: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số. Bài 2: HS tự làm theo các quy tắc tính đã học. Bài 3: Hướng dẫn HS làm theo các bước: Tính số gạo bán được trong buổi sáng(45% của 500). Tính số gạo bán được trong buổi chiều(80% số gạo còn lại). Tính số gạo bán được cả hai lần(lấy số gạo bán được trong buổi sáng cộng với số gạo bán được trong buổi chiều). * HS làm bài - GV hướng dẫn thêm cho HS yếu. * Chấm, chữa một số bài Iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 2 Luyện từ và câu ôn tập về từ và cấu tạo từ I- Mục tiêu bài học: - Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm ) - Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ đồng âm.Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho.Bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản. II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ, vở bài tập. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập - Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1. + HS làm việc theo nhóm sau đó báo cáo kết quả. Lời giải: Từ đơn từ ghép từ láy Từ trong khổ thơ hai, bước, đi, trên, cát,ánh,biển, xanh cha con, mặt trời, chắc nịch rực rỡ, lênh khênh Từ tìm thêm nhà, cây, hoa, lá, dừa, ổi, mèo, thỏ trái đất, hoa lá, sầu riêng, sư tử nhỏ nhắn, lao xao,thong thả, - Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. HS trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài tập này Lời giải: a. đánh trong các từ ngữ đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là một từ nhiều nghĩa. b. trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa với nhau. c. đậu trong các từ thi đậu, chim đậu trên cành, xôi đậu là những từ đồng âm với nhau. - Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài. Thảo luận nhóm vì đây là bài tập khó. - Bài tập 4: Dạy theo quy trình đã hướng dẫn. Lời giải: Có mới nới cũ./ Xấu gỗ, tốt nước sơn./ Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 4 Lịch sử ôn tập học kì I I- Mục tiêu bài học: Giúp HS hệ thống lại một số kiến thức đã học: - Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ ( 1858- 1945 ) - Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp. ( 1945- 1954 ). II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học: HĐ1:Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ ( 1858- 1945 ) - GV nêu nhiệm vụ học tập. + Thực dân pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào ngày tháng năm nào? + Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào? ý nghĩa của việc thành lập Đảng? + Ngày 2- 9 - 1945 đã diễn ra sự kiện gì đáng ghi nhớ? HĐ2: Ôn tập : Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ: Nhóm 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên ba loại “giặc” mà nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945. Nhóm 2: Tìm hiểu về lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì?Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã học ở lớp 4). Nhóm 3: Hãy thống kê lại một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cả lớp theo dõi góp ý bổ sung. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Buổi chiều: Tiết 1 Thể dục trò chơi “ chạy tiếp sức vòng tròn”. I- Mục tiêu bài học: - Ôn đi đều , vòng phải vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện ở mức tương đối chính xác. - Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức vòng tròn". Yêu cầu HS biết cách chơi , bước đầu tham gia chơi đúng quy định. II- Phương Tiện dạy học: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - P ... làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì? + Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận biết câu khiến bằng dấu hiệu gì? + Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận biết câu cảm bằng dấu hiệu gì? - Bài tập 2: HS trao đổi nhóm, làm bài tập: Lời giải : Ai làm gì? - Cách đây không lâu (tr),/ lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót- tinh- ghêm ở nước Anh (C) /đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoạc viết tiếng Anh không chuẩn (V) - Ông chủ tịch Hội đồng thành phố (C)// tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả(V). Ai thế nào? - Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi( tr),/ công chức ( C) / / sẽ bị phạt 1 bảng (V ). - Số công chức trong thành phố( C )// khá đông ( V ). Ai là gì? Đây (C)// là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh (V). IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Buổi chiều: Tiết 2 Luyện Tiếng Việt Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ I- Mục tiêu bài học: HS nhận biết về quan hệ từ, nêu tác dụng của chúng. II- Các hoạt động dạy học: 1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập. 2. HD luyện tập. HĐ1: Củng cố kiến thức Cho HS nhắc lại về khái niệm quan hệ từ HĐ2: Luyện tập BT1: Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng: Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đo học. Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. BT2: Tìm các cặp quan hệ từ trong các câu sau: a) Cậu không chỉ cho mình những hạt kê ngon lành này mà cậu còn cho mình một bài học quý về tình bạn. b) Mặc dù khuôn mặt của bà tôi đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt ấy hình như vẫn còn tươi trẻ. HS làm bài - Gv theo dõi - chấm, chữa bài. Iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. Tiết 3 Hướng dẫn tự học Lịch sử: ôn tập I- Mục tiêu bài học: Giúp HS hệ thống lại một số kiến thức đã học: - Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ ( 1858- 1945 ) - Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp. ( 1945- 1954 ). II- Các hoạt động dạy học: 1. Gv nêu Y/c nội dung tiết ôn tập. 2. HD ôn tập. GV nêu câu hỏi - HS trả lời: ? Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ? ? Nêu một số địa danh tiêu biểu cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 ? ? Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp ? ? Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích gì ? ? Em hãy kể về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu trong chiến dịch biên giới thu - đông 1950 ? HS trả lời - Gv kết luận. Iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 4 Hoạt động ngoài giờ lên lớp Đọc " Ký ức chiến tranh " của Vương Khả Sơn I- Mục tiêu bài học: Mong muốn các em hiểu rõ hơn về truyền thống hào hùng, vẻ vang của quân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc II- Các hoạt động dạy học: 1. Gv nêu Y/c nội dung tiết học. 2. Nêu xuất xứ cuốn sách: Cuốn sách gồm có 245 trang và có 4 phần: - Phần I : Nhập ngũ - Phần II: Về trung đoàn - Phần III: Xẻ dọc Trường Sơn.... - Phần IV : Vào trận. 3. Cử HS đọc: Phần I và phần II IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007 Buổi sáng: Tiết 1 Tập làm văn trả bài văn tả người I- Mục tiêu bài học: - Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. - Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình, tự viết lại một đoạn( hoặc cả bài) cho hay hơn. II- Phương Tiện dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. HĐ2:GV nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp: Nhìn chung các em xác định đúng yêu cầu của đề bài. Bài viết đúng trọng tâm,lời văn trong sáng, bố cục rõ ràng đầy đủ. Nhiều em biết dùng hình ảnh để so sánh làm bài viết rất sinh động. Qua bài viết thể hiện sự quan sát của các em hết sức tinh tế, cũng qua bài viết chứng tỏ các em đã biết lựa chọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật mình tả. Tuy nhiên một số em chưa biết kết hợp tả hình dáng với hoạt động, tả người kết hợp với nêu tình cảm của mình với người đó nên bài viết còn mang tính liệt kê, khô khan chưa hấp dẫn người đọc: Đông, Sơn, Trâm, Quốc Cường, Như Linh Một số bài viết tốt như: Quỳnh Liên, Khánh Huyền, Hoàng HĐ3:Hướng dẫn HS chữa bài: - GV trả bài cho từng HS. - Hướng dẫn chữa lỗi chung: - Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài. - Đọc những bài văn hay : bài của Quỳnh Liên, Giang - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa hay viết lại cho hay hơn. Iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. Tiết 2 Toán hình tam giác I- Mục tiêu bài học: Giúp HS : - Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc. - Phân biệt ba dạng hình tam giác ( phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao ( tương ứng) của hình tam giác . II- Phương Tiện dạy học: HĐ1: Giới thiệu hình tam giác: +Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác: - HS chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của mỗi hình tam giác. - HS viết tên ba cạnh, ba góc của mỗi hình tam giác. + Giới thiệu ba dạng hình tam giác: - Tam giác có ba góc nhọn. - Tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. - Tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. + Giới thiệu đáy và đường cao ( tương ứng) của hình tam giác: HĐ2: Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài tập - Bài 1: HS nhận dạng các hình tam giác. - Bài 2: HS vẽ đường cao của mỗi tam giác ứng với đáy cho trước. - Bài 3: Vẽ một đoạn thẳng để tạo thành hai hình tam giác. HĐ3: Chấm và chữa bài Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 2, 3 bằng cách gọi hai HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó. Iii- Củng cố - Tổng kết:. - GV nhận xét tiết học. Tiết 3 Khoa học ôn tập học kì ( tiếp ) I- Mục tiêu bài học: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: - Đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. II- Phương Tiện dạy học: Một số thăm ghi sẵn các câu hỏi về các nội dung cần ôn tập. III- Các hoạt động dạy học: HĐ1:Giới thiệu và nêu yêu cầu giờ học: HĐ2: Tổ chức cho HS bốc thăm và trả lời câu hỏi. Mỗi HS có quyền tham gia bốc một thăm rồi trả lời câu hỏi , nếu trả lời đúng có quyền chỉ định một bạn khác lên bốc thăm khác và trả lời câu hỏi Ví dụ : 1.Hãy nêu tên những bệnh lây truyền qua đường máu? 2 .Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét? 3. Bệnh AIDS có thể lây qua những đường nào? HĐ3: Trò chơi Đoán chữ Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “ con người và sức khoẻ ” GV nêu luật chơi và cách chơi, hướng dẫn HS chơi thử sau đó cho HS tiến hành chơi. IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 4 Sinh hoạt lớp tuần 17 I. Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 17: - Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút theo qui định của Đội. - Tích cực phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ nhiều bạn đạt điểm tốt như Quỳnh Liên, Hà Phương, Duyên, Giang - Nhiều em tiến bộ về chữ viết như: Nhật, Văn Vũ, Quốc Cường. - Một số em cần rèn luyện thêm về chữ viết và cách trình bày bài: Đông, Sơn, Đình Cường, Chính. - Tích cực hướng dẫn HS ôn tập chuẩn bị thi cuối kì I . Kiểm tra bài cũ thường xuyên để HS chăm học bài . - Cho HS làm quen với phương pháp dạy học hiện đại. II. Kế hoạch tuần 18 - Tiếp tục thi đua ôn tập tốt chuẩn bị cho thi cuối học kì I. - Xdựng tốt nề nếp tự quản trong học tập cũng như trong sinh hoạt. - Hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Học bài và làm bài đầy đủ, có ý thức viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ ___________________________ Buổi chiều: Tiết 1 Luyện toán Luyện máy tính bỏ túi I- Mục tiêu bài học: Giúp HS thành thạo sử dụng máy tính bỏ túi với các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, toán tính %. II- Phương Tiện dạy học: Máy tính bỏ túi III- Các hoạt động dạy học: 1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập. 2. HD luyện tập. HĐ1: Củng cố kiến thức HĐ2: Luyện tập HD HS làm bài BT1: Hãy sử dụng máy tính bỏ túi để tính: a) Tỷ số % của 45 và 50; b) Tính 42% của 125. c) Tìm một số biết 12% của nó bằng 18. BT2: Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra kết quả bằng máy tính bỏ túi: a) 456,37 + 109,48; b) 592,48 - 276,59; c) 65,4 x 2,8 d) 12,5 : 2,5 HS làm bài - Gv HD IV- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 2 Đạo đức hợp tác với những người xung quanh (tiết2 ) I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết: - Cách thức hợp tác với quanh những người xung và ý nghĩa của hợp tác. - Hợp tác với quanh những người xung trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày. - Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh . II- Các hoạt động dạy học: HĐ1. Làm bài tập 3 SGK - GV yêu cầu từng cặp thảo luận làm bài tập 3 - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận: Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng. Việc làm của bạn Long trong tình huống (b) là chưa đúng. HĐ2. Xử lí tình huống (Làm bài tập 4, SGK) * Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. * Cách tiến hành: - Bước 1: Giao nhiệm vụ cho nhóm HS. - Bước 2: HS làm việc theo nhóm. - Bước 3: HS trình bày ý kiến của nhóm mình. - Bước 4: GV kết luận: a.Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. b.Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. HĐ3. Làm bài tập 5, SGK) - HS làm bài tập và trao đổi với bạn. - Một số HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc; các bạn khác có thể góp ý cho bạn. - GV nhận xét về những dự kiến của HS . Iii- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tiết 3 Hướng dẫn thực hành Tiếng Việt: Bài kiểm tra tháng 12 ( Do khối trưởng ra đề, biểu chấm ) --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: