Giáo án các môn khối 5 - Tuần dạy 30

Giáo án các môn khối 5 - Tuần dạy 30

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

I.Mục tiêu :

 - Củng cố cho HS nám chắc những kiến thức về dấu câu.

 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.

 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

1.Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2.Dạy bài mới :

Bài tập : Đánh các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây vào ô trống. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì?

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần dạy 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS nám chắc những kiến thức về dấu câu.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : 
Bài tập : Đánh các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây vào ô trống. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì?
Mít làm thơ
Ơ thành phố Tí Hon, nổi tiếng nhất là Mít  Người ta gọi cậu như vậy vì cậu chẳng biết gì
Tuy thế, dạo này Mít lại ham học hỏi  Một lần cậu đến họa sĩ Hoa Giấy để học làm thơ  Hoa Giấy hỏi :
- Cậu có biết thế nào là vần thơ không 
- Vần thơ là cái gì 
- Hai từ có vần cuối giống nhau thì gọi là vần  Ví dụ : vịt – thịt ; cáo – gáo  Bây giờ cậu hãy tìm một từ vần với bé 
- Phé  Mít đáp
- Phé là gì  Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ
- Mình hiểu rồi  Thật kì diệu  Mít kêu lên 
Về đén nhà, Mít bắt tay ngay vào việc  Cậu đi đi lại lại, vò đầu bứt tai  Đến tối thì bài thơ hoàn thành 
Bài làm
 - Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể.
- Dấu chấm hỏi dùng dể kết thúc câu hỏi.
- Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm.
3.Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011( Dạy học sinh đại trà)
 Tập làm văn 
 tập viết đoạn đối thoại 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới: 
Bài tập 1 : GV nêu yêu cầu bài tập. Gia đình em treo đổi với nhau về viẹc anh (chị) của em sẽ học thêm môn thể thao nào. Em hãy ghi lại cuộc trao đổi đó bằng một đoạn văn đối thoại.
Bài làm
Buổi tối chủ nhật vừa qua, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần bên nhau. Anh Hùng hỏi ý kiến bố mẹ cho anh đi học thêm thể thao. Bố nói :
Bố : Thể thao là môn học rất có ích đó. Con nên chọn môn nào phù hộ với sức khỏe của con.
Anh Hùng : Con muốn hỏi ý kiến bố mẹ?
Bố : Đấy là bố nói thế, chứ bố có bảo là không cho con đi học đâu.
Anh Hùng : Con muốn học thêm môn cầu lông , bô mẹ thấy có được không ạ?
Bố : Đánh cầu lông được đấy con ạ!
Mẹ : Mẹ cũng thấy đánh cầu lông rất tốt đấy con ạ.
Anh Hùng : Thế là cả bố và mẹ cùng đồng ý cho con đi học rồi đấy nhé! Con cảm ơn bố mẹ!
Bài tập 2 : Viết một đoạn văn đối thoại do em tự chọn.
Ví dụ :	Cá sấu sợ cá mập
Một khu du lịch ven biển mới mở khá đông khách. Khách sạn nào cũng hết sạch cả phòng. Bỗng xuất hiện một tin đồn làm cho mọi người sợ hết hồn : hình như ở bãi tắm có cá sấu.
Một số khách đem ngay chuyện này ra hỏi chủ khách sạn :
- Ông chủ ơi! Chúng tiôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không ông?
Chủ khách sạn quả quyết :
- Không! Ơ đây làm gì có cá sấu!
- Vì sao vậy?
- Vì những vùng biển sâu như thế này nhiều các mập lắm. Mà cá sấu thì rất sợ các mập.
Các vị khách nghe xong, khiếp đảm, mặt cắt không còn giọt máu.
3.Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét giờ học, 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho giờ sau.
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : nam và nữ
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Nam và nữ.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : 
a/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới.
b/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới.
Bài làm
a/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới.
- Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, anh hùng, kiên cường, mạnh mẽ, gan góc 
b/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới.
- Dịu dàng, thùy mị, nết na, hiền hậu, hiền lành, nhân hậu, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Bài tập 2 : 
a/ Chọn ba từ ngữ ở câu a bài tập 1 và đặt câu với từ đó.
b/ Chọn ba từ ngữ ở câu b bài tập 1 và đặt câu với từ đó.
Bài làm
a/ Ba từ ngữ ở câu a bài tập 1 là : dũng cảm; anh hùng, năng nổ.
- Bộ đội chiến đấu rất dũng cảm.
- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Phan Đình Giót đã được phong tặng danh hiệu anh hùng.
- Các bạn nam lớp em rất năng nổ trong lao động.
b/ Ba từ ngữ ở câu b bài tập 1 là : dịu dàng, hiền hậu, đảm đang.
- Cô giáo em lúc nào cũng dịu dàng.
- Bà nội em trông rất hiền hậu.
- Mẹ em là người phụ nữ rất đảm đang.
3. Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét giờ học.
Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài học hôm sau.
 Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011( Dạy học sinh đại trà)
Tập làm văn 
 ôn tập về tả con vật 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả con vật.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới:
Bài tập 1 : 
Viết một đoạn văn tả hình dáng một con vật mà em yêu thích.
Bài làm
Con mèo nhà em rất đẹp. Lông màu trắng, đen, vàng đan xen lẫn nhau trông rất dễ thương. Ơ cổ có một mảng lông trắng muốt, bóng mượt. Đầu chú to, tròn. Đôi tai luôn vểnh len nghe ngóng. Hai mắt to và tròn như hai hòn bi ve. Bộ ria dài và vểnh lên hai bên mép. Bốn chân của nó ngắn, mập. Cái đuôi rất dài trông thướt tha, duyên dáng.
Bài tập 2 : 
Viết một đoạn văn tả hoạt động một con vật mà em yêu thích.
Bài làm
Chú mèo rất nhanh. Nó bắt chuột, thạch sùng và bắt cả gián nữa. Phát hiện ra con mồi, nó ngồi im không nhúc nhích. Rồi vèo một cái, nó nhảy ra, chộp gọn con mồi. Trong nắng sớm, mèo chạy giỡn hết góc này đến góc khác. Cái đuôi nó ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con nằm dài sưởi nắng dưới gốc cau.
3.Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét giờ học.
Dặn học sinh về nhà ôn tập, chuẩn bị bài cho giờ sau.
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS nắm chắc những kiến thức về dấu phẩy.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : 
Bài tập 1 : Đặt câu.
a/ Có dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
a/ Có dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ..
a/ Có dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
Bài làm
a/ Cô giáo em giỏi việc nước, đảm việc nhà.
b/ Sáng nay, trời trở rét.
c/ Bố em đi là, mẹ em đi chợ, em đi học.
Bài tập 2 : 
- GV viết đoạn văn lên bảng, cho học sinh đọc lại đoạn văn.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Điền đúng các dấu câu vào chỗ trống cho thích hợp.
Đầm sen
Đầm sen ở ven làng ð Lá sen màu xanh mát ð Lá cao ð lá thấp chen nhau ð phủ khắp mặt đầm ð
Hoa sen đua nhau vươn cao ð Khi nở ð cánh hoa đỏ nhạt xòe ra ð phô đài sen và nhị vàng ð Hương sen thơm ngan ngát ð thanh khiết ð Đài sen khi già thì dẹt lại ð xanh thẫm ð
Suốt mùa sen ð sáng sáng lại có những người ngồi trên thuyền nan rẽ lá ð hái hoa ð 
Bài tập 3 : Đoạn văn sau thiếu 6 dáu phẩy, em hãy đánh dấu phẩy vào những chỗ cần thiết.
Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng.
Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau. 
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011( Dạy học sinh đại trà)
 Tập làm văn :
ôn tập về tả cảnh 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cảnh.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới:
Đề bài : Miêu tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.
Em hãy lập dàn bài cho đề bài trên.
Bài làm
* Mở bài : 
+ Giới thiệu chung về cảnh vật:
- Thời gian : lúc sáng sớm.
- Địa điểm : ở làng quê.
- Quang cảnh chung : yên tĩnh, trong lành, tươi mưới.
* Thân bài :
+ Lúc trời vẫn còn tối :
- ánh điện, ánh lửa
- Tiếng chó sủa râm ran, tiếng gà gáy mổ nhau chí chóe, lợn kêu ủn ỉn đòi ăn ; tiếng các ông bố, bà mẹ gọi con dậy học bài khe khẽ như không muốn làm phiền những người còn đang ngủ.
- Hoạt động : nấu cơm sáng, chuẩn bị hàng đi chợ, ôn lại bài.
+ Lúc trời hửng sáng :
- Tất cả mọi người đã dậy.
- ánh mặt trời thay cho ánh điện.
- Âm thanh ồn ào hơn.(tiếng lợn đòi ăn, tiếng gọi nhau í ới, tiếng nhắc việc, tiếng loa phóng thanh, tiếng tưới rau ào ào)
- Hoạt động : ăn cơm sáng, cho gà, côh lợn ăn.
+ Lúc trời sáng hẳn : 
- ánh mặt trời (hồng rực, chiếu những tia nắng đầu tiên xuống xóm làng, đồng ruộng)
- Công việc chuẩn bị cho một ngày mới đã hoàn thành.
- Âm thanh : náo nhiệt.
- Hoạt động : ai vào việc nấy(người lớn thì ra đồng, đi chợ ; trẻ em đến trường, bác trưởng thôn đôn đốc, nhắc nhở,)
Kết bài : Cảm nghĩ của em về quang cảnh chung của làng xóm buổi sớm mai (mọi người vẫn còn vất vả)
- Em sẽ làm gì để làng quê giàu đẹp hơn.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS nắm chắc những kiến thức về dấu phẩy.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : 
Bài tập 1 : 
Viết một đoạn văn, trong đó có ít nhất một dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu, một dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, một dấu câu ngăn cách các vế trong câu ghép.
Bài làm
Trong lớp em, các bạn rất chăm chỉ học tập. Bạn Hà, bạn Hồng và bạn Quyên đều học giỏi toán. Các bạn ấy rất say mê học tập, chỗ nào không hiểu là các bạn hỏi ngay cô giáo. Về nhà các bạn giúp đỡ gia dình, đến lớp các bạn giúp đỡ những bạn học yếu. Chúng em ai cũng quý các bạn.
Bài tập 2 :
 Đặt câu về chủ đề học tập.
a/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
b/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép.
c/ Một c ... vở rồi so sánh kết quả 
- 1 HS lên đọc miệng kết quả của mình, cả lớp theo dõi 
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- 1 vài HS trả lời
- 2 HS lên bảng, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
vở
- 1 HS lên bảng, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
Toán
Tiết số: 148 ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tiếp)
	I. Mục tiêu:
- Biết so sánh các số đo diện tích; so sánh các số đo thể tích.
- Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.
- - Hoàn thành được Bài 1 ; Bài 2; Bài 3 (a)
II. Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài 1 
Chuẩn bị của trò : SGK , vở ghi , vở bài tập,.
III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
I. Kiểm tra bài cũ
II .Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1:
8m2 5dm2 = 8,05m2 8m2 5dm2 <8,5m2
 8m2 5dm2 > 8,005m2
 7m3 5dm3 =7,005m3 ;7m3 5dm3 < 7,5m3
 2,94dm3 >2dm3 94cm3
Bài 2:Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là: 150 ´ = 100(m)
Diện tích thửa ruộng HCN là:
 150 ´ 100 = 15000(m2)
Thửa ruộng đó thu hoạch được số thóc là:
 60 ´ (15000: 100) = 9000(kg)
 9000kg = 9 tấn
Bài 3: a,Thể tích bể nước là: 
 4 ´ 3 ´ 2,5 = 30(m3)
Thể tích của phần bể có chứa nước là: 
 30 ´ 80 : 100 = 24(m3) 
Số lít nước chứa trong bể là:
 24 m3 = 24000dm3 = 24000l
b.Diện tích đáy bể là: 4 ´ 3 = 12 m2
 Chiều cao của mực nước trong bể là:
 24 : 12 = 2 (m)
III- Củng cố, dặn dò
- GV thu vở kiểm tra bài tập của HS
- GV giới thiệu bài 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Bài 1 ; Bài 2; Bài 3 (a), HSKG làm cả3 bài, trao đổi vở kiểm tra và nhận xét bài nhau
 - GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài của mình (khuyến khích HS nêu cách làm)
- GV yêu cầu 1 HS khác nhận xét
- GV kết luận và cho điểm
Củng cố về so sánh các số đo diện tích, các số đo thể tích 
- GV gọi 1-2 HS đọc đề bài và nêu tóm tắt
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV gọi 1 HS làm trên bảng phụ
- GV yêu cầu 1 HS khác nhận xét
- GV chữa bài
- Củng cố về cách giải bài toán về diện tích gắn với toán tỉ lệ 
- Gọi 1 Hs nêu hướng giải 
- Yêu cầu HS tự giải vào vở
- Củng cố về cách tính chiều cao, tính thể tích HHCN
- GV tổng kết tiết học
- Dặn HS về nhà tự ôn để kiểm tra cuối HKII
- Cả lớp thu vở BT
- HS ghi đề bài vào vở
- HS tự làm bài và trao đổi vở rồi so sánh kết quả 
- 2 HS lên đọc miệng kết quả của mình, cả lớp theo dõi 
- HS tự làm bài vào vở
- 1 HS lên làm trên bảng phụ
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- cả lớp theo dõi và tự chữa bài
- HS trao đổi đôi để tìm ra hướng giải 
- 1 HS trình bày hướng giải 
- HS tự làm bài vào vở
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- HS lắng nghe
Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2011
Toán
Tiết số: 149: ôn tập về đo thời gian
I. Mục tiêu:
Biết:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thời gian.
- Xem đồng hồ.
- Hoàn thành được Bài 1; Bài 2 (cột 1); Bài 3
II. Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị của giáo viên: Mặt đồng hồ biểu diễn của HS, Một số mặt đồng hồ biểu diễn cho bài 3
Chuẩn bị của trò : SGK , vở ghi , vở bài tập,.
III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
I .Kiểm tra bài cũ
II. Bài mới: Giới thiệu bài
1.Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian
Bài 1: a) 1 thế kỉ = 100 năm ; 1 năm = 12tháng; 
1 năm không nhuận có 365 ngày ; 1 năm nhuận có .366 ngày; 1 tháng có 30 (hoặc 31) ngày; Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày
b) 1 tuần lễ có7ngày ; 1 ngày = 24giờ
 1giờ = 60phút ; 1 phút = 60giây
2.Củng cố cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân
Bài 2: ) 2 năm 6 tháng = 30 tháng
 3 phút 40 giây = 220giây ; 2 ngày 2 giờ = 26giờ
b) 28 tháng = 2năm 4 tháng;
150 giây =2 phút30giây;144 phút =2giờ 24phút
 54 giờ = 2ngày6 giờ c)45 phút = giờ = 0,75 giờ
30 phút = giờ = 0,5 giờ d) 30 giây= phút = 0,5 phút
- gọi 2 HS lên bảng làm BT tiết trước
- Nhận xét và cho điểm
- GV giới thiệu bài 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở: Bài 1; Bài 2 (cột 1); Bài 3, HSKG làm cả3 bài
 - GV y c HS trả lời nối tiếp các phép đổi trong bài theo dãy
- GV nhận xét và chữa bài
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, trao đổi vở kiểm travà nhận xét bài nhau
 - GV gọi 4 HS lên bảng đọc bài của mình (nêu rõ cách làm)
- GV yêu cầu 1 HS khác nhận xét
- 2 HS lên bảng
- cả lớp theo dõi, nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS nối tiếp nhau trình bày miệng
- Nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian
- HS tự làm bài và trao đổi vở rồi so sánh kết
- 4 hs lên bảng
- 4 HS lên đọc miệng kết quả của mình, cả lớp theo dõi 
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- cả lớp theo dõi
 3’
Bài 3 a. 10 giờ b. 6giờ 5phút ; c.10 giờ kém 17 phút d.1giờ 12 phút
Bài 4: Ô tô còn phải đo tiếp quãng đường là: B. 165km
III- Củng cố, dặn dò
- Tổng kết tiết học
- Dặn HS về nhà tự ôn để kiểm tra cuối HKII
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 4-6 HS với mặt đồng hồ biểu diễn thảo luận theo nhóm
- GV gọi 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV khuyến khích HS đọc giờ theo 2 cách
- cả lớp chia thành các nhóm từ 4-6 HS 
- các nhóm thảo luận
- 2 nhóm cử 1 HS đọc kết quả
- cả lớp theo dõi 
 - HS khá, giỏi đọc theo 2 cách
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi 
Toán 
Tiết số: 150	 Phép cộng
I. Mục tiêu:
- Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
- Hoàn thành được Bài 1; Bài 2 (cột 1); Bài 3; Bài 4
II. Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung phần củng cố kiến thức (SGK)
III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
I .Kiểm tra bài cũ
 II. Bài mới:Giới thiệu bài
1.Củng cố kiến thức về phép cộng và tính chất của phép cộng
Bài 1: Tính: Kết quả là:a.
2.Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng số tự nhiên, phân số, số thập phân
3.Củng cố kĩ năng vận dụng tính chất của phép cộng để tính thuận tiện nhất
 Bài 2: 
a)(689+ 875) +125 = 689+ (875+ 125)
 = 1689
b) = = 1
c)5,87+28,69+4,13=(5,87+4,13)+28,69
 = 10+ 28,69
 = 38,69
 Bài 3: a) 
 x=0
- GV gọi 3 HS lên làm bài tập thêm của tiết trước 
- GV nhận xét, cho điểm 
- GV giới thiệu bài 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở: Bài 1; Bài 2 (cột 1); Bài 3, Bài 4, HSKG làm cả4 bài.
- GV nêu câu hỏi về phép cộng, các thành phần của phép cộng, các tính chất giao hoán, kết hợp ...
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung ôn tập 
- GV gọi 1 HS nhắc lại cách cộng 2 phân số, 2 số thập phân 
- GV yêu cầu HS tự làm bài 
- GV gọi 1 HS lên bảng
- GV gọi 1 HS khác nhận xét bài của bạn
- GV chữa bài và cho điểm
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại tính chất của phép cộng
- GV gọi 1 HS làm trên bảng phụ
- GV chữa bài
- GV nhận xét và cho điểm
- GV khuyến khích HS áp dụng tính chất “cộng với 0”để làm bài.
- 3 HS lên bảng
- Cả lớp theo dõi
- vài HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- cả lớp quan sát bảng phụ
- 1 HS nhắc lại
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng
- 1 HS khác nhận xét , cả lớp theo dõi và bổ sung
- cả lớp nghe và tự chữa
- HS tự làm bài vào vở 
 1 HS lên làm trên bảng phụ 
- cả lớp theo dõi và tự chữa bài
- 1 HS nhắc lại tính chất kết hợp và giao hoán của phép cộng
- HS làm bài vào nháp
- nêu kết quả 
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi 
3’
5.Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng các số
Bài 4: Một giờ cả hai vòi cùng chảy được là:
Đáp số : 50% thể tích bể
III- Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét và cho điểm
- GV tổng kết tiết học
- Dặn HS về nhà tự ôn để kiểm tra cuối HKII
- HS nghe và tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng 
 cả lớp theo dõi và tự chữa bài
- HS lắng nghe
Đạo đức
 Tiết số: 30	 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này , HS biết :
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước tavà ở đia phương.
 - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên 
- Giáo dục BVMT :BV một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. Biết được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. HS có trách nhiệm trong việc tham gia giữ gìn,bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: 
Tranh ảnh , băng hình về tài nguyên thiên nhiên hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
Chuẩn bị của trò : SGK , vở ghi , vở bài tập
III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
8’
10’
8’
4’
3’
I. Kiểm tra bài cũ :
- Kể một số điều về LHQ /
- Kể một vài việc làm của LHQ mang lại lợi ích cho trẻ em .
II. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- Đọc thông tin
- Thảo luận 2 câu hỏi SGK
- Trình bày kết quả
- Kết luận : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống
- Đọc ghi nhớ 
Hoạt động 2 : BT1 ( SGK )
- Trình bày
- Kết luận:
Hoạt động 3 : BT3 ( SGK )
Bày tỏ thái độ
- Trình bày kết quả
- Kết luận : tài nguyên thiên nhiên có hạn , phải sử dụng tiết kiệm
Hoạt động nối tiếp 
Tìm hiểu về 1 tài nguyên thiên nhiên của nước ta
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên 
- GV gọi đọc 
- Nhận xét , cho điểm
- GV nêu mục đích , yêu cầu của bài
- Ghi đầu bài
- GV nêu yêu cầu
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ
- GV chốt : 
- GV nêu yêu cầu
- GV chốt: trừ từ ngữ phần i và k , còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ
GV chốt:
- ý kiến đúng : b , c.
- ý kiến sai : a
- GV hướng dẫn
- GV dặn dò
- 2 HS trả lời
- HS ghi vở
-HS xem tranh , ảnh
- 4 HS đọc nối tiếp
- Thảo luận nhóm 6 . Thư kí ghi ý kiến
- 2 HS đọc
- Làm việc cá nhân
- Nhiều HS phát biểu bổ sung.
- HS ghi nhớ , hiểu
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả triển lãm
- Nhóm khác bổ sung
- HS lắng nghe
- HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 30(2).doc